Nhân đọc bài "SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA" (Trần ngọc Quang) trên RMGTP, tôi lục tìm về những tấm bản đồ xưa của Sài Gòn thì phát hiện một điều khá lý thú.
Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa quả có một tầm nhìn xa đầy tính dân tộc.
Họ đặt tên đường rất hợp lý.!
Trải từ cửa ngõ vào tới trung tâm Thủ Đô là cả một chiều dài 4000 năm
lịch sử dân tộc. Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An
Dương Vương, Triệu Đà...Bà Triệu... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang
Phục...
Tiếp tục là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...
Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng... Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi...
Nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng...
Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có Triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... cùng với các võ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thủ Đô.
Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP. .
Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Tòa Án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể ngược ngạo nhỉ !!).
Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên (chữ Nôm) và Alexandre de Rhodes (chữ Quốc Ngữ ngày nay) hàm ý biết ơn sâu sắc.
Nếu các nhà hoạch định đô thị ngày nay chỉ cần lưu tâm một chút về lịch sử, một chút thôi, thì chắc tên đường của Sài Gòn không bát nháo như bây giờ..!
Nguồn Thuý Trần
Tiếp tục là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...
Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng... Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi...
Nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng...
Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có Triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... cùng với các võ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thủ Đô.
Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP. .
Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Tòa Án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể ngược ngạo nhỉ !!).
Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên (chữ Nôm) và Alexandre de Rhodes (chữ Quốc Ngữ ngày nay) hàm ý biết ơn sâu sắc.
Nếu các nhà hoạch định đô thị ngày nay chỉ cần lưu tâm một chút về lịch sử, một chút thôi, thì chắc tên đường của Sài Gòn không bát nháo như bây giờ..!
Nguồn Thuý Trần
No comments:
Post a Comment