Saturday, April 30, 2016

nhạc chế hay cá và nhà máy gang thép em chọn ai

Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử

Thư Cho Em, Ngày 30 4

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: Steven Nguyễn - Tài năng trẻ trong làng võ tự do MMA

Bảo Vệ Nhân Quyền - Trần Xuân Thời


Liên Hiệp Quốc ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh trật tự thế giới còn đóng vai trò tích cực trong vấn đề bảo vệ nhân quyền qua Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được ban hành ngày 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã bước sang năm thứ 67.
Sau khi thế chiến thứ II chấm dứt, các quốc gia đồng minh đánh bại Đức và Nhật đã họp taị San Francisco Hoa Kỳ ngày 24 tháng 10, 1945 để hình thành một tổ chức quốc tế mệnh danh là Liên Hiệp Quốc – United Nations- nhằm duy trì nền hoà bình thế giới và ngăn ngưà tai hoạ chiến tranh mà đệ nhất và đệ nhị thế chiến đã tàn phá các quốc gia và gây thiệt hại cho hằng chục triệu sinh mạng.
preamble-to-the-united-nations-charter
Bản Hiến Chương LHQ (Charter of The United Nations) do 50 quốc gia ký kết ngaỳ 26 tháng 6 năm 1945, ấn định cơ cấu tổ chức và điều hành. Trụ sở LHQ đặt taị New York, USA, với phí khoản xây cất do nhà tỷ phú John D. Rockefeller, Jr. tặng 8 triệu rưởi ngaỳ 14 tháng 12 năm 1946 và Quốc hội Hoa Kỳ cho vay 65 triệu . Trụ sở LHQ được khánh thành năm 1952. LHQ gồm có 6 cơ quan chính:
1- Đại Hội Đồng (General Assembly): Gồm đaị diện của tất cả các nước hội viên. Cho đến 1996, LHQ có 185 hội viên. Mỗi hội viên có quyền gởi đến LHQ 5 đại biểu chính thức, 5 vị phụ khuyết, và không giới hạn số cố vấn. Tuy nhiên mỗi quốc gia chỉ được một phiếu. Đại Hội Đồng họp thường niên, có nhiệm vụ thảo luận ngân sách của LHQ, ấn định lệ phí các nước hội viên phải đóng góp, thảo luận về mọi vấn đề liên quan đến việc điều hành tổ chức LHQ, kể cả vấn đề can thiệp tìm các biện pháp duy tri`nền hoà bình thế giới khi Hội Đồng An Ninh không làm tròn nhiệm vụ giao phó
2-Hội Đồng An Ninh (HĐAN) (Security Council): Có nhiệm vụ duy trì nền hoà bình thế giới. HĐAN có 5 hội viên thường trực (permanent) là Trung Hoa Quốc Gia, sau đó do Trung Hoa CS thay thế, Pháp, Nga, Anh, và Hoa Kỳ và 10 hội viên thường (non permanent) do Đại hội Đồng bầu với nhiệm kỳ 2 năm.
HĐAN có nhiệm vụ điều tra, thảo luận và quyết định các biện pháp giải quyết các vụ xung đột quốc tế bằng các biện pháp chế taì về kinh tế, hoặc quân sự.
Lần đầu tiên, sau ngày thành lập, LHQ đã can thiệp vào chiến tranh Cao ly (1950-1953). Sau đệ nhị thế chiến, quân CS Nga trú đóng ở Bắc hàn, phía bắc vỉ tuyến thứ 38 và quân Mỹ trú đóng ở Nam Hàn.
Năm 1947, Liên Hiệp Quốc cử một Ủy Ban tìm cách thống nhất Đaị Hàn. Bắc hàn từ chối không tham gia kế hoạch thống nhất Đại hàn. Nhưng cuộc bầu cử vẫn được tổ chức ở Nam Hàn và Cộng Hoà Đaị Hàn (Republic of Korea) được thành lập. Năm 1948 Đaị hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyến bố chỉ có chính phủ Cộng hoà Đaị Hàn mới là chính phủ hợp pháp của Đaị hàn dân quốc. Sự kiện này đã làm khối Cộng Sản quốc tế tiến quân xâm lăng Nam Hàn ng ày 25 tháng 6 năm 1950.
LHQ cho đó là hành động vi phạm nền hoà bình thế giới. Hội Đồng An Ninh LHQ biểu quyết chấp thuận can thiệp, yêu cầu các nước hội viên gởi quân qua trợ giúp Nam Hàn.
Đại biểu Nga trong Hội Đồng An Ninh trước đó đã rút lui để phản đối tư cách đaị biểu thường trực của Trung Hoa Quốc Gia ( Nationalist China ) nên không thể phủ quyết nghị quyết đưa quân qua trợ giúp Nam Hàn.
Ngày 7 tháng 7 năm 1950, LHQ lập bộ tư lệnh hành quân do Hoa Kỳ chỉ huy. Trong số 60 nước hội viên lúc bấy giờ, 16 hội viên gởi quân tác chiến và 41 hội viên cung cấp quân trang, quân dụng.
Hoa Kỳ tham chiến với 90% quân số, trang bị và tiếp liệu. Tháng 10, 1950, Trung Cộng tham chiến, gởi quân qua tăng viện cho Bắc hàn. Quân Liên Hiệp Quốc, sau gần 3 năm chiến đấu, đã đẩy lui quân CS Bắc hàn do Nga và Trung Cộng trợ chiến trở về phía bắc của vỉ tuyến thứ 38. Sau đó đôi bên ký thoã ước ngưng bắn chấm dứt chiến tranh Cao ly ngaỳ 27 tháng 7 năm 1953 … Ngày nay, sau hơn 60 năm, chúng ta vẫn nghe chuyện Nam Hàn và Bắc Hàn thương thuyết về vấn đề thống nhất…
Ngoài ra LHQ đã can thiệp nhiều vụ xung đột quốc tế khác. Gần đây LHQ đã gởi quân đánh đuổi quân xâm lăng Iraq ra khỏi Kuwait (Persian Gulf War) năm 1991, hoặc bảo trợ các thoã ước : Thoã ước hoà bình ở Campuchia năm 1991-1993, thoã ước ngưng bắn giữa Crotian và Serbian tại Crotia, thoã uớc ngưng chiến ở Angola. LHQ gởi quân can thiệp can thiệp vụ Somalia năm 1992-1995 và vụ thanh tra vũ khí taị Iraq, sau đó liên quân Hoa Kỳ tiến chiếm Iraq, đến nay cuộc chiến Trung Đ ông vẫn còn sôi động…
3- Văn phòng Tổng Thư Ký (Secretariat): Văn phòng TTK có nhiệm vụ điều hành công tác hằng ngày của LHQ. Nhân viên Văn Phòng TTK gồm có một vị Tổng Thư Ký và các viên chức quản trị, nhân viên văn phòng và chuyên viên. Tổng Thư Ký do 5 hội viên thường trực của Hội Đồng An Ninh (Security Council) đồng thanh đề cử và do Đại Hội Đồng (General Assembly) bổ nhiệm với đa số tương đối, nhiệm kỳ là 5 năm. Tổng Thư Ký có nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên điều hành Văn Phòng Tổng Thư Ký, mỗi quốc gia được đề cử ít nhất 6 nhân viên nếu hội đủ điều kiện tuyển dụng .
4- Hội Đồng Kinh Tế -Xã hội (Economic and Social Council) : LHQ là cơ quan quốc tế đầu tiên, ngoài nhiệm vụ duy trì an ninh quốc tế, còn có nhiệm vụ thăng tiến đời sống của nhân loại về các lãnh vực như nâng cao mức sống, y tế, văn hoá, giáo dục, bảo vệ nhân quyền …
HĐKTXH gồm một số uỷ ban: 4 ủy ban đặc trách kinh tế các vùng: Phi châu, Á Châu, Viễn Đông, Âu Châu và Mỹ châu Latin, 6 uỷ ban đặc trách về các lãnh vực: Nhân quyền, ma túy, dân số, phát triển xã hội, thống kê, quyền của phụ nữ, và một số cơ quan như Qủy Nhi Đồng Quốc tế (UNICEF) và chương trình phát triển LHQ (UNDP) .
5-Toà Án Quốc Tế (The International Court of Justice): Toà án quốc tế có 15 vị thẩm phán, nhiệm kỳ 9 năm do Đaị Hội Đồng và Hội Đồng An Ninh đề cử. Thường mỗi hội viên thường trực của Hội Đồng An Ninh đuợc đề cử một vị thẩm phán. Chủ Tịch và phó chủ tịch do Toà án đề cử, nhiệm kỳ 3 năm. Trụ sở Toà án đặt taị The Hague, Netherlands. Toà án quốc tế có thẩm quyền xét xử các vụ tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia hội viên và các quốc gia không phải là hội viên của LHQ. Cá nhân không thể kiện lên Toà Án Quốc tế trừ phi được chính phủ bản xứ bảo trợ. Toà Án Quốc tế còn đóng vai trò cố vấn cho Đại Hội Đồng, Hội Đồng An Ninh và các cơ quan khác của LHQ nếu được yêu cầu.
6- Hội Đồng Quản nhiệm (Trusteeship Council) các thuộc địa của các nước Ý, Đức. Nhật chưa được tự trị hay độc lập sau đệ nhị thế chiến. Hội đồng nầy ngưng họat động năm 1994 sau khi các lãnh điạ nêu trên đã được tự trị hoặc đã được sát nhập vào các quốc gia khác.
LHQ còn điều hành 16 cơ quan chuyên môn liên quan đến các lãnh vực sinh họat : Thực phẩm và canh nông ( FAO), Anh ninh hàng không ( ICAO), Phát triển Quốc tế ( IDA), Tài Chánh Quốc Tế ( IFC), Quỷ Quốc tế phát triển canh nông ( IFAD), Lao động quốc tế ( ILO), Hàng Hải Quốc Tế ( IMO) Quỷ Tiền Tệ quốc Tế ( IMF), Truyền Thông Quốc tế ( ITU), Giáo dục, khoa học và văn hoá ( UNESCO), Phát triển kỷ nghệ ( UNIDO), Bưu Điện ( UPU), Ngân hàng Quốc Tế ( World Bank), Y Tế Quốc tế ( WHO) Văn học, Nghệ Thuật ( WIPO), Khí tượng Quốc tế ( WMO) .
Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền
(Universal Declaration of Human Rights)
Sau đệ nhị thế chiến, vấn đề nhân quyền được Liên Hiệp Quốc đặc biệt lưu tâm nhất là vì các hành động dã man của Đức và Ý trước và trong thời gian chiến tranh. Ủy Ban Nhân Quyền (Commission on Human Rights) thuộc Hội Đồng Kinh Tề Xã hội, được LHQ thành lập từ năm 1946. Bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của Tổng Thống Roosevelt đã được tín nhiệm giữ chức vụ Chủ Tịch điều hành Ủy Ban Nhân quyền trong những năm đầu. Đaị Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ( do Ủy Ban Nhân Quyền đệ trình) ngaỳ 10 tháng 12 năm 1948 đến nay đã đến năm thứ 67. (1948-2015)
Kể từ năm 1950, LHQ dùng ngày 10 tháng 12 mỗi năm làm Ngày Nhân Quyền (Human Rights Day). Bản TNQTNQ đã được một số quốc gia ghi vào Hiến Pháp như El Salvador, Haiti, Indonesia, Jordan, Libya, Puerto Rico và Syria. Liên Hiệp Quốc yêu cầu các nước hội viên phổ biến sâu rộng trong dân chúng, niêm yết, diễn giảng tại các cơ quan giáo dục không phân biệt điạ phương hay thể chế chính trị. Bản Tuyên Ngôn gồm phần mở đầu và 30 điều quy định mọi quyền căn bản của con ngươì
Qua lơì mở đầu và 7 điểm căn bản, chúng ta nhận ra được phần nào nội dung của bản Tuyên Ngôn QTNQ.
(1) Sự công nhận quyền hạn đồng đều và bất khả xâm phạm của nhân loại là nền móng cho sự tự do, công lý và nền hoà bình thế giới,
(2) Sự không quan tâm hay khinh miệt nhân quyền sẽ mang lại các hành động dã man, đi ngược laị lương tâm nhân loại, và triễn vọng của thế giới trong đó nhân loại được hưởng tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng, khỏi sợ sệt và thiếu thốn. Các nhu cầu đó được coi như nguyện vọng cao cả nhất của nhân loại,
3) Nếu không muốn để cho quần chúng nỗi dậy chống bạo tàn và áp bức, nhân quyền phải được luật pháp bảo vệ,
(4) Sự thăng tiến tình huynh đệ giữa các chủng tộc là một điều thiết yếu,
(5) Các nước hội viên theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc xác nhận niềm tin tưởng vào các quyền căn bản của con người, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào quyền hạn bình đẳng giữa nam và nữ, cũng như quyết tâm thăng tiến đời sống xã hội trong tự do, no ấm,
(6) Với sự hợp tác của Liên Hiệp Quốc, các nước hội viên đã tự tuyên hưá thực thi sự thăng tiến lòng kính trọng, tôn trọng nhân quyền và những quyền căn bản của con người,
(7) Sự hiểu biết căn bản về nhân quyền và các quyền tự do đóng vai trò rất quan trọng trong vấn đề thực thi lời cam kết.
Bản Tuyên Ngôn QTNQ đã đặt nền móng cho các giao dịch quốc tế, tạo điều kiện cho sự thành hình của nhiều tổ chức nhân quyền và đóng vai trò hướng dẫn cho các quốc gia trong vấn đề bảo vệ nhân quyền. Nói một cách tổng quát, Bản Tuyên Ngôn đề cập đến ba loại nhân quyền căn bản:
(1) Các quyền tự do liên quan đến con người như tự do sinh sống, cấm cưởng bách lao động, nô lệ, đối xử dã man, bất nhân, hay trừng phạt, bắt bớ, giam cầm, lưu đày trái phép, tôn trọng tự do tư tưởng, tự do tín ngưởng…
(2) Các quyền về tự do chính trị, kể cả tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính trực tiếp hay qua các cuộc bầu cử, và cuối cùng.
(3) Các quyền tự do về xã hội, kinh tế, văn hóa, tự do chọn nghề nghiệp, quyền có công ăn việc làm, quyền làm việc trong hoàn cảnh thuận lợi, an toàn, quyền nghỉ ngơi, được học hỏi và quyền được tham gia vào đơì sống văn hoá của cộng đồng
LHQ, qua thời gian, đã ban hành nhiền bản Nghị quyết (resolutions) và Tuyên cáo (Proclamation)
(1)Liên quan đến quyền Dân Tộc Tự Quyết (Self determination) mà Bản Tuyên Ngôn không đề cập đến, đã được ghi vào trong hai bản quy ước (covenant) nhân quyền ban hành trong năm 1966. Các quy ước nầy có hiệu lực pháp lý đối với các nước hội viên tham gia và phê chuẩn. Một bản quy ước liên quan đến các quyền dân sự và chính trị, (civil and political rights) và một bản quy ước liên quan đến các quyền về kinh tế, xã hội (economic, social and cultural rights).
Ngoài ra, hai bản quy ước nầy còn đề cập đến quyền được giáo dục, quyền tham gia sinh họat văn hoá, khoa học; quyền hưởng an sinh xã hội, và ấn định thủ tục áp dụng, kiểm soát. Các nước hội viên ký kết vào quy ước phải phúc trình cho văn phòng Tổng Thư Ký về diễn tiến áp dụng hai quy uớc nầy.
(2) Tuyên Ngôn công nhận quyền độc lập của các nước thuộc điạ và các dân tộc bị trị ban hành năm 1960
(3) Tuyên Ngôn hủy bỏ mọi hình thức kỳ thị chủng tộc ban hành năm 1963; bảo vệ các dân tộc thiểu số đã được 110 quốc gia thưà nhận.
(4) Tuyên Ngôn bảo vệ con ngươì khỏi bị tra tấn, hoặc các biện pháp trừng phạt độc ác, dã man, làm hạ phẩm giá con người (1975). Các quốc gia tham dự Hội Nghị Helsinki về nền An Ninh Âu Châu (Helsinki Conference on European Security, 1975) đã đồng ý hành động phù hợp với Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân Quyền .
Nhân kỷ niệm 20 năm Bản Tuyên Ngôn QTNQ, LHQ đã chỉ định năm 1968 là Năm Quốc tế Nhân Quyền ( International Year of Human Rights) và thập niên 1973-1983 là Thập Niên Chống Kỳ Thị ChủngTộc (Decade Against Racial Discrimination).
LHQ cũng cụ thể hoá các hoạt động nhân quyền khác như ghi vào bộ luật quốc tế và áp dụng các nguyên tắc do Toà Án Nuremberg phán định các tội phạm chiến tranh, các tội ác chống laị nhân loại.
Năm 1968, LHQ tuyên bố không áp dụng luật hạn định thời gian truy tố, (statute of limitations: Luật về Thời tiêu) cho các tội ác chiến tranh và các tội ác chống laị nhân loại … các tội ác chiến tranh thời đệ nhị thế chiến đến nay vẫn còn bị truy tố.
Sau hơn 60 năm tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lãnh vựa bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền quốc tế cho các nước hội viên áp dụng. Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International Commission of Jurists, dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước Cộng Sản như Việt nam, Trung Hoa, Cuba, Bắc hàn……các vi phạm nhân quyền của South Africa ….Cao Ủy Tỵ Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra kh¡p năm châu bốn bể.
Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vaò các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.
Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rải có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Nhân Quyền của pháp (French Declaration on the Rights of Men) hoặc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ .
Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài và đàn áp, lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho ngươì dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận nầy có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị giúp phát triển kinh tế như lý luận của các nước do Cộng Sản hay chế độ độc tài cai trị.
Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, độc tài đảng trị, như trường hợp Việt Nam. Cộng sản Việt Nam, mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, cấm đoán việc phổ biến Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn từ tự do sinh sống như không bị b¡t bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưởng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại … đến tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, hoặc các quyền tự về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát , kềm kẹp…
Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương sa dần v ào vực thẵm, từ mức sống đaị đa số đồng bào khó khăn – nghèo nhất thế giới – chạy ăn từng bửa toát mô hôi – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách đến đơì sống văn hóa suy đồi…
Đối với cộng đồng ngươì Việt tự do, dù không đồng nhất về tư tưởng và hành động, nhưng đó là biểu hiện đặc điểm của xã hội dân chủ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà người Việt hải ngoại phân hoá đến nỗi không tạo được tiếng nói có ảnh hưởng đến chính sách của các quốc gia tự do và kềm hảm chủ trương thừa thắng xông lên của cộng sản.
Nếu không có sự phản đối hữu hiệu thì Hồ Chí Minh đã được vinh danh là vĩ nhân của thế giới…. Nếu không có tiếng nói của người Việt hải ngoại tranh đấu cho quyền lợi người đồng hương thì các chương trình như Orderly Departure Program, (ODP) Humanitarian Operation (HO) phóng thích tù nhân lương tâm, chính trị … đã bị trì trệ, hoặc không được Hoa Kỳ và thế giới lưu tâm đến. Các vi phạm nhân quyền của CSVN không được quảng bá và CSVN đã thẳng tay đàn áp đồng baò quốc nội…
Do đó, không phải chỉ hy vọng mà đồng baò VN hải ngoại đã thực sự bắt tay vào công tác tranh đấu cho nhân quyền từ khi bước chân đến các quốc gia tự do qua các đoàn thể chính trị, xã hội, tôn giáo, cộng đồng nhằm xây dựng tự do, dân chủ và phú cường cho Việt Nam.
Cộng sản Hà nội, không được nhân dân Việt Nam bầu cử và tấn phong vào vai trò lãnh đạo mà do vi phạm Hoà Ước Ba Lê ký kết năm 1973 và do xâm lăng miền Nam Việt nam. Cộng sản Hà Nội vi phạm trắng trợn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Đặc biệt, Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Article 21) ấn định:
(1) Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.”Everyone has the right to take part in the government of his country, directly or through freely chosen representatives”. Cộng sản VN khủng bố và cấm đoán người Việt quốc gia ứng cử, các ứng cử viên đều do đảng Cộng Sản đề cử.
(2) Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. “Everyone has the right of equal access to public service in his country”. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, dịch vụ công cộng cho cán bộ, đảng viên cộng sản, kỳ thị và kềm kẹp người Việt quốc gia trong moi dịch vụ, sinh hoạt kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục…
(3) Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí nầy sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” The will of the people shall be the basis of the authority of government; this will shall be expressed in periodic and genuine elections which shall be by universal and equal suffrage and shall be held by secret vote or by equivalent free voting procedures”. Suốt 40 năm thống trị toàn cõi Việt Nam sau 1975, cộng sản Hà nội cai trị không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.
Cộng Sản Việt Nam đã trở thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để áo xiêm buộc trói lấy nhau, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hoá nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng baò sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ và mỗi khi giàu mạnh sẽ có đủ phương tiện lật đổ chế độ cộng sản.
Vì thế tổ chức bầu cử tự do tại Việt nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Ngoài ra, các cộng đồng, đoàn thể còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hổ hổ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do taị Nam Việt theo tinh thần điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và đặt cuộc bầu cử dưới sự giám sát quốc tế và theo điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê.
Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định “ The South Vietnam shall decide themselves the political future of South Vietnam through genuinely free and democratic general elections under the international supervision”.
Giải quyết vấn đề chính trị cho Miền Nam theo những điều khoản của Hoà Đàm Ba Lê và TNQTNQ thì toàn quốc Việt Nam sẽ được tự do, dân chủ, phú cuờng và độc lập khỏi bị Hán hoá.
Tự do, dân chủ có thể được tái lập tại Việt Nam một khi (1) chế độ cộng sản tự giải thể, (2) Người Việt tự do hải ngoại và quốc nội yêu cầu các nước tự do thực hiện kế hoạch tổ chức bầu cử tự do dưới sự giám sát của quốc tế theo điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê năm 1973. (3) Nhân dân VN nỗi dậy lật đổ chế độ cộng sản.
Nhưng nếu giải pháp bầu cử tự do được thực hiện, để tránh vấn đề hợp thức hóa chế độ phi nhân CS hiện hữu, câu hỏi mà một số người quan tâm là liệu chúng ta có chuẩn bị đâỳ đủ các lực lượng quần chúng quốc nội và hải ngoại để hổ trợ giải pháp bầu cử tự do nhằm bảo đảm tính cách công chính của cuộc bầu cử, ứng phó với tình thế biến chuyển và có đủ cán bộ quốc gia sẵn sàng hổ trợ chính phủ dân cử nhiếp chính hay chưa?
Đó cũng là một trong những vấn đề mà các đoàn thể dân, quân, cán, chính, các cộng đồng phải lưu tâm. Trước hết phải kiện toàn cơ cấu tổ chức, thống nhất hành động, hợp quần gây sức mạnh, phối hợp vận động nội công, ngoại hợp trong giai đoạn 2, sau 40 năm lưu vong ở hải ngoại. Được như vậy thì đại nghiệp cứu quốc mới mong sẽ chóng được viên thành.
Trần Xuân Thời
Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com
 

ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH ?

Tưởng Niệm Quốc Hận 30/04 Lần Thứ 41 - Ban Biên Tập


Kính thưa quý anh chị trên khắp năm châu,,, từ ngày thoát khỏi chế độ độc tài đảng trị tàn bạo csvn,,, Lý Đài Nhân sống ở xứ sở Tự Do Văn Minh xứ người, nên mới có cơ hội học hỏi hiểu được & thương những người đã hy sinh bảo vệ Miền Nam VN cho đến ngày 30/04//1975. Sự thật cũng đã muộn màn khi chúng ta hiểu, nhân dịp Tưởng Niệm Quốc Hận 30/04 lần thứ 41. LĐN xin được Tri Ân tất cả quân dân cán chính QLVNCH đã tuẩn tiếc trong ngày Quốc Hận.
Đất nước Việt Nam anh hùng hào kiệt đời nào cũng có. Những đấng tiền nhân , tiên liệt đã vị quốc vong thân. Phận làm con cháu chúng ta cần phải ghi nhớ công đức đó mới gọi là Hiếu Nghĩa Vẹn Toàn.
Danh Sách:
01- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú -Tư lệnh Quân Đoàn II tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
02- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam -Tự lệnh QĐ IV tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
03 - Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng - Tư lệnh phó QĐ IV tuẩn tiếc IV ngày 30/04/1975
04 - Chuẩn Tướng Trần Văn Hai -Tư lệnh Sư Đoàn 7 BB tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
05 - Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ -Tư lệnh Sư Đoàn5 BB tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
06 - Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn - Tỉnh trưởng Chương Thiện - Tử thủ Chương Thiện
bị csvn, xử tử tại Cần Thơ ngày 14 Tháng 08 năm 1975.
07 - Đại Tá Nguyễn Hữu Thông - Trung Đoàn Trưởng 42 Bộ Binh - Sư Đoàn 22 Bộ Binh - Khoá 16 Đà Lạt, Tuẩn Tiếc ngày 31/03/1975 tại Quy Nhơn.
08 - Thiếu Tá Hải Quân Lê Anh Tuấn - Chỉ Huy Trưởng Giang Đoàn 43 Tuẩn Tiếc ngày 30/04/1975.
09 - Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập - Đặc trách khu trục tại Bộ Tư Lệnh, Không Quân , Tuẩn Tiếc ngày 30/04/1975
10 - Trung Tá Nguyễn Văn Long - Cảnh Sát Quốc Gia - Tuẩn tiếc tại Công Trường Lam Sơn ngày 30/04/1975.
11 - Trung Tá Phạm Đức Lợi - Phụ tá khối không ảnh Phòng 2, Bộ TTM tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
12 - Trung Tá Nguyễn Đình Chi - Phụ tá chánh sở 3 , An Ninh Quân Đội, Cục An Ninh Quân Đội, Tuẩn tiếc tại phòng An Ninh ngày 30/04/1975.
13 - Trung Tá Vũ Đình Duy - Trung Đoàn 66 Đà Lạt - Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
14 - Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn - Trưởng 67 Phòng 2 Bộ TMM - 30/04/1975
15 - Trung Tá Hải Quân Hà Ngọc Lương - Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang,Tuẩn tiếc cùng vợ & 2 con ngày 28/04/1975
16 - Đại Tá Đặng Sỹ Vinh - Trưởng Ban Binh Địa Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu
Tuẩn tiếc cùng vợ & 7 con ngày 30/04/1975, tại Sàigòn.
17 - Thiếu Tá Mã Thành Liên tự Nghĩa - Tiểu Đoàn Trưởng 411, Tiểu Khu Bạc Liêu
Tuẩn tiếc cùng vợ ngày 30/04/1975
18 - Thiếu Tá Lương Bông - Phó Ty An Ninh Quân Đội Cần Thơ, Phong Dinh
Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
19 - Thiếu Tá Trần Thế Anh - Đơn Vị 101 - Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
20 - Đại Úy Vũ Khắc Cẩn - Ban 3 Tiểu Khu Quảng Ngãi Tuẩn tiếc 30/04/1975
21- Đại Úy Tạ Hữu Di, Tiểu đoàn phó 211 Pháo Binh Chương Thiện. Tuẩn tiếc ngày 30/4/1975
22 - Trung Úy CSQG Nguyễn Văn Cảnh - Trưởng Cuộc Vân Đồn Quận 8 Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975.
23 - Chuẩn Úy Đỗ Công Chính - Tiểu Đoàn 12 Nhảy Dù - Tuẩn tiếc 30/04/1975 tại cầu Phan Thanh Giản.
24 - Trung Sĩ Trần Minh - Gác Cổng Bộ Tổng Tham Mưu - Tuẩn tiếc 30/04/1975
25 - Thiếu Tá Đỗ Văn Phát - Quận Trưởng Thạnh Trị, Ba Xuyên Tuẩn tiếc 01/05/1975
26 - Thiếu Tá Đỗ Văn Phúc - Tiểu Đoàn Trưởng , Tiểu KhuHậu Nghĩa, Tuẩn tiếc 29/04/1975
27 - Trung Tá Phạm Thế Phiệt , Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975
28 - Trung Tá Nguyễn Xuân Trân - Khóa 5 Thủ Đức, Ban Ước Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, Tuẩn tiếc ngày 01/05/1975
29 - Trung Tá Phạm Đức Lợi - Khóa 5 Thủ Đức, Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, tuẩn tiếc tại nhà riêng ngày 05/05/1975.
30 - Đại Úy Nguyễn Văn Hựu - Trưởng Ban Văn Khố Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu, Tuẩn tiếc sáng 30/04/1975 tại P2 Bộ Tổng Tham Mưu.
31 - Thiếu Úy Nguyễn Phụng - Cảnh Sát Đặc Biệt Tuẩn tiếc tại cư xá Thanh Đa SG ngày 30/04/1975
32 - Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái - Khóa 5/69 Thủ Đức Tuẩn tiếc tập thể cùng 7 anh em đơn vị tại ngã 6 Chợ Lớn SG ngày 30/04/1975.
33 - Trung Úy Đặng Trần Vinh - con trai của Đại Tá Đặng Sỹ Vinh Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu - Tuẩn tiếc cùng vợ & con ngày 30/04/1975.
34 - Trung Úy Nghiêm Viết Thảo - An Ninh Quân Đội Khóa 1/70 Thủ Đức, Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975 tại Kiến Hòa.
35 - Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan ( Quan Đen ) Phi Công Phi Đoàn 110 Quan Sát Khóa 72 , Tuẩn tiếc chiều 30/04/1975.
36 - Hồ Chí Tâm - B2 , Tiểu Đoàn 490 , Mãnh Sư Tiểu Khu Ba Xuyên Cà Mau, Tuẩn tiếc bằng súng M16 trưa 30/04/1975 tại Đầm Bùn, Cà Mau.
37 - Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh - Trường Truyền Tin Vũng Tàu, Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975 tại Vũng Tàu.
38 - Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ - Trường Truyền Tin Vũng Tàu, Tuẩn tiếc ngày 30/04/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu.
39 - Trung Úy Nguyễn Văn Hoàng - Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, Tuẩn tiếc cùng người yêu ngày 01/05/1975 tại Mương Chuối Nhà Bè
40 - Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng - Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quận Bình Phước , Long An, Tuẩn Tiếc ngày 30/04/1975 tại Cầu Quay, Mỹ Tho.
41 - Trung Tá Hà Ngọc Lương - Giám Đốc Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang,, Tuẩn tiếc cùng Vợ Lê Thị Kỳ Duyên & 3 người con tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang ngày 30/04/1975.

Và còn rất nhiều tấm gương sáng của những người Anh Hùng QLVNCH.

  Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

Đất Nước Mình - (Nguyễn Đức) Quỳnh Na

Wednesday, April 27, 2016

Nhân dịp kỷ niệm 30 Tháng Tư !!!

Viết để kính tặng Má


Karen N. Nguyễn là trưởng nữ một gia đình H.O., tác giả đã được tặng giải
thưởng bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ tư (2003-2004). Cô hiện là một dược
sĩ làm việc tại Virginia. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tháng Tư 1975-2005, cô
vừa hoàn tất loạt truyện kể đặc biệt sau đây về một thời không thể quên của
những gia đình H.O.. Loạt bài đăng nhiều kỳ.


Phân I: Chia ly.
Chỉ hơn một tháng sau ngày Saigon xụp đổ, tháng 6 năm 1975 chế độ quân quản
ban bố lệnh tập trung học tập cải tạo, người đi học mang theo đồ dùng mọi
thứ kể cả đồ lạnh, để tiêu xài trong một tháng đi đường, vâng, đọc kỹ có
chữ đi đường trong thông cáo, phải tuân theo hành lệnh kỳ hạn trong 3 ngày
từ lúc công bố.
Một số người tinh thông bấm độn, đoán số rỉ tai tôi nói đừng để người thân
"vướng bận thê noa", hãy hối thúc chồng tôi đi trình diện ngày thứ sáu 13
tháng 6 năm 1975, ngày ấy rơi vào ngày mùng 5 âm lịch tháng nào thì tôi
quên mất rồi, đi ngày xấu ấy sẽ tránh được nhiều tai ương hoạn nạn.
Chiều tối hôm đó, chồng tôi cùng đi trình diện với anh H., bạn cùng binh
chủng, cùng cấp bậc, cùng có 4 đưá con như chúng tôi, nhà ở Bà Chiểu, Gia
định. Anh H. đi bộ mang ba lô qua nhà tôi bên Tân Định để cùng chồng tôi đi
trình diện tại điạ điểm tập trung là Đại học xá Minh Mạng ở trên ngã bảy
chợ lớn.
Hai người bạn cùng đi du học ở Pháp, cùng phục vụ trong một binh chủng,
cùng ở một đơn vị chỉ huy, cùng ở Saìgòn, được 2 người vợ tiễn đưa hai kiểu
khắc nhau. Chị H., dũng cảm, kiên quyết, mặc quần đen áo bà ba trắng đi xe
đạp sườn ngang (xe của anh hay của con trai anh"), nói là chị sẽ ngủ nhờ ở
nhà một người bạn có tiệm buôn đồ gỗ ở ngã bảy gần cổng Đại Học Xá Minh
Mạng để tiễn chồng. Còn tôi , ngược lại, yếu đuối, hay khóc lóc, được chồng
dặn dò theo lối cổ điển:
"Em ơi, em ở lại nhà, em ơi..."
Không có vườn dâu em đốn , mà có mẹ già và các con thơ dại em trông… Đầu óc
tôi nặng chĩu ảnh hưởng của sách tố cộng đọc thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm
thời đệ nhất cộng hoà. Lúc còn là sinh viên, tôi đã đọc ngấu nghiến những
quyển sách như "Chúng tôi muốn sống", và tôi vẫn còn nhớ rành rành cuốn "Ba
người con gái của Lương phu nhân" của văn hào Pearl Buck. Tôi tiễn chồng ra
cửa khóc và thốt lời vĩnh biệt chàng với quyết tâm "em phải sống!" Sống để
lo cho mẹ đã trên 70 tuổi, để lo cho đàn con thơ 4 đưá mà đưá lớn nhất chỉ
mới có 12 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới biết đi chập chững bi bô gọi "ba,
ba…"
Ra đến cửa, cái ba lô hành trang chứa mền, mùng , quần áo, đồ dùng, và cả
một cái chiếu nhỏ nặng trĩu trên lưng, chàng quay lại dặn tôi: "Nhà mình
đơn chiếc, em nhớ chăm sóc mẹ và lo nuôi dạy các con, chắc lâu lắm may ra
còn sống sót thì anh sẽ được về! Em nhơ tối thả hai con chó ra sân cho tụi
nó giữ nhà. Đừng lo gì cho anh cả. Nhớ khoá chặt cửa trong và cửa rào."
Trong ánh chiều tà, tôi và mấy đưá con đứng nhìn theo dáng chồng tôi và anh
H đi xa dần, chị H dắt chiếc xe đạp đi phía sau. Bóng tối ập xuốngnhư một
tấm màn đen nặng nề, đầy đe doạ. Tôi nhìn hình bóng chồng tôi nhỏ dần, nhỏ
dần rồi mất hẳn ở đầu ngõ, nước mắt dằn xuống không chảy ra khóe mắt mà
chảy ngược vào lòng đau nhói, không muốn nghĩ rằng đây là lần cuối cùng
được nhìn thấy người thương.
Chàng đi… Tối hôm đó, vào khoảng 1 giờ khuya, mọi người đang yên giấc thì
bỗng có tiếng chó sủa vang, có tiếng thét hung tơnï như tiếng cướp ở ngoài
cửa: "Mở cửa! Mở cửa! Không mở sẽ bắn bỏ!" Tiếng đập cửa bằng vật cứng vào
cửa hàng rào sắt tưởng như sắp sập cửa đến nơi: "Rầm! Rầm!"
Tôi bước xuống gường, tỉnh táo nhưng hai chân tự nhiên sụm xuống, có lẽ vì
trong đời chưa bao giờ bị đe doạ đến như vậy. Tôi vén màn cửa sổ trên lầu
ngó ra cổng thấy lố nhố rất đông người, vô số nòng súng AK lấp lánh dưới
ánh đèn vàng của đèn đường và của ngọn đèn nhỏ trước cổng nhà.
Sao bất tuân không chịu mở cửa" Có tiếng người gằn giọng hỏi tôi khi tôi
bước ra cửa.
Thưa giưã đêm, chó suả tôi tưởng trộm, sợ không dám ra.
Tay run lẩy bẩ một hồi rồi tôi cũng mở được khóa cổng. Nhìn đoàn người đằng
đằng hung tợn, súng lên nòng, chân đi dép râu hay đi chân đất, tôi hối tiếc
sao mình lại dám mở cửa, nhưng tiếc thì cũng dã muộn. Họ tràn vào sân, rồi
tiến vào phòng khách. Mẹ già đau yếu lò dò bước ra nhìn run sợ, 4 đứa con
từ 12 đến chưa đầy 2 tuổi lấm lét đứng bên cạnh bànhìn những người xa lạcó
cái vẻ "aò aò như sôi."
"Tên ngụy quân nhà này ở đâu " Ra mau!"
Mẹ tôi khóc oà lên "Rể tôi đã tuân lệnh đi trình diện từ sớm mà bây giờ các
ông bỏ nó ở đâu rồi lại đi kiếm nó" Hu hu hu…!" Bà té ngất xuống chiếc ghế
dài, mấy đứa con tôi chạy lại ôm lấy bà gọi "Bà ngoại, bà ngoại, tỉnh dậy
ngoại ơi…!
Trong cơn bấn loạn tôi chợt tỉnh người và hỏi xin cho phép coi lệnh xét
nhà. Tôi nghĩ tổ tiên nhà đã phù hộ nên tự nhiên những người hùng hổ vào
nhà tôi lại ngó nhau rồi có một tên cầm súng hất hàm ra lệnh cho cả bọn rút
ra cửa. Tôi vội vàng đóng cửa nhà lại. Mẹ từ từ tỉnh lại. Chưa bao giờ tôi
thấy lạc lõng như vậy, lạc lõng trong một xã hội hoàn toàn xa lạ không có
an ninh trật tự gì cả với bao nỗi đe doạ khủng khiếp không ngờ trước được.
Hai ngày sau chị H đến nhà tôi báo tin "các ông ấy đã được chở đi hết rồi,
có người nói đoàn xe đi về hướng Long Thành, Long Khánh."
Chị H hỏi tôi sao tôi có vẻ lơ là với tin tức chị báo, tôi ngập ngừng nói
dối tôi bị bệnh hôm trước nên người hơi lừ nhừ, xin chị bỏ qua cho. Từ đó
chị H ít thích đến gặp tôi vì thấy tôi thiếu nhuệ khí , có vẻ thụ động chờ
thời.
*
Thành phố Saigon sau đợt trình diện học tập cho "ngụy quân ngụy quyền cao
cấp" thì đến lệnh trình diện cho quân đội cũ các cấp úy, cấp hạ sĩ quan,
học ngắn hạn cho binh lính. Cả Saigon đi "học tập." Sau đó đến giới buôn
bán chịu hoạn nạn, nào đấu tranh diệt tư sản ngoại bản, nào cải tạo công
thương nghiệp, tiểu thương tiểu chủ, đến các tiệm buôn bán hàng tạp hóa
tương chao trong xóm cũng bị kiểm kê.
Sống trong cảnh ngày ngày gặp những "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" người
Saigon sợ hãi len lén rủ nhau đi vượt biên, bảo nhau tượng Đức thánh Trần ở
Bến Bạch Đằng đưa tay chỉ ra phía sông có nghĩa là chỉ đường ra khơi và
phải có Bác tức có tiền mới ra đi lén lút được. Đi vượt biên bị bắt thì
phạm tội phản quốc, bị bỏ tù.
Đổi tiền đợt đầu, 500 đồng hình Đức Thánh Trần Hưng Đạo đổi ra 1 đồng mới,
mỗi hộ chỉ được đổi 200 đồng mới. Dân Saigon sau đợt đổi tiền vẫn còn tiền,
nhà nhà chưa được nghèo bình đẳng như nhau nên lâu lâu lại có đợt đổi tiền
nữa. Lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm đều được phân phối theo đầu người có
đăng ký hộ khẩu thành phố, rồi phân phối theo chế độ cho cán bộ công nhân
viên nhà nước. Nhà nhà xếp hàng dài dài mua gạo mục, khoai sùng , bo bo
cứng ngắc. Ngày xưa bà mẹ ghẻ chỉ trộn lẫn lúa và gạo cho nàng Tấm lựa,
ngày nay dân Saigon phải lựa thóc, lựa sạn, lựa bông cỏ, lựa những con sâu
gạo mập ú béo tròn ra khỏi phần gạo nhà nước bán, lựa gạo tháng này qua
tháng khác sức lao động bỏ ra gấp bội so với cô Tấm ngày xưa.
Người dân có sức lao động dư thừa vậy thì nên đi lao động xây dựng vùng
kinh tế mới, nhà nước nhận xét và khuyến khích. " Có sức người sỏi đá cũng
thành cơm" Đất khô cằn thì phải làm thủy lợi, "Con kênh ta đào có anh và có
em", không có người khỏe thì phải có tiền mướn người đi làm thủy lợi, đi
lao động dùm. "Lao động là vinh quang", đâu đâu cũng thấy treo khẩu hiệu
như vậy. Mọi người phải vào đoàn thể học tập. Bô lão, phụ nữ, bà con trong
tổ dân phố, sinh viên học sinh, nhi đồng đều có hội họp. Nhà nhà và người
người đi họp. Bị quay cuồng trong bộ máy sàng lọc của chính quyền mới, bề
ngoài nhiều gia đình có vẻ không còn sức nghĩ tới những người thân đang ở
trong trại cải tạo, nhưng thật ra vết thương chỉ có vẻ hàn trên da chứ bên
trong vẫn đau đớn không lành.
Mấy năm sau, người trong trại cải tạo mới được tiếp hơi. Tôi nhận được thư
chồng đóng mộc bưu điện ở Yên Bái. Lâu lâu chàng lại được phép gởi cái
phiếu quà thăm nuôi về cho gia đình, cái phiếu nhỏ xíu chưa đến nưả bàn tay
in trên giấy vàng khè lúc đầu phải đợi người thân gởi về ở nhà mới gởi qùa
ra được, về sau mua chợ đen lén lút ở ngoài bưu điện Saigon, mua mấy phiếu
cũng có, kỹ thuật in và loại giấy giống như phiếu thiệt.
(còn tiếp)

Kỷ niêm nào đáng nhớ hơn là chuyến làm khách của đoàn tàu Thống Nhất mùa hè
năm 1979 của tôi.

Để đi ra Bắc, tôi phải ra ga xe lửa Bình Triệu. Đừng bao giờ thắc mắc vì
sao cảnh leo lên con tàu ra Bắc luôn luôn diễn ra vào chập choạng tối! Cổng
vào ga là một cái cổng nhỏ đầy kẽm gai mở một chút xiú đủ để một người xách
giỏ hay gánh hàng luồn lách qua, nếu có bị chen thì thế nào cũng bị té nhào
vào kẽm gai xé người, rách áo, tét tay chảy máu, giày dép rớt rơi, tóc tai
sút sổ, chưa kể bị móc túi, lắc dây chuyền, mất đồ đạc. Qua được cổng thở
hắt ra và mệt nhoài, tôi không hiểu sao mình vẫn chưa hóa kiếp sau khi bị
đẩy một cái té nhào, rồi phải đứng dậy chạy ra xe lửa để còn giành chỗ nhét
hành lý trên và dưới chỗ ngồitrên tàu. Biết thân yếu, tôi đã xin các chị có
con trai nhờ cậy theo ủng hộ và bảo vệ như trong chuyện ngày xưa. Sao đi xe
lửatrả tiền mà khổ thế.

Chuyến đi thăm nuôi lần đầu tiên ngoài Bắc, tôi tập tành kinh nghiệm đi
buôn gọi là buôn chuyến trên đường xe lửa. Tôi tự an ủi cố gắng đừngđể bị
cụt vốn vì trộm cắp, chứ tôi làm gì biết sành buôn bán để có lời. Trong
xách tay tôi mang theo thức ăn nấu chín như cơm vắt, thịt chà bông, quà
bánhkhô ăn đi đường, và một cái “can” nhựa 4 lít đựng nước uống với một cái
ly nhựanhỏ, khăn mặt quân áo để tới Đà Nẵng tắm tẩy trần bụi đường xa.
Ngoài ra trong túi xách tôi còn có 3 gói cau khô mua ở đường Võ Di nguyngay
dọc cầu kiệu bên Phú Nhuận để làm quà tặng cho các cụ già ở Hà Nội ăn
trầutheo lời khuyên của các chị bạn, còn nếu không quen ai thì sẽ đem bán ở
vinh Thanh Hoá. Các bạn tôi nói các cụ miền Bắc ăn trầu chỉ ăn vỏ cau khô,
khác với các cụ trong nam ăn hột cau. Các chị bạn tôi còn dặn nhớ mua quài
cau tươi ở ga Bình Triệu hay cùng lắm là ở ga Mường mándể bán, nhớ lựa quài
nhiều trái tròn tươi, nhớ treo ở gần cưả sổ cho cau tươi. Buôn bán cho vui
3 ngày 4 đêm ngồi tên xe lửa tôi tự nhũ chứ lời lãi gì các thứ quà ẻ tiền.

Chen hụt hơi qua cổng, lội bộ trong bóng đêm rồi leo lên tàu chen mãi đến
cuối toa mới có số ghế của mìnhtôi thấy chỗ trên kệ để hành lý đã chật, chỗ
dưới chân cũng chật luôn. Có một bà cụ người Bắc ngồi phân nưả cái ghếgỗ,
tôi khẽ gật đầu chào bà cho gọi là có phép rồi ngồi xuống, để giỏ đồ tuỳ
thân dưới chân. Ngay sau đó, có một chú bộ đội kéo một cái ba lô to dùng để
phịch xuống, ngồi lấn vào bà cụ. Thế là cái băng ghế 2 người ngồi giờ có
thật sự 3 hành khách, tôi là người bị lép vế bị lấn trào ra ngồi không có
chỗ tưạ lưng. Tôi thầm nghĩ ngồi như thế này làm sao đi đến Hà Nội, quay
qua nói với chú bộ đội chỗ ngồi này là của tôi. Chú bộ đội hất hàm, gằn
giọng phách lối “ Chị nói chỗ này là của chị à, còn tôi nói chỗ naỳ là của
tôi!”Mọi người ngồi trên xe lửa đều êm re. Một bà người nam đi tranh chỗ
ngồi với một “yên hùng” bộ đội về phép, bậy qúa, bậy quá!!! Đến khi một
người có nhiệm vụtrên tàu mặc đồng phục hỏa xa đi qua, tôi trình vé đi Hà
Nội và cố phân trần về chuyện chỗ ngồi. Người này có vẻ yếu đuối, sọ tay bộ
đội ra mặt, nói với tôi “chị hãy đợi tôi sẽ gọi người đến giải quyết”Chờ cả
hơn thế kỷ mới thấy một chú công an đường sắt xuất hiện và hỏi giấy chú bộ
đội. Sau khi coi giấy xong chú công an đường sắt bỏ đi mất! Chắc công an
đường sắt không muốn đụng độ với bộ đội biên phòng về phép! Còn tôi đi thăm
nuôi ngồi sao cũng được, ông công an đường sắt không hề đoái hoài hỏi xét
vé của tôi, chỉ không đuổi tôi khỏi toa vì tôi vó giấy tờ hợp lệ.

Không khí trên xe lửa nặng nề làm sao, nặng còn hơn tải trọng của 3 người
ngồi chen chúc trên chiếc băng gỗ nhỏ xiú. Ai cũng có vé, vậy là cứ ngồi,
xe cứ chạy. Đến tối xe lửa sắp sửa vào Long Khánh, mọi người chuẩn bị ngủ
đêm đầu tiên trên xe lửa. Chú bộ đội lấy

Karen N. Nguyễn

 Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

DÂN ĐÉO THÈM QUAN TÂM - Bà Ngoại Xì Tin


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

CSBV thắng cuộc chiến với súng đạn Nga Tàu, thua nhân tâm lúc cai trị

 Miền Nam mất trọn vẹn trong tay CS Bắc Việt vào ngày 30 tháng 4 năm 1975. Cuộc chiến
không cân đối một bên là súng đạn Nga Tàu và khối Warsaw do Nga đứng đầu,
một bên đã không còn bạn bè viện trợ. Cái chết tức tưởi của VNCH là sai lầm
khi chỉ nhận một nguồn viện trợ, như TT Nguyễn Văn Thiệu trong một cuộc họp
báo tại hải ngoại đã nhận trách nhiệm để thua cuộc đồng thời ông cũng tự
trách là lệ thuộc vào viện trợ. Phàm ở đời người ta đã có lời khuyên đừng
bao giờ bỏ trứng chung một cái giỏ, giỏ bể là mất hết. Cũng vì lẻ đó mà
nhiều nước nhược tiểu nhìn thấy bài học VN họ kết bạn càng nhiều nước càng
tốt là thế.

Con cờ kẻ gây chiến tranh để nhuộm đỏ miền Nam là quá rõ ràng. Chính Lê
Duẩn đã nói: *“Ta đánh là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”*. Người thua trong
cuộc chiến không ai khác là dân chúng hai miền Nam Bắc. Dân miền Bắc đã bị
đảng bắt buộc hay bị nhồi sọ để rồi hy sinh thân mạng và tài sản vì đảng
CSVN tuyên truyền gian dối lừa lọc *“Mỹ ngụy bóc lột dân đói rách” “Mỹ ngụy
kềm kẹp không có tự do”*… Dân miền Nam chịu cực hình bóp nghẹt kinh tế như
đánh tư sản, lùa đi khu kinh tế mới, cướp tài sản bằng báng súng, trả thù
chính trị như bắt quân cán chính trình diện học tập cải tạo (tù khổ sai),
lấy cơ mơ hồ “đồi trụy” để hủy hoại nền văn hóa nhân bản bằng cách tịch thu
đốt sách vở, tiêu hủy băng đĩa nhạc đồng thời bắt bớ giam cầm giới nhà báo,
văn sĩ, thi sĩ, nhạc sĩ…

Lính miền Nam thua cuộc chiến, nhưng là những người lính chiến đấu ngẩng
đầu hãnh diện có chính nghĩa bảo vệ vùng đất tự do dân chủ. Mọi người dân
đều bình đẳng trước pháp luật công minh, yếu tố nhân quyền được tôn trọng
triệt để, phát huy dân sinh song song với phát triển kinh tế dù bị khiếm
khuyết vì tình trạng đương đầu với chiến tranh nhưng ngư dân tự do đánh cá,
nông dân có ruộng cày, công nhân có nghiệp đoàn với đầy đủ luật lệ bảo vệ
lao động. Mọi người khắp nẻo đường đất nước, mọi sinh hoạt cá nhân, tổ
chức, đoàn thể, tôn giáo nằm trong khuôn khổ hiến pháp với thể chế tam
quyền phân lập qui định.

Qua hai nền Đệ I và Đệ II cộng hòa dù chế độ dân chủ không hoàn toàn nhưng
dân chúng an cư lạc nghiệp, quyền tư hữu chính phủ tuyệt đối tôn trọng theo
hiến định. Quân đội, cảnh sát, công chức phục vụ cho lợi ích chung Tổ quốc-
Danh dự-Trách nhiệm, không phục vụ riêng cho một đảng phái cực hữu hay cực
tả nào. Trong lúc đương đầu sự phá hoại hạ tầng cơ sở của CSBV và đứa con
CSBV tạo ra là MTGPMN, quân dân cán chính khắp các tỉnh thành đã nêu cao
gương hy sinh vì dân vì nước. Do ý thức của người dân chọn lựa giữa cái ác
độc bạo tàn CS với cái thiện cái tốt quốc gia, cho nên CSBV đã thất bại
nặng nề trong biến cố Mậu Thân 68 không chiếm đất giành dân như chúng muốn
để mặc cả tại hội nghị. CSBV thêm một lần thất bại trong cuộc tổng công
kích Mùa hè 72, chiếm tới đâu người dân bỏ chạy tới đó dù phải chết oan
uổng nghiệt ngã dưới tầm đạn pháo trực xạ của CS. Dân chúng không có súng
trong tay để tự bảo vệ khi bị CS tàn sát, nhưng họ đã can đảm bất chấp nguy
hiểm chọn sự sống trong cái chết để trốn chạy CS như An Lộc tỉnh Bình Long,
đại lộ kinh hoàng giữa đoạn đường Mỹ Chánh -Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. (Mùa
hè đỏ lửa 72). Người lính triệt thoái bỏ chạy và dân hùa nhau đi theo tìm
đường sống sót trên Liên tỉnh lộ 7 (tháng 3/75), thế mà bộ đội cộng sản cố
vây hãm tàn sát cho bằng được. Tinh thần của võ sĩ lên võ đài là không đánh
bồi đối thủ bị ngã trong tư thế chưa kịp ra hiệu đầu hàng. Trái lại CSVN
không chừa một thủ đoạn tàn ác nào miễn là giết càng nhiều người Việt càng
tốt có lợi cho quan thầy Nga, Tàu.

41 năm trôi qua đảng CSVN trên giấy tờ đơn trương văn kiện hàng ngày có 6
chữ: độc lập-tự do-hạnh phúc. Có độc lập không khi Trung cộng kiểm soát
lãnh vực kinh tế bằng phần đông đấu thầu vào tay họ, có tự chủ không trong
lúc mất dần dần thác đồi, đất biên giới, hải đảo Hoàng Sa, Trường Sa về tay
TC. Người phát ngôn Lê Hải Bình ca ngợi Nghị quyết về biển Đông của Quốc
hội Mỹ, trong lúc Quốc hội Việt Nam không dám nhắc tên TC nói chi tới họp
hành để ra Nghị quyết phản đối. Có tự chủ không khi ông TBT Nguyễn Phú
Trọng ca ngợi hợp tác 4 tốt 16 chữ vàng với Thường Vạn Toàn giấy ký chưa
ráo mực thì mới đây trong cuộc họp báo chiều 14/4, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Lê Hải Bình: *“Một lần nữa khẳng định chủ quyền không tranh cãi với 2
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và việc Trung Quốc đưa chiến đấu cơ ra khu
vực thuộc Hoàng Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam,
đe dọa nghiêm trọng hòa bình trong khu vực”*

Có tự do ngôn luận, tự do tư tưởng không, khi trong tháng ba vừa qua tòa án
mà ai cũng biết đảng CSVN chỉ đạo phạt tù ông Basam Nguyễn Hữ Vinh 5 năm tù
về tội dám nghĩ dám viết dám phê bình công khai chính sách sai lầm của đảng
CSVN. Có tự do diễn đạt ý tưởng không khi phạt 4 năm tù dành cho Nguyễn
Ngọc Già (Nguyễn Đình Ngọc) chỉ vì viết báo nêu “cơ chế” sai lầm mà cựu chủ
tịch quốc hội Nguyễn Văn An đã có lần phê bình lỗi tại hệ thống đảng CSVN.

Dân có hạnh phúc không, khi nhà nước CHXHCNVN dùng quân đội công an côn đồ
dân phòng đi cưỡng chế đất đai của dân nghèo, của chùa, của nhà thờ. Chỉ có
cán bộ đảng viên mới có hạnh phúc nhờ tham nhũng, nhờ ăn cướp của dân qua
cái Chỉ thị 15 do đảng đưa ra là không được điều tra đảng viên.

Hạnh phúc là cái chi chi trong lúc hàng ngày người dân chết nhan nhản trong
tay cảnh sát, công an mà luật rừng của đảng luôn luôn bao che tội ác do
những tên cán bộ quan chức học tập tấm gương đạo đức HCM gây ra.

Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa có đáng mang theo sau hai chữ Việt Nam
không khi TBT nói rằng đảng CS lãnh đạo quân đội. Giặc Tàu đã chiếm Hoàng
Sa, Trường Sa đặt các nơi này có sân bay, có hải đăng có căn cứ quân sự,
vậy quân đội dưới sự lãnh đạo của ông Trọng trốn đâu. Hay là vì ông đã lở
ôm hôn giặc cho nên chờ ngày sửa tên từ nước CHXHCNVN thành tên tỉnh lỵ
nước CHXHCN China

CSVN thắng cuộc chiến với súng đạn Nga Tàu. CSVN đã tuyên truyền bịp bợp là
miền Nam tay sai bán nước trong lúc quân đồng minh rút đi không mang theo
một tấc đất. Họ cũng đã đóng quân trên nước Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh, Ý… để
bảo vệ nền hòa bình chung, duy trì phát triển thịnh vượng có lợi ích chung.
Trung Cộng đã lộ rõ bộ mặt xâm lăng khi dùng sức mạnh quân sự kinh tế của
mình rồi đặt ra đường 9 đoạn (9 dash line) muốn một mình ôm trọn biển Đông
làm của riêng.

Chế độ miền Nam sụp đổ vì lý do gì đi nữa. Họ thắng nhân tâm trong lúc đảng
CSVN mất hết cả niềm tin trong dân. Dưới sự lãnh đạo “vinh quang” của đảng
người ngư dân mất biển, người nông dân mất đất, người công nhân bị bóc lột,
học trò bị tẩy não, thầy giáo mất bản lĩnh vì đảng hóa hệ thống giáo dục.
Trong số đó có người đã dũng cảm đứng lên với biểu tượng hình ảnh Việt Nam
Cộng Hòa. Không những đảng CSVN sợ mà trấn lột bắt bỏ tù Nguyễn Viết Dũng
(mãn hạn tù 13-4 vừa qua), CS còn bắt bỏ tù tổng cộng 10 năm tủ cho 3 người
đàn bà tuổi già là Ngô Thị Minh Ước, Nguyễn Thị Bé Hai, Nguyễn Thị Trí .

Đảng CSVN giỏi tuyên truyền dùng súng đạn ngoại bang để chém giết dân mình.
Khi nắm toàn vẹn quyền hành trong tay, đảng CSVN ngu xuẩn trong đường lối
cai trị. Đảng CSVN đã và đang đu dây trong cái quỹ đạo Trung Cộng. Cái dây
thòng lọng chòng chành ở cổ.

Sau 41 năm VNCH dù thua cuộc, nhưng đã để lại một di sản trong lòng dân mà
ở đó không ai có thể cướp đi được. Ấy là nhân tâm, nhân ái, nhân bản mà 21
năm đã cấy rể đâm chồi nẩy lộc nhánh hoa tự do dân chủ.

*Để kết luận xin lấy cảm nghĩ của một nhà văn miền Bắc Dương Thu Hương trả
lời cuộc phỏng vấn của nhà báo Đinh Quang Anh Thái tại Paris:*

- ĐQAT: Bà từng viết rằng, ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi các phụ nữ khác
trong đoàn quân của bà trầm trộ trước sự trù phú vật chất của miền Nam thì
bà ngồi khóc trên lề đường Sài Gòn. Bà có thể nhắc lại tâm trạng của bà lúc
đó?

- DTH: Vào Nam tôi mới hiểu rằng, chế độ ngoài Bắc là chế độ man rợ vì nó
chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người
ta có thể nghe bất cứ thứ đài nào, Pháp, Anh, Mỹ... nếu người ta muốn. Ðó
mới là chế độ của nền văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua
chế độ man rợ. Ðó là sự hàm hồ và lầm lẫn của lịch sử. Ðó là bài học đắt
giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải.

Và xin đơn cử người Mỹ nổi tiếng trong địa hạt phim trường đã lầm đường
nghe tuyên truyền là tài tử Jane Fonda năm 1972 tại Hà Nội đội nón ngồi
trên xe cao xạ (dùng hạ máy bay) chụp hình. Năm 2011bà viết một bài trên
báo Huffpost ân hận. Năm 2013 trong một show TV Jane Fonda đề cập tới tấm
hình là tỏ vẻ hối tiếc: unforgivable mistake (lỗi lầm không thể tha thứ).
Ngày 19-1-2015 lại một lần nữa tài tử 77 tuổi này nói: *“It hurts me and it
will try my grave that I made a huge, huge mistake that made a lot of
people think I was against the soldiers” (Chuyện đó làm tổn thương lòng tôi
cho đến khi xuống mộ mà tôi đã mắc phải lầm lỗi trọng đại làm bao nhiêu
người nghĩ rằng tôi chống lại những quân nhân)*

Đó là hai nhân chứng sống có tên tuổi nói lên tâm trạng của họ bị lừa.

Qua 41 năm cho dù VNCH không còn. Nhưng những người nằm xuống cho tự do dân
chủ nhất định phải mỉm cười nơi chín suối, vì họ đã hy sinh trọn vẹn cuộc
đời cho chính nghĩa lẻ phải công bằng bác ái.

CSVN thắng cuộc chiến với súng đạn Nga, Tàu. Trung cộng đã thành công phần
nào trong dự tính Hán hóa dân tộc Việt qua bàn tay đảng CSVN. Nhưng đảng
CSVN đã thua nhân tâm trong lòng dân. Đảng CSVN mất đất đứng cội nguồn dân
tộc.

Ngày đứng dậy quật cường lấy lại tự chủ tự cường không còn bao xa khi áp
bức bất công đầy dẫy. Và khi mà lòng yêu nước đã lên đến cao độ trong con
tim đa số thầm lặng cúi đầu chịu đựng 70 năm rồi, ngọn lửa bùng lên đốt
cháy tập đoàn tay sai và ngoại xâm ra khỏi bờ cõi chỉ là thời gian sớm hay
muộn mà thôi.


*Lê Hải Lăng

  Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

VẤN NẠN BẮT CÓC NGƯỜI LẤY NỘI TẠNG - Ngoại Xì Tin


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

ĐẢNG XẠO LÒNG - Ngoại Xì Tin


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

BÁC HỒ Ở DƯỚI ĐỊA NGỤC VỀ BÁO MỘNG - Mã Tiểu Linh


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

OVM4TV 155


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

Câu chuyện xóm tám !!! Ngoại Xì Tin


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

4 24 2016 Paltalk DD TNTDCNDVN by HVCali @5pm


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

Friday, April 15, 2016

BÍ MẬT KHỦNG KHIẾP , VIỆT CỘNG TÀN SÁT CẢ LÀNG Ở XUÂN LỘC 30/04/1975.



Thời gian lặng lẽ trôi, tôi, một chàng lính trẻ măng ngày nào bây giờ đã là một ông già với mái đầu hoa râm đốm bạc. Vậy mà tôi chưa nói được câu chuyện lẽ ra phải nói. Đôi lúc tôi âm thầm kể lại cho một số bạn bè tin cậy. Nghe xong ai cũng khuyên “Nói ra làm gì, nguy hiểm lắm đấy”. Và quả thật, sống trong xã hội chủ nghĩa quái đản này, người ta quen thói bưng bít sự thật. Sự thật không có lợi cho Đảng, cho Nhà nước chớ dại mà nói ra, bị thủ tiêu hoặc vào tù là điều chắc.
Tháng 04/1975, đơn vị chúng tôi (Sư đoàn 341 thường gọi là đoàn Sông Lam A) phối hợp với Sư đoàn khác đánh vào căn cứ phòng ngự Xuân Lộc. Trận chiến quyết liệt kéo dài 12 ngày đêm. Tiểu đoàn 8 chúng tôi do hành quân bị lạc nên được giao nhiệm vụ chốt chặn. Nhằm không cho các đơn vị quân lực Việt Nam cộng hoà tiếp viện cũng như rút lui. Phải công nhận là sư đoàn 18 của phía đối phương họ đánh trả rất ngoan cường.
Tôi tận mắt chứng kiến hai người lính sư đoàn 18 đã trả lời gọi đầu hàng của chúng tôi bằng những loạt súng AR15. Sau đó họ ôm nhau tự sát bằng một quả lựu đạn đặt kẹp giữa hai người. Một tiếng nổ nhoáng lửa, xác họ tung toé giữa vườn cam sau ấp Bàu Cá. Hình ảnh bi hùng ấy đã gây ấn tượng mạnh cho tôi. Tinh thần của người lính đích thực là vậy.
Vị tướng nào có những người lính như thế, dù bại trận cũng có quyền tự hào về họ. Họ đã thể hiện khí phách của người trai nơi chiến trận. Giả thiết nếu phía bên kia chiến thắng chắc chắn họ sẽ được truy tôn là những người anh hùng lưu danh muôn thủa. Nhưng vận nước đã đi theo một hướng khác. Họ đành phải chấp nhận tan vào cõi hư vô như hơn 50 thuỷ binh quân lực Việt Nam Cộng Hoà bỏ mình ngoài biển để bảo vệ Hoàng Sa.
… Nghe tiếng súng nổ ran, tôi cắt rừng chạy đến nơi có tiếng súng. Đấy là ấp Tân Lập thuộc huyện Cao Su tỉnh Đồng Nai bây giờ. ấp nằm giữa cánh rừng cao su cổ thụ. Đạn súng đại liên của các anh bộ đội cụ Hồ vãi ra như mưa. Là phân đội trưởng trinh sát, tôi dễ dàng nhận ra tiếng nổ từng loại vũ khí bằng kỹ năng nghiệp vụ. Chuyện gì thế này? Tôi căng mắt quan sát. Địch đâu chẳng thấy, chỉ thấy những người dân lành bị bắn đổ vật xuống như ngả rạ. Máu trào lai láng, tiếng kêu khóc như ri. Lợi dụng vật che đỡ, tôi ngược làn đạn tiến gần tới ổ súng đang khạc lửa.
- Đừng bắn nữa! Tôi đây! Thạch trinh sát tiểu đoàn 8 đây!
Nghe tiếng tôi, họng súng khạc thêm mấy viên đạn nữa mới chịu ngừng.
Tôi quát:
- Địch đâu mà các ông bắn dữ thế? Tý nữa thì thịt cả mình.
Mâý ông lính trẻ tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác. Họ trả lời tôi:
- Anh ơi! đây là lệnh.
- Lệnh gì mà lệnh, các ông mù à? Toàn dân lành đang chết chất đống kia kìa!
- Anh không biết đấy thôi. Cấp trên lệnh cho bọn em “giết lầm hơn bỏ sót”. Bọn em được phổ biến là dân ở đây ác ôn lắm!
- Tôi mới từ đằng kia lại, không có địch đâu. Các ông không được bắn nữa để tôi kiểm tra tình hình thế nào. Có gì tôi chịu trách nhiệm!
Thấy tôi cương quyết, đám lính trẻ nghe theo. Tôi quay lại phía hàng trăm người bị giết và bị thương. Họ chồng đống lên nhau máu me đầm đìa, máu chảy thành suối. Một cụ già bị bắn nát bàn tay đang vật vã kêu lên đau đớn. Tôi vực cụ vào bóng mát rồi dật cuốn băng cá nhân duy nhất bên mình băng tạm cho cụ. Lát sau tôi quay lại thì cụ đã tắt thở vì máu ra quá nhiều. Một chỗ thấy 5 người con gái và 5 người con trai bị bắn chết châu đầu vào nhau. Tôi hỏi người lính trẻ đi theo bên cạnh:
- Ai bắn đấy?
- Đại đội phó Hường đấy anh ạ!
- Lại nữa, tôi ngó vào cửa một gia đình, cả nhà đang ăn cơm, anh bộ đội cụ Hồ nào đó đã thả vào mâm một quả lựu đạn, cả nhà chết rã rượi trong cảnh cơm lộn máu.
Tôi bị sóc thực sự. Hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ “Đi dân nhớ ở dân thương” mà thế này ư? Cứ bảo là Mỹ nguỵ ác ôn chứ hành động dã man này của chúng ta nên gọi là gì? Tâm trạng tôi lúc đó như có bão xoáy. Mặc dù vậy, tôi vẫn nhận ra ngay những việc cân làm.
Tôi tập trung những người sống sót lại. Bảo chị em Phụ nữ và trẻ con ra rừng tổ chức ăn uống nghỉ tạm. Cốt là không cho mọi người chứng kiến lâu cảnh rùng rợn này. Đàn ông từ 18 đến 45 tuổi có nhiệm vụ ra sau ấp đào cho tôi một cái hố. Trong ấp ai có xe ô tô, xe lam, máy cày phải huy động hết để chở người bị thương đi viện. Mọi người đồng thanh:
- Xe thì có nhưng dọc đường sợ bị bộ đội giải phóng bắn lắm!
- Không lo, có tôi đi cùng!
Tôi giao cho Nghê, một du kích dẫn đường vừa có bố bị bộ đội cụ Hồ sát hại:
- Việc lỡ như thế rồi, chú nén đau thương lại giúp anh. Thu hồi căn cước tư trang của những người đã chết sau này còn có việc cần đến.
Thế là suốt chiều hôm đó, tôi lấy một miếng vải đỏ cột lên cánh tay trái. Lăm lăm khẩu AK ngồi trên chiếc xe dẫn đầu đoàn lần lượt chở hết người bị thương ra bệnh viện Suối Tre. Tối hôm ấy, tôi cho chuyển hết xác người bị chết ra cái hố đã đào. Không còn cách nào khác là phải chôn chung. Trưa ngày hôm sau người ta mới dám lấp. Đây là ngôi mộ tập thể mà trong hoàn cảnh ấy tôi buộc lòng phải xử lý như vậy.
Trời nắng gắt, để bà con phơi thây mãi không được. Một nấm mồ chung hàng trăm người lẫn lộn, không hương khói, không gì hết. Tôi cho dọn vệ sinh sạch sẽ những chỗ mọi người bị tàn sát. Xong, mới dám cho đám phụ nữ và trẻ con ở ngoài rừng về. Tôi vượt mặt cả cấp trên để làm việc theo tiếng gọi lương tâm của mình. Bằng mọi lỗ lực có thể để cứu giúp đồng bào. Tưởng thế là tốt, sau này nghĩ lại mới thầy hành động của mình giống như sự phi tang tội ác cho những anh bộ đội cụ Hồ. Thú thật lúc ấy tôi vẫn còn một phần ngu tín.
Cũng muốn bảo vệ danh dự cho đội quân lính cụ Hồ luôn luôn được ca ngợi là tốt đẹp. Tuy vậy tôi bắt đầu nghi ngờ “Tại sao người ta giết người la liệt rồi bỏ mặc. Chẳng lẽ họ mất hết nhân tính rồi sao?”
Công việc xong tôi gặp Nghê để chia buồn. Tôi không tránh khỏi cảm giác tội lỗi. Nghê đã đưa xác bố về chôn tạm ở nhà bếp. Tội nghiệp Nghê quá. Lặn lội đi theo cách mạng, ngày Nghê dẫn bộ đội về giải phóng ấp lại là ngày bộ đội cụ Hồ giết chết bố Nghê. Nghê “mừng chưa kịp no” đã phải chịu thảm cảnh trớ trêu đau đớn. Nghê buốn rầu nói với tôi:
Hôm qua nghe lời anh. Em thu được hai nón đồng hồ, tư trang và căn cước của những người bị giết. Sau đó có một anh bộ đội bảo đưa cho anh ấy quản lý. Em giao lại hết cho anh ấy để lo việc chôn ba.
- Em bị thằng cha nào đó lừa rồi. Thôi quên chuyện đó đi em ạ. Anh thành thật chia buồn với em. Chiến tranh thường mang đến những điều không may tột cùng đau đớn mà chúng ta không thể lường trước được. Anh cũng đang cảm thấy có lỗi trong chuyện này.
* * *
…. Đã mấy chục năm qua, khi hàng năm, khắp nơi tưng bừng kỷ niệm chiến thắng 30/4 thì tôi lại bị ám ảnh nhớ về hàng trăm dân lành bị tàn sát ở ấp Tân Lập. Cái hố chôn người bây giờ ra sao? Người ta sẽ xử lý nó như thế nào hay để nguyên vậy?
Tôi muốn được quay lại đó để thắp nén hương nói lời tạ tội. Vô hình dung việc làm tốt đẹp của tôi đã giúp cho người ta bưng bít tội ác. Không! Người dân ấp Tân Lập sẽ khắc vào xương tuỷ câu chuyện này. Nỗi đau đớn oan khiên lúc đấy chưa thể phải nhoà được. Còn những người tham gia cuộc tàn sát ấy nữa, có lẽ họ cũng vô cùng dằn vặt khi nhận những tấm huân chương do Đảng và Nhà nước trao tặng sau ngày chiến thắng. Ý nghĩ ấy giúp tôi dũng cảm kể lại câu chuyện bi thương này.
Sau ngày giải phòng Miền Nam 30/04/1975 tôi có chụp một kiểu ảnh đang cởi áo, lột sao dang dở. Tôi đem tặng cho một thằng bạn đồng hương chí cốt. Hắn run người, mặt tái mét:
- Tao không dám nhận đâu, họ phát hiện ra tấm ảnh này quy cho phản động là chết cả lũ!.
Bạn tôi sợ là đúng. Vì cậu ta là Đảng viên. Nhưng điều bạn ấy không hiểu là tôi làm vậy vì cảm thấy hổ thẹn và nhục nhã cho anh bộ đội cụ hồ khi nghĩ tới vụ thảm sát ở ấp Tân Lập…

Trần Đức Thạch
Cựu phân đội trưởng trinh sát
Tiểu đoàn 8 – Trung đoàn 266
Sư đoàn 341 – Quân đoàn 4

  Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

 

Giới thiệu độc giả bài thơ về Người Lính VNCH của Miên Thụy

Giới thiệu độc giả bài thơ về Người Lính VNCH của Miên Thụy (MT). Thi sĩ MT đã bộc lộ cảm tình, sự nhớ ơn của mình đối với người lính của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, những người đã anh dũng chiến đấu trong suốt gần 21 năm để bảo vệ miền Nam tự do, để cho chúng ta ở hậu phương được sống an bình
, từ 1954 cho đến khi bị thượng cấp ra lệnh bắt buộc buông súng đầu hàng cuối tháng 4.1975 , qua thi phẩm :
( Chiếc áo phong sương )
Thương anh áo trận bạc màu
Làm người yêu Lính nguyện cầu ơn trên
Chiến trường anh được bình yên
Hậu phương em một lời nguyền yêu anh
Cũng vì chiến cuộc phân tranh
Bỏ quê bỏ nước đoạn đành ra đi
Em chưa về lại từ khi
Biết anh cũng vẫn gan lì đấu tranh
Trời chia đôi ngã thôi đành
Em thề sẽ giữ tình anh suốt đời
Núi sông còn lúc đổi dời
Thể nào cũng có ngày vui chúng mình
Tạ ơn chiếc áo đăng trình
Cho em được giữ lòng mình sắc son .
( * Miên Thụy )

  Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

 

Tự do cho Nguyễn Văn Đài & Dân Tộc VN - Trần Thúy Nga


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

Trần Đại Quang bắt đầu tàn phá tôn giáo - Radio Đáp Lời Sông Núi 13/04/...


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

"Mày ngon lột đồ CA ra đánh tay đôi với tao"


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

Kết quả từ cuộc đình công của 1000 công nhân công ty Bluecom Vina.


Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

*DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN * KÝ ỨC VỀ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN VN.

*S*au ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách
khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt
biên’. (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực
trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai mươi
năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt
đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng
tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù
bằng đường bộ hay đường biển.

*Di Tản*

Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam
Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có
những đợt rời Việt Nam của các nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty
ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc được các cơ
quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ. Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng
Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent
Wind” để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Mỹ và một số người Việt đã
từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
rời khỏi Việt Nam để tránh bị Cộng Sản trả thù.

Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản. Họ
là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông
bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều
hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát
được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao
nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản. Ðó là lý
do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc
nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã
phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ,
Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam,
Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho
đến cuối năm 1975.

Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày
29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người
lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO
(Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho
phá nổ. Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đổ ra biển Thái Bình
Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ, việc
cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó. Hạm đội số 7 của
Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và nhiều tàu
chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào
chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic,
Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như
Canada, Uc, Pháp, Anh, vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt
biên không có sư gián đoạn. Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính
phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi
của người Việt vần tiếp tục không ngừng.

Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng
có trong lich sử Việt Nam và thế giới.

 Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 đã có nhiều cảnh đẫm máu và nước mắt
nhưng tình nhân loai cũng đã được biểu lộ rõ rệt từ những quân nhân và các
cơ quan từ thiện. Sau khi đã đến đựợc Mỹ hay các nước mở vòng tay đón
nhân, dân Di Tản còn phải trải qua nhiều khó khăn như sự khác biệt ngôn
ngữ, văn hóa, vân vân để tạo lại cuộc sống.



*Vượt Biên*



Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại
dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì
về những khó khăn khác đang chờ đợi họ. Ðó là lý do mà có lúc người ta đã
nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một
người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt
lại và đi tù”.

The State of the World’s Refugees 2000:

50 Years of Humanitarian Action

Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?

Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ
còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng
suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời
chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một
Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình. Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than
tôi mọi cho những người Cộng Sản vô lương. Họ đã mất hết tài sản, tự do và
cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản. Họ có
thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn. Nhưng tương lai
chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin
Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con
cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi
lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’. Tương lai họ còn gì đâu
ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên. Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do
thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không,
đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết. Bới vậy Họ đã quyết chí liều
mình Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay Vượt Biển qua Mã Lai,
Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt
Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố
hãi hùng ngoài biển Đông.

Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về tỵ nạn:

“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh
sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế
độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều
người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương. Số người
tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được. Người
ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay
bị hải tặc bắt giết.

Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể
từ ngày lập quốc. Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt,
Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới. Trước đó, không một ai có thể tiên đoán
được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế. Phong trào
vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ
1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với
những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số
dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ
1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).



 Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm
nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam
(CSVN) trước công luận thế giới. Sự kiện nầy là tiếng chuông cảnh tỉnh đối
với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản” và trở thành động cơ thúc đẩy các
nước Ðông Âu ly khai chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của khối
cộng sản năm 1990-1991?

* Phỏng theoTrần
Gia Phụng *



‘‘Bước vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một trong các nước chậm tiến trên
thế giới, mặc dầu có sẵn tiềm năng, nhưng vì sai lầm nghiêm trọng của đường
lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Những thảm trạng xẩy ra trong hơn nửa thế kỷ vừa qua
cần phải được ghi nhớ, trong đó có hai sự kiện gần nhất là việc nhà cầm
quyền cộng sản giam cầm công dân vô tội trong tù cải tạo và việc người
dân trốn ra ngoại quốc trong những điều kiện bất trắc đầy nguy hiểm. Giam
giữ người vô tội trong các trại tập trung cải tạo, chế độ cộng sản đã một
mặt vi phạm tội ác, một mặt phung phí năng lực quốc gia để phục vụ mục tiêu
đảng phái. Đảng Cộng Sản không chịu thú nhận rằng chính tàn bạo của họ là
nguyên nhân khiến người dân phải bỏ nước ra đi, mà họ còn lợi dụng cơ hội
ra đi đó để cướp đoạt tài sản, thu vàng bán bãi, mặc cho tài năng quốc gia
thất thoát ra ngoài và biết bao người dân lương thiện đã bị chết kinh hoàng
trên biển cả.
*Phạm Hữu Trác – Vàng Máu và Nước Mắt*

Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tràn ngập các trại tị nạn ở Ðông
Nam Á. Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị chính quyền Hà Nội
bắt buộc ra đi trên những con tàu không thể đi biển được, và đã biến mất
trên Biển Ðông đầy bất trắc. Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã
phải quay tàu về đất liền khi chứng kiến cảnh hãi hùng như một phần thi thể
của người vượt biển vướng vào lưới, vân vân.
  

Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi Việt Nam? Ta có thể tìm thấy
câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được công khai
thực hiện: “tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn,
đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa.”



 Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được cái đau khổ của người phải rời bỏ
quê hương. Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới,
chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ
mong muốn. Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đến đâu, không có viễn
ảnh hồi hương, và cam chịu mọi hiểm nguy. Họ phải đang tâm cắt bỏ những
ràng buộc với quê hương và dân tộc.

 Thuyền nhân là những người không chịu đựng được chính sách hà khắc của
chính quyền cộng sản Họ là những người mà trước năm 1975, không bao giờ
muốn rời bỏ quê hương. Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc
đời ho vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau
lưng tất cả những người và những gì yêu quý, liều mạng sống của mình cũng
như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi
Việt Nam.


Những ‘thuyền nhân’, danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều
rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu. Trong khi cố
gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi
ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù. Những ai may mắn xuống
được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không
thích hợp để đi vượt đại dương. Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái
Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại
Lợi. Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu.

 *Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng*

 Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com