Sunday, August 16, 2015

Tạ Phong Tần: Chế độ CSVN nầy cần phải xin lỗi tôi!


 
CTV Danlambao - Ngày 12/8/2015, chị Tạ Minh Tú đến trại giam số 5 Thanh Hóa thăm chị mình là chị Tạ Phong Tần theo định kỳ hàng tháng. Theo chị Tú kể lại:“Khác mọi lần khi tôi vào phòng thăm nuôi thì họ cho tôi chờ từ 1 tiếng trở lên nhưng lần này tôi vào từ 14 giờ 30 thì sau 15- 20 phút là tôi đã được gặp chị Tần rồi, nên tôi có chút ngỡ ngàng.”

Chị cho biết thêm, hiện giờ tình hình sức khỏe của chị Tần rất yếu, ngay bắp đùi của chị có khối u lớn bằng nắm đấm và nó thường xuyên hành chị đau nhói từng cơn, bác sĩ trại giam nói nếu như tình trạng này kéo dài thì phải mổ.

Cũng vì khối u này mà chị Tần khó khăn hơn trong việc ăn uống rất nhiều, so với trước đây chị ăn ít hơn nửa phần, thêm vào đó ban đêm trời nóng nực phải đến 3,4 giờ sáng trời mát chị mới ngủ được. Chị nói lúc này hơn bao giờ hết chị ước muốn sao đêm nào cũng có mưa, để trời có thể dịu mát dễ ngủ hơn.

Chị Tần còn cho biết trước đó, có 3 người tự xưng là ở bộ công an xuống làm việc, đồng thời đặt vấn đề hỏi chị có muốn định cư ở Mỹ không? Nếu muốn, chị Tần phải làm “đơn xin’’ thì họ sẽ “giúp đỡ”.

Chị Tần trả lời: “Tôi không có lỗi, cho nên tôi không cần phải xin gì cả. Chính cái chế độ này mới cần phải xin lỗi tôi mới đúng”.

Được biết hiện tại chị đang bị giam chung với hai người tù hình sự, cũng may hai người này biết chuyện nên không gây hấn gì với chị.

Sau cuộc nói chuyện, chị Tần thông qua chị Tú gởi lời hỏi thăm và cám ơn đến tất cả mọi người trong và ngoài nước đã luôn quan tâm giúp đỡ chị cũng như giúp dỡ gia đình vượt qua khó khăn.

13/8/2015
Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Cô bé 14 tuổi đi tìm công lý cho ba mẹ và anh trai


Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy (ngoài cùng bên trái) rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy (ngoài cùng bên trái) rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.
12.08.2015
Một bé gái mất nhà, có cả cha mẹ và anh trai rơi vào vòng lao lý vì chống lại lực lượng thu hồi đất mà em cho là bất công, nói em chỉ mong trở lại cuộc sống bình thường và đang làm tất cả những gì có thể để gia đình được đoàn tụ.  
Sự việc liên quan tới gia đình em Nguyễn Mai Thảo Vy rộ lên hồi tháng Tư vừa qua trong vụ phản kháng cưỡng chế đất đai ở huyện Thạnh Hóa, Long An.
Hơn một chục người bị bắt, trong đó có ba mẹ của em Vy, và 4 tháng sau, mới đây, ngày 6/8, anh trai của em là Nguyễn Mai Trung Tuấn, 15 tuổi, đã bị bắt theo “lệnh truy nã”.
Vy kể với VOA Việt Ngữ: “Con cảm thấy mình giống như là bước vào con đường cùng không có lối thoát. Con tưởng cuộc đời con chấm hết rồi. Không còn cha mẹ, không còn nhà cửa. Tinh thần của con rất là suy sụp”.
Vy cho biết đã tận mắt xem “thông báo về việc bắt người đang bị truy nã” đối với anh trai mình, do công an Huyện Thạnh Hóa – tỉnh Long An ban hành, nhưng em nói trước đó, gia đình “không nhận được lệnh truy nã nào”.
Theo thông báo trên, học sinh Nguyễn Mai Trung Tuấn bị bắt “vì đã có hành vi cố ý gây thương tích, phạm vào điều 104 Bộ Luật hình sự”.
Trên mạng xã hội nhiều người lên tiếng phản đối việc truy tố và bắt giam một người dưới tuổi vị thành niên như em Tuấn.
Tuy nhiên, theo luật sư Lê Thị Công Nhân, việc bắt giữ và truy tố đối với những người ít tuổi thì luật Việt Nam có quy định tương đối rõ ràng.
Bà nói: “Luật Việt Nam quy định trường hợp ít tuổi nhất mà bị bắt giữ theo luật hình sự là 14 tuổi, là tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng chỉ đối với các tội nằm trong các nhóm rất nghiêm trọng cho tới đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng mức độ nguy hiểm và mức độ nghiêm trọng của tội không phải là yếu tố duy nhất để cơ quan thẩm quyền người ta ra quyết định bắt giữ mà người ta còn dựa vào các yếu tố khác như nhân thân của các nghi can; thái độ, tâm tính của nghi can đó; nơi ở của nghi can, nghi can ở với gia đình có nhân thân tốt hay là nghi can ở trong môi trường cũng có khả năng nguy hiểm, tiếp tục phạm tội nào đó và có thể bỏ trốn. Họ xét nhiều khía cạnh như vậy. Nếu mà nhân viên công vụ người ta làm việc khách quan, người ta phải xem xét rất là kỹ những yếu tố đó để đưa ra một quyết định bắt giữ nghi can tuổi vị thành niên”.
Em Tuấn là con trai đầu của bà Mai Thị Kim Hương và ông Nguyễn Trung Can ở tỉnh Long An.
Kháng cự
Hồi giữa tháng Tư vừa qua, cặp vợ chồng này cùng với khoảng 10 người thuộc hai hộ dân khác đã bị bắt sau khi sử dụng acid và bom xăng để kháng cự lực lượng cưỡng chế đất.
Tranh chấp bùng lên vì dự án giải phóng mặt bằng để xây dựng bờ kè ở thị trấn Thạnh Hóa. Em Nguyễn Mai Thảo Vy  cho biết chính quyền “có đền bù nhưng không phù hợp với cá giá mà cha mẹ con mua”.
Em Nguyễn Mai Trung Tuấn phản đối việc bắt giữ cha mẹ.Em Nguyễn Mai Trung Tuấn phản đối việc bắt giữ cha mẹ.
Trong thông báo về việc “bắt người đang bị truy nã”, công an huyện Thạnh Hóa không nói rõ “hành vi cố ý gây thương tích” của em Tuấn là gì. VOA tiếng Việt không thể liên hệ phỏng vấn với công an huyện Thạnh Hóa.
Luật sư Lê Thị Công Nhân nói về tội này: “Tội cố ý gây thương tích là một tội tương đối là phức tạp bởi vì nó liên quan tới việc giám định tỷ lệ thương tật của bị hại, của nạn nhân. Nó chia ra làm nhiều mức độ. Nhưng tỷ lệ thương tật đó nó chỉ là một phần để đi tới quyết định là hành vi phạm tội có phải là nghiêm trọng hay không bởi vì nó liên quan tới hành vi phạm tội được thực hiện như thế nào, với một thái độ cố ý đến cùng, với một sự tổ chức, với một sự xảo quyệt, với một sự tàn độc, hoặc với một động cơ đê tiện… Nó có rất nhiều yếu tố, chứ không phải chỉ cố ý gây thương tích thì cứ mặc định nó là tội rất nghiêm trọng”.
Điều 104 Bộ luật hình sự có 4 khung hình phạt từ 6 tháng tù giam tới 20 năm tù hoặc tù chung thân. Tin cho hay, cha mẹ của em Tuấn cũng bị truy tố về tội “cố ý gây thương tích”, nhưng không rõ là theo điều nào.
Giờ con chỉ mong muốn nho nhỏ thôi là nhà cầm quyền cộng sản thả cha mẹ con và anh hai con ra rồi trả tất cả nhà lại cho gia đình con sống bình thường.
Em Nguyễn Mai Thảo Vy nói.
Dù giờ phải sống nương nhờ vào người dì, em Vy nói rằng còn nhiều người ở khắp Việt Nam “còn tội hơn gia đình con gấp trăm lần” vì “bị mất đất, mất nhà và bị cướp quyền làm người”.
Em nói tiếp: “Giờ con chỉ mong muốn nho nhỏ thôi là nhà cầm quyền cộng sản thả cha mẹ con và anh hai con ra rồi trả tất cả nhà lại cho gia đình con sống bình thường. Con chỉ mong luật pháp của Việt Nam đừng có làm trái luật mà quốc tế quy định. Nó đừng có xâm phạm nhân quyền nữa. Hàng ngày con lên Facebook con tố cáo tội ác mà Đảng Cộng sản đã cướp của gia đình con để cho Đảng Cộng sản Việt Nam mau sám hối”.
Thu hồi đất đai ở Việt Nam đã gây ra nhiều vụ đối đầu nghiêm trọng giữa người dân và lực lượng cưỡng chế.
Trước vụ liên quan tới gia đình em Vy và Tuấn, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng dùng mìn tự thế và súng để chống lại lực lượng cưỡng chế năm 2012.
Vụ việc khiến nhiều người bị thương cũng như đẩy nhiều thành viên trong gia đình người nông dân này vào cảnh tù tội.
Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Lực lượng công an không từ một thủ đoạn nào để cản trở bất đồng chính kiến ở Việt Nam


Nguyễn Hồ Nhật Thành: Cô bé bán hàng tiếp tục bị khủng bố tinh thần sau khi bất hợp tác với an ninh
Hôm qua, nhà trọ của cô bé bán hàng tiếp tục bị ném đá vỡ kính. Chủ nhà mặc dù thương cô bé nhưng trước áp lực của bạo quyền đã đành kêu cô bé dọn đi nơi khác. Cũng trong ngày hôm nay, tại trung tâm dạy tiếng Nhật, nơi làm việc của cô bé đã họp bất thường để thông báo việc ngưng hợp đồng dạy học của cô bé ở đây. Cùng một lúc cô phải chịu cảnh bị đuổi khỏi nhà trọ và mất việc.
Trước đó hai ngày, nhà trọ cô đã bị đột nhập mà theo hàng xóm úp mở chính là do lực lượng an ninh quận Thủ Đức làm. Họ xáo tung đồ đạc và lấy đi 300USD, số tiền mà cô dành dụm để nuôi hai bé gái người dân tộc học nội trú. Ngay sau đó là giấy mời lên làm việc của an ninh Hồ Chí Minh với nội dung về việc phát cơm từ thiện của cô. Họ ép cô ký biên bản không được phát cơm từ thiện cho người vô gia cư với lý do là người vô gia cư đang nằm trong chiến dịch "dọn dẹp lòng lề đường" của thành phố. Họ cho rằng công việc phát cơm cho những người vô gia cư đó là hành động phản kháng lại chủ trương của nhà nước. Cô bé đã phản ứng bằng cách bất hợp tác và không đồng ý ký biên bản với lý do bất nhân đó. Kết quả ngay sau đó là tình trạng khủng bố liên tục cô bé như hiện nay.
Cô bé tâm sự đã có ý định về quê sống với gia đình nhưng vì đang nuôi hai bé gái người dân tộc học nội trú để tránh việc bị bắt cưới và buôn bán phụ nữ ở vùng biên giới. Một tháng cô phải dành ra gần hai triệu để lo chi phí cho hai bé gái này. Nhà trọ cô thuê chủ yếu là có thêm chỗ rộng rãi để tập trung đồ cũ đem lên cho đồng bào thiểu số ở biên giới. Công việc này cô đã âm thầm làm từ nhiều năm nay, nhưng khốn thay giờ cô gặp phải đám an ninh với đầu óc dòi bọ đã suy diễn cô bé đang hoạt động chống phá và dùng những phương cách hạ tiện để khủng bố tinh thần cô. Thời gian tới, việc sống và thực hiện lý tưởng thiện nguyện của cô bé sẽ là một chuỗi ngày dài đầy thử thách trong một chế độ thối nát như hiện nay.
11855838_1000514743326102_2880853118491166392_n.jpg
* * *
Vào tầm 17h ngày 4.8.2015, tại đoạn đường Đảo Đá Bắc, đoạn giao nhau với đường Nguyễn Lữ thuộc phường Khuê Mỹ, trong khi anh Nguyễn Văn Thạnh đang đi xe máy bình thường thì bị một người lạ mặt tông xe từ phía sau rồi lao vào đấm đá. Lúc đánh anh người này nói những câu như "mẹ, mày nhìn đểu tao hả?", "mày ở đâu đến đây?", "cút khỏi Đà Nẵng", "đánh chết mẹ mày bây giờ". Cùng với người này còn có 4 người khác cũng xông vào đánh và đá anh Thạnh. Họ là những thanh niên tầm 25-35 tuổi.
Sau khi đấm đá chán chê và anh Thạnh gục ngã thì họ bỏ đi. Anh Thạnh đã phải vào phòng cấp cứu bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng để điều trị.
Sau đó anh Thạnh tiếp tục bị công an mặc thường phục theo dõi, và đe dọa.
Anh Thạnh là người mắc căn bệnh máu khó đông, những hành vi đánh đập rất nguy hiểm cho tính mạng vì khả năng chảy máu bên trong mà không cầm máu. Là một người hoạt động xã hội, anh Thạnh liên tục bị lực lượng an ninh Đà Nẵng can thiệp ép chủ nhà chấm dứt hợp đồng thuê nhà với anh tại tại Đà Nẵng.
* * *
Đã nhiều tháng nay lực lượng công an thành phố Hồ Chí Minh cắt cử người canh gác và đeo bám anh Hoàng Văn Dũng, thành viên Con Đường Việt Nam. Gần đây họ chuyển sang một hình thức khủng bố mới: Ngày 28/7 họ đổ keo gắn sắt vào khóa cửa nhà anh, và anh đã phải gọi bạn mang cưa máy đến cắt khóa để ra khỏi nhà. Ngày 7/8 thêm 2 chiếc khóa cửa trước và cửa sau bị đổ keo, nâng tổng số lên 6 chiếc.
Với lực lượng an ninh canh ngay ngoài cửa, thậm chí còn trang bị cả camera giám sát hai đầu hẻm, những người này chối rằng không biết ai đã làm việc đổ keo, và cũng chối luôn camera là của họ.
Anh Hoàng Dũng cũng đã nhiều lần bị cấm không được ra khỏi nhà, khi có những sự kiện cộng đồng hoặc sự thăm viếng của các nhà ngoại giao phương Tây. Anh cũng đã nhận được những lời đe dọa dùng vũ lực.
Ngày 3/7/2015 anh bị 3 người dàn cảnh đánh ngay trên đường Bạch Đằng, Bình Thạnh. Hai người đi xe Dream 54V4 - 0458 giả đò quẹt xe rồi nhảy vào cà khịa. Một người đi tay ga phía sau (không rõ biển số) quay phim chụp hình chắc để về làm chứng. Anh Dũng đã bị đấm nhiều phát, may là bà con xung quanh hò hét nên họ đã bỏ chạy.
11838614_904834342933999_1578993405288238844_o.jpg

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Cậu bé lớp 8 đòi làm thay việc của Bộ trưởng Giáo dục csvn.


Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip trên youTube).
Em Vũ Thạch Tường Minh phát biểu trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm tại Hà Nội hôm 12/8. (Ảnh chụp từ clip trên youTube).
14.08.2015
Phát biểu của một cậu bé lớp 8 trong buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng Việt lớp 6 của nhóm  tại Hà Nội hôm qua (12/8) đã được lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội. Nhiều người gọi cậu bé là ‘Bộ trưởng Giáo dục tương lai’ của Việt Nam. Cậu bé đã nói gì? Tại sao có nhiều người tỏ ra đồng tình với nhận định của cậu bé đến thế? Khánh An của ban Việt ngữ VOA tìm hiểu thêm chi tiết.
Nhấp vào để nghe phần âm thanh


Đoạn ghi âm được đăng tải lên mạng Youtube về buổi hội thảo ra mắt sách Văn và Tiếng việt lớp 6 của nhóm Cánh Buồm hôm 12/8, trong phần đặt câu hỏi, một học sinh đã đứng lên phát biểu như sau:


“Một điều mà con muốn nói với chính phủ Việt Nam, hay cụ thể hơn là Bộ Giáo dục, theo con, các vị bộ trưởng, thứ trưởng giáo dục không phải là nên áp dụng cả bộ sách này, mà là áp dụng cái lối giáo dục của bộ sách này vào giáo dục Việt Nam, bởi vì bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam, có thể theo đường lối của Cánh Buồm cũng được, các vị có thể thay cả bộ sách giáo khoa cũng được. Các vị có thể nói là mất thời gian, nhưng con thấy là thời gian các vị cải tiến, cải lùi còn mất thời gian hơn. Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm”.
Giáo dục Việt Nam không cần cải cách gì nữa, giáo dục Việt Nam cần được cách mạng. Đó mới là điều các vị trong Bộ Giáo dục nên làm. Còn nếu bây giờ các vị không làm thì đến khi nào con thành Bộ trưởng Bộ Giáo dục con sẽ làm.
Em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường chuyên Amsterdam, nói.
Nhà giáo Phạm Toàn, người lập ra nhóm Cánh Buồm, một nhóm gồm nhiều nhà khoa học hoạt động độc lập đang làm công việc soạn thảo lại các bộ sách giáo khoa mới nhằm góp phần cách tân giáo dục theo phương pháp hiện đại, gọi phát biểu của em Vũ Thạch Tường Minh, học sinh trường chuyên Amsterdam, là một dạng “trưng cầu dân ý”.
“Những ý kiến của cậu bé bột phát một cách hồn nhiên, tức là một thứ ‘trưng cầu dân ý’ bột phát đấy. Xưa nay người ta vẫn nghĩ những đứa bé học ở những trường chuyên, lớp chọn như thế thì không có ý kiến gì về việc học nữa vì nó thỏa mãn rồi. Thế mà cậu bé này không thỏa mãn. Thứ hai nữa là cậu bé này đã nhìn ra không phải chỉ cho nó, rất nhiều trường chuyên lớp chọn khi học sinh vào đấy là tự thỏa mãn cuộc đời mình, cậu bé này vẫn nhìn ra xã hội nữa, phải nhìn ra xã hội thì mới thấy được ý nghĩa của bộ sách mà nhóm Cánh Buồm làm. Khi nào người ta hồn nhiên và không bị điều khiển bởi một động lực ngoài ý nghĩa giáo dục, ngoài sự học của con người, thì người ta đồng ý với nhóm Cánh Buồm. Nếu người ta nghĩ đến những thứ khác như uy tín, danh giá, tiền, quyền lợi…, thì người ta sẽ tự ái”.
Suy nghĩ của cậu bé không những được tán dương trong buổi hội thảo mà còn được chia sẻ rất nhiều trên mạng xã hội. Nhiều người nhận xét cậu bé có nhận thức chững chạc hơn rất nhiều người lớn, thậm chí có người đề nghị cho cậu làm thay công việc của Bộ Giáo Dục để con em họ được nhờ.
Nhà giáo Phạm Toàn và các em học sinh.Nhà giáo Phạm Toàn và các em học sinh.
Nhà giáo Phạm Toàn cho rằng cậu bé đã nói thay nguyện vọng của nhiều người.
“Nguyện vọng của người dân là người ta muốn có một nền học vấn khác, nhưng đấy không phải là tất cả số đông người dân. Số đông người dân vẫn đang chịu sự ép dàn mỏng ra của ý thức hệ, của thói quen của nhà cầm quyền và thỏa mãn với bất kỳ cái gì của nhà nước đề ra”.
Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét thái độ của đại đa số người dân Việt Nam vẫn là tìm cách thích nghi với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó, một số người khác thậm chí còn tìm cách kiếm lợi trên những hoàn cảnh đó. Ông nói:
“Quan trọng nhất là những người hiểu biết, những nhà sư phạm phải tìm con đường càng ngày càng phải đúng hơn cả. Nếu cứ cắm cúi làm theo cách cũ thì sẽ làm tan hoang cả một tâm hồn dân tộc”.
Bây giờ giáo dục Việt Nam con thấy là, con không có tính từ nào khác nên con phải dùng tính từ này, là giáo dục Việt Nam bây giờ con thấy là quá ‘thối nát’ rồi. Mà suốt bao năm qua các vị cải đi, cải lại, cải tiến, cải lùi mà nó vẫn không thay đổi được kết quả gì cả. Nên bây giờ con muốn các vị bộ trưởng, thứ trưởng hãy thay đổi đường lối giáo dục của Việt Nam
Cậu bé lớp 8, Vũ Thạch Tường Minh, phát biểu.
Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn bị xã hội lên án vì những bất cập, lạc hậu, giáo điều và thiếu thực tế. Rất nhiều sáng kiến, cải cách đã được đưa ra những không cải thiện được tình trạng này nên nhiều người dân Việt Nam đã gọi đùa những “cải tiến” là “cải lùi”.
Chỉ riêng trong các bộ sách giáo khoa hiện hành thôi, đã có rất nhiều lỗi nghiêm trọng bị người dân phát hiện ra trong thời gian qua. Theo báo Đời sống & Pháp luật, chỉ tính riêng trong năm 2013 đã có 5 trường hợp sách giáo khoa, sách tham khảo bị phát hiện có in cờ Trung Quốc với “đường lưỡi bò 9 đoạn”.
Soạn lại bộ sách giáo khoa đúng đắn, nghiêm chỉnh cho các cấp bậc là mục tiêu chính của nhóm Cánh Buồm. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết các thành viên của nhóm gặp nhau ở tâm huyết, lý tưởng dành cho nền giáo dục nước nhà, chứ không theo một tổ chức nào. Mọi người đều có công việc riêng để kiếm sống và việc soạn sách chỉ là tình nguyện.
Những nỗ lực của nhóm Cánh Buồm đôi khi cũng gặp phải sự phản kháng từ phía cơ quan chức năng, nhưng có một trường tiểu học đã chấp nhận áp dụng thực nghiệm bộ sách. Chỉ trong một năm, số lượng học sinh lớp 1 xin vào trường đã tăng lên gấp đôi, mặc dù học phí của trường này khá cao so với mặt bằng chung. Nhà giáo Phạm Toàn cho biết nhóm không có ý định ‘chạy chọt’ hay ‘vận động’ cho việc sử dụng sách rộng rãi, mà nhóm dành quyền lựa chọn đó cho chính người dân Việt Nam.
Thực trạng của nền giáo dục Việt Nam lâu nay vẫn bị xã hội lên án vì những bất cập, lạc hậu, giáo điều và thiếu thực tế. Rất nhiều sáng kiến, cải cách đã được đưa ra những không cải thiện được tình trạng này nên nhiều người dân Việt Nam đã gọi đùa những 'cải tiến' là 'cải lùi'.
Nhà giáo Phạm Toàn nhận xét.
“Chúng tôi chỉ cần làm đúng đã, chúng tôi không cầu cạnh để thắng lợi vì chạy vạy, lobby này khác thì có thể có lợi nhưng về lâu về dài thì không có lợi. Chúng tôi cứ để thế này cho xã hội chọn lọc. Nếu Bộ Giáo dục chưa thừa nhận thì họ cũng phải cảnh giác khi họ làm những sản phẩm mới. Họ phải làm thế nào để họ không thua. Chứ còn [chúng tôi] không lobby, dứt khoát không lobby!”.
Với hơn 10 năm làm việc nghiêm túc, nhóm đã hoàn thành bộ Sách giáo khoa tiểu học và cho ra mắt bộ sách này hôm 12/8. Bộ sách có sự tham gia của nhiều soạn giả nổi tiếng và được thông qua một ban duyệt bản thảo gồm nhiều nhà nghiên cứu, giáo sư, tiến sĩ. Nhóm đang bắt tay thực hiện bộ sách dành cho lớp 6 trở lên, ngoài hai cuốn Tiếng Việt và Văn lớp 6 còn có hai cuốn Tự học Tiếng Việt và Tự học Văn. Đặc điểm của sách giáo khoa của nhóm Cánh Buồm là có thể sử dụng sách trong lớp học với giáo viên hoặc dành cho học sinh tự học.


Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Cô giáo Võ Thị Thanh Hải: Tôi sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo















"...Tôi biết, con đường phía trước của mình rất nhiều khó khăn thậm chí hiểm nguy. Xét thấy tôi không làm gì vi phạm pháp luật, không làm gì trái với đạo đức của một nhà giáo. Nhưng chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa mà tôi bị trù dập, sách nhiễu. Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo..." - Võ Thị Thanh Hải.

*

Tôi là Võ Thị Thanh Hải hiện là giáo viên trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi Q2. Nơi đăng ký nhân khẩu thường trú tại 22/8 đường 31, phường Bình Trưng Tây Q2, Tp HCM. 

Khoảng hơn 14h30' ngày 17.07 2015, công an hộ tịch tên là Thanh đưa “giấy mời” tôi đúng 15h cùng ngày đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây, Q2 ở số 197A Nguyễn Duy Trinh để “trao đổi một số vấn đề về An ninh trật tự”. “Giấy mời” chỉ ghi cộc lốc người làm việc với tôi sẽ là “ông Thân”, không kèm theo họ tên đầy đủ hay cấp bậc, chức vụ của ông này. 


Về lý do bị mời, tôi đã thắc mắc tại sao tôi không làm điều gì gây mất trật tự an ninh, không phá làng phá xóm hay chửi bới gây lộn với ai mà bị công an mời đi làm việc về an ninh trật tự. Tôi yêu cầu công an hộ tịch - người đưa giấy mời- phải cho biết lý do chính đáng về buổi làm việc. Tôi cũng yêu cầu công an cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật là phải gửi giấy mời trước 3 ngày chứ không thể tùy tiện gửi giấy mời và yêu cầu công dân đi làm việc cách nhau chưa đầy 30 phút như thế. Chính vì vậy tôi đã không đi lên phường làm việc.

 Ba ngày sau, 20.07.2015 tôi lại nhận được “giấy mời” cũng từ tay công an hộ tịch tên Thanh, yêu cầu tôi đúng 15h ngày 23.07.2015 cũng đến địa điểm cũ để "bổ túc hồ sơ nhân khẩu" cũng do “ông Thân” đón tiếp. Đúng ngày giờ, tôi đến trụ sở Công an phường Bình Trưng Tây thì không phải ông Thân tiếp mà là ông Long, công an Quận 2 tiếp chuyện. Trong suốt buổi “làm việc”, ông Long không hề nói về vấn đề nhân khẩu như trong giấy mời đã thông báo mà lại chất vấn về các bài đăng trên facebook cá nhân của tôi.


Mở đầu buổi “làm việc”, ông Long đưa cho tôi một xấp giấy A4 in sẵn những bài viết đã đăng trên FB của tôi và hỏi: “Đây có phải là những bài viết của chị hay không?” Tôi xác nhận đó là những bài viết của tôi. Ông Long bắt tôi ký xác nhận vào các bài viết đó. Sau đó ông Long đã đặt ra rất nhiều câu hỏi và bắt tôi trả lời như: “Chị lấy những hình ảnh này ở đâu ra? Và chị đã chia sẻ với những ai? Lý do vì sao chị đăng lên như vậy khi chị đang sống dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, không phải là chế độ Việt Nam cộng hòa?” 

Ông Long lý luận: “Chị nên hiểu cờ vàng 3 sọc đỏ là của chế độ VNCH đã sụp đổ, thất bại lâu rồi. Nó đã đi vào quá khứ...”. Và ông này cũng kết tội tôi: “Chị là một giáo viên sống ở chế độ XHCN cờ đỏ sao vàng chứ không phải cờ vàng 3 sọc đỏ. Chị là một giáo viên dạy các cháu “mầm non” (thực ra tôi dạy bậc tiểu học) cũng đang sống trong chế độ XHCN như thế là không được, không đúng. Nếu như thế chị sẽ làm sai lệch tư tưởng của các cháu.” 

Tôi trả lời mặc dù tôi đăng các bài về VNCH nhưng khi lên lớp, tôi vẫn dạy theo đúng chương trình của Bộ Giáo dục, tôi vẫn truyền đạt đúng theo nội dung sách giáo khoa của nhà nước XHCN. Và tôi luôn dạy các em những điều tốt đẹp để sau này trở thành những con người có ích cho đất nước, cho xã hội.”

Ông Long yêu cầu tôi tháo gỡ các hình ảnh và các bài viết liên quan đến Việt Nam Cộng Hòa; bắt tôi cam kết không được viết tiếp những bài về VNCH nữa. Tôi không đồng ý vì tôi thấy mình không làm điều gì sai cả. Tôi tin rằng người dân được làm tất cả những gì pháp luật không cấm. Hiện nay, không có quy định nào của pháp luật cấm đưa lên Facebook cá nhân những hình ảnh liên quan đến lịch sử Việt Nam bất kể là thời nào, kể cả thời Việt Nam Cộng Hòa.

Sau buổi “làm việc” với công an tôi không được giữ một bản photo “làm việc” nào mặc dù trước khi “làm việc”, tôi đã yêu cầu và được phía công an chấp thuận. Họ lấy lý do máy Photocop bị hỏng, không thể sao ra một bản cho tôi giữ. Lẽ ra trước khi hứa để tôi giữ một bản, họ nên nói rõ với tôi về việc này. Khi tôi tự đi ra cửa hàng photo thì bị 3 người là công an Long, công an Khang và cô thư ký tên Dân yêu cầu chủ tiệm không photo văn bản cho tôi.

Mọi chuyện tưởng đã chấm dứt vì không thấy họ mời gọi gì nữa. Nhưng đến sáng ngày 10.08.2015 trong buổi họp Hội đồng Sư phạm đầu năm thì tôi được bộ 3 Ban giám hiệu thông báo là Trưởng phòng giáo dục vừa gọi điện yêu cầu Nhà trường không được phân lớp cho tôi, và tôi phải chờ quyết định của Phòng điều động tôi đi nơi khác.

Vào lúc 14 giờ 16 phút ngày 12 tháng 8, ông Hiệu trưởng Trần Văn Dàng gọi điện và hẹn tôi 7h30’sáng ngày 13.08.2015 có mặt tại Phòng Giáo dục quận 2 để họp trao đổi về nội dung điều động công tác. Trong buổi trao đổi, Trưởng phòng giáo dục đề nghị chuyển tôi về trường Bồi dưỡng thường xuyên (những giáo viên, cán bộ bị kỷ luật thường bị chuyển về đây) để phụ việc quản lý về chuyên môn của ngành. Tôi thắc mắc tại sao rất nhiều giáo viên không thuyên chuyển ai lại chọn ngay tôi? Tại sao không chuyển tôi đi trường khác vẫn là giáo viên dạy lớp lại về Trường BDTX làm công việc phụ quản lý về công tác chuyên môn? Sao không chọn những giáo viên trẻ năng nổ, xông sáo có nhiều năng lực hơn mà lại chuyển tôi?

Tôi có yêu cầu được giữ một bản sao nội dung làm việc nhưng ông Tùng, Trưởng phòng Giáo dục từ chối yêu cầu trên của tôi. Ông này hứa là sẽ chuyển văn bản này về Ủy ban Nhân dân quận 2. Tôi không hiểu vì sao tôi không được giữ văn bản làm việc liên quan đến mình mà lại phải chuyển về Ủy ban quận? Hơn nữa, ông Trưởng phòng Giáo dục còn “nhắn nhủ” với tôi mình làm cha mẹ cần chú ý làm những gì để không ảnh hưởng đến tương lai của con cái. Và tôi trả lời, tôi là người mẹ tuyệt vời, các con tôi luôn tự hào về mẹ của chúng. Tôi cũng luôn dạy các con tôi rằng, không được làm những điều trái với lương tâm và trách nhiệm của một con người. 

Tôi biết, con đường phía trước của mình rất nhiều khó khăn thậm chí hiểm nguy. Xét thấy tôi không làm gì vi phạm pháp luật, không làm gì trái với đạo đức của một nhà giáo. Nhưng chỉ vì bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa mà tôi bị trù dập, sách nhiễu. Bằng lương tâm và trách nhiệm của một nhà giáo chân chính, tôi tuyên bố sẽ không khuất phục và sẽ tham gia vào công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và quyền lợi của học sinh nghèo. 

Sài Gòn ngày 15 tháng 8 năm 2015. 


Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Saturday, August 8, 2015

Thần kinh khốn nạn.


  
Đó là hệ thống thần kinh mới, vừa được Giáo sư Ngô Bảo Châu, một nhà khoa học của Việt Nam tìm ra sau khi ông Vũ Đức Đam, trên cương vị Phó thủ tướng ký thế cho Thủ tướng chính phủ quyết định chấp thuận cho UBND thành phố Sơn La kinh phí 1.400 tỷ để xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh trong thành phố.
GS Ngô Bảo Châu viết trên Facebook của ông: “Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Rõ ràng là GS Châu chơi chữ. Không thể nào một ông Phó Thủ tướng lại mắc bệnh thần kinh, có nghĩa là tâm thần không bình thường, ký những quyết định đi ngược lại với nhân văn, với đạo lý dân tộc. Ông chỉ có thể “khốn nạn” trong ý thức. Ông không xem trẻ em lê lết trong các mái trường không thua chuồng trại súc vật đầy dẫy tại các tỉnh biên giới mà Sơn La là một điển hình của sự nghèo túng cùng cực. Ông không hề nghĩ tới hàng chục ngàn hộ thiếu ăn quanh năm và đối với họ chỉ cần đủ ăn đã là hạnh phúc. Đối với họ Hồ Chí Minh chỉ là một cục đá được dẽo gọt chỉ để đứng nhìn sự thống khổ, kiệt quệ của họ, những người quanh năm không biết tới một mẩu thịt là gì.
  
Họ túng đói và lê lết như những con thú hoang trong khi chính phủ của ông Vũ Đức Đam đang phải đối phó với nợ công, phải ăn xin tứ phương từ Mỹ với miếng bánh TPP, từ Trung Quốc với những khoản vay thắt cổ, từ Nhật với ODA dễ nuốt và ngay cả từ Việt kiều hải ngoại với câu chữ không biết hổ thẹn là gì, lại bỏ ra 1.400 tỷ xây một hình tượng đang mục nát trong trái tim quần chúng.
Với những sự thật không thể chối cãi ấy câu hỏi đặt ra tại sao chính phủ lại tiếp tục ký những quyết định trái với lòng dân, trái với lương tri của con người mà bất cứ một chính phủ, một nhà độc tài nào cũng đều tránh né?
  
Chỉ có thể xem đó là những thái độ khốn nạn. Sự khốn nạn lâu ngày thành nếp nghĩ, thành cách hành xử quen thuộc. Việc coi thường luân thường đạo lý trong huyết quản đã tạo nên một loại gene mới trong cơ chế cộng sản. Loại gene ấy biến thành hệ thần kinh chủ đạo, từ tư duy cho tới phản ứng, nó nằm song song với các hệ thần kinh khác như buồn, vui, giận, ghét. . . hệ thần kinh khốn nạn chỉ khác ở chỗ, nó tự đứng riêng và tự đánh bóng hay tôn tạo chính mình. Nó phản ứng với hệ thần kinh bình thường một cách bất bình thường. Khi nhân dân đói nó cho là nhân dân đủ ăn và GDP của họ ngày một cao hơn. Khi trẻ em thiếu trường, thiếu lớp nó cho đấy chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong tổng thể phát triển của đất nước. Khi người dân phản ứng vì bị đẩy vào đường cùng nó cho là sự xúi giục của bọn phản động và phản ứng của nó không kém bất cứ cách hành xử côn đồ nào.
  
Thần kinh khốn nạn tự nghĩ ra những kịch bản chỉ có trong giấc mơ của những kẻ sở hữu nó. Nhân dân vẫn yêu thương Hồ chủ tịch và họ có như cầu nhìn tượng của ông thay cơm. Nhân dân hãnh diện khẳng định ông là ánh sáng dẫn họ trên con đường….vạn dặm! Nhân dân sáng suốt tin rằng ông là ngôi sao không hể tắt và có ông thì người dân sẽ thấy đời đáng sống biết dường nào.
Một trong những người sở hữu thần kinh khốn nạn, Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Sơn La cả quyết rằng: “sau khi xây dựng tượng đài, Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng. Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác”.
Nếu chú ý người dân sẽ lo sợ vô cùng khi tượng đài được xây dựng song song với việc nâng cấp nhà tù. Tham quan hay vào đó nằm nếu chống đối đề án thì có gì khác nhau?
  
Trần Bảo Quyến cho rằng: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.
Đúng, nó không hề là một đề án lãng phí. Nó không lãng phí mà là phá hoại. Phá hoại tới tận đáy cái nền của nhân bản. Tiêu diệt những gì ít ỏi còn lại trong lòng người dân đối với hình ảnh Hồ Chí Minh. Người miền núi vốn không được học hành tử tế họ chỉ biết ông Hồ là người cha già dân tộc theo tuyên truyền của bộ máy Đảng. Sau gần một thế kỷ người cha ấy chia cho đám con ruột là quan lại triều đình xây dựng những công trình để tư túi trên các đề án khốn nạn. Chỉ cần thông minh một chút là họ biết mình bị bóc lột, bị chà đạp tới xương khi con cái họ quần không có mà mặc, gia đình họ không có gạo đủ ăn phải lê lết trên những con ruộng bậc thang, đẹp thì có đẹp nhưng leo trèo trên ấy để kiếm từng hạt lúa thì người Kinh đã bỏ chạy từ xưa.
Chỉ tiếc một điều đồng bào miền Tây Bắc không mấy người có hệ thần kinh khốn nạn như quan đầu tỉnh Trần Bảo Quyến và do đó họ không thể tự bào chữa cho mình lý do họ quá yêu bác Hồ nên nhà nước cần phải dựng tượng của ông cho họ ngắm thay cơm.
Con cá gỗ còn tạm dùng để đánh lừa mình chứ tượng ông Hồ to quá mà lại làm bằng đá thì làm sao đem vào mâm cơm của họ để mà chấm, mà mút cho chén bắp trong bữa ăn thường nhật đậm đà hơn một chút?

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Giáo dục Cộng Sản Việt Nam: Chính sách ngu dân?



Từ lâu tôi đã muốn góp 1 tiếng nói về giáo dục Việt Nam nhưng chưa có thời gian tìm hiểu cụ thể. Gần đây trước nhiều sự việc gây tranh cãi như nạn bạo lực học đường ngày càng ra tăng, mức độ ghê gớm cũng ngày càng cao hơn; 1 nữ sinh viên trường y tự tử vì không được học ngành mong muốn; 2 bố con ôm nhau khóc vì cậu con trai bị đình chỉ thi bởi 1 cuộc điện thoại khi đang trong phòng thi, cuộc gọi lại chính từ người bố đang mong mỏi bên ngoài; hay các bạn sinh viên tình nguyện lại trở thành giải phân cách sống dưới trời nắng trên 40 độ C trong kỳ thi Quốc gia vừa qua, khiến tôi quyết tâm viết bài này, xem chúng ta đang để con em mình làm nạn nhân của hệ thống giáo dục này như thế nào.
Để tiếp cận 1 một vấn đề hết sức khoa học, tôi lại muốn bắt đầu bằng cảm tính của mình. Khi còn trên ghế nhà trường, tôi luôn cảm thấy có rất nhiều điều bất ổn trong giáo dục, như việc học kiến thức dàn chải mà thiếu tính ứng dụng; Sử dụng một hệ thống đánh giá năng lực đơn điệu để cào bằng tất cả học sinh; Cho học sinh tập dượt trước khi có người dự giờ; đa số học sinh học hết phổ thông mà không biết mình thực sự giỏi cái gì, đam mê cái gì và nên thi đại học vào ngành gì; sau đó là hiện tượng mua điểm, đút tiền qua môn, học hộ, thi hộ…trong môi trường đại học và cuối cùng là ra trường lại thất nghiệp hoặc phần lớn làm trái ngành trái nghề; đổi mới và cải cách là những từ được nghe như cơm bữa mà mãi chẳng thấy khá khẩm hơn... những vấn đề đó tồn tại năm này qua năm khác. Khi tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, tôi đã bày tỏ những suy nghĩ đó và nhận được sự đồng cảm thất vọng về giáo dục Việt Nam từ họ. Nhưng chúng tôi cũng chỉ dừng lại ở nghi vấn, bởi chẳng có gì để so sánh, biết đâu chừng nó là điều tất yếu của cuộc sống, chẳng có gì là toàn mỹ, và chắc giáo dục ở đâu cũng vậy thôi. Khi có những phương tiện để tìm hiểu cũng như tiếp cận với những nền giáo dục khác, tôi đã biết tới những nền giáo dục, không chỉ những vấn nạn trên mà còn có những khía cạnh khác họ đã giải quyết hết sức hoàn thiện.
Cách đây vài tháng tôi có đọc 1 bài báo với tựa đề “Chúng ta đang dạy con trẻ dối trá”, bài viết nói về “Cuộc thi sáng tạo trẻ thơ” ở trường tiểu học nọ. Trong cuộc thi, người ta tập hợp các sáng chế của chính các em học sinh lớp 4-5. Nhưng sự thật, các dụng cụ sáng tạo đó đều hoặc do thày cô hoặc do phụ huynh thiết kế rồi đăng ký tên cho các em, phần diễn giải cũng được viết sẵn cho các em học thuộc. Ngày thi, từng tốp các em lên thao thao thuyết minh cho sáng tạo nhận vơ của mình, rất chuyên nghiệp & trôi chảy. Phía dưới sân khấu là hàng trăm học sinh khác làm khán giả, chúng cũng râm ran bàn tán theo từng sáng tạo, đáng buồn, chúng xôn xao không phải vì thích thú với những sản phẩm độc lạ, mà vì khó chịu với những người bạn ra oai mô tả sản phẩm sáng tạo chẳng phải của mình: “chiếc bình tưới đa năng kia là của thầy T. làm, thầy cho ba bạn học sinh giỏi đứng tên... Sướng thật! Nhưng đâu phải của mấy bạn làm mà tỏ vẻ ta đây! Nhìn thấy ghét...”. Câu chuyện nhỏ ở 1 ngôi trường nhỏ, nhưng thể hiện rất to và rõ ràng bộ mặt của cả một nền giáo dục. Những đứa trẻ ngây ngây thơ thơ đó, chưa đủ nhận thức để có thể thốt lên “thày cô, bố mẹ, các bạn làm như thế là SAI”, mà trong thâm tâm chúng lại hình thành nhận thức mơ hồ về 1 vấn đề khác: “À, hóa ra nói dối là điều được chấp nhận và chẳng có gì phải xấu hổ khi nói dối cả”, cứ như thế nhận thức đó ngày càng được khẳng định và tích tụ thêm khi chúng lớn lên và quan sát những điều giả dối quanh mình, tự lúc nào, chúng cũng sẵn sàng dối trá và không thấy xấu hổ. Chỉ vì hình thức và thành tích phù phiếm, chúng ta đã hại đời con cháu của chúng ta như thế.
1 câu chuyện khác, bài viết có tựa đề “Người trẻ nên biết điều này trước khi quá muộn” đề cập đến tình trạng hiện nay ở mỗi thành phố lớn có hàng chục ngàn thiếu niên tuổi mới 13-15 đã phải tìm những công việc để mưu sinh, số lượng ngày càng tăng. Các em làm những công việc đòi hỏi từ 15-16 tiếng/ngày chỉ để...ngồi 1 chỗ, như giữ xe, ngồi xếp trái cây, đứng xếp sữa lên kệ... Tác giả nhận thấy việc ngồi không cả ngày là quá lãng phí thời gian, những đứa trẻ đó nên biết tranh thủ đọc 1 cuốn sách hoặc tự học 1 cái gì đó sẽ tốt cho tương lai. Tôi lại có suy nghĩ khác, điều nên băn khoăn là vì sao lại có quá nhiều những đứa trẻ đang tuổi đi học lại phải lỡ rở mà bỏ quê hương lên thành phố mưu sinh như thế? Trách nhiệm của chính phủ ra sao trước thực trạng này chứ không được cư xử như thể vô can trước cả 1 thế hệ tương lai! Tôi chẳng hy vọng nhiều đến thế rằng chúng sẽ biết tự đọc 1 cuốn sách khoa học khô khan ở cái tuổi nhất quỷ, nhì ma, ăn chưa no, lo chưa tới, chúng không xa ngã vào những tệ nạn đã là may rồi. Đương nhiên vẫn có những đứa trẻ biết tự ý thức, nhưng đó chỉ là thiểu số, và xã hội không chỉ của thiểu số. Trẻ em cần được giáo dục để hoàn thiện chứ không phải hy vọng chúng tự hoàn thiện.
Các bậc cha mẹ thì luôn lo lắng cho con cái nhưng cách lo lắng thì cần xem lại. Trong bài viết “Sợ cải cách giáo dục”, tác giả Nguyễn Anh Thi là 1 nhà báo cũng là 1 người mẹ đã trăn trở: “trường học nay giống như cái phòng thí nghiệm với đủ thứ thay đổi, cải cách diễn ra liên tục.... mà con tôi không chỉ chờ một ngày để có kết quả...mà là đằng đẵng 20 năm ăn học...và không rõ sẽ thành người thế nào”, “Tôi ngày ngày phải tìm cách đối phó và chống đỡ những thay đổi chóng mặt đó. Nào là tích cực đọc báo, xem thông tin có gì mới về cải cách mà ảnh hưởng đến con hay không, rồi thì tìm văn bản, tài liệu, hỏi thày cô. Nào là cho con đi học thêm để theo kịp cải cách...”, “Nỗi sợ hãi lớn hơn của tôi là hằng ngày nhìn con gồng mình chạy theo những cuộc cải cách... Sức khỏe không tốt lên bao nhiêu vì không có thời gian bổi bổ ăn uống, tập thể dục, thể thao mà mắt thì càng ngày càng cận nặng. Học mà cháu chỉ biết chép bài theo mẫu, làm bài theo mánh mà thiếu tính sáng tạo, chủ động, tự tìm tòi kiến thức, tự lực tư duy...”. Đúng vậy, trường học giờ đây như thể những phòng thí nghiệm, và con em chúng ta như những con chuột bạch, ruồi giấm. Nguy hại hơn là phải mất 20 năm mới biết kết quả, điều đó nói lên tầm quan trọng của việc chọn lựa cách giáo dục. Nếu để con học tập dưới 1 nền giáo dục kém cỏi, chúng ta đang gián tiếp hủy hoại tương lai con em mình. Cách giúp con cũng không phải thúc ép con hay học thay con, mà là tạo ra 1 môi trường học tập bình đẳng và nhân văn, giúp trẻ tự tin, tư duy độc lập, đam mê và sáng tạo. Nỗi sợ hãi lớn nhất của nhiều bậc cha mẹ về sức khỏe của con là rất chính xác, thử nghĩ xem, 1 hệ thống giáo dục mà có quá nhiều môn vô bổ làm mất thời gian của các em, học dạy thêm thì tràn lan, cách giáo dục thì thụ động... khiến lũ trẻ không có cả thời gian để thể dục thể thao, còn với trẻ em ở nhiều vùng uống sữa vẫn là điều xa xỉ nói gì có đủ dinh dưỡng để phát triển. Vừa không có thời gian vừa không đủ dinh dưỡng, nền giáo dục Việt Nam đang góp sức hủy hoại nòi giống Việt cả về tư duy lẫn thể chất, không đơn giản đâu. Trước chúng ta thường nói 1 từ chắc có ý giễu cợt “Nhật lùn”, nay thì người Việt đã lùn nhất châu Á rồi, có liên quan đến giáo dục không?
Chúng ta đang cố tìm xem lỗi giáo dục nằm ở đâu, ở tính cách người Việt, phụ huynh hay thày cô? Không! Những tiêu cực trong giáo dục hiện nay không chỉ ở 1-2 gia đình hay 1-2 thày cô mà ở cấp độ toàn xã hội. Thày cô hay phụ huynh cũng chỉ là nạn nhân bị cuốn theo bởi nền giáo dục này mà thôi. 1 cá nhân không thể chống lại cả xã hội, dù đó có thể là 1 xã hội băng hoại, họ, hoặc bị đồng hóa hoặc sẽ bị đào thải. 1 tệ nạn mà ở tầm vĩ mô toàn xã hội thì điểm lỗi đầu tiên chúng ta nên nhìn tới chính là bộ máy lãnh đạo ở thượng tầng.
Về cơ bản, những tiêu cực trong nền giáo dục Việt Nam phát xuất từ việc chúng ta đang sở hữu 1 nền giáo dục “phi giáo dục”, nghe hơi khó hiểu ha, không sao, tôi sẽ cố gắng nói rõ trong tầm hiểu biết của mình, dù có thể thiếu sót. Cụ thể:
Thứ 1, phi thực tế: những đứa trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường luôn được dạy về đất nước Việt Nam giàu có và tươi đẹp, được cả thế giới nể trọng, mọi người dân đều được ăn no mặc ấm, được học hành tử tế, đất nước được dẫn dắt bởi 1 bộ máy lãnh đạo ưu việt nhất hành tinh, và chúng đang được sống trong 1 xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bla..bla..những viễn cảnh tươi hồng đó khiến cho những đứa trẻ luôn trong trạng thái ảo tưởng và tự mãn, không có cái nhìn chính xác về tình hình đất nước. Rồi chính những đứa trẻ đó, trưởng thành bước vào đời đã hoàn toàn bị vỡ mộng khi đứng trước một xã hội nham nhở khác hoàn toàn với cái bánh vẽ mà chúng được ăn bấy lâu, bất công thì tràn lan, sinh viên lười vẫn có điểm cao như sinh viên chăm chỉ bằng cách mua điểm; thi vào làm công chức thì tài năng xếp sau tiền bạc và quan hệ; nhiều trẻ em ăn còn chưa no nói gì đến học hành tử tế; Việt Nam cũng chẳng được thế giới coi trọng, vẫn là 1 nhược quốc, không có tiếng nói, người Việt đi đến đâu cũng bị cảnh giác và phân biệt; bộ máy lãnh đạo ưu việt gì mà quá nhiều những kẻ bất tài vô tướng, tham ô, tham nhũng...đưa đất nước đến tình trạng nghèo nàn, môi trường bị hủy hoại, mất tài nguyên, mất biển đảo… những đứa trẻ mới lớn cũng dần nhận ra, không phải cứ đem ruộng đất chia thật đều cho mỗi người đã là công bằng, không phải cứ được đi bỏ phiếu đã là dân chủ, không phải cứ có đồ tây sài xúng xính thì đã là văn minh..v.v. Rất tiếc, đa số chúng chẳng hề có liên đới trách nhiệm gì giữa thực trạng bê bết của đất nước với những người cho chúng ăn no bánh vẽ trong quá khứ, chúng chỉ nghĩ đơn giản, xã hội là vậy, sự kém tư duy đó cũng là lỗi của giáo dục ở tính chất tiếp theo đây.
Thứ 2, phi tự nhiên: Mỗi con người sinh ra đã là một bản sắc riêng biệt, với năng lực khác nhau, yêu ghét khác nhau, tư duy khác nhau...Một nền giáo dục tiên tiến phải phát hiện được và phát triển khả năng nổi trội của mỗi cá nhân, không gò ép bất cứ ai vào 1 khuôn mẫu sơ cứng. Albert Einstein từng nói "Mỗi người sinh ra đều là thiên tài. Nhưng nếu bạn bắt một con cá thể hiện khả năng qua việc trèo cây, thì cả đời của nó sẽ sống và tin rằng nó chỉ là một đứa ngốc", rất tiếc đó đang là cách làm giáo dục của chúng ta. Trong nhiều năm, chúng ta đã áp đặt một hệ thống kiến thức như nhau, cách dạy và học, cách đánh giá năng lực như nhau áp dụng cho tất cả trẻ em. Với cách làm giáo dục phản tự nhiên như vậy, tôi dám chắc Việt Nam đã đánh rơi rất nhiều nhân tài, đã có vô số con cá sống với tự ti vì không thể leo cây. Hẳn quý vị còn nhớ về Bài văn tả ông bố lười rất dễ thương của cậu bé lớp 2 gây xôn xao dư luận thời gian trước, điều khiến tôi ấn tượng là cách dạy con của ông bố “lười” Đỗ Mạnh Hà. Anh chia sẻ “Tôi luôn hướng cháu đến sự phát triển tự nhiên, không dạy chữ trước khi vào lớp một và cháu chỉ đạt học sinh trung bình. Thế nhưng tôi dạy con về cách ứng xử, chăm lo cho bản thân và em gái 3 tuổi, biết tự qua đường, nấu cơm giúp mẹ...", cách dạy dỗ con cái của anh Hà cũng là do anh được thụ hưởng từ người bố của mình, người luôn để anh được phát triển tự nhiên. Trong những năm phổ thông anh luôn là học sinh cá biệt về học lực, chưa 1 lần được giấy khen, và bây giờ anh đang là 1 thạc sĩ, giảng viên đại học. Theo tôi đây là cách dạy con đúng đắn, trẻ em cần học về nhân cách và tính tự lập hơn là những con điểm để làm vừa lòng thày cô và bố mẹ. Vấn đề là những đứa trẻ được bố mẹ dạy dỗ theo cách này thường các em lại phải chịu thiệt thòi khi học tập trong 1 hệ thống giáo dục nặng hình thức và thành tích, trách nhiệm của người lớn là phải thiết lập cả 1 nền giáo dục mà ở đó mỗi đứa trẻ đều được đối xử công bằng và phát triển hài hòa. Gần đây, đã có vài cải cách để cải thiện chất lượng giáo dục, nhưng tất cả chỉ là nửa mùa và giả tạo, tại sao tôi nói như vậy, hồi sau quý vị sẽ rõ.
Nói chung 1 nền giáo dục mà lại phi giáo dục sẽ tạo ra những con người không có đam mê, nhiệt huyết, cùng với những tiêu cực của xã hội, họ sẽ chỉ lao động một cách chống đối và cầm chừng, tình trạng đó ở tầm vĩ mô đã kéo tụt sự phát triển của cả quốc gia. Có người sẽ nghĩ tôi đang nghiêm trọng hóa vấn đề, không hề, Việt Nam đang là nước có năng suất lao động thấp nhất châu Á.
Vậy rốt cục, phải làm gì để thay đổi hoàn toàn nền giáo dục với đầy ung nhọt như hiện nay? Tôi xin mạnh dạn đề ra 4 yêu sách mà chúng ta cần phải kiên quyết đòi hỏi Bộ Giáo dục và chính phủ đáp ứng ngay lập tức:
1. Hệ thống giáo dục miễn phí, ít nhất là hết bậc phổ thông:
Khi giáo dục là miễn phí, nhiều người sẽ có cơ hội tiếp cận với giáo dục hơn, giảm gánh nặng cho tầng lớp người nghèo trong xã hội, sẽ không còn việc bố mẹ thắt lưng buộc bụng chỉ vì phải nuôi con ăn học. Tránh những bất cập như phải học 1 ngành chỉ để làm vừa lòng bố mẹ, vì bố mẹ quyết định về tài chính hoặc học 1 ngành nào đó chỉ vì tâm lý tiếc rẻ, ví dụ như hiện nay nhiều em học các ngành như Sư phạm, An ninh, Quân đội chẳng phải vì đam mê, mà vì những ngành này miễn học phí. Quý vị có thể lo lắng là nếu miễn phí đại học thì sẽ ra tăng tình trạng “thừa thày – thiếu thợ”, không hề, 1 nền giáo dục miễn phí và thực tế ngay từ đầu sẽ giúp học sinh tự biết năng lực của mình đến đâu và có theo đại học hay không chỉ đơn giản là muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn hay không mà thôi. Thực ra ngay cái tâm lý “Thày Thợ” cũng là do nền giáo dục nặng hình thức và thành tích này tạo ra. Bằng cách nào mà 1 tấm bằng lại đảm bảo tôi sẽ được làm thày người khác chứ? Vậy đòi hỏi miễn phí trong giáo dục có chính đáng hay không? Hoàn toàn chính đáng, vì nhiều nước không có Đảng lãnh đạo thiên tài như chúng ta họ đã làm được rồi.
Giáo dục phổ thông ở các nước Mỹ, Canada đều miễn phí, giáo dục đại học có học phí, nhưng sinh viên của họ sẽ được chính phủ hỗ trợ bằng cách cho vay từ 80-100% chi phí học tập với lãi suất 0% hoặc cực thấp, họ chỉ phải trả khi đã tốt nghiệp và có việc làm, có thể trả 1 lần hoặc trả góp, ngoài ra còn có rất nhiều các chương trình học bổng lớn nhỏ. Nhìn chung với người dân của họ việc học đại học được tạo điều kiện tối đa.
Cộng hòa liên bang Đức là 1 nước có nhiều tổn thương trong quá khứ khá giống với Việt Nam, cũng bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh, cũng có thời kỳ bị chia cắt hai miền nhưng rồi thống nhất không đổ máu, nói chung Đức từng là 1 dân tộc bất hạnh như Việt Nam, nhưng bây giờ họ đã thoát rồi, còn chúng ta thì chưa. Giáo dục Đức hiện nay miễn phí ở tất cả các cấp, từ mẫu giáo đến cao học, cho người dân có cơ hội học tập tốt nhất.
Thái Lan cùng khu vực, mà Việt Nam cho là rất bất ổn nhưng vẫn sang du lịch đều đều, họ cũng có 1 nền giáo dục phổ thông hoàn toàn miễn phí cho nhân dân của họ.
Hay trên chính quê hương của mình, ở chế độ cũ Việt Nam Cộng hòa, người dân miền Nam cũng được học hành miễn phí bậc phổ thông.
Có người sẽ nghĩ rằng tại nước họ giàu mới miễn phí được giáo dục, mà chẳng nghĩ xem vì sao họ giàu. Thì ừ cứ cho họ giàu vì tiền trên giời rơi xuống, còn ta nghèo vì những con giời bắt chúng ta nghèo, thì vẫn có vô số những khoản tiền chỗ hà ra chỗ hổng mà chúng hoàn toàn có thể được dùng để giảm phí thậm chí miễn phí cho giáo dục. Nếu không có những công ty quốc doanh làm ăn thua lỗ làm mất hàng trăm nghìn tỉ tiền thuế, nếu không có những con đường đắt nhất hành tinh và nhanh hỏng nhất hệ mặt trời, không có những ông làm quan có mấy năm mà tài sản lên tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn tỉ như 1 ĐBQH đã nói, không có những công trình tượng đài, đền thờ, miếu mạo hết sức vô bổ trong khi đất nước còn bao khoản phải chi tiêu…tất cả số tiền khổng lồ bị mất mát đó, biết đâu chừng cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm mà chúng ta không thấy được, với số tiền ấy, miễn phí cho giáo dục, có là gì? Cũng xin đừng nghĩ rằng chính phủ các nước nọ tử tế, đó là vai trò 1 chính phủ phải làm và họ làm tròn nhiệm vụ của họ mà thôi, tất cả đều là tiền thuế của dân, chỉ là tiền thuế của dân nước họ được sử dụng 1 cách minh bạch và hiệu quả.
Tôi xin kể 1 câu chuyện, trong thời kỳ tái thiết đất nước từ đống tro tàn sau Đệ nhị Thế chiến, Nhật Bản rất chú trọng đến giáo dục, nhưng cũng như bao nước hậu chiến khác, nước Nhật gần như kiệt quệ, lĩnh vực nào cũng cần tiền để xây dựng lại, ngành giáo dục với tài chính eo hẹp vô cùng khó khăn để dành cho mỗi học sinh những trang thiết bị cơ bản nhất. Tới nỗi Vụ trưởng giáo dục Hikada lúc bấy giờ đã rơi nước mắt và nấc nghẹn khi phải thừa nhận đem đến cho mỗi học sinh một cuốn sách giáo khoa miễn phí thật khó khăn. Tôi chưa từng thấy giọt nước mắt nào của 1 nhà làm giáo dục cấp cao nào của Việt Nam khi thấy học sinh phải đu dây đến trường, chui bao nilong để qua suối hay học tập trong những ngôi trường tàn tệ hơn cả chuồng gia súc, tôi xin lỗi nhưng sự thật cay đắng như vậy đó, hay những lớp học lộ thiên, ngay giữa thế kỷ XXI này, không giọt nước mắt nào cho những điều như vậy, nói gì đến 1 cuốn sách giáo khoa miễn phí! Phải chăng đối với họ tình yêu thương, trách nhiệm và tự trọng là những xa xỉ phẩm?
Quý vị đã từng nghe về người bố 10 năm sống trong ống cống để nuôi con ăn học chưa?
Quý vị đã từng nghe về người mẹ mỗi ngày đi về hơn trăm cây số để cùng người con vừa mù vừa bại liệt đến trường đi học?
Đã nghe về người mẹ phải tự vẫn để lấy tiền phúng điếu cho con đi học hay chưa?
Khi nghe về những trường hợp ấy mà chúng ta chỉ nghĩ, ôi, họ đúng là những bố mẹ tuyệt vời nhất hệ mặt trời, thì chúng ta quá ích kỷ. Không đơn giản chỉ là sự hy sinh cao cả, nếu có 1 hệ thống giáo dục và y tế lo lắng và vì dân hơn, những ông bố bà mẹ ấy sẽ không phải có những lựa chọn nghiệt ngã đến thế. Xã hội này có thật là ổn định để phát triển không?
Người dân Việt Nam với mức thu nhập thấp lại phải đối diện với tình trạng học phí ngày càng tăng, hết sức vô lý vì nó chẳng đi cùng với chất lượng giáo dục tăng lên. Tôi cũng không thấy có gì cần thiết phải làm tiền trong giáo dục. Hãy đòi hỏi 1 nền giáo dục miễn phí như chúng ta và con cháu chúng ta đáng được hưởng.
2. Bỏ độc quyền trong giáo dục:
Mỗi cá nhân là 1 màu sắc riêng biệt thì giáo dục cũng phải đa dạng mới đáp ứng được cho tất cả mọi người. Bản thân việc độc quyền đã là 1 sự bó buộc không cần thiết với giáo dục, 1 ngành luôn phải vận động và thay đổi. Một giáo sư tiến sĩ từng than thở: "các nước có nền giáo dục xuất sắc như Anh, Mỹ hay Canada không bàn về đổi mới giáo dục, nhưng tại sao giáo dục của họ vẫn đổi mới? Nước trong khu vực Singapore cũng vậy, họ không đổi mới mà vẫn như đổi mới trong khi chúng ta…”, thưa giáo sư, những nền giáo dục tiên tiến chẳng mấy khi bàn đến cải cách, đổi mới, vì bản thân nó đã luôn chấp nhận những khuynh hướng khác biệt, tạo nên sự đổi mới tự nhiên và liên tục. Độc quyền giáo dục cũng lý giải cho sự trì trệ trong đổi mới và xử lý các tiêu cực trong giáo dục mà qua hàng thập kỷ vẫn ngang nhiên tồn tại. Nhiều nhà giáo, giáo sư mái đầu đã bạc trắng vẫn tâm huyết với giáo dục nước nhà như giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Chu Hảo, những đề án cải cách giáo dục của các vị ấy là công trình nghiên cứu công phu, chắt lọc từ những nền giáo dục hàng đầu thế giới như Mỹ, Nhật, Bỉ, Úc chắc chắn có tính thực tiễn và tiến bộ, nhưng cũng bị trì hoãn đưa vào thực tế vì 2 chữ “độc quyền”. Cách đây vài năm, trong buổi ra mắt cuốn sách “Dân chủ và Giáo dục” của nhà triết học và cải cách giáo dục nổi tiếng người Mỹ John Dewey, giáo sư Chu Hảo đã bức xúc khi nói về thái độ của Bộ giáo dục: “Cho đến bây giờ, không có một trả lời nào của cấp cao nhất lẫn Bộ GD-ĐT. Bộ GD không bao giờ đối thoại với chúng tôi, không bao giờ trả lời, không bao giờ tranh luận”. Hóa ra làm khoa học ở Việt Nam cũng chẳng sung sướng gì, muốn chính quyền coi trọng ư? Tùy hứng thôi! Kìm hãm sự đổi mới của giáo dục lại chính là giới lãnh đạo, hành động lạnh nhạt của họ hoàn toàn trái ngược với những lời thống thiết khi họ xin ngân sách để làm cải cách. Giáo dục Việt Nam không có vướng mắc gì để không đổi mới thì chính quyền lại không muốn nó đổi mới, là tại làm sao? Tôi cứ nghĩ hoài, hay họ cứ để đó lâu lâu lại giả vờ cải cách xin vài chục nghìn tỷ để chấm mút với nhau, à, hay phải chăng đó là 1 Chính sách ngu dân? Chắc không phải đâu ha, vì chúng ta đang sống trong thời đại rực rỡ nhất lịch sử dân tộc kia mà?
3. Phi chính trị hóa giáo dục:
Chức năng thuần túy của giáo dục là gây dựng cho con người một nhân cách lành mạnh và một trí tuệ sáng suốt nhận biết sự vật xung quanh, biết quy luật các sự vật hiện tượng, từ đó không ngừng sáng tạo và hoàn thiện kỹ năng sống, nhưng một khi có yếu tố chính trị trong giáo dục, ngoài những chức năng trên, nó sẽ luôn sử dụng 1 hình tượng, 1 chủ thuyết nhằm thao túng lý trí người khác, phục vụ cho những mưu tính riêng.
Người Nhật Bản, sau thế chiến 2, đã tiến hành cải cách giáo dục dưới sự cố vấn và giám sát của Hoa Kỳ, và 1 trong những động thái đầu tiên để cải cách là họ đã thực hiện phi chính trị hóa giáo dục. Môn Tu Thân trong giáo trình Nhật thời đó bị đình chỉ ngay lập tức vì có nội dung cổ xúy tư tưởng dân Nhật phải thần phục tuyệt đối Nhật hoàng và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản, những người dân bị thao túng lý trí đã trở nên vô cùng hung hăng hiếu chiến, đem gót giày dẫm đạp lên khắp thế giới, để rồi nhận lấy sự thất bại cay đắng. Rồi vẫn những người Nhật ấy, sống dưới một chế độ mới, một nền giáo dục mới, đã trở nên hiền hòa cùng nhau dựng xây nên 1 nước Nhật tươi đẹp, thanh bình như hôm nay.
Màu sắc chính trị trong giáo dục Việt Nam có thể nói là vô cùng đậm đặc và không có dấu hiệu giảm bớt. Cụ thể như trong đề cương “Chiến lược Phát triển giáo dục 2011 – 2020”, chính quyền đề ra 4 “Quan điểm chỉ đạo” ngành giáo dục:
(1) Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
(2) Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng.
(3) Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(4) Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nghe qua rất hay nhưng đọc kỹ thì sáo rỗng, và có 4 quan điểm chỉ đạo thì cả 4 đều dính dáng đến chính trị. Tôi chưa nói đến các yếu tố chính trị này có kéo tụt giáo dục xuống hay không, nhưng cứ nhìn thực tế nền giáo dục bế tắc bao năm qua, cũng thấy những yếu tố chính trị này chẳng đóng góp được gì, tốt nhất là nên bỏ quách nó đi. Thời sinh viên chẳng mấy ai thích các môn chủ nghĩa Mác - Lênin hay tư tưởng HCM, phải học thì học thôi. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi, sao môn mình không thích mà vẫn cứ phải học? Trong khi 1 năm tốn bao nhiêu tiền để in sách và trả lương giảng viên, và tiền đó chẳng từ thuế mà bố mẹ chúng ta nai lưng ra đóng đó sao! Hãy lên tiếng để đòi lại sự độc lập cho nhà trường. Nếu vẫn còn độc quyền và chính trị hóa giáo dục thì mọi kêu gào cải cách chỉ là giả cầy mà thôi.
4. Học tập từ một nền giáo dục đã thành công:
Thực ra riêng yêu sách này đã bao hàm 3 mục trên nhưng vì việc lựa chọn nền giáo dục nào cho phù hợp còn cần thời gian ngắn để nghiên cứu nên cứ tách nó thành 1 yêu sách.
Hệ thống giáo dục của Úc hoàn toàn không mang tính hơn thua, so sánh. Các học sinh được làm cho cảm thấy rằng các em đều như nhau và không có mặc cảm mình học kém. Tôi hoàn toàn thích thú khi biết bên Úc không có kiểu họp phụ huynh như Việt Nam là tập hợp các phụ huynh lại, vấn đề đầu tiên luôn là tiền đâu, sau đó là khen em này, chê em kia, để rồi các ông bố bà mẹ có con học kém lại về chút giận lên con cái “tao cho mày tiền ăn học mà mày học hành thế hả?”, tạo áp lực và tâm lý tự ti cho các em. Các phụ huynh Việt Nam có từng nghĩ, bao nhiêu phần kiến thức trong cái cặp lặc lè mà con đi học thêm lúc 6-7 tuổi sẽ đảm bảo tương lai khi chúng 20-30 tuổi? Bao nhiêu con điểm 4-5 thì chắc chắn tương lai sẽ mịt mù khi chúng trưởng thành? Chẳng có gì đảm bảo cả, tương lai còn xa và phụ thuộc vào nhiều thứ lắm, đừng quan trọng những thứ nhãn tiền đó. Ở Úc, báo cáo chi tiết học tập của học sinh được cho vào phong bì dán kín và gửi trực tiếp cho phụ huynh. Vì thế không học sinh nào biết phân loại của học sinh khác. Sau đó phụ huynh tùy theo bản báo cáo sẽ làm việc trực tiếp với giáo viên để tìm cách giúp đỡ con cái của mình. Cách làm giáo dục nhân văn như vậy chúng ta không học hỏi còn phải loay hoay đi đâu tìm nữa?
Hàn Quốc nghèo nàn những năm 60 thế kỷ trước đã quyết định cải cách giáo dục bằng việc lấy nguyên giáo trình của Nhật Bản dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, chỉ điều chỉnh các môn xã hội. Quyết định học hỏi Nhật Bản là hết sức sáng suốt vì giáo dục Nhật Bản mất thời gian hoàn thiện cả trăm năm trước đó, tiếp thu văn hóa Tây phương, nhất là nền giáo dục khai phóng của Hoa Kỳ kể từ khi nước này tiếp quản Nhật sau Thế chiến 2, vì vậy mà giáo dục Nhật vô cùng phù hợp với Hàn Quốc. Nhưng học hỏi Nhật cũng là 1 quyết định khó khăn bởi Nhật Bản là cựu thù của họ, dân tộc Hàn Quốc đã phải chịu rất nhiều thiệt thòi trước người Nhật trong quá khứ, lòng tự tôn dân tộc thật khó vượt qua. Nhưng đứng trước những đòi hỏi về tài chính và thời gian, cùng với 1 thể chế luôn đặt lợi ích quốc gia dân tộc làm đầu, họ đã gác lại quá khứ, học hỏi tinh hoa của cựu thù, miễn rằng điều đó có lợi cho nhân dân của họ. Rốt cục một Hàn Quốc phú cường hôm nay cũng là trái ngọt mà họ xứng đáng được hưởng từ những cây non đầu tiên đầy khó khăn ấy. Nhìn về Việt Nam, sau khi thống nhất đất nước, đã có 1 bộ phận lãnh đạo quá bảo thủ, kiêu ngạo và hẹp hòi, cho rằng họ thông minh hơn phần còn lại của Việt Nam và cả thế giới, để rồi áp đặt những đường lối “tuyệt đối” đúng đắn của họ, để rồi, Việt Nam nói chung và giáo dục Việt Nam nói riêng, sau hàng thập kỷ vẫn chẳng đâu vào đâu.
Không nói đâu xa, nền giáo dục thời VNCH đã rất tiến bộ với triết lý giáo dục là nhân bản, dân tộc, khai phóng với tính chất là đại chúng và thực tiễn. Đó sẽ là nền giáo dục tiên tiến giàu bản sắc Việt, tiếc là nó đã không có cơ hội để hoàn thiện. Những nhà cải cách giáo dục hiện nay cứ tìm hiểu lại nền giáo dục VNCH cũng học hỏi được nhiều điều.
Rất rõ ràng là học tập một nền giáo dục đã thành công sẽ giúp chúng ta tiết kiệm về tiền bạc và thời gian, cũng giải quyết luôn những vấn đề như quan điểm hay triết lý giáo dục. Theo tôi chúng ta nên học hỏi 1 nền giáo dục Á Đông đã thành công, và tôi xin gợi ý theo thứ tự ưu tiên, hoặc Hàn Quốc hoặc Nhật Bản hoặc Singapore.
Tôi xin tóm lược lại 4 yêu sách mà chúng ta cần đòi hỏi chính quyền thực hiện ngay:
1. Miễn phí giáo dục
2. Bỏ độc quyền giáo dục
3. Phi chính trị hóa giáo dục
4. Học tập từ một nền giáo dục đã thành công
Đây như thể đơn thuốc cho một nền giáo dục đầy bệnh tật, đương nhiên đây chỉ là đơn thuốc của tôi, nên có muốn chữa bệnh hay không và có chữa bệnh theo đơn thuốc này hay không là quyền của quý vị, nhưng tôi muốn nói rằng, chậm ngày nào chúng ta sẽ lại đẩy ra xã hội 1 thế hệ những đứa trẻ bị tổn thương ngày đó. Nếu giáo dục Việt Nam đáp ứng được 4 yêu sách trên sẽ chỉ mất khoảng 5 năm để tạo nên 1 thế hệ tương lai hoàn toàn khác, các em sẽ rất tự tin, thực tế, biết tư duy độc lập và sáng tạo.
Nhiều phụ huynh nhận thấy sự tồi tệ của nền giáo dục Việt Nam nên cố gắng cho con cái ra nước ngoài du học, thậm chí muốn chúng ở lại làm ăn, sinh sống luôn. Cũng tốt thôi, nhưng nếu ai cũng muốn ra đi thì đất nước này sẽ ra sao? Tại sao không đứng ở đây và cùng nhau cải tạo nó ngay hôm nay?
Đã đến lúc chúng ta phải thành thật với nhau, đừng tự huyễn hoặc bằng những giá trị ảo, những chủ thuyết ảo tưởng nữa. Nếu bản thân người lớn cũng đang luồn cúi, sống bằng cách thỏa hiệp với cái dối trá thì chẳng có niềm tin nào rằng con cháu chúng ta sẽ được sống tử tế hơn đâu. Hãy lên tiếng đòi hỏi 1 nền giáo dục độc lập, nhân văn và tiên tiến để đảm bảo 1 tương lai tốt đẹp hơn cho con em của chúng ta, chẳng có điều gì tự nó tốt đẹp lên và chẳng có điều tốt đẹp nào tự đến với những người chỉ biết trông chờ, hãy hành động.
Tôi xin kết thúc bài viết này bằng 2 câu hỏi, dành cho tất cả người Việt Nam, từ 16 não trạng đỉnh cao trong Bộ chính trị, đến báo giới, trí thức, quân đội, công an, đến những người dân bần cùng chỉ biết làm lụng để nuôi con và đóng thuế:
Câu hỏi 1: Chúng ta có muốn con cái được dạy dỗ bởi nền giáo dục của Việt Nam hiện nay hay không?
Câu hỏi 2: Chúng ta muốn con cái được đến học tập ở những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới hay muốn chúng được học 1 nền giáo dục tiên tiến ngay trên quê hương mình?

Thành Lê

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com