Một trong những điều kiện tiên quyết của một nền dân chủ hoạt động hiệu quả là xã hội phải vận động trên ba "mức độ": Nhà nước, Tư nhân và Xã hội Dân sự. Điều quan trọng là ba mức độ này phải được tách bạch nhau và rằng chúng hỗ trợ lẫn nhau.
Ba mức độ có những nhiệm vụ riêng, có lịch sử riêng, và mỗi mức độ cung cấp cho cá nhân một sự bảo vệ và cơ hội phát triển riêng. Mỗi mức độ có những quy luật khác nhau.
Nhà Nước
Những nhà nước đầu tiên hình thành cách đây 4000-5000 năm, dưới dạng những cộng đồng sống ở những thị xã Trung Đông. Nhà nước-Quốc gia (Nation State), hiểu theo nghĩa tân thời của từ này, xuất hiện vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 tại Châu Âu và Châu Mỹ. Xuyên suốt thế kỷ 20, nhiều nhà nước quốc gia đã tiếp tục hình thành.
Vai trò của Nhà nước là lập pháp và đảm bảo rằng luật pháp được tôn trọng. Vì thế, tại các nhà nước lập hiến, chính nhà nước là người đưa ra những quy định chung về cái gì là hợp pháp và cái gì là bất hợp pháp, và chính nhà nước là người duy nhất có quyền sử dụng bạo lực [công an và quân đội - người dịch], để đảm bảo sự an toàn của các công dân. Như thế, những hoạt động của nhà nước cấu thành luật pháp, và nếu ai vi phạm luật pháp nhà nước, người đó có thể bị đưa ra tòa.
Tư Nhân
Tư Nhân bao gồm tất cả những gì xảy ra tại nhà riêng, giữa gia đình và bạn bè. Một điều quan trọng của nền dân chủ là tính bất khả xâm phạm của tư gia: Không cơ quan nhà nước, bạn bè, láng giềng hay người lạ nào có quyền bước vào nhà người khác mà không xin phép. Cảnh sát chỉ có thể bước vào nếu họ có những lý do rõ ràng chứng tỏ nghi ngờ của họ rằng tội ác đang diễn ra trong nhà, và ngay cả khi đó, họ phải đợi có trát của tòa. Một người bạn hay hàng xóm, đương nhiên, có thể "đột nhập" vào tư gia, ví dụ trong trường hợp họ nghi ngờ ai đó đang bị thương hoặc cần sự giúp đỡ. Trừ các trường hợp đó ra, tư gia là nơi bất khả xâm phạm.
Nói chung, luật pháp mà nhà nước định ra cũng được áp dụng trong nhà riêng của mỗi người: Chúng ta không có quyền giết người, ăn cắp hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác, với lý do "tôi đang ở nhà riêng của tôi".
Tại tư gia, còn có những quy định khác - những quy định không liên quan đến luật pháp nhà nước: ví dụ như các giá trị đạo đức, luân lý, thói quen, cũng như sự trông đợi (ví dụ con trông đợi rằng bố mẹ sẽ là người ra quyết định trong nhà). Các gia quy, khác với luật pháp nhà nước, là luật bất thành văn - thường được ngầm hiểu giữa những người sống chung trong một mái nhà.
Nếu có ai đó phá vỡ gia quy, thì không tòa án nào có thể bắt tội người đó. Cá nhân sống chung dưới một mái nhà có thể tranh luận, cãi vã, và / hoặc bỏ đi khỏi nhà, hoặc - nếu là một người chủ gia đình vốn không quen với việc bị thách thức - có thể đe dọa đánh hoặc trừng phạt thành viên gia đình đã phá vỡ gia quy. Cách hành xử sau (đánh hoặc trừng phạt bằng bạo lực) bị cấm ở các xã hội dân chủ, và nếu có ai thực sự có hành xâm phạm thể xác của thành viên trong gia đình mình, đó sẽ trở thành vấn đề được đưa ra tòa.
Xã Hội Dân Sự
Xã Hội Dân Sự là tất cả những gì không thuộc phạm vi của Nhà Nước cũng như phạm vi Tư Nhân. Nó là không gian công, ví dụ quảng trường hay đường phố, các câu lạc bộ hay hội đoàn, nơi làm việc, các sự kiện thể thao, tụ tập tôn giáo v.v... tất cả những nơi mà chúng ta vẫn thường gặp gỡ nhau, ngoài tư gia của mình.
Ở trong Xã Hội Dân Sự, một cá nhân phải tuân thủ cả luật pháp nhà nước, lẫn hàng loạt các giá trị đạo đức và luân lý mà chúng ta có ở gia đình. Nhưng cũng có khi các giá trị đạo đức ở xã hội dân sự lại khác với các giá trị đạo đức mà cá nhân đó có ở nhà riêng.
Trong xã hội dân sự, nói cách khác, chúng ta buộc phải trao đổi suy nghĩ của mình về đạo đức, luân lý và các giá trị khác. Điều này, ở một mức độ nào đó, là chức năng của nghệ thuật và văn hóa: Qua nghệ thuật và văn hóa, chúng ta kể những câu chuyện về điều chúng ta nghĩ là đúng cũng như điều chúng ta cho là sai, và cái gì cần được thay đổi trong xã hội.
Trong những vòng tròn hữu hạn của xã hội dân chủ - như hội đoàn, các buổi nhóm họp tôn giáo hay những sự kiện khác - có thể tồn tại những quy định riêng. Nếu ai đó không đồng ý với những quy định đó, họ có quyền tự do rời bỏ vòng tròn. Nếu đó là một hội đoàn mang tính dân chủ, thì cá nhân có thể chọn con đường ở lại và vận động để thay đổi những quy định mà mình cảm thấy không phù hợp.
Luật pháp và Đạo đức
Luật pháp nhà nước và đạo đức của xã hội dân sự không phải lúc nào cũng đồng nhất. Có rất ít luật trực tiếp đi ngược lại đạo đức, nhưng luôn tồn tại những luật pháp mà một số người trong xã hội nghĩ rằng như thế là vô đạo đức ví dụ quyền được phá thai.
Điều ngược lại xảy ra thường xuyên hơn, tức là có những điều mà nhiều người cho rằng vô đạo đức lại không trái pháp luật. Ngoại tình là một ví dụ. Gia đình và xã hội dân sự có thể lên án ngoại tình, nhưng chẳng có mấy nền dân chủ coi ngoại tình là bất hợp pháp, và người vợ (hoặc chồng) có quyền kiện nửa bên kia ra tòa vì đã phạm tội ngoại tình. Người vi phạm đạo đức xã hội dân sự có thể không bị trừng phạt, ngoại trừ trường hợp sự vi phạm đó cũng là trái với luật pháp nhà nước.
Ba mức độ có những nhiệm vụ riêng, có lịch sử riêng, và mỗi mức độ cung cấp cho cá nhân một sự bảo vệ và cơ hội phát triển riêng. Mỗi mức độ có những quy luật khác nhau.
Nhà Nước
Những nhà nước đầu tiên hình thành cách đây 4000-5000 năm, dưới dạng những cộng đồng sống ở những thị xã Trung Đông. Nhà nước-Quốc gia (Nation State), hiểu theo nghĩa tân thời của từ này, xuất hiện vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19 tại Châu Âu và Châu Mỹ. Xuyên suốt thế kỷ 20, nhiều nhà nước quốc gia đã tiếp tục hình thành.
Vai trò của Nhà nước là lập pháp và đảm bảo rằng luật pháp được tôn trọng. Vì thế, tại các nhà nước lập hiến, chính nhà nước là người đưa ra những quy định chung về cái gì là hợp pháp và cái gì là bất hợp pháp, và chính nhà nước là người duy nhất có quyền sử dụng bạo lực [công an và quân đội - người dịch], để đảm bảo sự an toàn của các công dân. Như thế, những hoạt động của nhà nước cấu thành luật pháp, và nếu ai vi phạm luật pháp nhà nước, người đó có thể bị đưa ra tòa.
Tư Nhân
Tư Nhân bao gồm tất cả những gì xảy ra tại nhà riêng, giữa gia đình và bạn bè. Một điều quan trọng của nền dân chủ là tính bất khả xâm phạm của tư gia: Không cơ quan nhà nước, bạn bè, láng giềng hay người lạ nào có quyền bước vào nhà người khác mà không xin phép. Cảnh sát chỉ có thể bước vào nếu họ có những lý do rõ ràng chứng tỏ nghi ngờ của họ rằng tội ác đang diễn ra trong nhà, và ngay cả khi đó, họ phải đợi có trát của tòa. Một người bạn hay hàng xóm, đương nhiên, có thể "đột nhập" vào tư gia, ví dụ trong trường hợp họ nghi ngờ ai đó đang bị thương hoặc cần sự giúp đỡ. Trừ các trường hợp đó ra, tư gia là nơi bất khả xâm phạm.
Nói chung, luật pháp mà nhà nước định ra cũng được áp dụng trong nhà riêng của mỗi người: Chúng ta không có quyền giết người, ăn cắp hoặc thực hiện các hành vi trái pháp luật khác, với lý do "tôi đang ở nhà riêng của tôi".
Tại tư gia, còn có những quy định khác - những quy định không liên quan đến luật pháp nhà nước: ví dụ như các giá trị đạo đức, luân lý, thói quen, cũng như sự trông đợi (ví dụ con trông đợi rằng bố mẹ sẽ là người ra quyết định trong nhà). Các gia quy, khác với luật pháp nhà nước, là luật bất thành văn - thường được ngầm hiểu giữa những người sống chung trong một mái nhà.
Nếu có ai đó phá vỡ gia quy, thì không tòa án nào có thể bắt tội người đó. Cá nhân sống chung dưới một mái nhà có thể tranh luận, cãi vã, và / hoặc bỏ đi khỏi nhà, hoặc - nếu là một người chủ gia đình vốn không quen với việc bị thách thức - có thể đe dọa đánh hoặc trừng phạt thành viên gia đình đã phá vỡ gia quy. Cách hành xử sau (đánh hoặc trừng phạt bằng bạo lực) bị cấm ở các xã hội dân chủ, và nếu có ai thực sự có hành xâm phạm thể xác của thành viên trong gia đình mình, đó sẽ trở thành vấn đề được đưa ra tòa.
Xã Hội Dân Sự
Xã Hội Dân Sự là tất cả những gì không thuộc phạm vi của Nhà Nước cũng như phạm vi Tư Nhân. Nó là không gian công, ví dụ quảng trường hay đường phố, các câu lạc bộ hay hội đoàn, nơi làm việc, các sự kiện thể thao, tụ tập tôn giáo v.v... tất cả những nơi mà chúng ta vẫn thường gặp gỡ nhau, ngoài tư gia của mình.
Ở trong Xã Hội Dân Sự, một cá nhân phải tuân thủ cả luật pháp nhà nước, lẫn hàng loạt các giá trị đạo đức và luân lý mà chúng ta có ở gia đình. Nhưng cũng có khi các giá trị đạo đức ở xã hội dân sự lại khác với các giá trị đạo đức mà cá nhân đó có ở nhà riêng.
Trong xã hội dân sự, nói cách khác, chúng ta buộc phải trao đổi suy nghĩ của mình về đạo đức, luân lý và các giá trị khác. Điều này, ở một mức độ nào đó, là chức năng của nghệ thuật và văn hóa: Qua nghệ thuật và văn hóa, chúng ta kể những câu chuyện về điều chúng ta nghĩ là đúng cũng như điều chúng ta cho là sai, và cái gì cần được thay đổi trong xã hội.
Trong những vòng tròn hữu hạn của xã hội dân chủ - như hội đoàn, các buổi nhóm họp tôn giáo hay những sự kiện khác - có thể tồn tại những quy định riêng. Nếu ai đó không đồng ý với những quy định đó, họ có quyền tự do rời bỏ vòng tròn. Nếu đó là một hội đoàn mang tính dân chủ, thì cá nhân có thể chọn con đường ở lại và vận động để thay đổi những quy định mà mình cảm thấy không phù hợp.
Luật pháp và Đạo đức
Luật pháp nhà nước và đạo đức của xã hội dân sự không phải lúc nào cũng đồng nhất. Có rất ít luật trực tiếp đi ngược lại đạo đức, nhưng luôn tồn tại những luật pháp mà một số người trong xã hội nghĩ rằng như thế là vô đạo đức ví dụ quyền được phá thai.
Điều ngược lại xảy ra thường xuyên hơn, tức là có những điều mà nhiều người cho rằng vô đạo đức lại không trái pháp luật. Ngoại tình là một ví dụ. Gia đình và xã hội dân sự có thể lên án ngoại tình, nhưng chẳng có mấy nền dân chủ coi ngoại tình là bất hợp pháp, và người vợ (hoặc chồng) có quyền kiện nửa bên kia ra tòa vì đã phạm tội ngoại tình. Người vi phạm đạo đức xã hội dân sự có thể không bị trừng phạt, ngoại trừ trường hợp sự vi phạm đó cũng là trái với luật pháp nhà nước.
No comments:
Post a Comment