Tuesday, October 22, 2013

TRUNG CỘNG ĐANG MẤT DẦN ẢNH HƯỞNG Ở TRUNG ĐÔNG


Dương thanh Đông 
    Thời gian gần đây, một số quốc gia đã chán ngán Trung Cộng khi nhận ra bộ mặt thật của tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải, mồm hô hào hòa bình nhưng đang lo chuẩn bị chiến tranh xâm lấn qua sự kiện gia tăng ngân sách quốc phòng, phô trương thanh thế ở biển Đông, gây hấn với Nhật Bản ở đảo tranh chấp…

Trung Cộng chỉ nói về hợp tác kinh tế hữu nghị với nội dung hai bên đều hưởng lợi, nhưng trên thực tế, Bắc Kinh tìm cách khuynh đảo kinh tế bằng cách dùng tiền vốn từ 1,35 tỷ người đóng góp vào tay thiểu số, để mua dần tài nguyên thiên nhiên, công ty, tài sản quốc gia, đất đai và tìm cách di dân. 

Do đó tập đoàn quân phiệt Miến Điện đã thay đổi chính sách, giảm dần uy thế của Trung Cộng tại đất nước họ và mở cửa bang giao với các nước Tây Phương. Việt Nam đã nhìn thấy rõ sách lược bành trướng, bá quyền, nhưng tập đoàn cai trị Bắc Bộ Phủ ở Hà Nôi đã trở thành thái thú cho Trung Cộng qua tình hữu nghị bất bình đẳng như thời kỳ ngàn năm bắc thuộc qua:" 16 chữ vàng và 4 tốt", đó là lý do mà Việt Nam chẳng những không thoát khỏi gọng kiềm nô thuộc Bắc Kinh, trái lại càng ngày càng tiến dần đến tình trạng của Tây Tạng, Tân Cương, nhưng tệ hại hơn Hồng Kông vì dân ở đây, dù đã trả cho Trung Cộng từ năm 1997, nhưng vẫn tỏ ra không thuần phục mẫu quốc. Việt Nam ngày nay chỉ còn tên gọi theo công pháp quốc tế và luật bang giao, nhưng bên trong là dân Trung Cộng âm thầm di cư, lan tràn từ bắc chí nam như là đất nhà, do thái thú Việt Cộng bật đèn xanh, cửa khẩu mở, danh ưu tiên cho dân Hoa Lục. Vùng biển đã hoàn toàn bị khống chế, ngư dân Việt không thể hành nghề trong vùng biển quê hương, họ thường bị bắn, giết, cướp…nhưng đảng và nhà nước Việt Nam vẫn không có thái độ chính đáng bảo vệ chủ quyền, đôi lúc xoa dịu lòng dân, đảng bắt buộc phải có vài công hàm với lời lẽ rất hữu nghị, không thoát khỏi vòng kim cô" 16 chữ vàng và 4 tốt".

     Tại vùng Trung Đông, dù Trung Cộng cố gắn bành trướng thế lực, nhưng hầu hết các quốc gia Trung Đông theo Hồi Giáo, họ thừa biết Trung Cộng chủ trương tiêu diệt tôn giáo bằng mọi hình thức, theo giáo điều Mác Lê và chủ thuyết Mao Trạch Đông, các nước Hồi Giáo thừa hiểu tình trạng bi đát của tín đồ Hồi Giáo ở vùng Tân Cương, nhưng nay, hiện tượng Trung Cộng bị mất dần ảnh hưởng qua sự thay đổi chính sách ngoại giao của tổng thống Iran là Rouhani mới đây, ông tuyên bố từ bỏ tham vọng nguyên tử và sẵn sàng hợp tác với Liên Hiệp Quốc qua cơ quan nguyên tử năng, cũng như Hoa Kỳ, Liên Âu.

   Iran là quốc gia gắn bó sâu đậm với Trung Cộng từ khi giáo chủ Khomenei làm cuộc cách mạng Hồi Giáo, lật đổ vua Shah Iran năm 1979, Trung Cộng nhảy vào nơi nầy khá lâu qua quan hệ kinh tế, nhưng nay thì Iran đã lơi dần mối quan hệ, thậm chí đưa đến căng thẳng giữa hai bên. Trước đây, và trong thời gian qua, Trung Cộng thường tạo áp lực qua sự hiện diện quân đội vùng biên giới chung với Iran, nên quốc gia Hồi Giáo nầy cảm thấy sự đe dọa càng ngày càng rõ nét, nguy hiểm do Trung Cộng gây ra hơn là căng thẳng với Hoa Kỳ, đó là một trong số các lý do mà Iran bỗng thay đổi chính sách hòa hoãn, mới đây được tổng thống Rouhani đang thực hiện, ít nhất cũng tạm ổn với thế giới phương Tây vài năm tới.

   Mối giao hảo giữa Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và Cộng Hòa Hồi Giáo Iran đang trên đà gảy đổ và có khả năng va chạm nhau. Dân tộc Iran tự hào về nền văn minh trong lịch sử thời cổ đại, nhưng từ thời thuộc địa, quốc gia nầy nằm trong gọng kiềm của các nước Tây Phương, làm cho tự ái dân tộc dâng cao, đưa đến khuynh hướng chống Tây Phương, gần đây, Iran gặp khó khăn vì chương trình tinh luyện chất uranium để chế bom nguyên tử, khiến nước nầy bị cấm vận, khó khăn cho nền kinh tế, dân chúng ta thán, nên đó cũng có thể là lý do hổ trợ cho tổng thống Rouhani hòa hoãn và cam kết không còn tham vọng nguyên tử.
    Thời hậu chiến tranh lạnh, sau khi Liên Xô và toàn khối cộng đảng Đông Âu sụp đổ, cục diện thế giới thay đổi, khi cán cân quyền lực nằm trong tay các nước Tây Phương, do Hoa Kỳ lãnh đạo. Do đó Trung Cộng khai thác tự ái dân tộc của Iran khi các nước Tây Phương lan rộng thế lực, đó là sự bang giao giữa Bắc Kinh và Teheran được duy trì trong vài thập niên qua, nhất là cuộc chiến đẫm máu với Iraq năm 1980, mà phía Saddam Hussein do Hoa Kỳ yểm trợ, càng ngày càng xô đẩy Iran đo vào quỷ đạo của Bắc Kinh, thế là Trung Cộng trở thành quốc gia viện trợ nhiều nhất cho Iran, nên nước nầy mang ơn Bắc Kinh trong lúc khó khăn. Đi xa hơn, từ thập niên 1990, Trung Cộng cung cấp vũ khí ồ ạt và cố vấn chương trình hạt nhân, với thâm ý là dùng Iran để đe dọa Do Thái, quyền lợi của Hoa Kỳ. Cũng như trường hợp Bắc Hàn, Trung Cộng nhúng tay vào việc phát triển vũ khí nguyên tử để Kim Jong Il và nay là Kim Jong Un, thỉnh thoảng thử nghiệm hỏa tiển, gây bất ổn trong khu vực bán đảo Triều Tiên.

    Iran đã được Trung Cộng sử dụng làm bàn đạp để cạnh tranh với Hoa Kỳ và Âu Châu. Do đó từ thập niên 1990, kim ngạch quan hệ giữ hai nước tăng dần, đến năm 1997 là 12 tỷ Mỹ kim, tăng lên 28 tỷ vào năm 2009, do đó Trung Cộng trở thành khách hàng chánh, nhiều nhất tại nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran. Thời kỳ Iran bị cấm vận, nước nầy đã đẩy nhiều công ty Tây phương ra khỏi lãnh thổ và Trung Cộng thay thế, nên kim ngạch giữa Teheran và Bắc Kinh đạt đến 45 tỷ Đô La trong những năm gần đây. Kinh tế gắn bó đưa đến khuynh đảo, đó là sách lược trước sau như một của Bắc Kinh, điều nầy đã khiến Iran bừng tỉnh sau tấm lòng tốt giả tạo của Bắc Kinh.

    Trung Cộng giúp nước nào, thì phải đề cao cảnh giác, cũng như thói quen của nhiều thương gia người Hoa, họ vồn vả quà cáp lúc đầu, thì phải biết là họ chơi trò" thả con tép, bắt con tôm". Iran trở thành công cụ của Trung Cộng ở Trung Đông, đối đầu với các nước Tây Phương và Hoa Kỳ. Tuy nhiên vào năm 1997, Trung Cộng vẫn bị ràng buộc kinh tế với Hoa Kỳ, nên đã bị áp lực của Mỹ, đưa đến việc tạm ngưng hiệp ước song phương phát triển hạch nhân và hỏa tiễn với Iran, lên đến 4 tỷ Mỹ kim.

Thời gian gần đây, thế giới và Hoa Kỳ đang trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nên Mỹ tỏ ra nhân nhượng trong khu vực Trung Đông, gây áp lực để kiềm chế Do Thái, khiến thủ tướng Bejamin Netanyahu bực mình.Lợi dụng tình hình nầy, Trung Cộng đẩy mạnh chương trình phát triển vũ khí nguyên tử cho Iran và đồng thời trải rộng quyền lợi tại nước nầy hơn nữa, có khả năng đưa đến khuynh loát chính trị và đi xa hơn nữa, biến nơi nầy thành chư hầu hay thuộc địa thời đại, giống như tình trạng Việt Nam ngày nay.

     Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của Trung Cộng, khiến Bắc Kinh bị áp lực của các bạn hàng Tây Phương, Hoa Kỳ, nên Trung Cộng đành phải đồng ý trong 5 quốc gia thuộc hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc chống lại chương trình phát triển vũ khí nguyên tử của Iran, điều nầy làm cho Iran tức giận, vì Trung Cộng bỗng trở mặt, vì quyền lợi giao thương, kinh tế, là vấn đề sinh tử cho chế độ cộng sản Trung Hoa.

      Từ khi Bắc Kinh quay mặt với đồng minh lâu đời, Iran thức tỉnh, dù nước nầy đã ký hợp đồng với công ty khai thác dầu hỏa Iran lên đến nhiều tỷ Mỹ kim, nay Iran tạm đình hoãn. Năm 2011, kim ngạch trao đổi năng lượng giữa Iran và Trung Cộng chỉ còn 40 tỷ Mỹ Kim, giảm mất 5 tỷ, là báo hiệu sự mất dần ảnh hưởng của Trung Cộng tại Iran.
Dự án giao thông hỏa xa nối liền Iran- Trung Cộng- Nga

      Người dân Iran cảm thấy nền kinh tế quốc gia càng ngày càng lệ thuộc vào Trung Cộng, khi hàng hóa rẻ từ Hoa Lục tràn ngập hầu hết hệ thống siêu thị khắp nước, đã và đang giết dần kỷ nghệ sản xuất trong nước, do đó, dân chúng áp lực chính phủ về nguy cơ hàng Trung Cộng, nên Iran có khuynh hướng giảm dần nhập cảng từ Hoa Lục. Về mặt biên thùy phía Đông, Afghanistan và Pakistan, càng ngày càng nhận ra bộ mặt thật của Trung Cộng, nên lòng tin của hai nước láng giềng nầy không còn nữa. Hai nước nầy đã thức tỉnh và noi gương Iran trong việc tẩy chay dần Trung Cộng. 

     Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi tình hình Trung Đông, khi Trung Cộng trở mặt với Iran trong việc đồng thuận biểu quyết ngăn cấm Iran phát triển vũ khí nguyên tử, điều mà từ lâu hay Bắc Kinh thúc dục, viện trợ và cố vấn cho nước Cộng Hòa Hồi Giáo Iran từ năm 1979 đến nay. Khi Iran mất hết lòng tin vào Trung Cộng, kéo theo Afghanistan, Pakistan…đẩy dần Trung Cộng vào thế bị cô lập, khi các nước lâng bang trung vùng Trung Đông, là nguồn cung cấp dầu quan trọng cho kỷ nghệ Hoa Lục, bắt đầu giảm dần ảnh hưởng, hàng hóa và các hợp đồng kinh tế.

     Sau nhiều thập niên xâm nhập, cạnh tranh, đầu tư vào vùng Trung Đông, thế giới tưởng chừng như Trung Cộng sắp thay thế Hoa Kỳ, nhưng thực ra thì Trung Cộng chưa đủ khả năng kinh tế nếu đương đầu với các cuộc chiến hao tốn như Iraq, Afghanistan, mặt khác khả năng quân sự của Hoa Lục vẫn còn đi sau nhiều nước, kể cả Nga hiện nay. Đó là lý do mà thế giới vẫn chuộng đồng Mỹ kim dù nơi nầy xảy ra khủng hoảng tài chánh, mới đây là tình trạng bế tắt ngân sách mượn nợ của tổng thống Barack Obama.

   Khủng hoảng kinh tế toàn cần là trò chơi tiền tệ của Hoa Kỳ theo bài bản và luật chơi, Hoa Kỳ ví như chủ sòng bạc Casino, các tay chơi dù có giàu đến đây cũng không thể thắng nổi, vì tỷ lệ thua chiếm đến 80 %. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dồn Trung Cộng vào thế chẳng đặng đừng, Bắc Kinh bị áp lực phải bỏ cứ địa quan trọng ở Iran, với tham vọng vũ khí hạch nhân, do chính Trung Cộng khuyến khích, giúp đỡ, cố vấn…nay thì cũng chính Trung Cộng thuận theo 5 nước trong hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc chống lại Iran. Rồi đây, các nơi mà Trung Cộng thò bàn tay vào như ở Phi Châu, nam Mỹ, cũng có thể sẽ phải tránh xa Trung Cộng, khi họ nhìn thấy cái gương của Iran.
DƯƠNG THANH ĐÔNG
21.10.2013

No comments:

Post a Comment