Saturday, October 19, 2013

Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam

Chủ Nghĩa Be-Bờ & Chiến Tuyến Việt Nam: Ảo Thuật Quân Sự Không “Đánh Thực”, “Không-Cốt-Thắng”

Lưu Nguyễn Đạt, TS, LS 
October 19, 2013
Căn Bản của Chủ Nghĩa Be-bờalt
Chủ Nghĩa Be-bờ [Containment Doctrine][1] là nền tảng của chính sách ngoại giao Hoa Kỳ dùng áp lực quân sự và ảnh hưởng kinh tế để “ngăn chặn” sự bành trướng của chế độ Cộng sản trên thế giới, không khác mấy việc “kiểm dịch” [quarantine][2] ngăn cản việc lây nhiễm của một căn bệnh hiểm nghèo.  Chính sách này nhằm một mặt gia tăng an ninh cho Hoa Kỳ và mặt khác tránh “hiệu ứng Domino” [“domino effect”][3] gây cảnh các quốc gia tuần tự đổ theo khi một quốc gia lân cận bị cộng sản chiếm đoạt.  Chủ nghĩa Be-bờ do nhà ngoại giao Hoa Kỳ George F. Kennan[4] khơi thuật từ năm 1947[5] và đã ảnh hưởng tới đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ kể từ thời Tổng Thống Harry S Truman.[6] 
Chủ Nghĩa Be-bờ căn cứ vào những nhận định sau:[7]
  • Xôviết cộng sản luôn luôn ở thế chiến đấu trường kỳ chống đối tư bản;
  • Xôviết cộng sản tìm mọi cách kết tác với thành phần cảm tình viên trong thế giới tự do;
  • Hiện tượng xâm lược của Xôviết cộng sản bắt nguồn từ truyền thống bài ngoại của Nga Xô;
  • Cơ cấu của XôViết cộng sản cắt đứt với thực tế nội bộ và ngoại tại.
altChủ Nghĩa Be-bờ đã hội nhập thành Chủ Nghĩa Truman [Truman Doctrine][8] để khẳng định nguy cơ của nguyên khối cộng sản chuyên chế sẵn sàng xâm nhập thế giới tự do trong cuộc “Chiến Tranh Lạnh” [Cold War].[9] Theo chiều hướng ngăn chặn tiềm lực đe doạ Xôviết cộng sản, Truman xếp đặt một loạt những biện pháp:
  • hỗ trợ như Kế hoạch Marshall [Marshall Plan][10], giúp tái dựng Tây Âu sau Thế chiến thứ 2,  song song với việc thành lập Ngân Hàng Thế Giới [World Bank] và Quý Tiền Tệ Quốc Tế [International Monetary Fund];
  • cảnh phòng giữa Hoa Kỳ và Tây âu dưới hình thức liên minh quân sự Bắc Âu  [NATO, North Atlantic Treaty Organization] với khẩu hiệu: “Nga ngoài, Mỹ trong, Đức dưới” ["to keep the Russians out, the Americans in, and the Germans down."][11]
  • Thu thập tin tức cẩn mật từ  quốc ngoại qua Cơ Quan Trung ương Tình Báo [Central Intelligence Agency/CIA] dưới sự điều động của Ủy Ban An Ninh quốc Gia [National Security Council].[12]
Về mặt quân sự, Chủ Nghĩa Be-bờ chỉ chú trọng tới hình thức “ngăn chặn, đề phòng” trong thời kỳ “Chiến tranh Lạnh”, hoặc nếu có xung đột, thì áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” [“limited war” policy].  Điển hình, tuy đã cho phép Douglas MacArthur vượt vĩ tuyến 38 tiến đánh Bắc Hàn, Truman vẫn khiển trách danh tướng này đã chủ động “quyết thắng” hơn là thi hành thuần Chủ Nghĩa Be-bờ, mà về mặt quân sự, MacArthur chê là một giải pháp nhì nhằng “Không-Cốt-Thắng” [“No-win policy”].[13] 
altKhai mở Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam      
Chủ Nghĩa Be-bờ và Thuyết Domino lại được áp dụng qua chính sách đối ngoại của Hoa ky tại Việt Nam, trong nhiều giai đoạn.
TT Truman năm 1952 cấp viện 60 triệu Mỹ Kim cho Pháp [đồng minh NATO] trong việc chống du kích chiến cộng sản tại Việt Nam và mặt trận Đông Dương.  
TT Dwight D. Eisenhower [nhiệm kỳ 1953-61] đã nhấn mạnh vào “hiệu ứng domino” để chỉ về nguy cơ phát triển của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Dương và cho rằng nếu Hoa kỳ không can thiệp để phe cộng sản chiếm cứ Việt Nam thì Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện sẽ sụp đổ như quân bài domino và rơi vào khối cộng sản.[14] Do đó, Chính phủ Eisenhower tìm cách giúp đỡ[15] đồng minh [NATO] Pháp vào giai đoạn cuối cùng của Chiến tranh Đông Dương với 3 điều kiện:
  1. tăng cường quân đội tác chiến nếu 3 thành phần Hoa Kỳ, Anh & Úc tham dự đồng đều;
  2. Chính quyền Pháp cam kết trả lại độc lập cho các quốc gia Đông Dương;
  3. Quốc Hội Hoa Kỳ tuyên bố khai chiến.
Trước tiên Thủ tướng Anh Winston Churchill từ chối tham dự, sau đó, Quốc Hội Hoa Kỳ chỉ muốn áp dụng sách lược “Chiến tranh hạn chế” tại Việt Nam, để tránh nguy cơ Thế chiến Thứ 3, nên cũng đã từ chối không giúp Quân Đội Viễn Chinh Pháp tại Điện Biên Phủ.  Hậu quả là Chiến tranh Đông Dương đã chấm dứt, và với Hội Nghị Genève [tháng 7 năm 1954] Việt Nam chia đôi để sau đó tiếp tục cuộc chiến ý thức hệ, giữa Phe Tự do ở Miền Nam Việt Nam và Phe Cộng sản ở Miền Bắc.
altViệt Nam Thành Thí Điểm Chủ Nghĩa Be-Bờ     
TT JF Kennedy [nhiệm kỳ 1960-63] bổ nhiệm học giả McGeorge Bundy vào chức vụ Cố vấn An ninh Quốc gia.  Sau khi Hoa Kỳ thất bại đổ bộ tại Vịnh Heo Cuba [Bay of Pigs Invasion][16] và bị khiêu khích bởi Tường Ngăn Berlin, TT Kennedy & Bundy coi Nam Việt Nam làthí-điểm-để-thực-hiện chiến lược Be-bờ tại Đông Nam Á và nghĩa vụ phải giúp đỡ các đồng minh bản địa chặn đứng chủ nghĩa cộng sản tại Miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Đó là tiền đề để giải thích cho sự can thiệp ngày càng sâu của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam và sau này dẫn đến sự tham chiến trực tiếp của Quân đội Hoa Kỳ tại chiến trường Đông Dương thời TT Lyndon Johnson.
Do đó, chính phủ Kennedy để lại một số dấu ấn trên định mệnh Miền Nam Việt Nam:
Từ năm 1961, TT Kennedy tiếp tục sách lược “chiến tranh hạn chế” tại Miền Nam Việt Nam, đôn đốc một lực lượng tham chiến từ 800 tăng tới 16,300 binh sĩ Hoa Kỳ, với ý định rút quân khỏi mặt trận Việt Nam càng sớm càng tốt.
Trong khi TT Dwight D. Eisenhower nhiệt liệt ủng hộ sự thành lập đệ Nhất Cộng Hoà Việt Nam dưới sự lãnh đạo của TT Ngô Đình Diệm, thì chính quyền Kennedy bắt đầu có triệu chứng “thất sủng” TT Ngô Đình Diệm vì chính thể của Ông lúc đó hạn chế mức độ dân chủ hoá Miền Nam Việt Nam vào trọng tâm ưu đãi của một thiểu số gồm có gia đình họ Ngô, các cựu quan lại và lực lượng quân, dân, cán chính thuộc Đảng Cần Lao, gốc Ky Tô giáo.  Hậu quả là gần 90% dân chúng tại Miền Nam Việt Nam, gồm một số đảng phái như Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Dân Xã Đảng v.v., các nhà trí thức độc lập, tín đồ Phật giáo, Cao Đài, Hoà Hảo v.v.  đã mất cơ hội tham dự vào Cao trào Dân chủ mà Chủ nghĩa Be-bờ hứa hẹn đối với toàn dân của Chiến Tuyến này.  Hậu quả của chính sách “biệt đãi/cô lập” dân chủ hoá trên đã tạo ra những xáo trộn trong khắp Miền Nam Việt Nam, một cách rất đáng tiếc.  Chúng ta đã mất một cơ hội hy hữu dựng nước toàn vẹn trong tay của rất nhiều người Việt, cũng yêu nước, cũng tôn trọng dân chủ tự do.
altSau hai cuộc đảo chính hụt, và sức chống đối của dân chúng, nhất là các cuộc Tranh đấu Phật giáo, TT Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã bị bắt và hạ thủ bởi thuộc hạ của Đại Tướng Dương Văn Minh và một số tướng lĩnh trẻ trong cuộc Đảo Chính tháng 11 năm 1963.  Nhiều tài liệu lịch sử [mới được “giải mật”] đã xác định biến cố này có hậu thuẫn của CIA Lucien Conein, Đại sứ Cabot Lodge, Bộ Ngoại gia Hoa Kỳ,[17] dù lúc xẩy ra cuộc ám sát trên, TT Kennedy & Cố vấn Bundy đã khôn khéo “vắng mặt” nơi nhiệm sở.  Riêng Maxwel Taylor, Tư lệnh Hội Đồng Tướng Lĩnh Hoa Kỳ ghi nhận trách nhiệm của Hoa Kỳ về cuộc đảo chính và  ám hại TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu.[18]
Từ góc nhìn của Hoa Kỳ, vấn đề loại bỏ TT Ngô Đình Diệm và Ô. Ngô Đình Nhu là do [a] tình trạng khiếm khuyết dân chủ thực sự tại Nam Việt Nam, [b] ảnh hưởng tai hại của vợ chồng Ngô Đình Nhu về chính sách tôn giáo, và [c] phần nào vì Ngô Đình Nhu “hù doạ” chủ trương trung lập, thay thế TT. Ngô Đình Diệm v.v. với ý định làm giảm sức ép của Hoa Kỳ.[19]
altBiến Hoá Chủ Nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
TT Lyndon Johnson [nhiệm kỳ 1963-69] tiếp tục nhưng biến hoá đường lối đối ngoại “Be-bờ” của cố TT JF Kennedy, bị ám sát vài tuần sau Anh Em họ Ngô.  Năm 1964, khi ứng cử viên Cộng hoà Barry Goldwater thách đố TT đương nhiệm: “Tại sao không nghĩ tới chiến thắng?”[20] thì TT Johnson lại trả lời một cách nước đôi: “Chỉ vào can thiệp tới mức đó thôi”.[21] Thật vậy, đường lối “Can thiệp giới hạn” này vừa tăng, vừa hãm, qua nhiều hình thức:
Thông qua Biểu quyết về Vịnh Bắc Việt [Gulf of Tonkin Resolution][22] để lấy cớ  trừng phạt vụ các phóng thủy lôi hạm Bắc Việt đụng độ với khu trục hạm USS Maddox & USS Turney;
Quyết định chuyển Không Đoàn 18 Tác Chiến từ Okinawa đáp xuống căn cứ Đà Nẵng và cho phép phản lực F-105 vượt vĩ tuyến 17 oanh tạc và thả bom các địa phận thuộc lãnh thổ Bắc Việt, cốt gây áp lực hao mòn địch vận để đưa tới thảo luận ngưng chiến;
Lần lượt đáp ứng số gia tăng quân lực chính quy [Quân Đội Nhân Dân] đột nhập từ Bắc Việt, phối hợp với quân lực địa phương của Giải Phóng Miền Nam [GPMN], Hoa Kỳ đã gia tăng quân lực từ 16,000 binh sĩ [năm 1963, cuối thời Kennedy] tới con số cao nhất là 537,000 binh sĩ [năm 1968, thời Lyndon Johnson], với sứ mạng duy nhất là canh phòng chung quanh các phi trường và các địa điểm “phòng thủ” trong lãnh thổ miền Nam Việt Nam.  
TT Lyndon Johnson không rút quân dưới áp lực đòi hoà bình của phe “Bồ Câu”, nhưng cũng không liều lĩnh tiến quân đánh ra Bắc Việt như các tướng lĩnh và phe chủ chiến “Diều Hâu” đòi hỏi, chỉ vì “sợ rằng” đó là những hành vi khiêu khích làm các Quốc gia chủ chốt [Nga Xô & Trung cộng]  phản ứng biến thành Đệ Tam Thế chiến Nguyên tử.  Đó là lý do tại sao TT Lyndon Johnson từ chối không cho Tướng William Westmoreland đem quân sang Lào cắt đứt đường tiếp liệu của Bắc Việt.  Đó cũng là ưu điểm bắt nọn của Nga xô, Trung Cộng và Bắc Việt Cộng sản “thừa thắng” xua hết quân lực xâm nhập Miền Nam mà không sợ ai dám phương hại nội tuyến. 
Về phía Việt Nam, Giai đoạn “Hậu Đệ Nhất Cộng Hoà” là một thời kỳ “quân quản” với 10 biến cố chính trị gồm những cuộc đảo chính hụt và những cuộc “chính lý” thay quyền, đổi thế giữa các tướng lãnh, thuộc Hội Đồng Quân Nhân cách Mạng, Ủy Ban Lãnh Đạo Lâm thời, Thượng Hội đồng Quốc gia, Hội Đồng quân Lực và cuối cùng là  Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc gia trước khi thanh lập Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hoà với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu làm Tổng Thống và Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Phó.  Sự bất ổn nội bộ gây thêm trở ngại trong việc xây dựng dân chủ và thực thi bình định tại các nơi sôi động.
Đặc biệt trong giai đoạn này, Biến Cố Mậu Thân 1968 có nhiều trạng thái về mặt quân sự và tâm lý chiến:
  • về mặt chiến thuật, CSVN lợi dụng ngày Tết để phát động một cuộc tổng công kích trên toàn cõi Miền Nam Việt Nam, đã thất bại vì không đem lại cuộc tổng nổi dậy chiếm chính quyền, với hậu quả trực tiếp là hạ tầng cơ sở nằm vùng đều bị tiêu diệt hoặc lộ diện phải rút khỏi nơi công tác dân vận phá hoại. 
  • Nhưng về mặt chiến lược, cuộc tổng công kích này đã đem một chiến thắng tâm lý cho CSVN.  Biến cố Tết Mậu Thân đã giúp báo chí và dân chúng thuộc Phe chủ hoà chống chiến tranh Việt Nam bên Hoa Kỳ tuyên truyền gây ấn tượng là Hoa Kỳ và VNCH thiếu khả năng tranh đấu hữu hiệu đến nỗi không đề phòng kịp cuộc công kích.  Một số chính khách và cả Phạm Văn Đồng đã cho rằng CS “thắng cuộc chiến tại Việt Nam trên đường phố Hoa Thịnh Đốn”.  Thật vậy, Việt Nam đã mất vào tay CS ngay trong phòng sinh hoạt gia đình tại Hoa Kỳ, chứ không phải nơi chiến trường tại Việt Nam [Vietnam was lost in the living rooms of America--not on the battlefields of Vietnam].[23]  Thực tế đã cho thấy rõ, sự can thiệp của Hoa Kỳ qua chủ thuyết Be-bờ tại Việt Nam đã bắt đầu bị coi là vô hiệu và vô ích, khi tới cuối nhiệm kỳ của TT Lyndon Johnson, Hoa Kỳ hy sinh hơn 30, 000 binh si tử thương, không kể tin tức, hình ảnh số binh sĩ bị thương xuất hiện hằng ngày trên Ti Vi Hoa Kỳ.   
altChấm Dứt Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
Khi thay thế Lyndon Johnson vào năm 1969, TT Richard Nixon bắt đầu tái xét Chủ Nghĩa Be-bờ một cách thực tế hơn, không nhất thiết nhằm chống cộng sản hoặc bênh vực dân chủ.  Với con số tử vong hơn 1,000 binh sĩ Hoa Kỳ mỗi tháng trong suốt 10 năm từ 1963 tới 1972, TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger đếu thấy rõ cuộc chiến không thể thắng tại Miền Nam Việt Nam, và họ cũng không thể kéo dài tình trạng cầm cự này lâu dài thêm.
altDo đó, theo “đường lối đối ngoại xả hơi” [“Détente”][24], Nixon một mặt gia tăng nỗ lực thương thuyết với Nga Xô về “Chiến Lược Giảm Thiểu Vũ Khí Nguyên Tử” [Strategic Arms Limitation Talks],[25] mặt khác, cử Kissinger giao hảo với Trung cộng để hứa hẹn những điều kiện căn bản nhằm chấm dứt chiến tranh “trong danh dự”[26] tại Việt Nam đối với Hoa Kỳ.
Trong tinh thần đó, Nixon quyết định giảm thiểu quân số tác chiến từ  537,000 xuống 27,400 binh sĩ vào cuối năm 1972 để chuyển sang giai đoạn “Việt Nam hoá” cuộc chiến [Vietnamization], cũng gọi là “Chủ thuyết Nixon”,[27] bằng cách rút quân sĩ Hoa Kỳ về từng đợt và giao thêm trách nhiệm tác chiến cho Quân Đội VNCH.  Trong giai đoạn này đã xẩy ra những chiến cuộc ác liệt như sau:
  • Cuộc Hành Quân Lam Sơn tháng 2 năm 1971 [Lam Son Operation 719] sang Hạ Lào một mặt có thể coi là chiến thắng cho Quân lực VNCH vì trong cuộc hành quân nầy, QLVNCH đã phá hủy được phần lớn căn cứ hậu cần địch dọc theo hệ-thống đuờng mòn Hồ Chí Minh tại cứ điểm Tchépone. Nhưng mặt khác, cuộc hành quân này hao tốn nhiều xương máu của binh sĩ tham chiến.  Nhiều quân trang quân dụng cùng vũ khí đủ loại kể cả pháo binh và thiết giáp đem vào khi xung trận, lại phải hủy diệt tại chổ hay biếu không cho địch.  Chẳng có đơn vị nào còn nguyên vẹn trong cuộc lui binh rầm rộ, hỗn độn.  
  • Trận Thành Cổ Quảng Trị là một trong những trận chiến ác liệt nhất trong Chiến dịch “Mùa Hè đỏ Lửa” 1972.  Cuộc chiến khởi đầu từ trưa ngày 30 tháng Ba, 1972. Quân Bắc Việt [QBV] bất ngờ phóng ra cuộc tấn công lớn nhất trong cuộc chiến Việt Nam. Lần nầy QBV gần như đánh một trận đánh qui ước, với viện trợ rộng rãi và vô giới hạn về đạn pháo, xe tăng Liên Xô và các vũ khí phòng không mới nhất. QBV đã đạt nhiều thắng lợi lúc ban đầu. Sư đoàn 3 QLVNCH thoái lui và tan rã trước sức tấn công của 5 sư đoàn QBV và nhiều trung đoàn xe tăng, phòng không, đại pháo, hoả tiễn đủ loại.   Đến tháng 5 năm 1972 thì QBV chiếm được toàn bộ Quảng Trị. Giữa tháng 6, Quân lực Việt Nam Cộng hòa khởi sự phản công.  Sau 81 ngày đêm tranh đấu, các binh chủng Nhẩy Dù, Biệt kích Dù, Thủy Quân Lục Chiến của QLVNCH đã chiếm lại Cổ Thành.
  • Cũng trong chiến dịch Mùa Hè 1972, sau 54 ngày giao tranh qua 7 cuộc tấn công tại An Lộc, Cộng quân đã thiệt hại khoảng 30 ngàn binh sĩ.  QLVNCH được coi là thắng trận vì Bộ binh và Biệt động quân đã ngăn cản được Cộng quân Bắc Việt khi họ mưu mô tiến đánh Thủ Đô Sài Gòn.  Trong trận An Lộc, Hoa Kỳ một mặt dùng không quân chiến thuật yểm trợ QLVNCH phía Nam An Lộc, mặt khác, sử dụng không quân chiến lược B-52 liên tiếp thả bom phía Bắc thị trấn này để phá hủy kho vũ khí đạn dược mà Cộng Sản Bắc Việt chuyển tới.
altSau nhiều cuộc thảo luận, thông đồng sau lưng đồng minh và nhiều điều cam kết với ý định lừa lọc, Hiệp Định Paris được ký kết vào năm 1973, giữa Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Việt Nam Cộng Hoà và Cộng Hoà Miền Nam Việt Nam [thành lập năm 1969, do Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch].
Năm 1973, Tổng trưởng Quốc Phòng Schlesinger đề nghị Quốc Hội cho phép thả bom lại Bắc Việt nếu HàNội vi phạm Hiệp Định Paris trong trường hợp họ đem quân đánh lớn tại Miền Nam.  Thượng Viện lập tức ra Đạo luật Case-Church Amendment để cấm việc thả bom này.[28]Do đó, mọi cam kết bênh vực, mọi hứa hẹn ngon ngọt của TT Nixon đối với TT NVThiệu đều phải coi là hư ảo, nếu không muốn gọi là lừa đảo.
Trong khi đó,  QBV thao túng dùng đường mòn Hồ Chí Minh tiếp tục tải thêm đơn vị tác chiến, thêm súng ống, đạn dược đủ loại, với xe tăng, thiết giáp do Trung Cộng tiếp viện để chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công dự tính từ 1975 tới 1976.  Nhưng cuộc Hành Quân 275 dưới quyền chỉ huy của tướng Trần Văn Trà đã đem lại những kết quả nhanh chóng hơn dự tính của Hà Nội.  Sau khi Ban Mê Thuột bị bao vây, TT NVThiệu ra lệnh Tướng Phú rút quân khỏi Pleiku và Kontum ngày 12 tháng 3 năm 1975.  Huế, rồi Đà Nẵng thất thủ vào cuối tháng 3. Cuối cùng, Sài Gòn thất thủ ngày 30 tháng 4 năm 1975, chấm dứt một cuộc chiến 20 năm nhiều hy sinh bẽ bàng.[29]  
  • hơn 3 triệu binh sĩ và dân sự Hoa Kỳ đã phục vụ tại chiến tuyến Việt Nam từ 1954 tới 1975, với tổng số 53,193 tử vong, 120,000 bị thương [trong đó hơn  20,000 người vĩnh viễn tàng tật]. 
  • khoảng 239,587 tử vong phía Việt Nam Cộng Hoà;
  • khoảng 680,000 quân chính quy Bắc Việt và 251,000 binh sĩ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tổng cộng lên tới 931,000 tử vong;
  • Tổng số tử vong “bên lề chiến tranh” cả Nam lẫn Bắc Việt Nam được ước lượng từ 1 triệu 500 ngàn tới 2 triệu người dân vô tội.
altPhản Diện Chủ nghĩa Be-bờ tại Việt Nam    
Chủ nghĩa Be-bờ diễn tiến tại Việt Nam như một vở tuồng bốn màn: [1] Khai mở với sáng kiến của TT Truman & TT Eisenhower, [2] xác định vị trí “be-bờ“ do TT JK Kennedy & Co Vấn Bundy, [3] biến hoá cao độ với TT Lyndon Johnson, [4] để lần lượt tụt hậu và chấm dứt trong “danh dự”,[30] với TT Nixon và ngoại trưởng Kissinger.  
Sự thực cả bốn cảnh đó gom lại vẫn chỉ là “bề diện ngoài” của một ý đồ bền bỉ, vốn là cái tâm của Chủ Nghĩa Be-bờ: quyền lợi của Tư bản.   Căn cứ vào chính ngôn từ của Chủ Nghĩa Be-bờ, cuộc chiến hạn chế ở nhiều mặt trận trên thế giới và tại Việt Nam nhằm :
  • vừa có tác động be-bờ bảo toàn an ninh cho từng khu vực,
  • vừa làm hao mòn đối tác của cuộc chiến hạn chế, kéo dài, chuyển hoá;[31]
  • Nhưng cũng có thể bị mắc kẹt vào cái nạn của đà vận chuyển guồng máy sản xuất do tư bản ứng vốn.  Cái tiềm lực phồn thịnh lên xuống, đôi khi mang tai ách của hiện tượng mà chính TT Eisenhower e ngại: trí tuệ, thiện tâm đôi khi bị chi phối và tận dụng bởi cơ sở liên kết “Tập Đoàn-Kỹ Nghệ-Quân Sự” [Military Industrial Complex].[32] Cái phương thức đấu tranh cho lẽ phải và hoà bình đôi khi quá đắt, quá đáng: “This conjunction of an immense military establishment and a large arms industry is new in the American experience…In the councils of government, we must guard against the acquisition of unwarranted influence, whether sought or unsought, by the military-industrial complex. The potential for the disastrous rise of misplaced power exists and will persist. We must never let the weight of this combination endanger our liberties or democratic process.” — President Dwight Eisenhower.[33]
Quyền lợi của các tài phiệt sản xuất nhu liệu chiến tranh mỗi lúc mỗi tăng trưởng, mỗi lúc mỗi phân hoá, biến thể làm hao hụt công quỹ và tài lực của dân chúng.  Tổng kinh phí của chiến tranh tại Việt Nam lên tới 111 Tỷ Mỹ Kim [khoảng hơn 700 tỷ Mỹ Kim theo vật giá năm 2008], dù hạn chế vừa đủ để nuối dưỡng cái lò cơ khí đạn dược siêu đẳng này, một lúc nào đó sẽ bị coi là quá đáng, quá mức chịu đựng của công quỹ Hoa kỳ.  Dân sẽ chống đối, vì thuế cao, đời sống đắt đỏ. Và khi tư bản Hoa Kỳ thấy hết lời, hết lợi ích đầu tư, họ rút vốn xoá bài, và mặt trận tiêu thụ nhu liệu đó chấm dứt cái một.
Với cái “tâm” của Chủ Nghĩa Be-bờ trên, chúng ta thấy rõ là lý do tại sao chính thể và quân đội Việt Nam Cộng Hoà chỉ được phép “thi hành” một trận chiến phòng thủ, vừa tiêu mòn, vừa luộm thuộm, vì không ai [kể cả tướng tá Hoa Kỳ] có sáng kiến “đánh thực/thắng thực”, nhất là khi “đồng minh” Việt Nam không hề “thực sự” được giao quyền sở hữu cuộc chiến lẫn định mệnh sống còn.  Quân dân Miền Nam Việt Nam tranh đấu không khác gì những “con cờ người” đem nhiệt tình máu mủ vào một “bàn cờ chính trị quốc tế” viễn kiểm bằng trí tuệ và quyền lợi tài phiệt vô cảm.  Chúng ta biết cảm ơn những binh sĩ trẻ

No comments:

Post a Comment