Sunday, August 25, 2013

Buôn bán nô lệ người Việt trong các tiệm nail ở Anh

Buôn bán nô lệ người Việt trong các tiệm nail ở Anh
- Những người Việt nhập cư đang là chỗ dựa cho ngành công nghiệp làm đẹp của Anh sau khi bị bắt làm việc như là nô lệ trong các tiệm nail, Daily News dẫn nguồn từ cảnh sát Anh cho biết.
Cảnh sát đã đột kích khoảng 100 tiệm nail từ năm 2008, nhưng e ngại rằng còn có hàng ngàn thợ nail bị khai thác trong ngành công nghệ này. Ảnh: Alamy
Hàng ngàn người làm nail được cho là nạn nhân của một mạng lưới buôn người từ những cộng đồng nghèo khổ ở Việt Nam sang Anh.
Một khi đến đấy, các nạn nhân – hầu hết là phụ nữ - được kiểm soát bởi bọn buôn người, và nhiều người bị bắt làm điếm.
Các cơ quan điều tra cho tờ Sunday Times của Anh biết những nạn nhân phải trả 20.000 bảng/người để được các tập đoàn tội ác đưa lậu vào Anh. Do không có khả năng trả đủ tiền, họ bị đe doạ bằng bạo lực khi đến nơi và bị bắt làm việc với mức lương rất thấp, cho tới khi trả hết nợ.
Hình thức làm nô lệ hiện đại này có thể kéo dài từ nhiều năm, do sự chênh lệch giữa nợ và tiền được trả đối với nạn nhân quá lớn.
Cảnh sát đã đột kích khoảng 100 tiệm nail từ năm 2008, nhưng e ngại rằng còn có hàng ngàn thợ nail bị khai thác trong ngành công nghệ này. Ảnh: Alamy
Có khoảng 30.000 tiệm nail ở Anh, và cảnh sát đã đột kích vào khoảng 100 tiệm từ năm 2008. Các chủ tiệm nail phải nộp phạt gần 700.000 bảng vì đã thuê 150 người nhập cư lậu làm công.
London, Manchester và Portsmouth là những điểm nóng đặc biệt đối với vấn đề này. Cảnh sát thừa nhận rằng họ không biết được là có bao nhiêu công nhân bị buôn vào ngành công nghệ này – nhưng e rằng con số cao hơn 150 nhiều.
Theo Tổ chức lao động quốc tế, những kẻ buôn người kiếm được khoảng 21 tỷ bảng từ công việc buôn lậu người, và khoảng 21 triệu người bị đưa vào lao động cưỡng bức trên khắp thế giới.
Trong một dấu hiệu cho thấy nước Anh đang bị đánh động đối với vấn đề, tổng số tiền trợ cấp cho chương trình do Nhà nước tài trợ đối với nạn nhân của nạn buôn người đã tăng gấp đôi năm ngoái, lên đến 3 triệu bảng.
Một nạn nhân bị buôn lậu 28 tuổi tên (đã bị thay đổi) Mi Duc Li mới đây khai trước Toà Northampton Crown anh ta bị cưỡng bức lao động như thế nào trong một tiệm nail ở Midlands để trả chi phí cho chuyến đi Anh với giá 23.000 bảng.
Trình diện trước toà như là một nhân chứng tố cáo chống lại kẻ được cho là trùm nô lệ Hanh Van Vu, Li kể lại anh ta đã trốn thoát như thế nào sau bảy năm và tự nộp mình cho cảnh sát rồi ra sao thì ra.
Những nạn nhân bị buôn phải làm việc nhiều năm vì số tiền họ nợ quá cáo, trong khi thu nhập quá thấp. Ảnh: Alamy
Li cho biết anh ta đồng ý đến Anh trước lời hứa thu nhập cao. Sau khi sử dụng các giấy tờ giả để vượt qua cơ quan xuất nhập cảnh Việt Nam, anh ta đã huỷ toàn bộ giấy tờ trên máy bay và khai với các nhân viên sân bay Heathrow anh ta là một kẻ tị nạn.
Sử dụng một tên giả, Li lập lại lời nói dối do bọn buôn người bịa ra – khai rằng anh ta đã bị tra tấn vì chống lại chính quyền cộng sản ở Việt Nam.
Khi các thẩm vấn viên thất bại để thâm nhập vào câu chuyện của anh ta, Li được cho phép vào Anh mà không bị thẩm tra gì thêm. Anh ta được đưa tới một tiệm nail ở Bletchley, Buckinghamshire – và chỉ được nghỉ một ngày mỗi hai tháng.
“Tôi hiếm khi được trả lương và nếu có, Vu thu giữ hết tiền nói là để dành đưa tôi về nước,” anh ta nói.
Vu bị xử 11 năm tù vì tội liên quan đến buôn người.
Mặc dầu Li đã thoát khỏi nanh vuốt của bọn buôn người, anh ta e sợ rằng nhiều thanh niên nam nữ như anh ta đang chờ đợi để thế chỗ anh ta. Ở Hải Phòng, thành phố quê anh ta, các trường dạy làm nail thu những học viên theo nghề nail 250 bảng mỗi khoá sáu tháng, và nói với họ rằng họ có thể kiếm lại chỉ vài tiếng đồng hồ tại Anh.
Thợ làm nail Việt Nam được cho biết là họ sẽ kiếm được 150 bảng trong vòng vài giờ tại Anh. Ảnh: Alamy
Sunday Times, tờ báo đã điều tra nạn buôn người quốc tịch Việt Nam đến các tiệm nail ở Anh đưa ra các con số mà hai nhà cung cấp vật tư làm nail lớn nhất nước Anh cho biết, đang có khoảng 100.000 người Việt làm nghề nail đang làm việc trong các tiệm nail ở nước này. Ngoài ra, các số thống kê cho biết có đến 29.000 người sinh tại Việt Nam đang chính thức sống tại Anh.
Ở Việt Nam, đại sứ quán Anh đã đưa ra một chương trình thể nghiệm cho vay vốn làm ăn và đào tạo cho 36 nạn nhân bị buôn người đã từ Anh trở về Việt Nam, nhằm giúp họ hoà nhập trở lại cuộc sống ở đây.
Hiệp hội thẩm mỹ liệu pháp và mỹ dung đang vận động các khách hàng đi làm nail nên có vai trò trong việc chống lại nạn nô lệ hiện đại. Trước khi làm móng, hiệp hội khuyên họ, dành một chút thời gian để hỏi nhân viên làm nail về quá trình đào tạo, đẳng cấp cũng bảo hiểm của họ.
KHỞI THỨC

No comments:

Post a Comment