Friday, September 30, 2016

Nguyễn Hữu Vinh (blogger Anh Ba Sàm) và Nguyễn Thị Minh Thúy

CS Việt Nam mắc kẹt trong tư duy Xã Hội Chủ Nghĩa - Lý Quang Diệu:

Nhiều người giành nhiều hy vọng cho Việt Nam khi họ quyết định áp dụng cải cách thị trường tự do trong những năm 1980, vài năm sau khi Trung Quốc có động thái tương tự. Đổi Mới, hay “thay đổi sang điều mới” như cách gọi cải cách trong tiếng Việt, đã bắt đầu đầy hứng khởi. Trong số những bước đi đầu tiên đất nước này thực hiện tách biệt khỏi chủ nghĩa xã hội là trả lại quyền kiểm soát những mảnh ruộng mênh mông đã bị tập thể hóa cho các nông dân. Điều này dẫn tới sự gia tăng mạnh sản lượng nông nghiệp trong vòng vài năm. Nhiều người cả trong và ngoài nước đã nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Quả thực khi cả thế giới thấy rõ sự mở cửa của Trung Quôc là một thành công kinh tế không thể tin được thì những ai không quan sát kỹ Việt Nam cũng bắt đầu cho rằng chương trình cải cách của họ cũng sẽ đi theo quỹ đạo tương tự.
Hiện đang có một cách nhìn thận trọng hơn. Quan điểm của riêng tôi về cải cách của Việt Nam đã thay đổi đáng kể từ chỗ khá lạc quan khi tôi có các chuyến thăm đầu tiên vào những năm 1990. Giờ tôi tin rằng thế hệ các nhà lãnh đạo cộng sản lớn tuổi của Việt Nam không có khả năng phá vỡ tư duy xã hội chủ nghĩa một cách cơ bản. Lúc đầu họ đồng ý bắt tay vào chặng đường cải cách bởi vì họ thấy rằng đất nước đang chẳng đi đến đâu. Nhưng từ đó đến giờ họ vẫn chưa thể hiện được quyết tâm thật sự trong việc đại tu hệ thống, điều mà người ta đã chứng kiến ở Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo lão thành cách mạng này [Old Guard leaders] đang khiến Việt Nam trì trệ. Chỉ khi họ qua đời thì đất nước này mới có thể tạo ra đột phá trong các nỗ lực hiện đại hóa của mình.
Kinh nghiệm trực tiếp mà tôi có được trong một các chuyến thăm gần đây minh họa cho kiểu trở ngại mà Việt Nam đang đối mặt. Tôi đang dự một cuộc họp với nhiều lãnh đạo dân sự và quân sự cấp cao và tôi kể lại với họ những vấn đề mà một công ty Singapore gặp phải khi đang triển khai một dự án khách sạn ở Hồ Tây ở Hà Nội. Khi công ty này bắt đầu việc đóng cọc móng, hàng ngàn người dân đổ đến đòi bồi thường cho ô nhiễm tiếng ồn. Để tránh phát sinh thêm chi phí, công ty quyết định thay đổi phương pháp đổ móng sang biện pháp vít bu-lông neo, cách này đỡ ồn ào hơn nhiều so với ép cọc. Lần này, chính quan chức đã phê duyệt dự án đến gặp công ty. Ông ta nói : “Tôi chưa bao giờ cho phép các anh làm như vậy.” Rõ ràng là vị quan chức này thông đồng với những người dân bực bội kia. Tôi giải thích với các lãnh đạo Việt Nam có trong buổi gặp với tôi rằng điều này là phản năng suất. Tôi thúc giục họ rằng, nếu các anh muốn mở cửa, hãy nghiêm túc về điều đó. Họ trả lời ậm ừ và điều đó cho thấy rõ ràng họ chỉ nửa vời với cải cách. Họ không hiểu rằng một nhà đầu tư hài lòng sẽ kéo theo nhiều nhà đầu tư khác. Ý tưởng của họ là khi đã phục kích được một nhà đầu tư vào một góc phòng rồi thì đó là cơ hội để vắt của anh ta càng nhiều càng tốt.
Các bậc lão thành cách mạng này đã được lên sọc [tức chức vị và quân hàm] trong hệ thống thứ bậc của đảng trong suốt chiến tranh và bây giờ nắm giữ nhiều vị trí quyền lực. Rủi thay, họ tiến lên các chức vụ đó không phải bởi vì đã quản lý tốt nền kinh tế hay đã thể hiện được tài năng quản trị. Họ làm được như vậy bởi vì đã đào hầm từ miền bắc cho tới miền nam trong hơn 30 năm. Điểm chung của họ với kinh nghiệm mở cửa của Trung Quốc chính là các quan chức trở nên tham nhũng. Những cán bộ tin rằng họ sẽ được chế độ chăm sóc bỗng nhiên thấy người ngoài đảng trở nên giàu có nhanh chóng. Họ bị vỡ mộng và trở nên tham lam, ví dụ như với các quan chức hải quan cấp cao nhập khẩu xe hơi trái phép, để có thể giành phần trong sự giàu có ấy. Điều mà họ không có điểm chung với Trung Quốc là một nhân vật kiểu Đặng Tiểu Bình vừa có vị trí không thể tranh cãi trong các cán bộ, vừa có niềm tin không lung lay rằng cải cách toàn diện là lối thoát duy nhất.
Lý do họ thiếu vắng một nhân vật như vậy là do Chiến tranh Việt Nam. Khi các nhà cộng sản Trung Quốc đang tích tụ hàng thập niên kinh nghiệm quản trị ở thời bình, thu lượm những gợi ý thực tiễn xem điều gì hiệu quả và điều gì không, và cập nhật niềm tin và ý thức hệ trong quá trình đó, thì các nhà cộng sản Việt Nam bị kẹt trong một cuộc chiến tranh du kích tàn bạo với người Mỹ, chẳng học được gì về cách điều hành đất nước. Hơn nữa, hầu hết doanh nhân thành công trong số người Việt ở miền Nam – những người quen thuộc với cách làm của chủ nghĩa tư bản – đã rời bỏ Việt Nam trong những năm 1970.
Người Việt Nam là một trong những dân tộc nghị lực và có khả năng nhất Đông Nam Á. Sinh viên của họ đến Singapore theo diện học bổng ASEAN rất nghiêm túc với việc học hành và thường có điểm số cao nhất. Với những người dân thông minh như vậy, thật tiếc là họ không phát huy được tiềm năng của mình. Hy vọng rằng khi thế hệ chiến tranh nhạt đi và một nhóm trẻ hơn lên thay thế, họ sẽ xem Thái Lan phát triển tốt như thế nào và trở nên tin tưởng vào tầm quan trọng của thị trường tự do.
Hỏi: Việt Nam có những vấn đề lớn với Trung Quốc về lãnh thổ ở Biển Đông. Và tại một Hội nghị Bộ trưởng ASEAN năm 2012, khi ASEAN lần đầu tiên sau 45 năm không đạt được một bản thông cáo chung, Việt Nam là một trong những nước tham gia nhiều vào tranh cãi ở đó.
Đáp: Họ không thể lấy sự đồng thuận của ASEAN để ủng hộ quan điểm của họ vì người ta tin rằng Trung Quốc đã làm việc riêng rẽ với Brunei và Malaysia về các tranh chấp, vốn là những tranh chấp nhỏ hơn. Nhưng tranh chấp chính – cũng là tranh chấp còn rắc rối – là của Việt Nam.
Hỏi: Đây có phải là bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã có thể chia rẽ ASEAN trong vấn đề này?
Đáp: Nó cho thấy người Trung Quốc khéo léo như thế nào. Họ đã ứng xử với các nước bên ngoài, hay những man tộc ngoại bang, cả hàng ngàn năm và họ biết cách xử lần lượt từng bên một và ngăn cản họ hợp lại để không phải đối mặt với một nhóm. Họ mua chuộc từng bên một.
Hỏi: Việt Nam đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ để có thể đương đầu tốt hơn với Trung Quốc.
Đáp: Đúng vậy. Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, đã thăm vịnh Cam Ranh năm 2012. Điều đó hàm ý là nó có thể đón cả người Mỹ. Có thể sẽ có ích khi có người Mỹ tại đó nếu có xung đột quanh quần đảo Hoàng Sa (nguyên văn), nhưng tôi không nghĩ người Mỹ sẽ trực tiếp đối đầu với người Trung Quốc. Điều tốt nhất mà người Việt Nam có thể hy vọng là áp dụng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển cho tranh chấp này.
Hỏi: Cũng đã có tin về việc người Việt Nam có thể mua vũ khí của Mỹ.
Đáp: Tôi sẽ không ngạc nhiên. Người Mỹ hiện đang gần gũi với họ hơn so với người Trung Quốc. Và người Mỹ có những vũ khí tinh vi hơn vũ khí của người Trung Quốc.
Hỏi: Ông có nghĩ rằng ASEAN có lẽ nên tránh tranh chấp Biển Đông trong các cuộc họp thượng đỉnh trong tương lai?
Đáp: Họ đã bất hòa rồi. Lẽ ra đã phải có một bộ quy tắc ứng xử nhưng nó cũng đã bị dập tơi bời.

Nhà Báo Tự Do

9-24-2016 Chương Trình Từ Cánh Đồng Mây với Thượng Tọa Thích Thiện Minh

CÔNG AN BÀO CHỮA VỤNG VỀ SAU VỤ ĐÁNH PHÓNG VIÊN - Radio Đài Đáp Lời Sông...

TRẺ VN HẢI NGOẠI HÃY ĐÁP LỜI QUÊ HƯƠNG SÔNG NÚI - Thomas Phạm

TRẺ VN HẢI NGOẠI HÃY ĐÁP LỜI QUÊ HƯƠNG SÔNG NÚI


Nhân đọc bài thơ hối thúc lương tâm những người cầm bút hải ngoại của cố thi sĩ Hà Thượng Nhân, do thi sĩ Nguyễn Thiếu Nhẫn (Lão Móc) giới thiệu và khen ngợi qua bài Ông viết ‘Nhiệm Vụ Của Người Cầm Bút VN Lưu Vong.’  Quá thích thú và cảm hứng, tôi xin tạm dịch ra bài thơ tiếng Anh sau đây để mong giới trẻ hải ngoại hiểu và đồng tình với suy nghĩ phản ảnh của ‘thế hệ khởi đầu hành trình đẫm lệ tìm tự do, sau khi mất miền Nam VN.  Nhưng giờ đây, không gọi là nguy cơ mất nước mà là toàn cõi nước VN đã, đang và sẽ mất hẳn mà chỉ người trong nước mới thấy rõ, nhưng bất động trước bạo quyền thái thú csVN.
 
Tôi không trong làng văn thơ, và cũng không được cơ hội quen biết nhà văn thơ Lão Móc, nhưng tôi rất hoan nghênh bài viết nêu trên của Ông, và cũng rất yêu mến bài thơ của cố thi sĩ HTN.  Tôi xin khiêm tốn tạm dịch bài thơ ra Anh Ngữ để kêu gọi thế hệ trẻ VN hải ngoại hãy đáp lời quê hương sông núi, và cũng để tỏ lòng yêu mến thơ dân tộc của cố thi sĩ Hà Thượng Nhân.
 
Thomas Phạm
CĐ/TĐ/HTĐ
 
Nếu chúng ta không bất bình
Trước cái hèn cái xấu
Nếu không biết thế nào là chiến đấu
Làm gì có được tự do
Nếu hai chân không đứng lại bò
Nếu chỉ biết hoan hô ‘phải đạo’
Để giữ vững chén cơm manh áo
Đời cần gì ngòi bút chúng ta
Nếu văn chương dối trá lọc lừa
Thì chữ nghĩa càng thêm xấu hổ
(Hà Thượng Nhân)
                                                              
VIETNAMESE EXILE WRITER`S ROLE
(Translated into IAMBIC POEM WITH RHYME)
                                                              
If we do not dissent                                               
Against bad thing, and nonsense                            
If not to know how to fight                                   
How would there be the freedom rights                 
If not to stand-up, but to crawl                               
If we applaud for being moral                                
For ‘bread and butter’ gain                                    
The life needs no the writer`s pen                          
If literary works deceive, defame
Then, written words become ashamed
(Thomas Pham, VA 9.25.2016)

CÁC ANH, MỘT CHÍNH PHỦ KHỐN NẠN!!! Nancy Nguyễn



"KHÔNG CÓ THẨM QUYỀN KIỂM TRA FORMOSA!" Xin lỗi các anh, đất này của người VN hay của Đài Loan, Trung Quốc mà họ có quyền cấm các anh vào kiểm tra? Giả sử Formosa không sản xuất thép, mà chế bom nguyên tử, hay đem quân đội vào đóng ngay huyết mạch bắc nam thì cái đất nước này sẽ khốn nạn thế nào? Các anh là con người hay là con chó mà chỉ 1 doanh nghiệp tư nhân cũng có thể khiến cả 1 chính phủ nghe lời? Rồi 1 ngày, 2 ngày, 3 ngày rồi từ ngày đổi sang tuần, rồi từ tuần đổi sang tháng.

Các anh ưu việt đến nỗi TỚI TẬN BÂY GIỜ VẪN CHƯA PHÁT HIỆN ĐƯỢC NGUYÊN NHÂN CÁ CHẾT. Trong trường hợp này, các anh không phải đang khoe dốt, nhưng là đang khoe ÁC! Ác với đồng bào, ác với đồng loại.
Bởi các anh đâu phải không biết nguyên nhân, và thằng dân cũng vậy,
nhưng các anh dùng mọi thủ đoạn để lách luồn, để chống chế, để nguỵ biện.
Tôi không biết các anh ăn gì để sống, nhưng biết các anh đã bán cái gì đi để mua thực phẩm cho cái lũ các anh. CÁC ANH BÁN NƯỚC!
Tôi không biết các anh đã họp kín gì với Formosa, với cả đống ban bệ của các anh,  nhưng tôi biết một điều, bước ra khỏi hội nghị, Formosa thẳng thừng tuyên bố:  CHỌN CÁ HAY CHỌN NHÀ MÁY THÉP. Sự trơ trẽn này của Formosa chứng tỏ họ hiểu các anh, bọn thằng dân chúng tôi, và bọn Tầu, Đài ĐỀU BIẾT RÕ đâu là nguyên nhân cá chết,và tất nhiên, Tầu, Đài đã được bảo kê an toàn.
CÁC ANH CÒN NÓI MÌNH KHÔNG BÁN NƯỚC HẠI DÂN?
Màn kịch thuỷ triều đỏ là cực điểm của vở bi hài kịch Vũng Áng.
Khi mà AI-CŨNG-BIẾT-VÌ-SAO thì các anh trơ trẽn, trâng tráo đổ cho tảo đỏ.
Xin lỗi nói thẳng với anh, biển không phải là phụ nữ, mà cá chết 27 ngày không đỏ,đến ngày thứ 28 thì ... hành kinh. Nhưng tột cùng khốn nạn của các anh có lẽ là chính lúc này.
Khi các anh đã chỉ FORMOSA khoá dưới mức nguy hiểm, các anh đồng loạt hô "ĐÃ AN TOÀN" và nhiệt tình quảng bá hình ảnh quan chức ăn cá, tắm biển, vui chơi DÙ VẪN CHƯA DÁM XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN NHIỄM ĐỘC. Tình trạng tái nhiễm độc có thể diễn ra bất cứ lúc nào,chỉ khi có cá chết, người chết, thì dân mới lại ngã ngửa ra lần nữa.
Cho phép tôi chửi KHỐN NẠN CÁI LŨ CÁC ANH! Các anh không phải chỉ đang buôn bán cái mảnh đất này, cái dải nước này, nhưng là các anh đang buôn bán sinh mạng của mấy trăm ngàn nóc nhà, mấy triệu con người, thậm chí là mấy chục triệu con người. Các anh không dám nhìn nhận người dân xuống đường biểu tình vì chính cái khốn nạn của các anh, cái vô liêm sỉ, cái mất nhân tính của các anh, nhưng đốn mạt hơn,các anh đổ tất thảy những cái đê tiện đó cho con ông kẹ "thế lực thù địch" rồi đem 2 thằng ký giả quèn chỉ làm được mỗi việc phỏng vấn, lấy tin, và cứu trợ nhân đạo ra tế thần. Cả VTV, VTC nữa, các anh cũng đốn mạt, hèn hạ vô cùng!
Còn Tiền Phong nữa, lương tri con người, lương tâm báo chí các anh để đâu mà bảo "Nước biển 4 tỉnh miền trung đã an toàn!" Các anh đã bao giờ làm phóng sự điều tra độc lập,cử người xâm nhập vào Formosa để tìm ra nguyên nhân,và tự mình xác định được là vấn đề đã được hoàn toàn khắc phục hay chưa, hay chỉ nghe đảng hô sao thì viết vậy?Tôi hỏi thật các anh truyền thông, câu này tôi hỏi thật lòng: Các anh là phóng viên, nhà báo,hay là đĩ điếm? Mà Đảng bảo hùng hục là hùng hục, bảo nằm im là răm rắp nằm im?
Bảo cười là cười, bảo câm phải câm, cho nói gì mới được nói ấy! Nếu phải làm báo như thế, tôi thật không bao giờ dám tự xưng mình là phóng viên, nhà báo, vì có khác gì phò đâu! Một số người bảo toàn bộ sự việc chỉ là chiêu trò của TQ, để hất cẳng Đài Loan, để đuổi dân khỏi Hà Tĩnh, để nhân cơ hội cả nước lên đồng mà âm thầm gom thêm vài cục đảo,rằng thằng dân Vệ đang bị thằng Hán lợi dụng.
Là gì đi chăng nữa thì cũng chỉ chứng tỏ 1 điều:
BỌN NÓ ĐÁNH CỜ CÒN CÁC ANH HẦU QUẠT.
Bọn nó luôn nằm trên còn các anh nằm dưới.  Phò thì có thắt cà vạt, mặc áo vét lên ti vi vẫn là phò.
Lờicuối, tôi bảo thật, ở trên kia TRỜI XANH CÓ MẮT.
Các anh xếp tôi vào loại xách động biểu tình,thì đây:
ALL ZOMBIES: LET'S RAPE THE STREETS!!!!
Nancy Nguyễn

Thursday, September 29, 2016

THẤY ĐIỀU GÌ Ở JOSHUA WONG, NATHAN LAW và ALEX CHOW? - Kiệt Phạm


THẤY ĐIỀU GÌ Ở JOSHUA WONG, NATHAN LAW và ALEX CHOW?
Tôi thấy được ở 3 bạn trẻ Hong Kong này sự bãn lĩnh, họ không cam tâm chấp nhận làm một công dân bình thường luôn bất mãn với những điều bất công. Họ thay đổi bản thân, họ biến mình thành công dân có trình độ kiến thức, có năng lực kiến tạo xã hội, để tìm được giải thoát khỏi những bất mãn bất công, đường giải thoát mang tên TỰ DO. Chính vì thế, họ chiêu mộ được nhiều bạn trẻ cùng đi chung một con đường.
Ở Việt Nam! Bạn đấu tranh chống cường quyền, nhưng bạn không có khả năng phát triển phong trào DÂN CHỦ, đó là LỖI CỦA BẠN! Vì bạn cam tâm chấp nhận làm một công dân bình thường luôn bất mãn chế độ, bạn không thay đổi bản thân trở thành công dân có trình độ kiến thức, có năng lực kiến tạo xã hội. Bạn không thể trách ai vô cảm thờ ơ, khi bản thân bạn đang bất lực vô định, bạn đang chứng tỏ rằng bạn là người vô dụng, là bất tài, là phế thải.

Kiệt Phạm

Bốn Câu Thơ Cho 41 Năm





Bốn mốt năm, bần nông cai trị
Đổi Sài Gòn thành Hồ Chí Minh
Đời cha ngậm miệng lặng thinh
Đời con ngụp lặn nước xình hôi tanh.


Ẩn Danh

ĐỨNG LÊN DÀNH LẠI QUÊ HƯƠNG!

Bẩy mươi năm cướp chính quyền (1945)
Đảng cộng đã phá mạt tàn quê hương
Vét vơ của cải ruộng nương
Cướp nhà, cướp đất một phường ác gian

Đấu tố, chém giết dã man
Dậy con tố bố đầy tràn bất lương
Cắt phăng đất nước đoạn trường
Dòng sông Bến Hải đôi đường cách chia
Đớn đau những phải xa lìa
Làng xưa, bến cũ, tiến về phương Nam
Nắng vàng mái ấm an toàn
Dựng mùa hoa nở rỡ ràng dân nam
Tưởng đâu cuộc sống thanh nhàn
Cộng đem súng đạn Tầu ban giết người
Nồi da sáo thịt tơi bời
Khủng bố, bắn giết những người anh em
Mẹ Việt Nam khóc rũ mềm
Đớn đau vì lũ con quên cội nguồn
Dân tộc bất hạnh lệ tuôn
Núi xương , sông máu thảm buồn quê hương
Vũ khí Nga, Hán phô trương
Từ phương Bắc lấn xâm phương Nam rồi
Tan hoang bình địa, hỡi Trời
Cửa tan nhà nát rã rời tâm can
Người dân xơ xác nghiệt oan
Chiến sĩ gẫy súng mộng tan trong tù
Thế rồi, đảng cộng trả thù
Lùa dân Nam đến tít mù rừng hoang
Cướp nhà, cướp của, cướp vàng
Cướp sạch, cướp hết bàng hoàng xót đau
Đảng vơ vét để chia nhau
Thì ra "giải phóng" là Tao cướp Mày
Thế rồi, dân hãi chạy ngay
Vượt rừng, vượt biển, thương thay dân lành
Bốn mươi năm không chiến tranh
Nước Việt xuống dốc không phanh mọi đường
Đói nghèo, nhục nhã, nhiễu nhương
Suy thoái đạo đức, bất lương lan tràn
Quan quyền lươn lẹo tham gian
Đảng viên tỷ phú mưu toan lọc lừa
Dân nghèo không mái che mưa
Quan đảng nhà nạm ngọc thừa vàng son
Học trò lội suối trèo non
Học trên sàn đất héo hon đói lòng
Đảng xây nghìn tỷ tượng đồng
Túi quan tham vét hoa hồng năm trăm
Xa lộ cầu cống đường hầm
Xi măng cốt sắt hà rầm đảng ăn
Cầu cống xơi láng không nhằn
Cho nên mưa lũ, phố thành biển sông!
Kể sao cho hết nỗi lòng
Oán than, thù giận, hận giòng mọt sâu
Nhưng tội nặng, kể hết đâu
Bán nước, bán biển, địa đầu non sông
Rồi đây bán cả giang sơn
Cho quân Tàu cộng. Căm hờn đau thương
Đứng lên dành lại quê hương
Từ tay đảng cộng, muôn phương vui mừng
Đứng lên con cháu Trưng Vương
Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Triệu Nương, Ngô Quyền
Đứng lên dành lại quê hương!

Thiên Kim

NGƯỜI VIỆT NAM MỚI QUA MỸ, DỄ BỊ GHÉT - Khánh Đặng


Thật ra, người Việt mình mới qua Mỹ, dễ bị ghét, không phải bởi những người đồng hương qua lâu, mà chính bản thân người mới qua, đã tự làm cho mình bị ghét. Chứ chẳng phải ai hết cả.
Không phải ai muốn qua Mỹ là được. Đó là phước đức mấy đời của ông bà để lại, bạn mới có cơ hội đến Mỹ. Đáng lý ra, bạn nên biết trân quý sự may mắn này, thay vì bạn tỏ ra bất cần và chán nản. Nếu như nước Mỹ không như ý bạn muốn, thì bạn cứ việc mua vé máy bay mà quay về lại xứ thiên đường chủ nghĩa của bạn. Bạn không cần phải nói ra, tôi muốn về Việt Nam quá. Hay tôi rất hối hận khi đi Mỹ. Những câu nói này, đã vừa khó nghe, lại vừa chà đạp lên tinh thần yêu mến tự do, dân chủ của đồng hương ở đây. Không thích thì về, chứ cứ nói hoài mà vẫn ở đây, thì nhục lắm. Nếu bạn không thấy nhục, chúng tôi thấy nhục dùm cho bạn.
Đừng bao giờ, nói về những cái tôi của mình khi còn ở Việt Nam. Tôi là ông này bà nọ. Tôi giàu có và danh vọng, qua đây không hợp, làm cu ly, thấy tủi nhục. Ở đây ai cũng như ai. Bạn không có quyền, và cơ hội, ép bức người cô thế và nghèo hèn, để làm giàu cho mình. Hãy cố gắng học hỏi cách sống và làm giàu bằng chính công sức và tài đức của mình. Chứ đừng quen thói lấy mạnh hiếp yếu, bóc lột, chèn ép kẻ nghèo như còn ở quê nhà. Nếu bạn có giàu có và danh vọng thật đi nữa, bạn dám cho bớt kẻ nghèo khổ không. Nếu không thì bạn khoe để làm gì, có ích gì cho bạn, hay sẽ làm tăng thêm sự hiểu lầm của những người chung quanh bạn.
Đừng đánh giá những người qua lâu là ngu, không giỏi, và khinh họ nghèo. Ra đường, thấy họ chạy xe cũ, chưa chắc là họ nghèo. Họ đi share phòng, chưa chắc là họ không có nhà. Họ không đeo vòng vàng, đồng hồ, không mặc quần áo hàng hiệu, chưa chắc là họ không có tiền trong nhà bank. Ở đây sống không cần cái vẻ bề ngoài, và không cần phải phô trương ra như vậy. Cái hơn thua là cách họ sống, và tâm họ có bình an hay không. Chứ không phải hơn thua chi mấy cái để ý tầm thường thấp hèn như vậy. Họ như thế đó, mà hàng năm, họ gởi về mấy chục tỉ đô la để giúp người thân ở quê nhà. Có thể, trong đó cũng có bạn, cũng đã từng ngửa tay ra nhận những đồng tiền mồ hôi đó nữa. Nên đừng vội chê họ nhé.
Đừng nên chảnh chẹ, ra vẻ ta đây là hơn người. Bạn có hơn hay không, từ từ bạn sẽ biết. Cho dù bạn có chuẩn bị tâm lý trước, hay tìm hiểu cuộc sống Mỹ qua báo đài, hoặc qua internet, thì bạn vẫn bị bỡ ngỡ và không hiểu hết được đời sống thật ở xứ này. Chỉ đến khi nào, bạn va chạm với nó, bạn mới hiểu sâu sắc hết được cuộc sống ở đây. Bạn chảnh, bạn kiêu hãnh bao nhiêu, nếu bạn không hội nhập được cuộc sống mới, bạn sẽ nhận lấy sự khinh bỉ, cười chê và ghét bỏ bấy nhiêu.
Đừng đem theo những ngôn từ, từ thiên đường chủ nghĩa, để nói chuyện ở xứ giẫy chết này. Ngày giải phóng vào, chế độ nguỵ quân nguỵ quyền được đi học tập cải tạo hết. Thành phố Hồ Chí Minh bây giờ cực kỳ hoành tráng. Lễ quốc khánh 2-9, hay lễ thống nhất đất nước30-4, rủ nhau đi chơi tự sướng... Nói thiệt hen, nghe xong, chói tai dễ sợ. Máu tăng xông trào lên tới đầu. Hỏi vậy sao không bị ghét. Rồi người ta, chỉ vẽ cho nói lại, thì tự ái ào ào. Mặt nặng mặt nhẹ, không thèm nói chuyện người này, không thèm ngó ngàng người kia. ơ hay, người ta không ai cười mình khi mình chưa hiểu biết, mà người ta sẽ không ưa mình, nếu mình cứng đầu không chịu học hỏi và tiếp thu.
Đừng có cái tật, cái gì cũng nghĩ đến quyền lợi, và tính toán thiệt hơn cho mình trước cái đã. Còn người ta mặc kệ người ta. Bạn đang bắt đầu chập chững bước những bước đầu tiên vào cuộc sống mới, đầy nhân văn và bình đẳng. Sao bạn không bỏ đi cái cách sống mackeno đó. Bạn rất cần sự giúp đỡ của nhiều người. Nếu bạn cứ như vậy, thì chẳng còn ai dám gần bạn nữa. Kể cả người thân hay người bảo lãnh của bạn cũng không ngoại lệ.
Bất cứ một sự thay đổi nào cũng có rất nhiều khó khăn hết. Học hỏi, khiêm nhường, kiên nhẫn, chịu khó, chịu thương, và bình đẳng, thì sợ gì bạn sẽ không thành công nơi đất khách quê người chứ.
Chúc bạn vượt qua.

Bài viết FB Khánh Đặng

PHỤ NỮ BỊ CÔNG AN P6Q3 ĐÁNH RẤT BẠO TÀN _ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN

Công dân Việt Nam còn chưa sáng mắt sao ??? Lâm Ngân Mai

Công dân Việt Nam còn chưa sáng mắt sao!?
Năm 2014 mấy ông nói cũng có thể hết ngập lụt, năm nào dân cũng cúng chùa cho các lãnh đạo mấy chục ngàn tỉ chống ngập để nghe tiên tri " có thể " và bài báo năm 2015 thì nói " hết ngập ", hiện giờ 2016 thì ngập hết cả Hồ Chí Minh và các ông lại xin dân góp 100 ngàn tỉ sau khi ngốn cạn 66 ngàn tỉ trước đó và éo thèm giải ngân minh bạch tiền về đâu?
Đã vậy đổ lỗi trời mưa cực đoan, địt mẹ Hồ Chứa Mưa, mưa cực đoan là mưa tham nhũng đó hả? Đổ lỗi cho dân thì xuống ghế hết đi để tiền ngàn ngàn tỉ đó đưa đây dân làm cho!

Vụ Formosa gây ô nhiễm biển miền trung đến giờ vẫn chưa ổn,mấy ông ra tắm ra ăn và chụp choẹt đăng báo thì bảo dân biển an toàn, an toàn mã bố Hồ Chứa Mưa , giờ thì ngập úng kẹt xe các ông chắc lại đăng tin đã hết ngập hết kẹt hoặc cấm xe cấm người là ổn nhể?
Mấy ông thuộc quỷ hút máu đầu thai chứ éo phải dân Việt Nam! Đi chết đi mấy thằng cô hồn các đảng Hán gian!
Ngày cũng thấy nào Sài Gòn bị ngập dân thiệt hại vật chất lẫn tinh thần sức khoẻ là tức éo chịu nổi nữa! Địt mẹ Hồ Chứa Mưa!  Tiền dân đổ mồ hôi sôi nước mắt, tiền máu thịt chứ phải máy in tiền đâu mấy thằng khốn!  Tiền tham ô nó chuyển sang tư bản rẫy chết làm giàu cho Tây hết.


Lâm Ngân Mai

Bản Tin RFA 9h Tối Ngày 29/9/2016 Hai trận mưa lịch sử người dân sài gòn...

Người Việt âm thầm ra nước ngoài: ‘Cuộc di cư đau lòng’ - Ts Nguyễn Phương Mai


Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống
thực của họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng
tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả
trong chùa chiền.]

Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai nói, khi người dân thấy trong đời sống thực của
họ cái gì cũng có thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì
sẽ mua được bằng rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa
chiền.

Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản
trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng
Amsterdam, Hà Lan. Chị là người phụ nữ có cá tính mạnh, thích dịch chuyển,
đồng thời là tác giả của bộ sách du ký “Lên đường với trái tim trần trụi”
gồm 2 cuốn “Tôi là một con lừa” kể về chuyến đi lần theo dấu vết di cư của
loài người và “Con đường Hồi giáo” thuật lại hành trình đến 13 nước vùng
Trung Đông.

PGS Tiến sĩ Phương Mai là người đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” giữa lúc
ngày càng có nhiều cuộc di cư, trong đó có nhiều người Việt, đang diễn ra
trong thời gian gần đây. Theo chị, không có một cuộc chiến niềm tin nào cả,
nhưng có sự giao hàm giữa khủng hoảng đức tin và khủng hoảng niềm tin, một
trong những căn nguyên của cuộc tị nạn thời bình này.

*Từ “khủng hoảng đức tin”…*

Chị Phương Mai cho biết, cũng giống như rất nhiều người Việt khác, chị lớn
lên trong một gia đình theo tam giáo. Chị nói "tín ngưỡng của Việt Nam nằm
trong máu thịt người Việt rồi. Không chỉ các quan chức mà cả những người
làm kinh tế, ở nơi nào mà họ tìm được sự phù trợ thì họ sẽ tìm đến để cúng
bái".

Chị nói thêm, khi người dân thấy trong đời sống thực của họ cái gì cũng có
thể mua được, thậm chí nếu không mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng
rất nhiều tiền, thì điều đó cũng đã lan vào cả trong chùa chiền. Bây giờ đi
vào chùa không còn là để vãn cảnh nữa mà gần như là một sự cạnh tranh, hối
hả, bon chen nhau đặt đồ cúng, rồi nhét tiền lẻ vào tay tượng ở khắp nơi
trong chùa.

Chị chia sẻ: “Chùa chiền mà như chiến trường thì có thể thấy họ có cái nhìn
hơi sai khác về đức tin, về tôn giáo, về tín ngưỡng. Có thể họ thấy quan
lại ở ngoài thực tế cuộc sống có thể mua được, thậm chí thánh thần cũng có
thể mua được thì có thể giải thích cho khủng hoảng niềm tin, khi niềm tin
vào cuộc sống không có.”

*…đến “tị nạn niềm tin”*

PGS Tiến sĩ Phương Mai tâm sự, những người bạn của chị khi thấy bi quan với
thực tế cuộc sống, họ đi tìm một nơi để thư thái tâm hồn bằng cách vào chùa
chiền thì cũng nhìn thấy một thực tế không khác gì mấy. Họ sẽ tự hỏi ở đâu
họ có thể tìm thấy sự công bằng, văn minh, tương lai cho con cái của họ.

Chị kể câu chuyện về một người bạn đã lên kế hoạch rất chi tiết và cẩn thận
cho cả gia đình đi định cư ở nước ngoài. Người bạn này có một công việc ổn
định, gia đình hạnh phúc, có vài căn nhà ở trong Sài Gòn và ngoài Hà Nội,
nhưng “bạn ý không muốn con cái phải sống cuộc sống đôi khi phải gù lưng
thì mới sống ổn”. Và vấn đề quan trọng là người bạn đó "sợ con cái họ không
có đủ thời gian để hưởng thành quả của một xã hội văn minh cho trọn".

Chị đưa ra khái niệm “tị nạn niềm tin” sau buổi trò chuyện với người bạn
này.
Chị Nguyễn Phương Mai là Phó Giáo Sư Tiến sĩ chuyên ngành giao tiếp và quản
trị đa văn hóa, hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Ứng dụng
Amsterdam, Hà Lan.

Khi được hỏi có phải chính chị cũng đang “tị nạn niềm tin” không, chị
Phương Mai cho biết, chị quyết định ra nước ngoài sinh sống và làm việc là
vì lý do cá nhân. Chị đi theo tiếng gọi của tình yêu. Mặc dù vậy, đôi khi
chị cũng tự vấn liệu mình có mất niềm tin vào tương lai của chính mình ở
Việt Nam hay không, và câu trả lời hiện nay vẫn là không.

Tuy nhiên, chị cũng thừa nhận đó là một câu hỏi khó, chỉ có thời gian và
thực tế mới trả lời được bởi nếu về Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt
với những điều chướng tai gai mắt thì chưa chắc chị vẫn có thể giữ nguyên
câu trả lời đó.

Chị nói: “Nếu quay trở lại Việt Nam sống và hàng ngày phải đối mặt với
những cái khó khăn, những điều chướng tai gai mắt, phải gù lưng mà sống thì
chưa chắc đâu. Có thể lúc đó tôi cũng lại giống như những người bạn tôi,
cũng lại mất niềm tin thì sao?”

“Cái vấn đề là chúng ta sống trong môi trường tham nhũng, sống trong môi
trường gù lưng, gần như thành Chí Phèo ai cho tao lương thiện, sống trong
xã hội mà ai cũng cho rằng phải đút lót thì công việc mới suôn sẻ. Nếu tôi
phải đối mặt với cái thực trạng như thế thì cũng không đủ tự tin để mà giữ
vững cái ý nghĩ mình có thể nhìn thấy tương lai ở Việt Nam, mình có thể tin
mình tồn tại, mình sống hạnh phúc, mình theo đuổi những cái đam mê của mình
khi trở lại Việt Nam.”

Số liệu của Tổ chức Di cư Quốc tế và Vụ Liên Hiệp Quốc về Vấn đề Kinh tế và
Xã hội cho thấy, từ năm 1990 đến năm 2015 có hơn 2,5 triệu người Việt Nam
di cư ra nước ngoài. Như vậy, trung bình mỗi năm có khoảng 100 nghìn người
Việt di cư.

Vậy câu hỏi đặt ra là đất nước không còn chiến tranh nữa, kinh tế cũng tốt
hơn, thì tại sao họ lại bỏ đi?

Theo PGS Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, cuộc di cư này diễn ra âm thầm và không
phải ai cũng biết đến, nhưng nó lại là cuộc di cư đau lòng. Đau lòng hơn cả
so với cuộc di cư của các thuyền nhân Việt Nam. Chị cho biết:

“Chúng ta đang có một cuộc di cư khác, một cuộc di cư thứ hai âm thầm hơn.
Không ai bắt buộc họ cả, họ cũng chẳng chạy trốn một cái xã hội, một cái
chế độ nào cả, nhưng mà họ đi tìm đến vùng đất mới vì ở nơi đó tốt đẹp hơn,
như người ta nói là đất lành chim đậu và con số này khá là cao. Khi họ di
cư ra nước ngoài, họ mang theo rất nhiều thứ mà chúng ta đang cần, không
những là sức người sức của mà còn là kiến thức, tài năng.”

Chị Phương Mai chia sẻ niềm tin là thứ được xây dựng và bồi đắp từng chút
một. Nó không phải là sự va chạm, đối đầu giữa hai khái niệm hoặc hai chủ
thể mà nó là sự trôi dần đi, mòn dần đi. Chị nói “người ta không thể tìm
thấy niềm tin ở đây thì người ta sẽ cố gắng tìm niềm tin ở nơi khác”. Phải
chăng đó là lý do vì sao có một cuộc “tị nạn niềm tin” đang âm thầm diễn ra
ở Việt Nam?

Tham nhũng quyền lực - Mặc Lâm

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ công bố việc chỉ định Đảng ủy
Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020, ảnh chụp hôm 21/9/2016.
Courtesy vnn

Bộ Chính trị vừa công bố việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ
2015-2020 gồm 16 uỷ viên, trong đó Ban thường vụ Đảng ủy gồm 7 uỷ viên, có
3 lãnh đạo là: Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang
và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Đây là lần đầu tiên Tổng bí thư tham gia Ban
thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương.
*Quyền lực tập trung tuyệt đối?*

Xét trên mặt chữ nghĩa có vẻ như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ngang hàng
với Chủ tịch nước và Thủ tướng trong vị trí Ban thường vụ của Đảng ủy Công
an Trung ương, nhưng người ta đều biết với chức vụ Tổng bí thư của mình,
ông Nguyễn Phú Trong không thể nghe chỉ đạo mà là người chỉ đạo trong bất
cứ quyết định quan trọng nào, và việc ông có tên trong Đảng ủy Công an
Trung ương là một bước ngoặc quan trọng đối với hệ thống tổ chức của Đảng
và chính phủ Việt Nam.

Về mặt Đảng, ông Trọng đương nhiên nắm giữ chức vụ Bí thư Quân ủy Trung
ương xem như Tổng tư lệnh quân đội, bây giờ kiêm nhiệm thêm chức vụ Đảng ủy
Công an Trung ương thì xem như quyền lực tập trung vào tay là tuyệt đối.

Có khả năng ông ta nhìn thấy đây là một vấn đề xung yếu vừa cần cho ông
hiện nay nó đang lộ ra mặt yếu, nó đang có mâu thuẫn nên ông xông vào.
-Nguyễn Khắc Mai

Quyền lực khi tập trung tuyệt đối và không bị chi phối bởi các nhánh khác
như lập pháp hay tư pháp sẽ dẫn tới những quyết định độc đoán, chuyên quyền
và độc tài không thể tránh khỏi.

Việc một Tổng bí thư kiêm nhiệm luôn vai trò công an được ông Nguyễn Khắc
Mai nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên Cứu, Ban Dân vận Trung ương, hiện là giám
đốc Trung tâm nghiên cứu Văn hoá Minh Triết nhận xét:

*“Chắc là ông ta muốn tham gia vào đấy để mà lãnh đạo chỉ đạo công an cho
nó sát, ý kiến chỉ đạo nó trực tiếp, nó không bị quanh co. Hai nữa ở trong
Đảng ủy mà nhất là Thường vụ nữa thì lãnh đạo cái đám Ban cán sự, lãnh đạo
của Bộ trực tiếp thì đấy có thể là một cách.*

*Cách thứ hai có khả năng ông ta nhìn thấy đây là một vấn đề xung yếu vừa
cần cho ông hiện nay nó đang lộ ra mặt yếu, nó đang có mâu thuẫn nên ông
xông vào. Những dù với động cơ gì, mục đích gì thì sự xông vào ấy là lú lẫn
dở hơi chứ không hay ho gì.*

*Muốn củng cố công an thì không nhất thiết phải xông vào đấy. Cách làm này
của Trọng là cách làm rất cũ thời Xô viết cũ bây giờ không ai lại làm như
thế trong khi thời đại tin học phát triển như hiện nay. Ông ta muốn tuyệt
đối nhất nguyên hóa quyền lực và rõ ràng nó mâu thuẫn với tinh thần thời
đại và mâu thuẫn ấy sẽ không cho làm được việc gì.*

*Giống như tổ chức chống tham nhũng, quy về cho Đảng, cho Ban Nội chính để
trực tiếp làm. Nó chồng chéo với cái mà gọi là pháp quyền, mọi chuyện lại
phải tâu sang bọn chính phủ, quốc hội rồi các Bộ ngành không có được kết
quả gì tử tế. Nó là tinh thần cũ rích của tư duy toàn trị Xô viết, tập
quyền độc tài của Mao tiếp diễn.”*

 
 Với TS Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến thì cho rằng việc
làm của ông Trọng cho thấy sự tham lam quyền lực đã lên tới đỉnh và từ đó
không khó để thấy rằng người tham nhũng quyền lực lớn nhất hiện nay là ai:

*“Đây là một chuyện chưa từng có ở trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Tất cả các
Tổng bí thư trước không có ai ngồi vào vị trí đảng ủy công an, bây giờ ông
Nguyễn Phú Trong không những là Bí thư Quân ủy Trung ương, nắm quân đội,
còn nhảy ra nắm công an sát sườn như vậy thì ông ấy là người tham quyền cố
vị.*

*Người ta có những người lầm tưởng rằng Nguyễn Phú Trọng là người trong
sạch không tham ô nhưng tôi cho rằng Nguyễn Phú Trọng là trùm tham nhũng
tại Việt Nam. Tham nhũng tiền bạc chỉ là một cái tham nhũng thông thường
nhưng tham nhũng quyền lực mới là tham nhũng tệ hại nhất vì quyền đẻ ra
tiền, quyền đẻ ra thao túng một cách phi đạo đức.*

*Nguyễn Phú Trọng tham nhũng quyền lực trong khi ông ấy đã quá tuổi về hưu
rồi nhưng vẫn dùng mọi thủ đoạn để được kéo dài cái ghế Tổng bí thư của ông
ấy. Lúc bấy giờ khi lên Tổng bí thư đã hứa chỉ ngồi nửa nhiệm kỳ nhưng bây
giờ thì không biết ổng ngồi đến bao giờ trong khi tuổi ổng đã cao.*

*Khi còn trẻ đã mang tiếng là “Trọng lú” thì bây giờ tuổi cao rất hết sức
nguy hiểm cho đất nước cho dân tộc này và kể cả cho Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bây giờ nhảy ra khống chế cả lực lượng công an thì tôi cho rằng là sự tham
lam vô độ, một tội ác đối với đất nước con người Việt Nam.”*
*Theo chân Tập Cận Bình?*

TS kinh tế, nhà báo Phạm Chí Dũng nhìn sự kiện này qua lăng kính kinh
nghiệm của Tập Cận Bình mà ông Trọng đang theo:

*“Khả năng là ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay là đang rất muốn thực thực hiện
nước cờ và bước đi của Tập Cận Bình từ hồi năm 2013- 2014 Tập Cận Bình đã
mở ra chiến dịch lớn đầu tiên triệt Bạc Hy Lai và sau đó là diệt Chu Vĩnh
Khang Bộ trưởng Bộ công an.*

Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng ham muốn vai trò và quyền lực của Tập Cận
Bình nhưng vấn đề là ông Trọng có thể hiện rằng ông có thể làm được chuyện
đó hay không, vì đó là bản lĩnh của lãnh đạo.
-Phạm Chí Dũng

*Sau khi diệt Chu Vĩnh Khang thì Tập Cận Bình nắm luôn Bộ công an và xử
dụng Ủy ban Kỷ luật Trung ương của Vương Kỳ Sơn như là một vụ then chốt, từ
đó vai trò của Bộ công an trở nên yếu hẳn đi và vai trò của Ủy ban Kỷ luật
Trung ương nâng hẳn lên. Sau khi diệt xong Chu Vĩnh Khang thì Tập Cận Bình
xoay sang quân đội và chính thức trở thành tư lệnh và nắm tất cả quân đội
Trung Quốc. Hiện nay Tập là người quyết định tất cả vận mạng của lực lượng
vũ trang, công an và quân đội.*

*Tôi cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng ham muốn vai trò và quyền lực của Tập
Cận Bình nhưng vấn đề là ông Trọng có thể hiện rằng ông có thể làm được
chuyện đó hay không, vì đó là bản lĩnh của lãnh đạo.”*

Bên cạnh đó, khi vụ Trịnh Xuân Thanh nổ ra dư luận cho rằng ông Tổng bí thư
đang quyết tâm triệt hạ tham nhũng nhưng tầng nấc của nó nhiều đến nỗi một
mình Ủy ban Kiểm tra Trung ương không thể làm nổi trong khi công an thì ông
Trọng không nắm được. Nhận định về ý kiến này TS Phạm Chí Dũng cho biết:

*“Cho tới nay đã hơn ba tháng mà Ủy ban Kiểm tra Trung ương của ông Trần
Quốc Vượng chưa tìm ra bất kỳ bằng chứng tham nhũng nào của Trịnh Xuân
Thanh trong khi toàn bộ hồ sơ nằm tại T46 của Bộ công an. Như vậy khi không
tận dụng, không phát huy được vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thì có
lẽ ông Trong phải tính tới ván bài vào Đảng ủy Công an Trung ương để quyết
định, thậm chí thay cho ông Tô Lâm là Bộ trưởng công an.*

*Ông Tô Lâm mới được “phong chức” trở thành Bí thư Đảng Ủy công an Trung
ương vào tháng 5 năm 2016. Thế bây giờ nếu ông Trọng trở thành Bí thư Công
an Trung ương có quyền quyết định mọi thứ thì ông Tô Lâm coi như sẽ bị ra
rìa.*

*Nếu ông Trọng trở thành Bí thư Công an Trung ương thì đã đi theo con đường
Tập Cận Bình rồi, tức là vừa nắm công an vừa nắm quân đội và thực chất đấy
là người trong lực lượng vũ trang chứ không phải ông Trần Đại Quang. Như
vậy vai trò Chủ tịch nước của ông Trần Đại Quang sẽ rất là mờ nhạt và có
thể nói chẳng biết làm gì nữa.”*

Chỉ một ngày sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào Đảng ủy Công an Trung
ương, Tuần Việt Nam của VietnamNet đăng ngay bài báo có tựa: *“Có những
người bán rẻ tổ quốc vì quyền lợi cá nhân” *của Tiến sĩ Vũ Ngọc Hoàng,
nguyên Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương, trong đó có đoạn:

*“Sự tha hóa quyền lực tất yếu sẽ dẫn đến sụp đổ chế độ chính trị. Nếu sự
tha hóa ấy không dừng lại và lành mạnh hóa thì sụp đổ là không thể khác,
chỉ còn là vấn đề thời gian. Sự sụp đổ ấy chính là tự đổ, không phải do ai
phá và cũng không ai cản nổi.*

*Có những suy nghĩ rất ấu trĩ sai lầm khi cho rằng nắm cho chắc lực lượng
vũ trang là có thể đẩy lùi sự sụp đổ. Không đâu! Liên Xô ngày trước cả quân
đội và lực lượng an ninh Caribê còn rất mạnh, bậc nhất thế giới, vậy mà đến
một lúc, khi sự tha hóa đã đến ngưỡng, thì cả một chế độ được cho là thành
trì ấy bỗng chốc đổ ào, đến mức không tưởng tượng được, không hiểu nổi.”*

Xin mượn nhận xét này làm kết luận cho tiêu đề “tham nhũng quyền lực” và
cũng xin cám ơn ba vị Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Thanh Giang và Phạm Chí Dũng
đã cho nhận xét về một vấn đề rất quan trọng của đất nước hiện nay.

Mặc Lâm RFA

Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ghé thăm phái đoàn khởi kiện Formosa


Đức tổng giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt bất ngờ xuất hiện sáng nay tại giáo xứ Đông Yên, nơi 600 người đại diện 600 gia đình nạn nhân biển ô nhiễm đi kiện Formosa dừng chân nghỉ trưa.

Sự có mặt của ĐTGM Giuse nâng đỡ tinh thần anh chị em lương giáo trong hành trình tìm công lý. Đức tổng Giuse đến thăm ngư dân Miền Trung lần thứ hai. Ngài chứng kiến sự độc hại và tàn phá môi trường của Formosa, ngài cùng đồng hành cùng những ngư dân nơi đây.

Lý do chúng tôi không đưa tin này ngay buổi trưa là không muốn gây thêm áp lực cho nhà cầm quyền. Điều đó, chứng tỏ người dân muốn nhà chức trách hợp tác với người dân để giải quyết tới nơi vấn đề môi trường cho quê hương Việt Nam, chứ không chấp nhận tình trạng che giấu cái xấu cái ác đang mỗi ngày tiêu diệt dân tộc mình. 

 Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt ghé thăm phái đoàn khởi kiện Formosa và kêu gọi phải giải trừ cộng sản.Đức Tổng cho biết hôm qua Ngài đã ghé thăm khu vực nhà máy Formosa thấy biển đen hơn, mây đen hơn, cái chết càng ngày càng bao phủ khu vực.

Ngài kêu gọi cơ bản chúng ta phải làm là thứ nhất phải giải trừ cộng sản thứ hai các giáo xứ ở khu vực là chất men để hợp nhất các giáo xứ ở các tỉnh thành khác trong cả nước, thứ ba là phải kiên trì vì đây là một cuộc đấu tranh cần có thời gian và thứ tư là phải bác ái đấu tranh trong vòng luật pháp.

Nguồn từ Peter Trần Sáng

9 24 2016 Paltalk DD TNTDCNDVN by HVCali @9am

OVM4TV 221

Cộng Sản VN - Nỗi Đau Của Toàn Dân Tộc.

Công dân của Connecticut đây - Lê Minh Đảo


Công dân của Connecticut đây.
Cựu Thiếu tướng Lê Minh Đảo - Tư Lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh - Người hùng Xuân Lộc xúc động nhớ về trận chiến cuối cùng năm 1975. Từng lời từng chữ là những tâm huyết vô cùng lớn lao còn dang dở mà ông gửi gắm đến thế hệ trẻ:
"...Giờ phút này, các cháu hãy suy nghiệm ra, tra cứu ra để mà biết thêm sự thật của cuộc chiến. Tôi khẳng định với các cháu: Đừng nghi ngờ gì về sự oai hùng và sự hy sinh cao cả của QLVNCH, đừng nghi ngờ...Có thể ở ngoài tuyên truyền nói thế này thế nọ, phong trào nói rằng quân lực thế này thế kia, tôi khẳng định đó là quân lực xuất sắc và hy sinh suốt cả cuộc đời của mình cho đất nước, tội nghiệp họ lắm.
Bây giờ tôi xin nói cho các cháu và quý vị: Có quân đội nào mà đánh giặc kéo dài hơn 20 năm trường không? Thế giới này không có, nó đánh khoảng 5 năm là nó mệt nó về, nó rã chiến ra. Rồi có cái quân đội nào mà bụng đói mà đánh giặc hay không? Không có. Cái thế hệ của chúng tôi, chúng tôi đã kịp lớn lên trong cái thời có thể nói là ly loạn của đất nước và sẵn sàng hy sinh không có cái điều gì nề hà cả, sẵn sàng thay người khác hy sinh ở chiến trường, chấp nhận chết ở chiến trường để cho những người khác ở hậu phương được sống, đó là cái thế hệ của chúng tôi đó, thế hệ của người lính VNCH đó...
Và quân đội đánh giặc thế nào? Quân đội đánh giặc thế này: Cái quân đội của người ta đó thì cả quốc gia và cả hậu phương lo cho mình để mình đánh kẻ thù trước mặt mà thôi! Nhưng QLVNCH của chúng ta phải đánh cả 3 mặt trận, mặt trận thứ nhất là kẻ thù phía Bắc trước mặt đánh chúng ta đó là Cộng sản Bắc Việt (CSBV), chúng ta lại phải đánh với tất cả, chống lại những kẻ mà kêu bằng: "Ăn cơm QG thờ ma CS" ở sau lưng chúng ta, Mặt trận giải phóng miền Nam, Mặt trận hoà bình, Hội liên hiệp,... rồi đủ thứ hết, gây xáo trộn đủ thứ, đầu cơ tích trữ...làm cho người binh sĩ lúng túng, bối rối hết. Và cái mặt trận thứ 3 này mới là nguy hiểm hơn, nó tác động thẳng vào chúng ta từ cây súng, viên đạn, đó là người bạn đồng minh của chúng ta. Nhớ như vậy, loại đồng minh đó nó khổ ở chỗ này: Chính họ đã làm cho quân đội họ cũng đau khổ chớ không phải không đâu, 58 ngàn người lính Mỹ chết tại Việt Nam, đến khi nghe Việt Nam chúng ta đã mất vào tay CS thì những người lính Mỹ đó họ khóc, tôi biết những tướng chẳng hạn như Đại tướng Norman Schwarzkofp và những người khác họ uống rượu cả ngày và họ khóc, bởi vì cái sự hy sinh của họ ở VN trở thành vô nghĩa, đó, những người này họ chết vô nghĩa là bởi vì những thế lực chính trị như ông Tổng thống Ronald Reagan nói, đó là như vậy đó, tội nghiệp họ lắm. Chúng ta luôn luôn nhớ điều này, khẳng định là người dân VN chúng ta không bao giờ quên quân đội Mỹ chiến đấu ở VN mà giúp đỡ cho đất nước VN chúng ta, South Vietnam chúng ta, chúng ta ghi nhớ đời đời. Đó là tôi nói để cho các anh em nhớ như vậy.
Còn QLVNCH: Tới giờ phút cuối cùng!...Tới giờ phút cuối cùng, kể như mất hết tất cả rồi! CS nó đã vào tới miền Nam, trận Xuân Lộc đánh để mà cản trở tụi nó 12 ngày để mà nó vào Sài Gòn không kịp, để Sài Gòn có thời gian sắp xếp để cho người ta đi di tản nữa! Di tản càng nhiều càng tốt, anh em họ hy sinh, họ chết ngoài chiến trường, chưa hết, về tới Trảng Bom thì bao nhiêu lính Dù, Địa phương quân, Nghĩa quân ở tại đó, rồi Lực lượng đặc biệt, rồi cả anh em Dân vệ ở dọc con đường Quốc lộ, họ sẵn sàng họ chiến đấu hy sinh đến giờ phút cuối cùng, tới viên đạn cuối cùng họ có, để cho người Sài Gòn đi được nhiều chừng nào càng tốt chừng nấy, mà bây giờ mới có sự hiện diện của các cháu và quý vị ở đây, đó... quân đội đó... còn đòi hỏi gì thêm ở quân đội đó nữa....Không còn có gì đòi hỏi thêm nữa và chúng ta hãy nhớ ơn họ, hãy nhớ ơn họ !"

Nguồn FB Lan Ly

Wednesday, September 28, 2016

Có phải lịch sử VN xoay vần??? - Cánh Cò



 
 THÂN CHÀO KHÁNH LY -
CÔ ĐÃ VỀ VỚI "BÊN THẮNG CUỘC" - NHƯ NHÀ VĂN RĂNG HÔ MẢ TẤU HUY ĐỨC ĐÃ VIẾT - NHỚ LÚC TRƯỚC CÔ ĐÃ NÓI LÚC NÀO "BÊN THẮNG CUỘC" KHÔNG CÒN NỬA CÔ MỚI VỀ. SAU NẦY CÔ LẠI 
NÓI QUÊ CHA ĐẤT MẸ THÌ PHẢI VỀ AI KHÔNG MUỐN VỀ KHÔNG PHẢI LÀ CON NGƯỜI ! ! [CHO DẦU 
CÒN CS]. ÚI CHAO - BAO NHIÊU TRIỆU NGƯỜI VIỆT QG ĐÃ BỎ NƯỚC CHẠY TRỐN CS - HỌ CHẲNG 
MUỐN VỀ - GIỜ HỌ LÀ CON GÌ NHẺ - CÔ KHÁNH LY ?MẤY MƯƠI NĂM CÔ SỐNG NƠI ĐẤT TẠM DUNG
 VỚI NGƯỜI TỴ NẠN CS - TIẾNG HÁT CÔ BAY CAO CŨNG NHỜ NGƯỜI TỴ NẠN - 
GIỜ SAO LẠI BẺ BÀNG THẾ, CÔ KHÁNH LY - ?




DÂN OAN CẤN THỊ THÊU GIỜ LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA DÂN OAN VN THÁCH THỨC CHẾ  ĐỘ MAN RỢ, BẤT NHÂN - VÀ
CHỊ LÒ THỊ PHANH, 42 TUỔI Ở SƠN LA, QUA ĐỜI CÁCH ĐÂY 2 TUẦN VÌ NHÀ NGHÈO 
KHÔNG TIỀN CHỬA TRỊ BỆNH LAO VÀ CŨNG VÌ CÁI TỘI NGHÈO NÊN GIA ĐÌNH ĐÃ BÓ CHIẾU MƯỚN XE HONDA CHO CHI ÔM VỀ NHÀ KHOẢNG 50 CÂY SỐ - CHỊ SẮP ĐƯỢC ĐÚC TƯỢNG ĐỂ THAY THẾ CHO MỘT NGƯỜI ĐÃ ĐỨNG LÂU RỒI NÊN MỎI CHÂN. 
ĐÂY LÀ NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA "THỜI ĐẠI RỰC LỬA HỒ CHÍ MINH" ....




Chưa khi nào chuyện thời sự Việt Nam lại dồn dập bằng lúc này. Từ cung đình cho tới chợ búa,từ con cá Formosa cho tới con ghệ của bí thư Thanh Hóa. Từ kẻ đào tẩu Trịnh Xuân Thanh cho tới tội phạm chính trị lớn nhất lịch sử nước ta là nhóm đương quyền.
Nhưng cái mà người dân có “nhiễm sắc thể dân trí thấp” quan tâm nhất là những gì chung quanh nhà họ chứ không phải chốn hậu cung thâm nghiêm đầy mùi phân bắc.
Chuyện quan trọng nhất là thực phẩm bẩn, là cá chết, là người chết bó chiếu, là phiên tòa xử người nông dân nổi dậy Cấn Thị Thêu.
Phản ứng của hầu hết các bà nội trợ trong hiện tình thực phẩm hôm nay là không biết đâu là sạch đâu là bẩn. Người thì bảo mua cá vạch mang, kẻ lại khuyên mua rau phải xem rau có bị rầy ăn hay không, nếu có là sạch nếu xanh chong là nhuộm thuốc hay ít ra cũng phun trừ sâu đầy lên đấy rồi.
Những mò mẫm ấy của người dân là bức tranh toàn cảnh hiện nay trên khắp các chợ thành phố. Hàng trăm cơ quan dính líu tới an toàn thực phẩm hình như cán bộ còn đang theo học 
các khóa tại chức về cách nhận diện thực phẩm bẩn chứ khoan nói về phương pháp đối phó.
Trong khi chờ đợi giải pháp hầu như tất cả mọi gia đình đành phải như nhau: ăn và chờ ngày vào nhà thương thử nghiệm về một chứng ung thư nào đó.
Ngay cả ung thư là căn bệnh đáng sợ nhất thì người dân cũng đã quen dần. Ngày nào mà lại không có tin một thân nhân nào đó của mình hay hàng xóm láng giểng vừa phát hiện ung thư?
Gia đình nào cũng vậy, lâu dần rồi quen và sống chung với niềm ám ảnh ấy như sống chung với lũ.
Từ ám ảnh ung thư tới ám ảnh về sự nghèo đói không giới hạn. Nghèo đến bó chiếu đem chôn thì chỉ có Việt Nam mới còn trong khi cả thế giới đã tận diệt hình ảnh này từ thế kỷ trước.
Tấm ảnh người đàn bà chết được quấn chiếu và chở trên một chiếc xe ôm xuất hiện trên trang
 Facebook đã gây căm phẫn và xót xa đến độ có người đã khóc, có người tự hỏi lỗi để cho người dân như vậy là do ai, và nhìn quanh nhìn quất người ta không thấy câu trả lời nào cho thích hợp với tấm ảnh gây sốt trên mạng này.
Bó chiếu tưởng đâu đã trở thành câu chuyện ngụ ngôn bỗng dưng sống lại trong đời sống thực của người dân. Bó chiếu không còn độc quyền cho phong kiến thực dân nữa mà nó đang hiện diện ngay trong chế độ này, một chế độ luôn tự hào rằng đã tận diệt thực dân phong kiến.
Có người đề nghị làm hẳn tượng đài cho cái thân thể bó trong chiếu kia thay vì tượng đài ông Hồ Chí Minh hay bà mẹ anh hùng nào đó.
Ngẫm ra cũng có lý lắm, vì tượng đài là biểu tượng của thời đại, ông Hồ là một biểu tượng chiến thắng, là vinh quang, là có công với đất nước. Vậy thì tượng đài cho người bó chiếu cũngsẽ là biểu trưng tuyệt vời cho cái mà ông Hồ từng lên án. Nếu không có tượng đài bó chiếu lấy gì minh họa cho điều mà ông Hồ hết lòng tranh đấu?
Tượng đài bó chiếu một lần nữa sẽ nhắc cho người Việt nhớ mình có một lãnh tụ tài năng và yêu nước thương dân như thế. Cái thân thể nằm trong manh chiếu kia dù ở thời gian nào cũng sẽ là hình ảnh tuyệt vời khắc họa lại sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến ngày xưa để từ đó người ta càng yêu mến bác hơn nữa, đặc biệt trong lúc vật lộn với thực phẩm bẩn để sống còn.
Người chết không thể ngồi dậy để nói tên tôi là Lò Thị Phanh, 42 tuổi, nguyên quán bản Ít B, xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La chết ngày 14 tháng 9 năm 2016.
Còn người sống khi nhìn tượng đài này thì tự động hiểu rằng đây là biều tượng của một thời mà Pháp lẫn Nhật dày xéo nước ta, một thời mà các chế độ phong kiến đã làm cho người dân bị vùi xuống hàng sâu bọ để kẻ cầm quyền hưởng thụ vinh hoa phú quý.
Bó chiếu lên tượng đài …nằm không chừng sẽ được thế giới lũ lượt kéo đến học tập để làm 
tài liệu về Việt Nam, nơi từng có một thời tuyên chiến với thực dân phong kiến như thế.
Chiếu chẳng những có công dụng bó người chết mà nó còn theo chân người dân oan trong các lần chờ đợi gửi đơn khiếu nại tới chính quyền các cấp. Họ trải chiếu ra ngồi túm tụm với nhau nhìn về một phía, phía có tên là tuyệt vọng hãi hùng.
Trong thế giới phẳng hiện nay, chuyện dân oan Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh kéo nhau đi đòi công lý đã trở nên phổ biến qua các trang mạng xã hội. Họ đi tới đâu chiếu theo họ tới đó. Mới hôm qua hàng trăm ngàn người đã chứng kiến dân oan Dương Nội chống lại nhà cầm quyền như thế nào và chiếu cũng có mặt cùng với dân oan.
Và trong những người chứng kiến ấy có tôi cùng vài người bạn, khi vô tình xem live trên Facebook cảnh tượng hàng trăm dân oan đến trước khu vực gần tòa án Quận Đống Đa để bảo vệ cho 
một người dân oan khác đang bị tòa xét xử: Bà Cấn Thị Thêu.
Không biết diễn tả thế nào mới lột được vở bi kịch đang diễn ra trong thời đại rực rỡ Hồ Chí 
Minh này. Họ là những người nông dân sống không xa Hà Nội bao nhiêu, từ 5 giờ sáng đã lũ lượt kéo nhau về nơi xét xử bà Cấn Thị Thêu, một người luôn đứng phía trước họ trong mọi cuộc biểu tình đòi công lý cho người dân mất đất.
Cấn Thị Thêu là cái tên thân yêu của họ, bà đại diện cho lớp người không những cùng khổ mà còn bị bất công chà đạp. Cấn Thị Thêu hiện nay là hình ảnh của người đàn bà nổi tiếng khác: Aung San Suu Kyi. Không phải ở trí thông minh, nghị lực sắc sảo hay gia thế nổi tiếng và từng đoạt Nobel hòa bình, nhưng Cấn Thị Thêu được người nông dân Dương Nội khẳng định bằng thái độ của họ: sống chết gì cũng đứng phía sau bà Thêu.
Bời bà Cấn Thị Thêu là niềm tin sắt đá của họ. Cũng giống như người dân từng có thời kỳ gửi niềm tin sắt đá vào ông Hồ Chí Minh.
Và bởi họ tin vào bà Thêu như thế nên bà mới bị bắt và khởi tố với một tội danh không khác thời kỳ Cải cách ruộng đất.
Người nông dân Việt Nam không cần biết ai là Aung San Suu Kyi, họ một lòng với bà Thêu vì 
biết bà cũng là nạn nhân như họ. Cũng xót xa khi nhìn thấy từng vuông đất trên mảnh ruộng 
thân yêu của gia đình bị chế độ ngấm ngầm chia sớt cho các con hạm đất. Người dân oan ở 
các nơi khác, kể cả miền Nam, không nệ đường xá xa xôi vạ vật tại Hà Nội để đồng hành cùng với bà. Đó là sự thật và nhà nước do sợ sự thật nên đã tống bà vào tù.
Chế độ quân phiệt Miến Điện cũng do sợ hãi bà Aung San Suu Kyi nên tống bà vào tù cùng hàng chục năm quản chế, nhưng càng nhốt, càng bưng bít thì quốc tế càng chú ý và người dân càng kính trọng bà hơn.
Lịch sử đang lập lại với trường hợp của Cấn Thị Thêu.
Lịch sử đang lập lại với manh chiếu bó thân xác người đàn bà bất hạnh Lò Thị Phanh.
Lịch sử đang chứng kiến sự phân hóa rõ ràng từng ngày trong hậu cung của Đảng và lịch sử thúc đẩy tiến trình thay đổi của nó bằng những căn bệnh ung thư, kể cả ung thư ý nghĩ của hơn bốn triệu đảng viên khi hội chứng bỏ và tố cáo đảng ngày một nhiều hơn.

Đến lúc ấy ai cấm một bà Cấn Thị Thêu được người dân Dương Nội phá ngục tôn vinh 
bà như cách mạng Pháp 1789?
 
Cánh Cò

Chống Nghị Quyết 36 csvn - HUỲNH QUỐC BÌNH

Hot!!! Thành Hồ ngập nặng sau mưa - Trang Lê Bà Ngoại XìTin

Bản Tin RFA 9h Tối Ngày 28/9/2016 Cá chết ở Thanh Hóa là do tảo nở hoa

"SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA" - Lâm Ngân Mai




Nhân đọc bài "SÀI GÒN VÀ NHỮNG TÊN ĐƯỜNG XƯA" (Trần ngọc Quang) trên RMGTP, tôi lục tìm về những tấm bản đồ xưa của Sài Gòn thì phát hiện một điều khá lý thú.
Chính Quyền Việt Nam Cộng Hòa quả có một tầm nhìn xa đầy tính dân tộc.
Họ đặt tên đường rất hợp lý.! 

Trải từ cửa ngõ vào tới trung tâm Thủ Đô là cả một chiều dài 4000 năm lịch sử dân tộc. Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà...Bà Triệu... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục...
Tiếp tục là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh... Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...
Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng... Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi...
Nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng...
Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có Triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... cùng với các võ tướng Tây Sơn Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thủ Đô.
Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhất, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP. .
Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Tòa Án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể ngược ngạo nhỉ !!).
Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên (chữ Nôm) và Alexandre de Rhodes (chữ Quốc Ngữ ngày nay) hàm ý biết ơn sâu sắc.
Nếu các nhà hoạch định đô thị ngày nay chỉ cần lưu tâm một chút về lịch sử, một chút thôi, thì chắc tên đường của Sài Gòn không bát nháo như bây giờ..!

Nguồn Thuý Trần

Tuesday, September 27, 2016

Bản Tin RFA 6h30 sáng Ngày 27/9/2016 Các bạn trẻ mất niền tin về nhửng p...

Bản tin truyền hình sáng 27.9.2016

OVM4TV 220

Đánh nhà báo: Không phải 'xin lỗi là đủ'


Phóng viên Quang Thế trong clip bị đánh “Không phải chỉ xin lỗi, cứ vi phạm pháp luật rồi xin lỗi là đủ”, một cựu đại biểu quốc hội nói về các vụ đánh nhà báo trong tuần qua xảy ra tại Việt Nam.Ông Lê Như Tiến từng là đại biểu Quốc hội khóa 12, 13, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khóa 13.Nói với BBC, ông Lê Như Tiến nhận định: “Luật báo chí của Việt Nam trước đây cũng như sửa đổi bổ sung cũng cấm xúc phạm thân thể, danh dự, không được xúc phạm đến nhà báo, và cũng nghiêm cấm thu giữ phương tiện hành nghề của nhà báo.”"Có một số cá nhân ngang nhiên vi phạm luật báo chí, xâm phạm đến nhà báo, có lời nói xúc phạm đến nhà báo, thu giữ, lăng mạ, có người còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng nhà báo""Tôi thấy đó là điều không bình thường," nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Việt Nam nhận định.Trong tuần qua, tại Việt Nam xảy ra hai vụ phóng viên bị tấn công và có hình ảnh, video ghi lại vụ việc.Một clip quay lại hiện trường cho thấy phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ bị người nghi là công an huyện Đông Anh đánh, đấm. Công an huyện đã xin lỗi tờ báo nhưng chỉ nói nhận đó là "hành vi không đúng mực", giải thích là do áp lực công việc.Báo Tuổi Trẻ nói: “Ông Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng.”Cũng trong tuần, trong một video quay tại hiện trường một vụ cưỡng chế đất ở Đaklak, phóng viên Đỗ Thanh Hải của VTC News bị bóp cổ, giật máy ảnh. Phó chủ tịch ủy ban xã là người ra lệnh thu giữ phương tiện tác nghiệp của phóng viên này. Ông Lê Như Tiến nói cần "làm rõ" các vụ việc đánh nhà báo Ông Lê Như Tiến nói cần phải "làm rõ việc này và đưa ra xử lý thật nghiêm những người vi phạm pháp luật báo chí. Trong khi ở Việt Nam, hiến pháp 2013 đã quy định bảo vệ quyền tự do ngôn luận với báo chí và công dân, và báo chí là một lực lượng để thông tin đại chúng vấn đề của cuộc sống.”Khi BBC hỏi, khi các cơ quan xin lỗi nhà báo và các tờ báo, thì liệu điều đó đã đủ chưa, ông Lê Như Tiến nói:“Không phải chỉ xin lỗi, cứ vi phạm pháp luật rồi xin lỗi là đủ. Mà cao hơn thế nữa là phải làm rõ trách nhiệm cá nhân với những cá nhân đã xúc phạm báo chí, với cá nhân đã vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, tự do báo chí, và quyền được hành nghề đúng pháp luật của nhà báo.”
Hiểu “thân phận”
Tuy nhiên, bình luận về vụ việc, phóng viên Trung Bảo từ Việt Nam nói: “Bênh vực đồng nghiệp dĩ nhiên cần thiết. Vừa bảo đảm an toàn về sau cho chính mỗi người làm báo, và lớn hơn là để bảo vệ quyền tự do thông tin.""Nhưng, khi những nhà báo bị ăn đòn trào máu miệng thì họ có nhớ đến những vụ dân oan, người biểu tình bị đánh đập dã man?"Họ có nhớ đến nhiệm vụ đưa tin của mình? Họ có nhớ mình đã ngoan ngoãn tự tránh xa những đám đông biểu tình, ngoan ngoãn vâng lời "cơ quan" để thậm chí một dòng trên facebook cá nhân cũng không dám viết?”Ý kiến của nhà báo này nói: “Trận đòn hôm nay với các nhà báo nên xảy ra nhiều hơn nữa, và sẽ tất yếu như vậy thôi. Để các nhà báo hiểu rằng thân phận của họ thật ra không khác gì những người xuống đường biểu tình chống Trung Quốc, chống Formosa...”Bình luận về hai vụ việc, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang ở Hà Nội cho rằng những sự việc như thế “xảy ra từ rất lâu rồi”. Vụ phóng viên Đỗ Thanh Hải bị bóp cổ và thu giữ phương tiện tác nghiệp “Năm nào ở Việt Nam cũng có hàng chục vụ nhà báo hay người làm báo nhưng chưa có thẻ bị công an và người của cơ quan công quyền nói chung, và/hoặc côn đồ, tấn công gây thương tích từ nhẹ đến nặng.""Các vụ hành hung ấy, sau đó, có thể lên báo hoặc không lên báo nên rất khó có thống kê chính xác. Nhưng dù thế nào thì con số cũng là rất cao và chuyện công an và/hoặc côn đồ đánh đập người làm báo cũng đã xảy ra từ rất lâu rồi,” bà Đoan Trang viết.Khi trao đổi với BBC, ông Lê Như Tiến nhấn mạnh: “Thậm chí nếu vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự với những người xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng, danh dự nhân phẩm của nhà báo, thư giữ phương tiện hành nghề của nhà báo.”Ông đặt câu hỏi: “Báo chí có thể đi đến các điểm có vấn đề để thông tin chính thức cho công luận, cho nhân dân. Vậy tại sao lại cấm báo chí? Tại sao lại có hành vi xúc phạm đến báo chí như thế?”

Đoan Trang

Monday, September 26, 2016

HÔM NAY CƯỚP BÁNH MÌ, NGÀY MAI SẼ CƯỚP GÌ???

HÔM NAY CƯỚP BÁNH MÌ, NGÀY MAI SẼ CƯỚP GÌ???
Bữa trước có người đặt ra câu hỏi này. Thực ra, nếu bình thường thì không sao. Nhưng khi người dân phản ứng nổi sóng trên mạng xã hội về vụ cướp bánh mì; Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao chỉ đạo xem xét lại bản án; Còn UV BCT, BT Thành ủy Thành phố HCM nhận định "đây là bài học lớn cho các cơ quan tư pháp":
Thì dù rất tôn trọng ý kiến, quan điểm khác biệt, chúng ta không thể không đặt câu hỏi tương tự sau việc liên tiếp mấy ngày qua các nhà báo bị hành hung:
HÔM NAY ĐÁNH NHÀ BÁO, NGÀY MAI SẼ ĐÁNH AI???


Mỗi ngành có những đặc thù khác nhau, chính vì vậy, mong rằng chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Hà Nội sẽ được thực hiên nhanh chóng và nghiêm túc. Là một người dân, tôi mong rằng những cá nhân như vậy phải ngay lập tức buộc ra khỏi ngành, bởi họ đã vi phạm không chỉ quy định mà cả lời thề bảo vệ nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, uy tín của hàng vạn chiến sỹ đang ngày đêm hết sức mình lo bình yên cho cuộc sống.
Dù sau đây có bào chữa, nhận xét: nhân thân tốt thế nào, được bạn bè đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng yêu quý ra sao, thì những vị đó hãy hài lòng với vị trí khác chứ không phải trong ngành này. Có những nồi canh không thể có sâu!
VÀ thưa một số người làm báo, thêm một câu hỏi nữa:
HÔM NAY KHÔNG ĐỨNG VỀ PHÍA DÂN, NGÀY MAI AI SẼ ĐỨNG VỀ PHÍA ANH?