Sunday, June 30, 2013

GIÁO XỨ TÂN LÝ-GIÁO XỨ PHỦ LÝ-GIÁO XỨ MỸ YÊN HIỆP THÔNG



GIÁO XỨ TÂN LÝ CŨNG ĐANG ĐỐT NẾN HƯỚNG VỀ CÁC ANH / CHỊ / EM ĐẤU TRANH CHO DÂN TỘC VN CÓ TỰ DO, DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC.


GIÁO XỨ PHỦ LÝ CŨNG ĐANG HIỆP THÔNG VỚI CÁC ANH, EM GIÁO HỌ BẠN ĐANG BỊ VIỆT CỘNG ÁP BỨC


GIÁO XỨ MỸ YÊN CŨNG ĐANG HIỆP THÔNG CÙNG CÁC A/C/E ĐẤU TRANH ĐÁNH ĐUỔI VIỆT CỘNG CÔN ĐỒ RA KHỎI NƯỚC.

GIÁO XỨ TÂN TẠO, BÌNH THUẬN CŨNG ĐÃ VÀ ĐANG LÊN TIẾNG CHỐNG BẠO QUYỀN CÔNG SẢN ĐÃ TỪNG ĐÀN ÁP DÃ MAN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN XÓM ĐẠO BÌNH THUẬN...XIN MỌI NGƯỜI HÃY CÙNG HIỆP THÔNG CẦU NGUYỆN.

Tù nhân Z30A nổi dậy, bắt giám thị làm 'con tin'



Thượng tá Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đang bị các tù nhân nổi dậy giữ làm 'con tin'
Danlambao - Nguồn tin thân cận vừa gửi đến Danlambao cho biết: Khoảng 8 giờ sáng nay, 30/06/2013, các tù nhân tại trại giam Xuân Lộc (Đồng Nai) đã đồng loạt nổi dậy để phản đối chế độ lao tù CS khắc nghiệt. Cuộc phản kháng bùng phát tại phân trại số 1 (K1) với sự tham gia của 1000 tù nhân. Sau khi làm chủ hoàn toàn phân trại, các tù nhân đã phá cửa và bắt giữ một viên thượng tá - giám thị làm 'con tin'.

Trại giam Xuân Lộc còn được gọi là trại Z30A, đây là nơi hiện đang giam giữ nhiều tù nhân lương tâm tại Việt Nam như anh Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Việt Khang... Trước đó, anh Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải từng bị đày ải tại đây trong suốt thời gian dài.

Được biết, cuộc nổi dậy bắt đầu bùng phát tại phân trại số 1 thuộc trại giam Xuân Lộc. Nguyên nhân cuộc nổi dậy bắt nguồn từ việc anh em tù nhân thường xuyên bị cán bộ đánh đập, chế độ ăn uống bị cắt xén, trong khi bị bắt lao động cực nhọc...

Hiện nay, một viên thượng tá CA tên Hồ Phi Thắng, giám thị trại giam Xuân Lộc đã bị tù nhân giữ lại làm 'con tin' phía bên trong. 

Cho đến thời điểm này, các tù nhân vẫn đang làm chủ tình hình phía bên trong trại, lực lượng công an đã được huy động mỗi lúc một đông nhưng vẫn chưa thể xâm nhập vào.
Các tù nhân kêu gọi sự lên tiếng kịp thời của truyền thông cũng như dư luận, nhằm tránh xảy ra cuộc đàn áp khốc liệt của CA như các vụ nổi dậy trước.
Ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân lương tâm từng bị giam giữ tại Xuân Lộc cho biết thêm: Phân trại số 1 - Trại giam Xuân Lộc là nơi tù nhân nổi dậy. Toàn bộ trại giam Xuân Lộc có 6 phân trại. Phân trại số 1 gọi là phân trại trung tâm. Mỗi phân trại khoảng 1.000 tù nhân. Phân trại 1, có khoảng 10 tù nhân lương tâm. Đây là phân trại có chế độ giam giữ hà khắc nhất trong các phân trại.

Saturday, June 29, 2013

Nạn Hoa Kiều

Nạn Hoa KiềuNguyễn Đạt Thịnh
ndthinhghana
Thợ đào vàng Trung quốc làm lậu ở Ghana
Một hiện tượng lạ của thế kỷ trước là nước Tàu trở thành một nước Cộng Sản; lạ, vì người Tàu, bản chất vốn tham lam, thích dĩ công vi tư, lấy của công về làm của riêng, lấy của người về làm của mình, thì làm cách nào trở thành cộng sản được.
 
Trong một thời gian ngắn, con người có thể gượng ép giấu bản chất của mình, nhưng từ từ rồi sự thật vẫn lòi ra; hôm nay thì ông lớn vô sản nào cũng giàu nứt đố đổ vách trong cái nước Tàu trở thành Trung Cộng; lớp áo đỏ xúng xính họ mặc, không che được cái rốn lồi trên cái pụng pự.
Việt Nam khốn khổ vì nạn đồng chí vĩ đại; ngoài biển khơi thì chiến hạm, tàu tuần của chính phủ Trung Cộng, và tàu cá của ngư phủ Tàu san sát như lá tre, nhịp nhàng phối hợp để thực hiện chiến thuật cấp thời cướp cá, thư thả hút dầu; trong nội địa người Tàu lại gài một dàn thái thú mặt Việt lòng Tàu, thực hiện mọi thủ đoạn để tái lập chế độ Bắc Thuộc thêm một lần nữa –lần thứ 5.
Người Việt quốc nội xuống đường đòi đuổi bọn “Tàu Khựa” về Tàu; thái thú mặt Việt lòng Tàu, bắt người Việt chống ngoại xâm, bỏ tù; triều đình Bắc Phương khen thái thú “giỏi lớ, giỏi lớ”. Được chủ khen, bọn tôi tớ càng nức lòng, đêm ngày họp tòa án nhân dân, đem nhân dân ra trừng trị. Làn sóng người Hoa tràn xuống Việt Nam lập nghiệp trở thành nạn Hồng Thủy khiếp đảm diễn ra công khai, đều đặn.
Giữa cảnh đáng buồn đó, người Việt tìm được một phút ngắn tạm vui với tin cảnh sát Ghana trị được nạn Hoa Kiều.
Ghana là một nước nhỏ và rất nghèo nằm về phía tây Phi Châu, với dân số 25 triệu người; đặc sản của Ghana là vàng; vàng không chỉ nằm trong mỏ mà nằm rải rác trong lòng đất, lòng sông, lòng suối. Ghana là quốc gia đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất vàng. Năm ngoái, số vàng xuất cảng đem lại cho Ghana 2.2 tỉ Mỹ kim – 90% tổng sản lượng quốc gia, nhưng chưa bằng 1% số tài sản ông Tim Cook, CEO của Apple đang giấu ở ngoại quốc.
 
Mùi vàng gọi người Tàu đến Ghana; Tập Cận Bình đem ngân khoản “Trung Quốc Viện Trợ” và đem công nhân “Tàu Khựa” đến khai thác vùng đất còn bán khai này.
 
 
Tổng thống Ghana  ông John Dramani Mahama  welcome người Tàu đến giúp ông xây dựng trường học, xây nhà thương; ông không để ý là cùng với những đồng Nhân dân tệ, hàng chục ngàn công nhân Tàu cũng lẩn vào Ghana. Họ vào xin làm việc cho các xưởng đãi vàng thô sơ, và chỉ vài tháng sau họ tự tổ chức những hệ thống đãi vàng hoạt động kết quả hơn những hãng của người Ghana.
 
 
Tinh khôn hơn người địa phương, người Tàu mò lên tận đầu các ngọn suối đắp ụ cản nước, giữ cát lại để đãi vàng; đãi xong, họ mới xả cho nước và cát chảy xuống hạ nguồn; người Ghana chợt thấy bà Thần Vàng không còn hậu đãi mình nữa; rồi dù chất phác đến đâu họ cũng vẫn tìm ra sự thật.
Các hãng đãi vàng người địa phương trình bày sự việc lên chính quyền; Tổng thống John Dramani Mahama ra lệnh truy nã những người Tàu gây xáo trộn sinh hoạt đãi vàng, nguồn lợi duy nhất của quốc gia.
 
 
Đại sứ Trung Cộng Gong Jianzhong xác nhận có khoảng 12,000 người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana, trong số này gần 10,000 xuất phát từ huyện Shanglin, một huyện nhỏ và nghèo thuốc tỉnh Quảng Tây. Viên chức Di Trú Ghana nói ông Gong xin trang trải mọi chi phí hồi hương cho những người Hoa nhập cảnh lậu vào Ghana.
Bà Mỗ, một phụ nữ Hoa, cư dân xã Mingliang, huyện Shanglin, nói hai đứa con trai và một đứa con rể của bà rủ nhau sang Ghana làm ăn, và đang trốn trong một căn nhà tại tỉnh Dunkwa cùng với trên 20 thanh niên người Hoa.
Bà nói con bà cho biết, qua điện thoại di động, không người Hoa nào dám ló mặt ra, sợ thổ dân đập chết; họ chưa tìm được cách móc nối với tòa đại sứ để xin giúp đỡ hồi hương.
Gia đình cậu Zhu Congli, một thanh niên khác trong đám 10,000 người Shanglin đi hốt vàng, cho biết Zhu và một nhóm người Hoa đang trốn trong một đồn điền trồng cây cocoa. Ban ngày họ chui xuống hang, xuống hố ẩn trốn, ban đêm mò ra, trở về địa điểm đãi vàng để nhờ điện tại đây charge điện thoại di động. Họ rất lo sợ cho tính mạng của họ.
 
Một thiếu phụ khác, bà Wen Ruchun, cư dân xã Shuitai, một xã nghèo khác nữa của huyện Shanglin, cho biết chồng bà, cũng là một người đi mò vàng, đang chờ giấy máy bay hồi hương tại Accra – một thành phố lớn của Ghana.
Tỏ ra là người sành sỏi, bà bảo những gia đình đồng cảnh, “Chính phủ Ghana quyết liệt lắm, phải rút về thôi. Nhưng vé máy bay từ hôm nay cho đến cuối tháng Sáu đã hết rồi”.
 
Bên cạnh chính sách “gồm thâu lục quốc” của chính phủ Trung Cộng, khối 1.35 tỷ người Hoa cũng là một nguồn áp lực di dân khiếp đảm: họ sẵn sàng ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc ngay khi gặp cơ hội đầu tiên.
Cái “nạn Hoa Kiều” tràn sang Ghana bất chấp cách trở đại dương, coi thường khắc nghiệt khí hậu, khác biệt ngôn ngữ, tập tục, như những trở ngại nhỏ; họ xung phong vào lãnh thổ Ghana, giật nghề đãi vàng của dân địa phương.
Phản ứng của chính phủ Ghana đang dạy chính phủ Việt Cộng một bài học về thái độ “mềm nắn, rắn buông” của Trung Cộng; cảnh sát Ghana thẳng tay ruồng bắt những kẻ nhập cảnh lậu, bắn giết bọn chống cự; tình hình căng thẳng đến mức hàng ngàn người mò vàng lậu phải “độn thổ” ban ngày, chỉ dám ló ra ban đêm để tìm lương thực, tìm cách liên lạc với tòa đại sứ, với thân nhân ở quê nhà.
Việt Cộng cứ đưa cảnh sát vào thị xã “Chợ Lớn Mới” tại tỉnh lỵ Bình Dương để kiểm soát giấy tờ nhập cảnh của những công dân Trung Cộng rồi trục xuất họ về Tàu thử coi.
Dĩ nhiên việc làm này rất khó, nhưng nếu vì khó mà không làm, thì thái độ hèn nhát này có nghĩa là ngay ngày hôm nay Việt Cộng đã chấp nhận việc Việt Nam thất thủ trước cuộc xung phong biển người của Hoa Kiều, mà không cần một trận tấn công quân sự của Trung Cộng.
Nguyễn Đạt Thịnh

VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng


VN phá giá tiền đồng, hỗn loạn giá vàng

 

Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối"
Thị trường vàng trong nước liên tục chao đảo giá từng ngày, từng giờ trong những ngày qua.
Các tường thuật trong nước nói sáng 28/6, giá vàng SJC tụt xuống mốc 34 triệu đồng một lượng, nhưng tới chiều tăng mạnh, lên gần 37 triệu đồng.
Trong ngày, Ngân hàng Nhà nước đã bán đấu thầu vàng miếng với mức giá trúng thầu cao nhất là 35,5 triệu, thấp nhất 35,05 triệu đồng.
Hồi đầu tháng Năm, giá vàng có lúc lên tới khoảng 42,5 triệu đồng một lượng, trong lúc tỷ giá hối đoái giữa tiền Việt Nam với đồng đô la Mỹ khi đó là 20.828 đồng một đô la.
Báo tuoitre, bản online, dẫn lời ông Phan Dũng Khánh, một chuyên gia phân tích đầu tư của công ty Maybank Kimeng VN, nói giá vàng trong nước giảm là do áp lực mạnh từ giá vàng thế giới giảm, trong lúc chênh lệch giá giữa trong nước và thế giới thời gian qua quá lớn.

Phá giá tiền đồng

Trong lúc giá vàng liên tục biến động, Việt Nam hôm thứ Sáu đã phá giá tiền đồng ở mức 1% trong nỗ lực thúc đẩy quỹ dự trữ ngoại hối và xuất khẩu.
Tuyên bố đăng trên trang mạng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nói rằng đô la Mỹ nay được mua ở mức 21.036 đồng một đô la, tăng 1% so với tỷ giá chính thức trước đó, 20.828 đồng, hãng tin AP tường thuật.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình nằm trong danh sách người có nhiều phiếu "tín nhiệm thấp".
Đây là lần phá giá tiền đồng của Việt Nam đầu tiên kể từ tháng 11/2011.
Tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước nói việc phá giá là một phần trong kế hoạch của chính phủ nhằm "cải thiện cán cân giữa thanh toán và dự trữ ngoại hối".
Mức thay đổi này, là thay đổi lớn nhất kể từ mức cắt kỷ lục 8,5% hồi tháng 2/2011, được đưa ra sau tuyên bố ngày hôm qua của chính phủ theo đó nói nhập khẩu đã vượt xuất khẩu 1,4 tỷ đô la trong nửa đầu năm nay.
Các số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế tăng trưởng 4,9% trong sáu tháng đầu năm so với một năm trước, và mục tiêu tăng trưởng cả năm 5,5% của chính phủ "sẽ rất khó đạt được", hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Đỗ Thức nói tại Hà Nội ngày hôm qua.
Một số phân tích gia nói đồng tiền của Việt Nam đang được định giá cao quá giá trị thực trong lúc hệ thống tài chính của Việt Nam vẫn chưa phát triển đủ mức để có thể hoạt động tự do mà không làm tổn hại tới nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại tại Việt Nam được phép kinh doanh tiền tệ với biên độ dao động 1% so với tỷ giá do ngân hàng trung ương đưa ra.
Sự phát triển của kinh tế Việt Nam đã bị hụt hơi trong thời gian một thập niên qua.
Từng được coi là một trong những nền kinh tế đang lên nhiều triển vọng nhất tại Á châu, kinh tế Việt Nam gần đây bị ảnh hưởng do lạm phát cao và mức tăng trưởng chậm, trong lúc chính phủ đang phải vật lộn trong việc cắt bỏ tính thiếu hiệu quả của các công ty quốc doanh.
Cựu cố vấn kinh tế chính phủ, bà Phạm Chi Lan, nói rằng việc phá giá sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu của đất nước và đưa đồng tiền Việt Nam tới sát giá trị thực trên thị trường.

 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/06/130628_dong_devaluation.shtml

Khi người cày không còn ruộng

Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đang gặt lúa (REUTERS /Mua Xuan)
Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đang gặt lúa (REUTERS /Mua Xuan)
Tại Việt Nam, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Thái độ và bản lĩnh trong việc sẵn sàng đối đầu với chính quyền của những người dân mất đất đang có chiều hướng bùng phát, bởi cho tới nay, hình như vẫn chưa có gì thay đổi đáng kể sau vụ Tiên Lãng.
Tạp chí cộng đồng hôm nay được thực hiện với sự tham gia của Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII khẳng định mục tiêu của Đảng và Nhà nước là xây dựng nền nông nghiệp Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, giữ vững an ninh lương thực quốc gia, cải thiện đời sống người nông dân, đổi mới bộ mặt nông thôn…
Thế nhưng vào cuối tháng 5/2013 và cùng thời gian với cuộc họp Quốc hội, báo Nông nghiệp Việt Nam viết về tình cảnh phân hóa trong các gia đình nông dân với bài “Vỡ làng”. Bài báo cho biết xã Tam Cường (huyện Tam Nông, Phú Thọ) là một điển hình cho sự “vỡ làng” đau đớn ấy. Do phản đối chính sách lấy đất ruộng, 20 đảng viên bị khai trừ hoặc cảnh cáo, một số người bị cách chức, thậm chí bị giam trên huyện. Có người đi bệnh viện huyện cũng bị bác sĩ hỏi đã ký bán ruộng chưa. Loa phóng thanh ra rả suốt ngày rằng những người không ký bán ruộng là kẻ xấu, là thoái hóa biến chất, là lầm đường lạc lối…
Người cày phải có ruộng
Đầu năm 2012, vụ ông Đoàn Văn Vươn và gia đình ở Tiên Lãng, Hải Phòng bị cưỡng chế đất đai đã gây xôn xao trên cả nước. Hiện tượng người dân khiếu kiện tập thể về đẩt đai diễn ra khắp nơi. Các chủ đầu tư mua chuộc chính quyền địa phương để chèn ép người dân, có khi sử dụng cả công an và quân đội để cưỡng chế, thậm chí cả bọn côn đồ để hăm dọa, hành hung người dân, như trường hợp ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên.
Ông Đàm Văn Đồng, nông dân Văn Giang cho biết sơ qua tình hình tại chỗ hiện nay :
Bà con ở Văn Giang thì lúc này cũng đang trên đường đi khiếu kiện, đến các cơ quan chức năng ở trung ương nhưng chưa thấy một cơ quan nào hồi âm cả. Thứ hai là bà con đã giành lại được số ruộng đã cấy được hai vụ lúa, trong lúc này bà con vừa phải thu hoạch, vừa phải đi gởi đơn lên các cơ quan chức năng.
Vừa rồi chúng tôi mới thu hoạch có hơn một buổi thôi, giành lại được một tí đất mà được hơn chục tấn thóc. Ruộng nương ở đây rất phù hợp. Chúng tôi tìm lại được cái băng hình ngày khởi công năm 1958 đào sông Văn Hải đến mức độ như thế nào thì đến bây giờ dòng sông Văn Hải nó phục vụ cho cánh đồng của ba xã chúng tôi rất là màu mỡ, thuận tiện.
Đất của chúng tôi không phải là đất ngập úng mà đất rất là đẹp, chính vì thế mà chúng tôi lúc nào cũng tâm niệm rằng với người nông dân thì người dân phải có ruộng cày.Cho nên chúng tôi vẫn tiếp tục yêu cầu các cấp chính quyền giải quyết trả lại ruộng cho chúng tôi. Thứ hai là việc thực hiện dự án đô thị thương mại du lịch Ecopark này là trái hoàn toàn pháp luật.
Dân không có đất thì không sống được, mà cái đất này làm ra rất nhiều của cải vật chất cho chúng tôi. Nói chung là trồng lúa tốt mà trồng cây cảnh, trồng cây ăn quả cũng tốt. Như gia đình tôi có hơn 900 mét vuông đấy, kể cả tôi không làm, tôi cho họ thuê trồng cây cảnh một năm tôi cũng được mấy chục triệu. Phải bán cho nhà đầu tư được có 43 nghìn đồng một mét vuông, mà mất trắng. Họ chỉ lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhà nước mà họ lấy đất của dân một cách trắng trợn như thế này.
Một sào của chúng tôi ở đây là 360 mét vuông, thì một năm riêng 360 mét vuông này nếu trồng cây cảnh là phải làm ra tới mấy trăm triệu trên một sào. Năm trăm triệu trên một sào.
Bán cho họ thì nếu tính về tiền đất thì mới được có 20 triệu. Vì đến bây giờ đấu tranh như thế họ mới giả lên tới 75 nghìn đồng một mét, mà nhân với 360 mét. Quá rẻ mạt ! Một mét vuông mới mua được một cái quần đùi. Thì bảy nhăm nghìn đồng một mét. Trong khi đó, khi họ lấy được của dân họ bán được bao nhiêu triệu một mét.
Thôn quê và thành thị : Quá cách biệt
Còn ở miền Tây, Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ trước hết có nhận xét chung về đời sống của người nông dân :
Cùng với đà phát triển kinh tế chung của đất nước thì đời sống có được cải thiện hơn so với những năm trước đây. Tuy nhiên so với các thành phần kinh tế khác, và so với mức đóng góp của nông dân mình với sự phát triển kinh tế chung của đất nước, thì quá chậm. Có thể nói là đời sống người nông dân ở nông thôn thua kém rất là nhiều thành phần khác. Cơ bản là vì lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp quá thấp.
Theo số liệu mới đây, trong sản xuất lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu Long trong gần hai thập niên vừa qua, tính trên tỉ lệ lời so với tiền vốn người ta bỏ ra, thì nó không thay đổi. Vả lại diện tích đất cho mỗi hộ nông dân càng ngày càng thu hẹp, do tỉ lệ gia tăng dân số ngày càng lớn. Cho nên tính ra thu nhập bình quân trên hộ ở nông thôn rất là thấp.
Đặc biệt trong những năm gần đây, tình hình tiêu thụ nông sản hàng hóa gặp rất nhiều khó khăn, chủ yếu là ở thị trường đầu ra, khâu điều tiết, xuất khẩu hoặc là phân phối trong nội địa chưa được tốt. Thành thử giá cả nông sản rất bấp bênh, nhiều trường hợp là lỗ. Thí dụ như lúa năm nay cho tới thời điểm này, cái giá nông dân bán ra dưới giá thành người ta sản xuất.
Tỉ lệ đất đai bình quân trên đầu người hoặc trên hộ ở nông thôn ngày càng đã thu hẹp rồi, tại vì dân số ngày càng nở ra, mà đất thì nó không nở. Trong khi kèm với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa thì một số lượng lớn diện tích bị chuyển sang làm khu công nghiệp hoặc đô thị. Thành thử diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp cũng thu hẹp nữa.
Mà nguy hiểm hơn nữa là những vùng đất phì nhiêu ven sông, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp thì lại bị đô thị hóa với công nghiệp hóa đẩy vô những vùng sâu khó khăn hơn. Do đó sức sản xuất của đất cũng bị sút giảm, tại vì vô những vùng phèn, trũng hoặc là ngập úng…làm cho năng suất có phần sút giảm.
Tất cả những yếu tố đó cộng lại làm cho thu nhập của người nông dân ở nông thôn rất là khó khăn. Thêm nữa, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, thủy lợi, điện và những phương tiện sinh hoạt kém rất xa so với thành thị. Cho nên vấn đề tiếp cận với thị trường, tiếp cận với thông tin cũng là yếu tố giới hạn cho sự vươn lên làm giàu của người nông dân.
Nỗi khổ của người nông dân mất đất
Mảnh đất là nơi sinh nhai của người nông dân, một khi mất đất, họ sinh sống như thế nào ? Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ cho biết :
Thông thường những người bị mất đất thì Nhà nước cũng có đền bù theo quy định. Kèm theo đó Nhà nước cũng có chánh sách tái định cư cho người ta. Nhưng mà có cái khó là nông dân hồi trước tới giờ chỉ biết làm ruộng, vườn, rẫy thôi. Bây giờ đất mất rồi, có chỗ ở khác thì lại không có phương tiện sản xuất. Họ chuyển đổi nghề nghiệp cũng gặp khó, tại vì người ta chưa hề có kinh nghiệm trong kinh doanh hoặc làm dịch vụ các thứ.
Vả lại cái cơ hội để mà họ chen vào những thị trường kinh doanh, dịch vụ này rất là khó khăn. Tại vì cái lượng lao động dôi ra ở các khu cư dân tập trung tái định cư thì phương tiện, điều kiện sinh sống của người ta không được bảo đảm. Mặc dầu họ có nhận được phần tiền đền bù về đất đai, nhưng dần dần một thời gian sau thì không có chuyện gì làm, cho nên ăn vô đó, rồi cuối cùng cũng trở nên trắng tay hà. Phần lớn rất là khó khăn.
Nhà nước cũng có đưa ra chương trình dạy nghề kèm theo. Nhưng mà dạy nghề xong rồi là chưa hết. Học nghề thì ai cũng học, nhưng mà đâu phải là ai cũng có thể tổ chức cuộc sống mình theo cái ngành nghề đó được. Tại vì số lao động dư thừa hiện có đã lớn rồi, bây giờ mình lại gia nhập vô cái đội quân đó, với tư cách là lính mới ngơ ngác thì làm sao mà cạnh tranh lại được với những cơ sở, những người đã có nghề nghiệp ổn định rồi ?
Cho nên vô vàn khó khăn cho những nông dân bị mất đất đó.
Ông Đàm Văn Đồng cũng nói lên một thực tế :
Đất đã nuôi sống bao nhiêu đời, từ xưa đến nay những người nông dân như chúng tôi và kể cả mãi mãi sau này đời con em chúng tôi cũng phải sống bằng đất. Bây giờ thực tế cứ nói là đô thị hóa rồi công nghiệp nhưng con em chúng tôi bây giờ không có tiền thì không xin được việc. Vì cái chế độ bây giờ xin đâu cũng phải tiền. Thế mà những kẻ dốt nát lại là con nhà giàu, nó có tiền thì nó lại được vào làm. Con em như chúng tôi có trình độ mà không có tiền cũng không làm gì được, cho nên là rất bất công ! Đành vẫn phải tiếp tục giữ ruộng để làm.
Khi làm dự án người ta có nói song song đó sẽ tạo công ăn việc làm cho bà con không ?
Đấy là trò lừa bịp của các cơ quan và các nhà đầu tư thôi. Chứ khi thu hồi ruộng của dân xong, con em chúng tôi có vào làm đi chăng nữa thì dăm bữa nửa tháng họ sẽ thải hồi, cho là không có trình độ. Lúc đầu chưa lấy được ruộng thì họ lừa bịp dân như thế thôi.
Vùng đất Văn Giang của chúng tôi trước kia chưa có dự án, sống bằng đồng đất thì dân chúng tôi rất giàu có. Bất cứ ai về đến đất Văn Giang cũng phải thấy rằng làng mạc của chúng tôi rất trù phú. Toàn nhà cao tầng, mà từ đất mà lên. Chính từ những năm có dự án đến bây giờ đã làm xáo trộn cuộc sống của nhân dân, mất an ninh trật tự, xã hội đen thì mỗi ngày nhiều lên, con em nghiện ngập lại càng nhiều, giai gái đĩ điếm.
Tất cả là do dự án mang đến hết. Chứ còn trước kia, những năm chưa có dự án là đất chúng tôi rất yên bình. Nhiều người lạ tới, chính bản thân họ cũng phải dùng đến lực lượng xã hội đen này để dằn mặt những người cương quyết đấu tranh để giữ lại đất.
Thanh niên làng bây giờ là không công ăn việc làm. Những hộ đã lấy tiền đền bù ruộng rồi bây giờ không việc làm cũng chỉ nhong nhóng đi chơi thôi. Mất ruộng rồi là không công ăn việc làm duy nhất bây giờ còn những gia đình chưa thực hiện dự án giành giật lại được ít ruộng cấy để chúng tôi lấy hạt thóc ăn thôi.
Tự dưng mắc nợ !
Đất nông nghiệp bị tịch thu cho những dự án kinh tế và công nghiệp, nhưng bên cạnh đó lại có một nghịch lý là khi người nông dân cần một diện tích đất để sấy và tồn trữ lúa, tránh tổn thất sau thu hoạch, thì lại phải đóng một số tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất rất lớn. Kỹ sưNguyễn Thể Hà, nhà khoa học độc lập chuyên nghiên cứu về cơ giới hóa nông nghiệp cho đây là vấn đề phi lý :
Tức là nông dân thì làm lúa, nhưng mà người nông dân thì trồng lúa thôi, còn đất để cho nông dân tồn trữ lúa và sấy lúa không phải là đất nông nghiệp. Nông dân không có để làm kho tồn trữ lúa và để máy sấy lúa, bởi vì làm cái đó thì Nhà nước gọi là đất dịch vụ, đất khác, không phải đất nông nghiệp. Mà muốn làm đất công nghiệp thì phải chuyển đổi mục đích. Phải đóng một số tiền rất lớn, mà nông dân thì không có tiền để đóng.
Tôi thì cũng có miếng đất như vậy, cũng bốn, năm công gì đó. Đất hồi đó ở cũng mấy trăm năm nay rồi. Cả mấy chục năm nay không trồng lúa được, nhưng mà Nhà nước quy định đất lúa. Khi mà không trồng lúa được, Nhà nước mới kiểm tra lại thì nói đất này là đất thổ cư. Nếu mà tôi nhận sổ đỏ về thì tôi phải đóng mấy trăm triệu đấy.
Thế là cả xóm tôi không ai dám nhận cả. Đất của mình ở, tự nhiên giao cho mình cái sổ đỏ rồi mình mắc nợ. Tự nhiên mình mắc nợ, kỳ vậy ? Tôi cũng là người kháng chiến, đi mấy năm về rồi tự nhiên mình thiếu nợ Nhà nước, rồi tiền đâu tụi tôi trả ?
Nông dân cũng vậy. Nếu họ chuyển đổi đất để làm nơi sấy lúa, tồn trữ lúa thì họ phải đóng thêm số tiền rất lớn. Cái này không hợp lý trong chánh sách đất đai. Đất của mình hồi đó tới giờ vậy rồi không trồng lúa được thì họ chuyển thành đất thổ. Bây giờ nếu mình nhận số đỏ thì mình chịu lãi, 0,5%/ ngày, nghe người ta tính là 18%/năm. Thì có nhiều người ở Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều nơi họ không dám nhận giấy tờ quyền sử dụng đất, bởi vì họ sợ rằng tự nhiên mắc nợ.
Mà đất của mình mình ở. Nhà tôi ở đó hằng 300 năm rồi, từ trước khi Gia Long vào đây lận, tới đời tôi là đời thứ sáu, thứ bảy rồi. Mà nếu tôi nhận sổ đỏ về thì tôi lại phải thiếu nợ tới mấy trăm triệu. Không nhận, có nghĩa là chúng tôi không tán thành chánh sách đất đai như vậy. Đóng tiền thì cũng có khả năng đóng được, nhưng không thể đóng bởi vì đất này của mình, tự nhiên mình mắc nợ sao được !
Bây giờ thì nông dân cũng rất cần đất để sấy lúa và tồn trữ lúa. Nông dân mình hiện nay thì ở nhà cũng đơn chiếc lắm. Người nông dân thì lớn tuổi rồi, không thể chở lúa từ ở ngoài ruộng rồi về nhà, làm khô ở nhà rồi mới chở tới nhà máy xay lúa. Thành ra phải chở tập trung lại một cái chỗ để làm khô, xong rồi mới xay xát. Có những người nông dân không có kho chứa lúa.
Sản lượng lúa mình tăng nhanh. Một người một hecta họ có thể làm được một vụ tới sáu, bảy tấn ; ba vụ họ làm được 20 tấn thì nhà họ đâu có chỗ chứa. Họ phải bán lúa ngay tại ruộng. Bán lúa tại ruộng là lúa tươi, về phải sấy ngay để cho nó không có sinh nhiệt. Cái đó cần có chỗ sấy và chỗ chứa công nghiệp.
Và tôi nghĩ rằng ý dân là ý trời mà, thì cũng không cản được dân đâu. Người dân Nam Bộ sẽ dùng đất của mình để sấy lúa và tồn trữ lúa, điều này chắc chắn sẽ thực hiện được. Không thể cản trở được nông dân giành lại chủ quyền đất của mình đâu. Tôi nghĩ rằng tới đây nông dân làm lúa tốt hơn, thì đời sống sẽ khá hơn thôi.
Hãy cứu lấy lũy tre và cánh đồng…
Từ việc tổ chức phi chính phủ Global Witness tháng vừa rồi cáo buộc Hoàng Anh Gia Lai và Tổng công ty Cao su Việt Nam, liệu có thể nghĩ đến việc có những tổ chức phi chính phủ Việt Nam chuyên hỗ trợ khiếu tố đất đai, có mối liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế hay không ? Trả lời RFI Việt ngữ qua email, bà Josie Cohen, phụ trách vấn đề đất đai của Global Witness cho biết, do nhân sự hạn chế nên tổ chức này chỉ chọn lựa những quốc gia họ hiểu biết nhiều như Cam Bốt để tác động. Nhưng bên cạnh đó cũng có những tổ chức khác có hoạt động liên quan đến đất đai ở Việt Nam như Land Nature, Oxfam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, trả lời phỏng vấn báo Nông nghiệp Việt Nam đã lo lắng:
“Tôi không biết các nhà lãnh đạo nghĩ thế nào, nhưng tôi nghĩ nông thôn là vấn đề chính trị quan trọng nhất. Nếu xử lý không tốt thì chúng ta sẽ nhổ rễ dân tộc chúng ta ra khỏi nền văn hóa của nó, biến dân tộc mình thành một cái chợ và bán tất. Trong đó việc bán đầu tiên là bán con người.
Mất lũy tre, mất cánh đồng, mất con cò, mất tiếng ru, mất cả tiếng dế. Bây giờ Tô Hoài có bỗng nhiên trẻ lại cũng chẳng cách gì có thể viết lại “Dế mèn phiêu lưu ký”.
Chúng ta bảo chúng ta yêu tiếng chim hót véo von, nhưng chúng ta sẵn sàng ăn trứng chim và phá tổ chim. Văn hóa của chúng ta là tiếng hót của con chim, mà nông thôn là cái tổ. Hãy để ý đến nông thôn, hãy cứu lấy nền văn hóa của chúng ta. Hãy cứu lấy cái tổ chim để duy trì tương lai của giọng hót”.
Khi luật pháp làm ngơ
Còn ông Đàm Văn Đồng nói lên quyết tâm của người nông dân chiến đấu để giữ đất :
Chủ đầu tư hiện nay thì vẫn cứ thuê côn đồ để đứng trông nom san lấp mặt bằng. Nhưng dân chúng tôi cương quyết giữ, vẫn đuổi được lũ côn đồ đi ra khỏi khu ruộng chúng tôi cấy. Chúng tôi giành được độ năm bảy chục mẫu rồi.
Bây giờ chúng tôi không nhận tiền đền bù thì trước tiên là tạm thời dân tập trung cấy cày trên thửa ruộng chúng tôi giành lại đó. Và như vụ này là được gần 20 tấn thóc, thì ý định của chúng tôi là chia cho các gia đình khó khăn, nhưng mà các gia đình đã đồng tình là bán đi để lấy tiền tái đầu tư cho vụ tới. Hiện nay chúng tôi đã sắm được máy làm ruộng, máy tuốt thóc…nói chung là chúng tôi đã sắm để trở thành một hợp tác xã nông nghiệp thực sự. Và chúng tôi có ý định sẽ thành lập hợp tác xã.
Trong giai đoạn này thì chúng tôi vẫn cứ đưa đơn khởi kiện ra tòa thì tòa huyện Văn Giang không dám giải quyết. Đưa đơn lên Quốc hội thì Quốc hội cũng làm ngơ, đưa lên chính phủ cũng thế. Cho nên chúng tôi bây giờ buộc phải giành lại đất, buộc phải một mất một còn với họ thôi.
Bản thân tôi bị đánh bao nhiêu lần đấy thì về pháp luật cũng đã trừng trị những kẻ gây án. Nhưng hực tế nó che mắt thế gian thôi, chứ chưa phải là xử đúng tội, còn bỏ sót nhiều tội.
Thậm chí nghị quyết của Tỉnh ủy là Đảng còn nói là những kẻ cầm đầu như chúng tôi là có những thế lực xúi giục đứng đằng sau. Nhưng thực chất chúng tôi là những người có một chút hiểu biết pháp luật. Khi hiểu biết luật thì chúng tôi làm theo luật, thì các cơ quan chính quyền lại làm ngơ, không dám giải quyết với chúng tôi bằng luật pháp, mà phải dùng xã hội đen để giải quyết với nhau. Thì chính bây giờ cũng buộc chúng tôi phải trở thành ngược lại, và chúng tôi cũng dám cầm vũ khí, để chúng tôi sẽ đánh !
RFI xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn trường đại học Cần Thơ ; kỹ sư Nguyễn Thể Hà, chuyên gia về cơ giới hóa nông nghiệp ở Long An, và ông Đàm Văn Đồng, nông dân ở huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên đã vui lòng tham gia chương trình hôm nay của chúng tôi.

Một chế độ côn đồ !

Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc

Việt Nam : Tiếng than của dân oan rền vang hai miền Nam-Bắc

Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên biểu tình hôm 20/04/2012 chống trưng thu đất đai cho dự án xây dựng khu nghỉ mát sang trọng Ecopark
Nông dân Văn Giang, tỉnh Hưng Yên biểu tình hôm 20/04/2012 chống trưng thu đất đai cho dự án xây dựng khu nghỉ mát sang trọng Ecopark
REUTERS/Mua Xuan

Tình trạng nông dân Việt Nam bị tịch thu đất canh tác đã được truyền thông Tây phương quan tâm. Từ câu chuyện của một phụ nữ người H’Mông ở Tây Nguyên, hãng thông tấn Pháp AFP giúp công luận tìm hiểu tệ nạn mà cụ bà chống tham nhũng Lê Hiền Đức ở Hà Nội gọi là “ dịch cưỡng chế dã man”.

Bà Siêu, một phụ nữ người H’ Mông ở cao nguyên Trung phần Việt Nam vẫn rơi nước mắt khóc thương những hàng cây bị đốn ngã, những ngôi mộ của tổ tiên bị đào bới trong vụ cưỡng chế năm 2011. Với sự bao che của cán bộ địa phương, một công ty tư doanh đã chiếm đất của người dân quê 42 tuổi này. Bà kể lại là “họ dọa đánh chết chúng tôi nếu không chịu ra đi”.
Câu chuyện của bà Siêu xảy ra trên khắp hai miền Nam-Bắc và là nguồn cội của tình trạng căng thẳng hiện nay tại Việt Nam. Theo giới tranh đấu cho nhân quyền, đất đai trong chế độ cộng sản do Nhà nước kiểm soát còn người dân chỉ có quyền sử dụng, nhưng luật pháp lại rất mù mờ tạo cơ hội cho cán bộ địa phương và doanh nhân bất lương mặc sức chiếm hữu.
Vùng Tây Nguyên là nơi mà tình trạng chiếm đoạt, cưỡng chế khốc liệt hơn các vùng khác từ khi chính quyền cộng sản khuyến khích doanh nghiệp lên cao nguyên làm giàu qua sản xuất hạt điều, cà phê và cao su. Theo số liệu chính thức, trước 1975, dân số ở Tây Nguyên chỉ độ 1,5 triệu, nay đã tăng gấp 4 lần. Bà Siêu căm hận: Cộng đồng người H’Mông chúng tôi gần như mất trắng.
Theo AFP, đằng sau tranh chấp đất đai còn có di sản lịch sử. Đa số sắc dân thiểu số Tây Nguyên ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh. Một số tiếp tục tranh đấu đòi tự trị hay độc lập với sự hậu thuẫn của các tổ chức hải ngoại. Những cuộc biểu tình phản kháng giữa thập niên 2000 đã bị chính quyền đàn áp không nương tay và những người lãnh đạo vẫn còn bị truy nã. Tháng 5 vừa qua, có tám người bị kết án tù (đạo Hà Mòn).
Một chuyên gia Úc về tình hình Việt Nam, Adam Fforde, đại học Victoria, phân tích xung khắc đất đai không giới hạn chỉ ở Tây Nguyên. Một số người phát hiện là có đất gần thành phố họ sẽ làm giàu nhanh hơn là trồng cà phê.
Đối với cụ bà Lê Hiền Đức, người phụ nữ dấn thân chống tham nhũng từ thập niên 1980, thì tình trạng dân bị chiếm đất đã biến thành “đại dịch”. 70% đơn kiện của dân oan là liên quan đến tình trạng cưỡng chế. Người khiếu kiện bị chính quyền “ném” từ cấp xã , lên cấp huyện, cấp tỉnh, rồi cuối cùng họ phải lên tận Hà Nội.

Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN

Bước kế tiếp sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Luật Nhân Quyền cho VN
Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện Mỹ ngày 27/6 thông qua Luật Nhân Quyền cho Việt Nam 2013 với tỷ lệ tán thành áp đảo.

Luật mang số hiệu HR 1897 do dân biểu Chris Smith đề xướng ngăn cản Hoa Kỳ viện trợ không có mục đích nhân đạo cho Việt Nam cho đến khi nào Hà Nội chứng tỏ tiến bộ cụ thể trong lĩnh vực nhân quyền.

Đây là một trong những mục tiêu trong chiến dịch vận động của cộng đồng người Việt đánh động sự lưu tâm của chính giới Hoa Kỳ hầu thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS đã phát động nhiều cuộc vận động nhắm vào cơ quan hành pháp và lập pháp Mỹ với các cuộc điều trần ở Hạ viện về thực trạng nhân quyền Việt Nam và các cuộc thảo luận trực tiếp giữa cộng đồng người Việt và các giới chức, nghị sĩ Hoa Kỳ mà cao điểm là Ngày Tổng Vận động hôm 4/6 khi hàng trăm người Việt từ khắp nơi đổ về Quốc hội yêu cầu Washington chú trọng điều kiện nhân quyền trong giao thương với Hà Nội.

Sau khi Luật HR 1897 được Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện thông qua, các mục tiêu và các bước tiếp theo trong kế hoạch vận động 2013-2014 cho nhân quyền Việt Nam ra sao? Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ, Giám đốc điều hành BPSOS, Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, cho biết thêm chi tiết:
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Mục tiêu ngay trước mắt là đưa đạo luật này ra trước toàn thể Hạ viện trước cuối tháng 10 để được biểu quyết thông qua với đa số áp đảo, tạo triển vọng được thông qua ở Thượng viện.

VOA: Vì sao thời hạn đề ra là trước cuối tháng 10 năm nay?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Vì chúng ta muốn luật được thông qua thật sớm nhưng cũng muốn bảo đảm là khi nó được đưa ra toàn thể Hạ viện thì phải được thông qua. Do đó, chúng ta cần thời gian để vận động thêm các dân biểu, đặc biệt các dân biểu đảng Dân chủ.

Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng
VOA: Mục tiêu chung cuộc là luật này được thông qua ở Thượng viện để chính thức có hiệu lực. Vậy kế hoạch vận động nhắm vào Thượng viện ra sao?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Chúng tôi đã bắt đầu tiếp xúc với một số thượng nghị sĩ đặc biệt là ông Bob Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để thuyết phục ông nếu không ủng hộ thì ít ra cũng đưa luật ra để các thượng nghị sĩ khác biểu quyết. Bước thứ hai là vận động từng vị thượng nghị sĩ như cuộc vận động ở Hạ viện. Chúng tôi dự trù tháng 3 sang năm tổ chức Ngày Vận động cho Nhân quyền Việt Nam lần thứ 3 và kỳ này sẽ tập trung thật nhiều vào Thượng viện.

VOA: Đó là các kế hoạch vận động cho Luật Nhân quyền Việt Nam chính thức có hiệu lực. Ngoài ra, trong khung làm việc chung của cuộc vận động bắt đầu từ tháng 4 năm nay hiện đang tiếp diễn, còn những mục tiêu nào đang được tập trung tới?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Còn hai mục tiêu nữa. Hiện nay chúng tôi đang vận động Hạ và Thượng viện đặt điều kiện chỉ cho Việt Nam vào Hiệp định Mậu dịch Tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP khi Việt Nam chứng tỏ cải thiện nhân quyền cụ thể, bằng không, sẽ bị loại trừ ra khỏi TPP. Mục tiêu này cận kề hơn Luật Nhân quyền cho Việt Nam. Một mục tiêu nữa là đòi hỏi Tổng thống Mỹ áp dụng ngay những biện pháp chế tài đối với Việt Nam vì Hà Nội đã cưỡng đoạt tài sản của công dân Hoa Kỳ. Vấn đề này cũng được kéo vào việc thương lượng TPP.

VOA: Trọng tâm anh nhắc đi nhắc lại là TPP. Cuộc vận động nhắm tới việc làm thế nào để chính phủ Mỹ có thể áp lực Việt Nam hoặc cải thiện nhân quyền hoặc bị loại ra TPP. Trong trường hợp Việt Nam bị loại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam mà thành phần bị thiệt thòi trực tiếp chính là người dân Việt Nam. Anh phản hồi thế nào trước ý kiến này?
Chủ tịch Ủy ban Đối Ngoại Thượng viện Robert Menendez (trái, hàng đầu)

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Không, ngược lại. Hiện nay nhiều nhóm lợi ích khác nhau đang vận động để không cho Việt Nam vào TPP cho đến khi Hà Nội thật sự tôn trọng quyền của người lao động, có những công đoàn tự do và độc lập của người lao động. Nếu mậu dịch Việt-Mỹ được gia tăng trong tình trạng nhân quyền Việt Nam như bây giờ thì e rằng càng trầm trọng hơn nạn công nhân bị bóc lột mà không có tiếng nói. Cho nên, không nhất thiết khi phát triển mậu dịch thì người dân tự động sẽ được thoải mái hơn hay được hưởng các lợi ích đó, mà nhiều khi có tác dụng ngược lại. Hiện ở Việt Nam đang xảy ra tình trạng cưỡng bức lao động như đối với các tù nhân và các cải tạo viên. Một khi có nạn cưỡng bức lao động như vậy, giá thành sản phẩm của Việt Nam sẽ được thấp xuống, không cạnh tranh công bằng với Mỹ.

Chúng tôi mong Việt Nam sẽ được vào TPP, nhưng phải có điều kiện. Bởi, nếu không, sẽ xảy ra tình trạng y hệt như năm 2006. Khi Tổng thống Bush bỏ tên Việt Nam ra khỏi danh sách CPC (Các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo) và cho Việt Nam được hưởng quyền quan hệ bình thường với Mỹ một cách thường trực, lập tức xảy ra các cuộc đàn áp rất nặng nề tại Việt Nam kéo dài tận ngày hôm nay. Đó là tín hiệu sai lầm và nguy hiểm mà Hoa Kỳ đã nhắn cho Việt Nam. Cho nên, chúng tôi muốn chặn lại ngay vì e rằng nếu không sẽ gia tăng đàn áp tại Việt Nam.

VOA: Ngoài chiến dịch vận động tại Mỹ, BPSOS cũng có cuộc quốc tế vận kêu gọi mọi người trong và ngoài nước góp ý với Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc liên quan đến cuộc Kiểm tra Định kỳ Toàn diện UPR. Xin hỏi làm thế nào người dân trong nước có thể góp ý với Hội đồng Nhân quyền?

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng: Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc muốn tạo cơ hội để thường dân, các nạn nhân bị vi phạm nhân quyền, và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền lên tiếng và cung cấp dẫn chứng, thông tin, tư liệu để Hội đồng dựa vào đó thực hiện cuộc kiểm tra. Họ không muốn chỉ nghe chính quyền Việt Nam mà nghe cả tiếng nói của người dân. Trở ngại lớn là người dân trong nước không biết đến việc này và không biên soạn được những báo cáo bằng tiếng Anh. BPSOS chúng tôi sẽ hỗ trợ dân trong nước. Nếu họ muốn góp ý với Hội đồng, chúng tôi giúp duyệt xét lại hồ sơ và dịch ra tiếng Anh.

VOA: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi này.

Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)

Miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève (20-7-1954)


Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (Hiệp định đình chiến Genève) ngày 20-7-1954 chia hai nước Việt Nam tại sông Bến Hải, thuộc tỉnh Quảng Trị. Sông Bến Hải nằm ở vĩ tuyến 17. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam.
1.- VIỆC ĐỐI NỘI
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa rộng khoảng 60.900 dặm vuông (khoảng 158.340 km2),(1) do đảng Lao Động (LĐ) cai trị, Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước, Phạm Văn Đồng làm thủ tướng.  Đảng LĐ chủ trương độc đảng, độc tài toàn trị, một mình nắm chặt chính quyền. Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là nước cộng sản đầu tiên và duy nhất ở Đông Nam Á.
Ngoài thủ đô là Hà Nội, VNDCCH còn có các hải cảng quan trọng là Hải Phòng, Vinh. Dân số năm 1955 ở miền Bắc là 13.574.000 người.(2) Các tỉnh phía bắc vĩ tuyến 17 vào thời điểm nhà nước VNDCCH tiếp thu, có thể kể:
Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Kiến An, Quảng Yên, Hải Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, bắc Quảng Trị.
Quân đội Việt Minh (VM) tiếp thu Hà Nội ngày 10-10-1954. Chủ tịch Uỷ ban Quân quản Hà Nội của VM là Vương Thừa Vũ tức Nguyễn Văn Đồi, người đã chỉ huy cuộc tấn công Hà Nội ngày 19-12-1946 và trở thành tư lệnh sư đoàn đầu tiên của VM là sư đoàn 308. Hồ Chí Minh từ vùng chiến khu Việt Bắc về Hà Nội ngày 15-10-1954, bắt đầu thiết lập tổ chức cầm quyền miền Bắc.
Hải Phòng, điểm tập trung đồng bào miền Bắc muốn di cư vào miền Nam bằng tàu thủy, do VM tiếp thu ngày 13-5-1955. Những toán lính Pháp cuối cùng rời đảo Cát Bà (vịnh Hạ Long, vùng Hải Phòng) ngày 22-5-1955, thì VM mới thật sự làm chủ hoàn toàn miền Bắc.
Thời điểm nầy cũng chấm dứt luôn thời hạn 300 ngày ở miền Bắc mà bản “Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève 1954” cho phép dân chúng được tự do di chuyển từ khu vực thuộc phía bên nầy sang khu vực thuộc phía bên kia.
Số người từ miền Nam tập kết ra Bắc không được thống kê đầy đủ. Theo sự  trình bày của Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây, Trung Hoa) từ ngày 3-7-1954 giữa Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Quốc, trước khi chiến tranh kết thúc, VM dự tính bước đầu rút ra Bắc khoảng 60.000 người, trong đó 50.000 người là bộ đội và 10.000 người làm công tác chính trị, nhất là những người “đỏ” quá, bị lộ diện, không thể ở lại.(3) Đây chỉ là số lượng Võ Nguyên Giáp dự tính, trong khi có tài liệu cộng sản cho rằng số người tập kết ra Bắc khoảng 175.000 cán bộ và 15.000 học sinh. (Đặng Phong (chủ biên), sđd. tr. 45.)
Số người từ miền Bắc di cư vào miền Nam lên đến khoảng gần 900.000 người.(4) Những thành phần chống cộng, đối lập, bất đồng chính kiến, những nhân vật trong các đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc, đều rút về miền Nam. Điều nầy có lợi cho việc cai trị của đảng Lao Đông (LĐ) tức đảng Cộng sản Bắc Việt vì không còn, hay còn ít người đối kháng với chế độ cộng sản ở lại đất Bắc.
Từ tháng 9-1954, nghĩa là sau hiệp định Genève và trước khi về Hà Nội, Phạm Văn Đồng được cử giữ chức thủ tướng chính phủ VNDCCH thay Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mãi đến tháng 9-1955, đảng LĐ mới triệu tập trở lại những thành viên còn sót lại từ quốc hội Khóa I (ngày 6-1-1946). Trong phiên họp tại Hà Nội ngày 20-9-1955, quốc hội nầy thông qua thành phần chính phủ Phạm Văn Đồng như sau:
Chủ tịch VNDCCH – Hồ Chí Minh
Thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao – Phạm Văn Đồng
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Nội vụ – Phan Kế Toại
Phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Quốc phòng – Võ Nguyên Giáp
Phó thủ tướng kiêm Chủ nhiệm ỦB Khoa học nhà nước – Trường Chinh (từ tháng 4-1958)
Phó thủ tướng – Phạm Hùng (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng bộ Công an – Trần Quốc Hoàn
Bộ trưởng bộ Giáo dục – Nguyễn Văn Huyên
Bộ trưởng bộ Tài chánh – Lê Văn Hiến (đến tháng 5-1958) – Hoàng Anh (từ tháng 6-1958)
Bộ trưởng Giao thông và Bưu điện – Nguyễn Văn Trân
Bộ trưởng Thủy lợi và Kiến trúc – Trần Đăng Khoa (đến tháng 4-1958)
Bộ trưởng Thủy lợi – Trần Đăng Khoa (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Kiến trúc – Bùi Quang Tạo (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Công nghiệp – Lê Thanh Nghị
Bộ trưởng Thương nghiệp – Phan Anh  (đến tháng 4-1958)
Bộ trưởng Ngoại thương – Phan Anh (từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Nội thương – Đỗ Mười ( từ tháng 4-1958)
Bộ trưởng Y tế – Hoàng Tích Tri (đến tháng 12-1958 – Phạm Ngọc Thạch (từ tháng 12-1958)
Bộ trưởng Lao động – Nguyễn Văn Tạo
Bộ trưởng Tư pháp – Vũ Đình Hòe
Bộ trưởng Văn hóa – Hoàng Minh Giám
Bộ trưởng Thương binh – Vũ Đình Tụng (giải thể tháng 5-1959)
Bộ trưởng Cứu tế – Nguyễn Xiển (giải thể tháng 5-1959)
Bộ trưởng Nông lâm – Nghiêm Xuân Yêm
Bộ trưởng Phủ thủ tướng – Phạm Hùng (đến tháng 4-1958) – Nguyễn Duy Trinh (4/1958 – 12/1958) – Nguyễn Khan (từ tháng 5-1959)
Chủ nhiệm ỦB Kế hoạch Nhà nước – Nguyễn Văn Trân (4-1958 đến 12-1958) – Nguyễn Duy Trinh (từ tháng 12-1958)
Bộ trưởng, Phó chủ nhiệm UBKHNN – Nguyễn Văn Trân (từ tháng 12-1958) – Lê Văn Hiến (từ 12-1958) (5)
Chính phủ hoạt động theo những nghị quyết của Bộ chính trị và Uỷ ban Trung ương đảng LĐ.  Ngoài ra, chính phủ còn được sự hỗ trợ của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), một bộ phận ngoại vi của đảng LĐ. Nguyên trước đây, ngày 27-5-1946, Việt Minh thành lập Mặt trận Liên Việt (Liên hiệp Quốc dân Việt Nam), do Huỳnh Thúc Kháng làm chủ tịch, Tôn Đức Thắng, phó chủ tịch. Năm 1947, Huỳnh Thúc Kháng từ trần, Tôn Đức Thắng lên thay. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 24.) Trong Đại hội từ 5 đến 10-9-1955, Mặt trận Liên Việt tuyên bố hoàn thành nhiệm vụ và tự giải tán, chuyển qua thành MTTQ cũng do Tôn Đức Thắng làm chủ tịch.
Theo kế hoạch của CSVN, giai đoạn từ 1955 đến 1960 được gọi là giai đoạn xây dựng miền Bắc, chia thành hai thời kỳ: ổn định trật tự xã hội, khôi phục kinh tế (1955-1957) và cải tạo xã hội chủ nghĩa theo đường lối cộng sản, tức kinh tế chỉ huy (1958-1960). Để thực hiện các kế hoạch nầy, nhà nước cộng sản mở lại cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) với nhiều mục tiêu cùng một lúc, và chận đứng phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đóng khung chính trị và văn hóa theo khuôn khổ chủ nghĩa cộng sản.
2. VIỆC ĐỐI NGOẠI
Bắc Việt Nam liên lạc ngoại giao chính với các nước trong khối cộng sản và thêm một số nước trung lập. Lúc đó, hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang tranh chấp nhau. Cuộc tranh chấp Nga Hoa vừa gây khó khăn, đồng thời cũng có lợi cho Bắc Việt Nam. Khó khăn vì Bắc Việt Nam phải giữ thăng bằng trong việc ngoại giao với hai cường quốc cộng sản. Có lợi vì Bắc Việt Nam lợi dụng cuộc tranh cãi giữa hai bên, để mặc cả, thương lượng và xin hai nước viện trợ tối đa. Cả hai bên đều tranh đua gia tăng viện trợ nhằm lôi kéo Bắc Việt Nam về phe mình.
Theo chủ trương chung sống hòa bình, vào đầu năm 1957, Liên Xô đề nghị hai miền Bắc và Nam Việt Nam cùng vào Liên Hiệp Quốc (LHQ) như hai nước riêng biệt. Chính phủ Bắc Việt quyết liệt phản đối.(6) Sau khi phó thủ tướng Liên Xô, Anatas Mikoyan, đến Trung Quốc vào tháng 4-1956 giải thích chính sách mới của Liên Xô, thì vào giữa tháng 5-1957, Kliment Voroshilov, chủ tịch đoàn Chủ tịch Tối cao Liên Xô, đến thăm Hà Nội.
Có thể trước đó Liên Xô đã thăm dò ý kiến Bắc Việt và sợ rằng Bắc Việt sẽ xích gần với Trung Quốc nếu Liên Xô không ủng hộ Bắc Việt, nên sau khi gặp các lãnh tụ Bắc Việt tại Hà Nội, Voroshilov tuyên bố rằng Liên Sô bảo đảm sẽ không chấp nhận cho Việt Nam Cộng Hòa gia nhập LHQ và sẽ gia tăng viện trợ cho Bắc Việt. (Vào tháng 9-1957, Liên Xô phủ quyết khi vấn đề nầy được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.)(7)
Việc quyết tâm xâm lăng miền Nam đưa đến một nhu cầu lớn lao cho đảng LĐVN: đó là viện trợ từ các nước ngoài. Về quân sự, Bắc Việt rất cần thiết bị, quân xa, quân dụng, súng ống tối tân để chống lại võ khí Hoa Kỳ ở miền Nam. Trong khi đó, nền kinh tế và kỹ nghệ Bắc Việt suy kiệt một cách trầm trọng, không đủ nuôi dân cũng như không thể cung ứng nhu cầu chiến trường. Từ tháng 9-1954, khi đảng LĐ mới cầm quyền ở Bắc Việt, Bắc Việt xảy ra nạn đói.(8) Nạn đói kéo dài trong giai đoạn CCRĐ.
Bắc Việt chỉ còn cách duy nhất là cầu viện cả hai cường quốc cộng sản là Liên Xô và Trung Quốc mới có thể tấn công miền Nam. Trước tình trạng khối CSQT bắt đầu rạn nứt, Bắc Việt không muốn làm mất lòng một trong hai nước nói trên, đồng thời muốn lợi dụng tình trạng nầy để kêu gọi cả hai cường quốc cộng sản viện trợ tối đa cho Bắc Việt Nam.
Ngoài nhu cầu viện trợ quân sự và kinh tế, giữa hai chính sách đối ngoại của hai nước Liên Xô và Trung Quốc, chính sách lúc đó vừa bảo thủ vừa hiếu chiến và cứng rắn của Trung Quốc, sẵn sàng yểm trợ và viện trợ các phong trào cộng sản tại các quốc gia trên thế giới, để khuynh đảo chính trị, nhất là lập trường cương quyết chống Mỹ ở bất cứ nơi nào trên thế giới, thích hợp với lập trường hiếu chiến của Bắc Việt, đang kiếm cách xâm lăng miền Nam dưới chiêu bài “chống Mỹ cứu nước”. Vì vậy, tuy bề ngoài Bắc Việt giữ thăng bằng giữa hai nước, nhưng bên trong, những nhà lãnh đạo đảng LĐ theo chủ trương của Trung Quốc hơn là Liên Xô. Cũng vì vậy, năm 1958, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt Nam đã ký công hàm ngày 14-9-1958, ủng hộ tuyên bố ngày 4-9-1958 của Chu Ân Lai, thủ tướng CHNDTQ.
Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958, các thành viên Liên Hiệp Quốc (LHQ) họp tại Genève bàn về luật biển. Hội nghị ký kết bốn quy ước về luật biển. Riêng  quy ước về hải phận mỗi nước, có 3 đề nghị: 3 hải lý, 12 hải lý và 200 hải lý. Không đề nghị nào hội đủ túc số 2/3, nên LHQ chưa có quyết định thống nhất. Lúc đó, Trung Quốc và hai miền Nam và Bắc Việt Nam không phải là thành viên LHQ nên không tham dự hội nghị nầy.
Trước sự tranh cãi về hải phận, ngày 28-6-1958, Mao Trạch Đông tuyên bố với nhóm tướng lãnh thân cận: “Ngày nay, Thái Bình Dương không yên ổn. Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.”(9)Sau khi Khrushchev viếng thăm Bắc Kinh từ 31-7 đến 3-8- 1958, Trung Quốc pháo kích và đe dọa hai quần đảo Kim Môn và Mã Tổ (Kinmen and Matsu) ngày 23-8-1958. Phải chăng hành động nầy nhắm đòi hỏi chủ quyền trên hai quần đảo nầy, hay để xác định chiều rộng của hải phận của Trung Quốc?
Hai quần đảo nầy nằm gần lục địa Trung Quốc nhưng thuộc quyền quản lý hành chánh của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan). Hoa Kỳ liền gởi Hải và Không quân đến bảo vệ hai quần đảo nầy theo Hiệp định Phòng thủ Hỗ tương giữa Hoa Kỳ và THDQ, ký kết tại Đài Bắc (Taipei) ngày 2-12-1954. đưa đến cuộc khủng hoảng khá trầm trọng ở eo biển Đài Loan.
Tiếp đó, ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:
(1)Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa[Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
. . . . . . . . . . . . . .
(4)Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc… (Bản dịch của Trung Tâm Dữ Kiện.  http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm)
Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý.  Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].
Như thế, rõ ràng bản tuyên cáo ngày 4-9-1958 của CHNDTQ đưa ra hai chủ điểm: 1) Xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. 2) Xác định chủ quyền của Trung Quốc trên một số quần đảo trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam từ lâu đời.
Vì muốn lấy lòng Trung Quốc để được viện trợ, Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc, nguyên văn như sau:
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.” (Nguồn: Internet)
Cần chú ý là nhà cầm quyền VNDCCH chỉ là cánh tay nối dài của đảng Lao Động (LĐ), nên công hàm của Phạm Văn Đồng phải được Hồ Chí Minh và lãnh đạo đảng LĐ chuẩn thuận.
Chuyện hải phận 12 hải lý là chuyện của Trung Quốc. Hồ Chí Minh và đảng LĐ ủng hộ hay không, dân chúng Việt Nam không cần quan tâm. Tuy nhiên, đối với dân chúng Việt Nam, chuyện Phạm Văn Đồng cùng Hồ Chí Minh và đảng LĐ tán thành “quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc” là một hành vi phản quốc đáng lên án còn hơn cả Trần Ích Tắc vào thế kỷ 13 hay bà thái hậu nhà Lê qua cầu viện quân Thanh vào thế kỷ 18, vì đã ngang nhiên giao hải đảo do tổ tiên để lại cho ngoại bang.
KẾT LUẬN
Sau hiệp định Genève (20-7-1954), Hồ Chí Minh, Việt Minh và đảng LĐ nắm quyền cai trị ở miền Bắc khá thuận lợi vì sẵn có bộ máy cầm quyền độc tài toàn trị chặt chẽ, trong khi những người theo chủ nghĩa dân tộc đều đã bỏ đất Bắc, di cư vào Nam, không có một tổ chức nào gài người ở lại miền Bắc.
Chính phủ VNDCCH là cánh tay nối dài và là công cụ thi hành những quyết định của đảng LĐ, bắt tay ngay vào việc áp đặt hệ thống kinh tế chỉ huy của chế độ cộng sản, nhằm ổn định tuyệt đối ở miền Bắc, để chuẩn bị tiếp tục chiến tranh đánh chiếm miền Nam.
Vì quyết tâm xâm lăng miền Nam, cần sự viện trợ của ngoại bang, ngày 14-9-1958 đảng LĐ lên tiếng thừa nhận tuyên bố ngày 4-9-1958 của Trung Quốc về vấn đề hải phận. Trong tuyên bố ngày 4-9-1958, Trung Quốc khẳng định rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Trung Quốc và Trung Quốc đặt tên là Tây Sa và Nam Sa. Việc thừa nhận nầy của đảng LĐ là một hành vi phản quốc trắng trợn, vì lịch sử cho thấy hai quần đảo nầy thuộc quyền sở hữu của Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước. (Trích từ Việt sử đại cương tập VI, sẽ xuất bản).
© Trần Gia Phụng