Tuesday, June 30, 2015

Đọc Báo Vẹm số 431 Ngày 29 Tháng 06 Năm 2015



Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Nguyên Khôi & Hoàng Tuấn

Đọc Báo Vẹm số 430 Ngày 22 Tháng 06 Năm 2015




Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com


Thông Báo Tài Chánh 30 Tháng 06 Năm 2015

Xin thưa quý Ân Nhân, Đức Hùng cố gắng cập nhật Tài Chánh  hàng tháng, nếu quý Ân Nhân xem danh sách có thiếu xót tên hoặc tài chánh yểm trợ của quý ân nhân, xin vui lòng liên lạc với LĐH qua phone 612-986-4914 hoặc email: freespeech4vietnam@gmail.com , để LĐH kiểm lại, nếu có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm của quý vị,,, LĐH xin thánh thật cám ơn.


Bản Thông Báo Tài Chánh FSP4VN
1
Còn Lại Của Tháng 05/2015
$9,440.09
2
Nhận Của Tháng 06/2015
$735.00
3
Tổng Cộng Tháng 06/2015
$10,175.09
4
Trừ Ra Chí Phí  Tháng 06/2015
($423.26)
5
Tổng Cộng Số Tiền Hiện Tại
$9,751.83

TRƯƠNG TẤN SANG TUYÊN BỐ SẼ BẢO VỆ NGƯ DÂN VN - ÐÁP LỜI SÔNG NÚI -30-06-...



Minh Nguyệt kính chào quý thính giả, rất cám ơn quý thính giả đã giữ nguyên làn sóng để theo dõi buổi phát thanh hôm nay, Thứ Ba ngày 30/06/2015 và là buổi phát thanh lần thứ 1508 của đài ĐLSN. Mở đầu chương trình là phần TinTức, chúng tôi có những tin chính sau đây: 

1) XUNG ĐỘT VỀ LÃNH THỔ DIỄN RA TẠI BIÊN GIỚI VIỆT – MIÊN
2) HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VN RA TUYÊN CÁO PHẢN ĐỐI BẠO QUYỀN ĐÀN ÁP ÔNG PHẠM CHÍ DŨNG
3) TRƯƠNG TẤN SANG TUYÊN BỐ SẼ BẢO VỆ NGƯ DÂN VN
4) LẠI CÓ THÊM MỘT VỤ TREO CỔ TỰ TỬ TRONG ĐỒN CÔNG AN
Chi tiết các bản tin nêu trên sẽ được Mỹ Linh và Bá Cơ gửi đến quý thính giả để mở đầu chương trình. Kế đến, trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn chia sẻ cùng quý thính giả bài viết “Thời đại nào là rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc?”. Giữa chương trình là chuyên mục Sau Bức Màn Cộng Sản của Khánh Toàn. Và sau cùng, chương trình sẽ được kết thúc với phần Bình Luận của Ngô Nhân Dụng với tựa đề: “Bất Công Xã Hội Cản Trở Kinh Tế.”

Đặc biệt, chương trình hôm nay được sự bảo trợ lần thứ 3 của Hệ Thống Truyền Thanh Việt Nam Hải Ngoại trong Lịch Vàng 365 ngày năm 2015.


Đồng thời, để vinh danh Mục Sư Nguyễn Công Chính, một người Việt yêu nước đang bị giam cầm trong ngục tù CS.

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com




ĐCSVN DÙNG MA TÚY LÀM LIỆT KHÁNG TINH THẦN ĐẤU TRANH CỦA GIỚI TRẺ VN


NGUYỄN VĨNH LONG HỒ
I. TÁC HẠI GHÊ GỚM CỦA MA TÚY:
Tại Việt Nam, gần đây việc sử dụng ma túy tổng hợp mà giới trẻ thường gọi bằng tiếng lóng là “NGÁO ĐÁ” đang rộ lên như nấm nở rộ sang cơn mưa. Ma túy tổng hợp có rất nhiều tràn lan trong xã hội từ thành phố hoa lệ cho tới hang cùng ngỏ hẻm, mua ma túy dễ dàng như đi chợ mua một bó rau.
Ma túy tổng hợp có rất nhiều dạng với hai hổn hợp chất chính là Amphetamin và Methamphetamin. Trong đó, Methamphetamin thường ở dạng bột trắng hoặc vàng, nâu, đỏ, dạng muối hydrochorit, dạng tinh thể mà dân chơi giới trẻ gọi là “ngao đá”. Loại ma túy nầy có tác dụng gây mê cho con nghiện mà còn là một loại thuốc khiến cho người dùng thèm muốn cả chuyện quan hệ tình dục. Nhiều người dùng ma túy đá để vui chơi hết mình, chứng tỏ đẳng cấp mà không biết rằng nó có sức tàn phá cơ thể ghê gớm đối với sức khỏe, đồng thời tác động cực xấu đến xã hội.
Khi sử dụng ma túy “đá” với liều lượng cao, sẽ dẫn tới tình trạng ảo giác hoang tưởng, lo sợ, bị kích động lên cơn điên loạn thần kinh sợ bị đuổi đánh, sợ có người theo dõi giết mình… Những phản ứng bất thường rất dễ dẫn tới các hành động nguy hiểm như phóng xe nhanh dễ gây các tai nạn giao thông chết người, đâm chém nhau dã man, có người nhảy từ lầu cao xuống đất. Một số chuyên gia cho biết, ngoài những tác hại giống như sử dụng thuốc lắc, “ngao đá” còn gây ra cho con người chứng hoang tưởng không còn nhân cách. Qua thực tế và số liệu nghiên cứu cho thấy có tới 72% người sử dụng ma túy tổng hợp là giới trẻ ở độ tuổi từ 18-30 tuổi, đa số là giới sinh viên học sinh, độ tuổi trên 30 chiếm 26%. Theo một số chuyên gia y tế và tâm lý cho biết, hiện nay vẫn chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi được cơn nghiện Methamphetamine và nó đã trở thành một bệnh lý mãn tính.
Nhiều dân chơi chuyên nghiệp phát biểu rằng, cái thời “hàng trắng” (heroin), cơm đen (thuốc phiện) đã lùi về dĩ vãng. Dân chơi chuyên nghiệp bây giờ là phải biết chơi ma túy tổng hợp như ketamin, ngáo đá (methamphetamin), thuốc lắc (ecstasy)…gần đây ở nhiều tụ điểm ăn chơi thâu đêm suốt sáng, nhiều dân chơi quay cuồng trong tiếng nhạc mở hết công suất, khi tiếng nhạc loạn cuồng chấm dứt mà nhiều người còn trong trạng thái vật vờ…
Đối với “ecstasy” hoặc “methamphetamin” sẽ tạo ra nhiều ảo giác, dân chơi không còn phân biệt thời gian và không gian. Người sử dụng luôn trong trạng thái bị co giật, cổ và tứ chi. Nhiệt độ cơ thể tăng khiến con nghiện có cảm giác hưng phấn giả tạo, thích cảm giác mạnh. Vì thế, những tụ điểm ăn chơi sử dụng các loại ma túy kể trên thường xảy ra náo loạn như đập phá, xé quần áo, hành lạc tập thể không phân biệt giới tính…So sánh với heroin, tác hại của ma túy tổng hợp đối với sức khỏe con người còn kinh khủng hơn nhiều, vì tác hại của nó gây trực tiếp lên não bộ con nghiện cực nhanh, đã gióng lên một hồi chuống báo động cho những thanh thiếu niên sống sa đọa.
II. NHỮNG HÀNH ĐỘNG MAN RỢ CỦA NHỮNG CON NGHIỆN “NGAO ĐÁ”:
Xin kể những trường hợp phạm pháp, giết người kinh hoàng vì sử dụng ma túy “ngao đá” điển hình trong thời gian gần đây đã liên tục xảy ra những án mạng kinh hoàng, chém giết người thân kể cả cha mẹ, người thân, bắt giữ uy hiếp con tin, gây náo loạn mà nguyên nhân đều do các đối tượng phê “ngao đá” đã gây ra:
[1] Cuối tháng 9/2014, vụ giết người rồi chặt xác chết gây kinh hoàng dư luận tại Sài Gòn, khi người dân tại đường Võ Văn Kiệt, quân 1 đã bàng hoàng phát hiện xác chết một thiếu nữ bị chặt thành nhiều khúc bỏ trong bao tải vứt bên vệ đường. Kết quả điều tra sau đó đã nhanh chóng xác định hung thủ gây ra án mạng kinh hoàng này là Đặng Văn Tuấn (44 tuổi) ngụ tại đường Trần Đình Xu, P, Cầu Kho, quận 1. Nạn nhân là bà Bùi Thị Hạnh (40 tuổi) sống chung nhà với Tuấn.
Được biết, Đặng Văn Tuấn sau khi mãn hạn tù, Tuấn về sống chung với em trai rồi có quan hệ tình cảm với em dâu là Hạnh. Cả hai người từng nhiều lần mua hàng đá về sử dụng ngay tại nhà. Khoảng 15 giờ ngày 28/9, trong cơn phê “ngao đá” Tuấn và Hạnh sinh cãi vã, Tuấn nỗi điên dùng cây đánh vào đầu Hạnh, siết cổ cho tới chết, rồi tiếp tục say “ngao đá”. Đến 2 ngày sau, thi thể bắt đầu phân hủy nên kéo xác nạn nhân vào nhà vệ sinh, tự tay chặt nạn nhân thành nhiều khúc, bỏ vào 2 bao bố. Rạng sáng ngày 01/10, Tuấn vứt xác nạn nhân bên hẻm 592 đường Võ Văn Kiệt. Riêng cái đầu, Tuấn đem chôn tại bãi đất dưới chân cầu Lò Gốm, P.10, quận 6.
[2] Ngày 15/8/2013, vào lúc 2 giờ đêm, trong lúc chơi games bạo lực thâu đêm, lại vừa phê “ngao đá”, Lương Phúc Hưng lấy búa đập nhiều nhát vào đầu bạn tên Mã Nông Phú vì tưởng người nầy đến giết mình. Theo kết luận của giám định pháp y tâm thần cho biết, trong khi gây án, bị cáo Lương Phúc Hưng bị loạn thần do sử dụng “ngao đá” gây ảo giác, hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành động giết người của mình.
[3] Trưa ngày 23/4/2014, sau khi phê “ma túy”, Nguyễn Quốc Huy (28 tuổi) ngụ tại Q.10 Thành Hồ ghé vào nhà bà nội mình là bà Nguyễn thị Tuyết (70 tuổi) rồi chụp lấy cây gỗ chặn cửa dài 1 thước, điên cuồng đập vào đầu bà nội khiến bà Tuyết gục chết tại chỗ, rồi hắn quay sang 2 cháu Ngô Thị Như Ý (12 tuổi) và Ngô Minh Thành (7 tuổi), Huy tiếp tục vào đập đầu, vào cổ 2 cháu. Sau đó, Huy thản nhiên bước ra cửa…
[4] Nguyễn Tiến Hiếu (20 tuổi) ngụ tại phố Thọ Môn, Đình Bảng, Bắc Ninh giết bố bằng nhiều nhát dao sau khi ông không chịu mở cửa cho đứa con đang phê “ngáo đá” vào nhà. Còn tại Hà Nội, Đặng Tiến Dũng (27 tuổi) ngụ tại quận Đống Đa vừa bị tuyên án chung thân do giết con riêng 6 tháng tuổi của vợ trong khi đang phê “ma túy”. Đứng trước vành móng ngựa, gã vừa lắc đầu vô thức, vừa nghiến răng ken két đúng như vẻ mặt đặc biệt của con nghiện “ngao đá”. Sự kiện nầy cho thấy, những con nghiện ma túy mất kiểm soát hành động, bộc lộ tánh bạo lực, hung hãn và man rợ…
[5] Đ.T.H.N (19 tuổi) vào điều trị tại Trung Tâm Giáo Dục dạy nghề Thanh thiếu niên 2 (huyện Củ Chi Thành Hồ) hơn một năm nay cho biết, N. vẫn còn nhớ in cảm giác vật vã, sợ hãi sau những lúc phê “ngao đá”. N. kể dù chỉ mới chơi “ngao đá” mới 2 tháng, nhưng bên tai em luôn nghe tiếng xì xào, có cảm giác người khác đang nói xấu, đang rình mò ám hại mình. Hoang tưởng và suy kiệt tinh thần vì dính vào “ngao đá”. Mỗi lần có thuốc vào là N. không ăn, không ngủ được, sụt mấy cân liền, người lúc nào cũng mệt mõi, đầu óc căng thẳng dù theo các bác sĩ tại Trung tâm thì trường hợp của N. chỉ mới sử dụng, chưa bị lạm dụng.
[6] Đã chơi là phải chơi “ngao đá”, đó là thuật ngữ truyền miệng trong giới dân chơi giang hồ trẻ tuổi để thể hiện đẳng cấp, mình là dân chơi thứ thiệt. Những bữa tiệc ma túy thâu đêm suốt sáng đã biến họ trở thành quỷ dữ. Câu chuyện xảy ra ngày 15/2/2014 đã chứng minh hậu quả kinh khủng của con nghiện “ngao đá”. Do sử dụng ma túy “ngao đá” nên khi bị người bạn cùng phòng trách mắng, Trần Duy Thức đã dùng búa đập liên tiếp vào đầu, vào mặt khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.
III. THỰC TRẠNG CÁC TRẠI CAI NGHIỆN TẠI VN:
Một bác sỹ đang làm việc tại trung tâm tư vấn người nghiện ma túy tại Thành Hồ cho biết, việc thống kê số người nghiện ma túy rất khó, hầu như phường, quạân nào cũng có người nghiện và đây là một căn bệnh mãn tính, cần được gia đình và xã hội giúp đỡ, quan tâm giúp hồi phục tâm lý thì mới hy vọng có thể dứt bệnh được, còn nếu đưa vào “Trung tâm cai nghiện” thì không ai có thể nói rằng, cơn nghiện ma túy sẽ dứt điểm.
Việc đưa những người nghiện ma túy vào các trung tâm cai nghiện có thật sự để bảo đảm cho họ làm dứt cơn nghiện của họ không? Hay là họ sẽ trở nên hung bạo hơn trong những điều kiện khắc nghiệt như làm lao động nặng nhọc hay bị đánh đập hành hạ trong trung tâm. Đầu tiên, người nghiện ma túy vừa bước vào phòng đã bị ăn đòn rồi, gọi là chào phòng, bị đánh bầm dập như vậy đó…chưa kể khi đi lao động không làm đúng chỉ tiêu như trồng sắn, trồng mía thì bị đánh nhừ tử, ngất xỉu thì dội nước cho tỉnh dậy đi làm tiếp. Lao động ban ngày bị nó đánh chưa đủ, tối ngủ bị nó đánh tiếp, đánh làm sao để ngày mai làm cho đủ chỉ tiêu thì thôi…
Người dân đang sống tại các khu xóm lao động nghèo tại Hà Nội và Thành Hồ đều cho rằng, ma túy nó đang làm hại đến những thế hệ sau nầy, nó gây ảnh hưởng đến đời sống chung quanh của họ mà không được chính quyền địa phương quan tâm tới, người nghiện ma túy sống tràn lan, họ đột nhập vào thôn xóm, trộm cắp xảy ra triền miên, để sơ hở bất cứ cái gì có giá trị đem bán được là bị họ chôm chỉa, không ai có thể ngăn chận được tệ nạn nầy và ngày càng nhiều hơn.
IV. TÌM HIỂU CÁC ĐƯỜNG DÂY VẬN CHUYỂN MA TÚY TẠI VN:
[1] ĐƯỜNG DÂY BUÔN MA TÚY XUYÊN QUỐC GIA TỪ TRUNG CỘNG VỀ VN (Xin kể những trường hợp quan trọng điển hình đã bị phát hiện thời gian gần đây):
(1) Theo tin từ CA tỉnh Sơn La, vào lúc 18 giờ 45 phút ngày 1/10/2015, tại địa bàn huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, CA tỉnh Sơn La phối hợp với lực lượng CA 2 huyện Vân Hồ và Mộc Châu đã phá thành công chuyên án ma túy, bắt giữ 4 đối tượng đang vận chuyển trái phép một số lượng lớn ma túy. Tang vật gồm 161 bánh heroin, đây là số lượng ma túy lớn nhất nhì từ trước tới nay.
(2) Những ngày gần đây, CA tỉnh Sơn La đã phát hiện nhiều toán vận chuyển ma túy với số lượng rất lớn, từ khu vực biên giới vào nội địa tỉnh Sơn La. Từ tháng 9 đến tháng 10/2014, lực lượng CA tỉnh Sơn La đã bắt giữ 10 đối tượng vận chuyển ma túy, thu giữ 210 bánh heroin, 20.000 viên ma túy tổng hợp.
(3) Vụ án buôn lậu 12 TẤN HEROIN (chuyên án 006N) là vụ án buôn lậu to lớn và quan trọng nhất với số lượng 32.000 bánh heroin có tổng khối lượng khổng lồ 12 tấn qua Lào – Trung Cộng – Việt Nam. Tính đến thời điểm xét xử sơ thẩm tháng 1/2014, đây là vụ án ma túy lớn nhất tại Việt Nam. Qua điều tra từ những lời khai của tên đầu mối Nguyễn Bích Ngọc, CA Quảng Ninh phát hiện thêm 4 đường dây ma túy xuyên quốc gia. Phiên tòa phúc thẩm bắt đầu vào ngày 16/6/2014 tới chiều ngày 19/6/2014, Tòa án Nhân dân Tối cao tại Hà Nội đã tuyên y án tử hình với 19 bị cáo.
[2] ĐƯỜNG DÂY VẬN CHUYỂN MA TÚY LIÊN TỈNH:
(1) Chiều ngày 30/10/2014, lực lượng CA thành phố Nam Định phối hợp với BTL Cảnh sát biển VN triệt phá thành công đường dây vận chuyển ma túy với số lượng lớn từ các tỉnh Sơn La, Hòa Bình về Nam Định tiêu thụ. Bắt giữ đối tượng Mai Quỳnh Thọ (44 tuổi), trú tại xã Việt Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định, thu giữ 13 bánh heroin.
(2) Cuối năm 2013, một số đường dây buôn ma túy có quy mô lớn bậc nhất trong năm tại Thành Hồ. Đặc biệt, các đối tượng này xây dựng cho mình một HỆ THỐNG CHÂN RẾT rất chặc chẻ, có mối quan hệ gia đình với nhau. Một số đường dây buôn bán có quy mô lớn, đã hoạt động công khai dưới nhiều hình thức tại những con ngõ hẻm sâu, vắng người qua lại. Những tháng cuối năm 2014, đường dây nầy kết nạp thêm nhiều đối tượng khác hoạt động buôn bán ma túy có quy mô và tinh vi hơn trước. Chúng hoạt động chủ yếu ở một số con hẻm sâu, khu thưa dân cư trên địa bàn thành phố. Bà Trùm ma túy Châu Văn Hạ, người cầm đầu đường dây ma túy sa lưới pháp luật đã thừa nhận toàn bộ tội ác của mình.
(3) Tại đất cảng Hải Phòng theo dân chơi, số lượng “ma túy đá” được tội phạm buôn bán với số lượng ngày càng lớn. Thủ đoạn của tội phạm buôn bán ma túy ngày càng tinh vi và manh động, bởi ma túy là món hàng siêu lợi nhuận. Con đường đi của “ma túy đá” có nhiều ngả xâm nhập vào Việt Nam. Đó là đường đi của “TỬ THẦN” về với đất Cảng. Đối tượng Phùng Đắc Thư (40 tuổi) có biệt danh “Công Tay Dài” đã xộ khám với nhiều tang vật. Sau đó, CA Tp. Hải Phòng đã bắt hàng loạt nhiều tên buôn “ma túy đá” từ Trung cộng theo đường biển vào đất liền.
V. NÊN DUY TRÌ ÁN TỬ HÌNH VỚI TỘI PHẠM BUÔN MA TÚY?:
TẠI VIỆT NAM: Một số vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, luật gia, đại biểu quốc hội, giới ngoại giao và truyền thông hy vọng rồi đây VN sẽ bãi bỏ án tử hình. Theo ý kiến của mục sư Ngô Hoài Nở: “Con người có những giây phút lầm lỗi, nhưng cũng có lúc ăn năn, hối cải, có lúc sa ngã, có khi họ quay trở lại. Nếu VN hay một số nước trên thế giới còn giữ án tử hình đối với tội phạm ma túy thì nên thay đổi. Mình phải cho người ta cơ hội ăn năn, thống hối quay trở lại.”
TẠI SINGAPORE: Ấn định tội phạm buôn ma túy phải bị “TREO CỔ”, tùy theo số lượng ma túy vượt quá tiêu chuẩn họ mang theo như sau:
• 1200g opium
• 30g morphine
• 30g cocaine
• 500g cannabis
• 250g methamphetamine
Kể từ năm 2007, Bộ trưởng Nội Vụ kiêm Phó Thủ tướng Wong Kan Seng tuyên bố, đảo quốc nầy sẽ tiếp tục duy trì các biện pháp mạnh tay đối với các tội phạm ma túy. Thông diệp trên của PTT Wong được gởi đi ngay sau khi chính phủ Singapore thực thi án tử hình với những kẻ buôn bán ma túy người nước ngoài. Ông Wong cũng nhấn mạnh các chất ma túy “DẠNG NHẸ” cũng cần phải được kiểm soát gắt gao hơn nữa trên lãnh thổ Singapore.
Tại Singapore án tử hình được áp dụng triệt để cho các hành vi vận chuyển, buôn bán và tàng trử trên 15g heroin, 30g cocaine hay 500g cannabis. Khung hình phạt nầy được áp dụng tương đương như các trọng án khác như: giết người, bắt cóc tống tiền cũng như các án trầm trọng khác. Phương châm hành động của Singapore: “Cả nước đồng lòng không khoan nhượng với tệ nạn ma túy”, dựa trên 3 nguyên tắc chính là “Luật pháp nghiêm minh – Trấn áp mạnh mẽ – Đẩy mạnh các chương trình phòng ngừa”.
Trong khi tình hình ma túy trên thế giới diễn tiến phức tạp, số người nghiện và tội phạm ma túy ở các nước láng giềng đang ngày càng gia tăng thì chánh phủ Singapore đã đạt được những kết quả khả quan mà nhiều quốc gia không làm được là nhờ vào những yếu tố sau đây:
• Chính phủ Singapore rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống ma túy vào học đường.
• Tổ chức các buổi nói chuyện về ma túy cho cho sinh viên, học sinh, thi vẽ tranh, văn nghệ phòng chống ma túy và còn một số hình thức mới như: CNB tổ chức các trò chơi điện tử về phòng chống ma túy.
• Xu hướng hiện nay của sinh viên học sinh, tổ chức triển lãm di động ở các trung tâm mua sắm lớn, các trường học, khu công nghiệp để thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng. Các tài liệu tuyên truyền cũng rất hấp dẫn người xem và cũng rất sinh động, khẩu hiệu về phòng chống ma túy xuất hiện ở nhiều nơi phù hợp với cảnh quan.
Không giống như ở VN, công tác cai nghiện được giao cho Cơ quan quản lý trại giam Singapore. Người cai nghiện được đối xử nhân đạo, được phân loại để chữa trị, họ được tham gia sinh hoạt văn hóa thể thao, tư vấn tâm lý, dạy văn hóa, dạy nghề mưu sinh. Quá trình tư vấn và dạy nghề có sự tham gia của các tổ chức thiện nguyện như “Hiệp hội phòng chống ma túy” và “Hiệp hội chăm sóc người nghiện Singapore” trước 2 tháng, khi người nghiện hết hạn quản thúc, trở về với cộng đồng xã hội…
TẠI TRUNG CỘNG: Có ít nhất 66 người Philippines đối diện với án tử hình vì tội buôn ma túy. Thứ trưởng Esteban Conejos cho biết ở Trung Cộng buôn lậu từ 50g ma túy trở lên là có thể bị tử hình.
VI. CÁC QUỐC GIA LÀM GÌ VỚI HÀNG TẤN MA TÚY BỊ TỊCH THU?
MYANMAR: Ngày 26/6/2014, để hưởng ứng ngày Thế giới phòng chống ma túy, chính quyền Myanmar đã cùng thiêu hủy một số lượng ma túy khổng lồ bị tịch thu với giá ước tính lên tới 400 triệu USD. Dù vậy, LHQ vẫn cảnh báo hoạt động buôn bán ma túy đang có chiều hướng gia tăng tại quốc gia nầy.
THÁI LAN: Cũng trong ngày hôm qua, chính quyền nước nầy đã thiêu hủy tới 2,5 tấn ma túy đá, 21 kg heroin và 74 kg thuốc phiện có giá trị khoảng 272 triệu USD trên thị trường chợ đen.
INDONESIA: Ngày 5/7/2014, Giám đốc Điều tra Hình sự của Cơ quan Cảnh Sát Jakarta, Nugroho Aji đã trực tiếp chỉ huy thiêu hủy lượng ma túy to lớn trị giá khoảng 120 triệu USD, gồm 363 kg methamphetamine tinh thể, 1.052.000 viên ecstasy, 194,05g heroin,1.203g cocaine và 26.930 viên gây ảo giác happy five. Lượng ma túy nầy đã được các lực lượng cảnh sát và hải quân Jakarta thu giữ được trong hai tháng 5 & 6/2014 vừa qua tại gần sân bay quốc tế Soekarno-Hatta của thủ đô Jakarta và tỉnh Banten.
IRAN: Ngày 26/6/2013, chính quyền Iran đã thiêu hủy ít nhất 100 tấn ma túy các loại trong nổ lực đấu tranh phòng chống nạn mua bán ma túy. Theo AP, tội phạm ma túy thường vận chuyển trái phép số lượng ma túy khổng lồ từ Afghanistan đến các nước Châu Âu và vùng Vịnh thông qua lãnh thổ Iran.
VII. VIỆT NAM LÀM GÌ VỚI SỐ MA TÚY KHỔNG LỒ BỊ TỊCH THU?
Riêng tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước CSVN có hành động khác với các nước kể trên là không hề thiêu hủy số ma túy khổng lồ bị tịch thu. Giữ hàng trăm tấn ma túy bị tịch thu dùng vào mục đích gì? Theo tôi, chỉ có 2 mục đích chủ yếu:
[1] Làm liệt kháng tinh thần đấu tranh tự do-dân chủ của giới trẻ VN: Cuộc biểu tình đòi tự do bầu cử của Sinh viên học sinh Hồng Kông được một số đông người ở VN theo dõi và cổ vũ với khẩu hiệu “TODAY’S HONG KONG, TOMORROW’S VIETNAM”. Trên các mạng xã hội cũng tràn ngập các tin tức, hình ảnh diễn biến biểu tình ở Hồng Kông được mọi người theo dõi. Động lực của cuộc xuống đường ở Hồng Kông rất giống như ở VN trong thời gian qua. Đó là thứ bầu cử “DÂN CHỦ GIẢ HIỆU” theo công thức “ĐẢNG CỬ DÂN BẦU”. Vì sợ sinh viên học sinh, giới trẻ yêu nước xuống đường để phản kháng chính trị, nhằm tạo áp lực cần thiết buộc chính quyền hiện tại ở VN phải thay đổi thể chế chính trị độc đảng toàn trị hiện tại là một điều cấp bách và cần thiết. Một trong những gương mặt gây ấn tượng nhất là hình ảnh của nhân vật lãnh đạo phong trào sinh viên học sinh Hống Kông biểu tình là Joshua Wong chỉ mới 17 tuổi.
Làm thế nào triệt tiêu tinh thần đấu tranh đòi tự do-dân chủ của giới trẻ nói chung và sinh viên học sinh VN nói riêng? Những tên lãnh đạo chóp bu Hà Nội nghĩ ngay dùng ma túy và rượu độc hại để đầu độc họ nhằm làm liệt kháng tinh thần đấu tranh của họ trước khi nó bùng nổ.
[2] Việc tồn trữ hàng trăm tấn ma túy đủ loại đã bị tịch thu từ các đường dây buôn ma túy xuyên quốc gia và liên tỉnh, Đảng và Nhà nước CSVN có dư thừa ma túy xuất kho, tung ra thị trường đen để dùng vào mục đích trên, vừa thu được siêu lợi nhuận hàng trăm triệu Mỹ kim từ việc bán ma túy. Tên chóp bu nào trong ĐCSVN chịu trách nhiệm tồn trữ và phân phối số lượng ma túy khổng lồ nầy? Ai điều khiển hệ thống chân rết của những đường dây phân phối ma túy liên tỉnh? Cho đến nay vẫn còn trong vòng bí mật. Nhiều người đã phát hiện những tên công an đội lốt dân giang hồ buôn bán ma túy đủ loại, chúng thường lảng vảng các trường trung học, đại học, cư xá sinh viên để chào hàng…Nói có sách mách có chứng, xin kể những trường hợp điển hình:
• CA huyện Tương Dương (Nghệ An) bắt quả tang tên Đại úy CA Huỳnh Dũng đang vận chuyển 3 cây heroin.
• 6 tên CA trong vụ án ma túy ở Hà Giang bao che cho các đối tượng ma túy, vận chuyển khoảng 1 tấn thuốc phiện. Số CA dùng xe công chở những tên buôn ma túy đi phân phối hàng…
• Cựu CA Nguyễn Tiến Dũng (44 tuổi) thuộc cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy một quận nội thành Hà Nội, cầm đầu đường dây vận chuyển ma túy số lượng lớn, tuyến Sơn La – Hà Nội.
• Nguyễn Tấn Duy (42 tuổi) nguyên CA bảo vệ trại giam Xuyên Mộc, cầm đầu dường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia.
• Đại úy CA tên D. đã vận chuyển một số ma túy tại huyệ biên giới Tương Dương (Nghệ An) để dưa về miền xuôi.
Những tên tội phạm nầy bị TAND kêu án, vào tù bằng cổng trước, ra cổng sau rồi được thuyên chuyển đi làm việc nơi khác. Chỉ có trời mới biết…
Ma túy không những gây tai hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ mất dần khả năng lao động và trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội. Những gia đình có người nghiện ma túy làm bầu không khí gia đình cũng lãnh đạm, buồn khổ, nền kinh tế gia đình vì thế mà suy sụp. Khi muốn thỏa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi trộm cắp, giết người nào để có tiền mua ma túy.
Sau rượu độc, thuốc lá, ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất, gia đình có con em nghiện ma túy phải gánh chịu tan nát đau thương. Những hệ lụy này kéo theo những con số đáng sợ về tổn hại cho xã hội liên quan đến ma túy như gây tai nạn giao thông chết người, trộm cắp, giết người cướp của để có tiền chích hút. Có học sinh lớp 7 và 8 mà đã dám cầm dao giết người đi cướp để có tiền thỏa mãn cơn ghiền, có nhiều sinh viên bị đuổi học bị tù tội vì cướp xe máy để có tiền mua “ngáo đá”.
Mong rằng thanh thiếu niên, sinh viên học sinh Việt Nam phải nhận thức sâu sắc điều nầy: “VƯỚNG VÀO MA TÚY LÀ TỰ SÁT”. Hãy vô hiệu hóa âm mưu của Đảng và Nhà nước CSVN, bằng cách kiên quyết nói “KHÔNG” với ma túy, con đường dẫn đến ma túy là con đường tử vong…

NGUYỄN VĨNH LONG HỒ

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com


40 năm và câu chuyện đổi đời



Ông sĩ quan cao cấp sang đây quá chậm trong khi những người đi trước đã ổn định cuộc sống. Trong những ngày tháng chờ đợi, một hạ sĩ quan của ông ngày trước, bây giờ là một chủ tiệm phở khá đắt khách ngỏ ý giúp ông việc làm trong tiệm của anh.

Anh không thể biếu người chỉ huy cũ của mình một số tiền, nhưng có thể giúp ông một số thu nhập hàng tháng. Nhưng ông này thẳng thắn từ chối, và nói với những người quen là, “Tao mà đi làm công cho thằng lính hồi xưa của tao hay sao?”
 Ông tổng giám đốc một cơ quan ngày trước sang định cư tại đất này, chán ngán vì cảnh đời vân cẩu, bể dâu, theo ông, những “thằng” ngày xưa không đáng làm tài xế cho ông, qua Mỹ trước ông, nay nhà cao, xe đẹp, có cuộc sống thong dong, trong khi ông không kiếm nổi được việc làm $5/giờ. Ông sinh ra bi quan, hận đời, chưa già mà tóc đã bạc phơ, sống cuộc đời khép kín, không muốn giao du với ai.

Nhiều cấp chỉ huy hành chánh và quân sự ngày trước, sang đây ngậm ngùi làm nghề cắt cỏ, thợ sơn, lau nhà, gác cổng..., nhưng cũng không thiếu những “lính trơn” qua đến đất hứa thành công vượt bực.

Có những người vui vẻ nhận một cuộc sống thay đổi. Một bác sĩ quân y, rất giỏi giải phẫu, sau khi chịu cảnh tù đày, đến Mỹ chậm trễ, không có cơ hội học lại nghề cũ, ông phải vào “shop” may. Bàn tay ông trước kia thành thạo việc mổ xẻ, cắt khâu cho thương binh từ mặt trận về, thì bây giờ hai bàn tay ấy, suốt nhiều năm cắt chỉ, đóng khuy, không hề mang một chút mặc cảm. Một vị hiệu trưởng một trường trung học, sang đây làm nghề giao “pizza” suốt 13 năm, lái xe suốt mấy chục nghìn dặm đường, nhận những đồng tiền “tip” của thiên hạ để nuôi con và có đủ phương tiện bảo lãnh hai con đã lập gia đình trước lúc ông được đến Mỹ. Một vị giáo sư thanh tra trung học, phụ tá của một phụ tá tổng trưởng Giáo Dục, quên quá khứ để làm lại cuộc đời trên đất Mỹ, từ những nghề vẫn được xem là “thấp kém” như y công trong bệnh viện (Certified Nursing Assistant-CNA) giữ trẻ em (babysitter), thợ làm bánh bông lan để sống còn và có cơ hội để lo cho các con còn ở Việt Nam sang đoàn tụ với cha mẹ.

Những người thành công ở hải ngoại thường là những người quên quá khứ của mình, sẵn sàng làm lại cuộc đời. Một quân nhân trước đây mang cấp bậc trung sĩ, di tản vào những ngày cuối cùng trong cuộc chiến, sang đây đã chịu khó cắp sách đến trường và bây giờ là một luật sư khá nổi tiếng. Để làm gương cho con cháu và tuổi trẻ Việt Nam ở Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Sẳng, một người tù sau khi ra khỏi tại tập trung, phải đi làm những nghề mà xã hội vẫn xem thường như đi bán vé số ở bến xe và quán nhậu, xách nước ngọt cho du khách tắm ở Vũng Tàu, đã phấn đấu khi đến Mỹ, lấy bằng tiến sĩ giáo dục khi ông đã 63 tuổi. Xuất thân là nghề “nhà binh,” Thiết Đoàn Trưởng Thiết Giáp Nguyễn Hữu Lý đã nhận bằng cao học văn chương tại Dallas năm 73 tuổi. Nguyên Thượng Nghị Sĩ VNCH, ông Lê Tấn Bửu, bị tù tập trung 13 năm, đến Mỹ năm ông đã 70 tuổi, đáng ra là tuổi dưỡng già, ông đã trở lại làm sinh viên và tốt nghiệp tiến sĩ năm 81 tuổi.

Nếu có một sự so sánh giữa hai cảnh đời trôi nổi, thì người bi quan than thở cho số phận, chức tước, địa vị, của cải, bổng lộc không còn, còn người lạc quan lấy hoàn cảnh của họ sau năm 1975, sau khi đi tù về hay những ngày đói khổ ở Việt Nam để nói những lời tri ân với cuộc sống mới. Ông Nguyễn Thanh Ty, một cựu tù nhân chính trị nói:’

“Nếu không có nước Mỹ thì có lẽ thằng con trai tôi, giờ này đang ôm bình cà rem đi bán ở Chợ Đầm, Nha Trang.” (Cháu đã đỗ kỹ sư sau khi cha định cư ở Mỹ).

Ông HO Nguyễn Ngọc Trạng thì tâm sự:

“Nếu không có cuộc đổi đời này, thì thằng con bị tâm thần của tôi chắc phải đi ăn xin ở bến Ninh Kiều, Cần Thơ, và thân tôi còn đạp xe ôm ở bến Bắc Mỹ Thuận cho đến khi ngã xuống vì kiệt lực.”

Trong chiến tranh có rất nhiều cảnh đổi đời trái ngược. Có người giàu có bạc triệu, ngày 30 Tháng Tư, 1975, bỏ nước ra đi chỉ với hai bàn tay trắng. Cũng có người nghèo khó, vượt biển ra hải ngoại, ngày nay đã trở thành triệu phú ở hải ngoại. Xuất thân con nhà nghèo, thuở nhỏ phải đi chăn trâu, vào trường tiểu học không có được một cái giấy khai sinh, ngày nay, Hồ Văn Trung là chủ tịch tập đoàn Trangs Group sản xuất thực phẩm, có trụ sở và chi nhánh khắp nơi trên thế giới như Úc, Mỹ, Anh, Việt Nam, Châu Phi...

Thế gian vẫn thường quan niệm “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa,” nhưng chiến tranh và loạn lạc sinh ra chuyện đổi đời. Ngày nay con vua phải đi bán chợ trời (trường hợp Mệ Bảo Ân con Vua Bảo Đại sau năm 1975) con thầy chùa thời buổi “mạt pháp,” trong tay có hàng triệu đô la là chuyện thường tình.

Nếu có kẻ bất tài, vô học mà may mắn leo lên chức vụ cao, người đời gọi cảnh này là “chó nhảy bàn độc!” Ngày nay, trên quê hương đổi đời có bao nhiêu loại “nhảy bàn độc!” Y tá chích thuốc, du kích khiêng cáng lên ghế tể tướng, thiến heo, thợ mộc đóng hòm cũng có ngày lên ngôi hoàng đế. Đến như Nikita Khrushchev, thuở nhỏ phải đi chăn lợn, có thể lên đến chức tổng bí thư của Liên Bang Xô Viết. Có những chuyện đổi đời nhờ công lao khó nhọc, tinh thần cầu tiến nhưng cũng có những trường hợp “đổi đời” như chuyện “chó ngáp phải ruồi” mà người đời thường hay mai mỉa.

Nếu nói “xỏ xiên” chuyện đời đổi, thì không ai bằng ngòi bút Trần Tế Xương: “Công đức tu hành sư có lọng, su hào đủng đỉnh mán ngồi xe!”

Người đời thường an ủi, cho rằng những chuyện thăng trầm, “lên voi xuống chó” đều do định mệnh, số phận đã an bài cho mỗi người. Nhưng câu chuyện 40 năm từ ngày người Việt Nam bỏ nước ra đi, và ngay cả những người của chế độ Cộng Sản trong nước đã có những cuộc đổi đời khốc liệt.

Nhưng “đổi đời” không phải là một định luật. Có những ông bác sĩ sau năm 1975 sang đây vẫn là bác sĩ, kỹ sư vẫn là kỹ sư (nhất là ngành công chánh) có ông quyền thế tham nhũng chạy trước mang theo cả bọc vàng, vẫn có vài căn nhà, mấy tiệm ăn hay mở đôi ba cái 7-11 cũng là chuyện thường tình.

Nhưng phần lớn, biến cố 30 Tháng Tư, 1975 rõ ràng là, “Trời làm một trận lăng nhăng, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông!”

Dân gian có câu “không có ai giàu ba họ, mà cũng chẳng có ai khó ba đời!”

Không cứ ở đời con vua, số phận “đẻ bọc điều” thì lại làm vua, còn dân đen “sinh ra dưới một vì sao xấu” suốt đời phải chịu số phận hẩm hiu.

Chấp nhận và an vui. Không phấn đấu được thì cho là số phận an bài, số phận có thể thay đổi được sự sống chết, sự giàu nghèo, may rủi, nhưng số phận không thay đổi được nhân cách, sự suy nghĩ và cái nhìn của con người đối với cuộc sống này. May mắn đổi đời giàu có, không trả thù dĩ vãng, kiêu ngạo vênh váo thì chẳng may sa chân chịu số phận thấp hèn, có gì đâu mà mặc cảm, tủi thân.

Vậy thì anh cũng đừng buồn, ngày nay anh không còn quyền cao, chức trọng hay không có tiền của trong tay, chuyện là anh có còn là người tử tế cho người ta thương yêu kính nể anh không?
Huy Phương
-- 

 Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Đừng nghe những gì Cộng sản nói...



Lê Bá Dũng
 
 
Khi đọc đến những chữ trên, các bạn sẽ nghĩ là chưa chi đã đến một kết luận “cổ điển”, lấy từ “một câu nói xa xưa”. Không phải như vậy! Đó là vài chữ mở đầu còn kết luận sẽ dành riêng cho các bạn, sau khi đọc vài ba câu chuyện sau đây.

Trước 1975, nếu có nhiều dịp di chuyển trên Quốc lộ từ Sài gòn ra miền Trung, khoảng từ Thủ Đức đến Long Khánh, bên tay trái, bạn sẽ thấy một đồn điền trồng cam mênh mông với cái biển đề: Đồn điền Bàu Cá. Chủ nhân là ông N.H. Đ. Bác Đ là bạn của cha tôi. Cả hai ông bà Đ có đầu óc kinh doanh nên sau 30 - 4 năm là sở hữu chủ đồn điền trên. Tuy Bác không phải là Kỹ sư Canh nông nhưng với tinh thần học hỏi từ sách báo ngoại quốc, bên cạnh khả năng tổ chức quản lý, bác đã làm nên một đồn điền có quy mô quốc tế. Có những dãy nhà sửa xe, máy ủi, máy khoan đất, trạm bơm xăng dầu, vân vân. Vào mùa nắng khô, máy bơm nước hoạt động để bơm nước tưới từ một con suối. Vào thời ấy tôi nghe nói có một đoàn Chuyên viên Nông nghiệp Do Thái đến thăm Việt Nam. Bộ canh nông Việt Nam đã dẫn đoàn Chuyên viên này đi thăm đồn điền cam của Bác, như một đồn điền cam kiểu mẫu của miền Nam.

Sau 1975, nhà cầm quyền Cộng sản mời bác lên “làm việc”. Họ nói “Đảng và nhà Nước không động đến cây kim sợi chỉ của Nhân dân. Ông hãy thành thật khai báo thì sẽ hưởng được chính sách khoan hồng. Chúng tôi chỉ cần kiểm chứng, cấp cho ông một tháng lương thực (có lẽ gạo 15 kí lô, cá khô) và dụng cụ, cuốc xẻng, cưa, vân vân. Xem ông trong một tháng khai phá rừng được bao nhiêu diện tích để so sánh với các đồn điền bao la này. Đây chắc chắn là xương máu của Nhân dân, ông bà có 3 ngày để suy nghĩ.”

Ít hôm sau, bác Đ đến gặp “đầy tớ nhân dân” và xin ký tên hiến toàn bộ đồn điền cho đám cướp này.

Về sau, tôi nghe nói bọn chúng chặt phá hết số cam vì cho là loại “ăn chơi” và trồng lại bo bo, khoai mì. Sau 3 - 4 năm, dưới sự điều hành của họ, tổng kết thu hoạch lúc nào cũng bị lỗ lã, cuối cùng họ tự phê bình: “Cả một tập thể Kỹ sư có, chuyên viên có, công nhân viên có, công nhân thì nhiều, mà không làm được như ông Đ”. Hơn một năm sau ông Đ được qua đoàn tụ với gia đình tại Pháp. Khi tôi sắp đi Mỹ theo chương trình H.O có gặp lại ông ấy ở Sài gòn. Ông đã quá già, sống tạm trú trong một căn nhà nhỏ cất cạnh một Villa 3 tầng, mà lúc trước Villa này chính là tài sản của ông (đã bị tịch thu).

Bây giờ tôi xin kể một câu chuyện khác về nơi trú quán cũ ở Phan Thiết - đôi lúc gọi là Phan Thành cho có vẻ thân thương - Trước 1975, ai ở đó đều biết khách sạn Anh Đào, là nơi hội tụ của 6 con đường. Trước khách sạn đó có một tiệm tạp hóa lớn, bán sỉ và lẻ. Chủ nhân làm ăn phát đạt nên đã xây dựng nên một cơ ngơi 3 tầng lầu.

Sau 1975, có lệnh đổi tiền cũ VNCH ra tiền “XHCNCS”, bất mãn vì không thể nào đổi hết tất cả được, ông chủ đó bèn đem nguyên một bao tiền lên lầu và vung vải cho số tiền cũ theo gió bay tứ phương. Ông bị Cộng sản bắt nhốt vài ngày, sau đó thả ra. Tiếp theo là đợt đánh tư sản, cả nhà ông bị dồn vào phía sau trong vài phòng chật hẹp, để phần trước “được nhà nước quản lý” mở một cửa hàng bách hóa tổng hợp bán lẻ. Cả gia đình ẩn nhẫn sống như vậy. Ngày kia có một tên cán bộ CS đến thuyết phục ông nên mở một nhà máy sản xuất thức ăn gia súc vì “để vàng quý kim làm gì, mà nên giúp đỡ địa phương gia tăng sản xuất, nhất là nuôi gia súc, đây là công rất lớn với Cách mạng.” Sau một thời gian suy nghĩ ông cũng đã chấp hành.

Rồi nhà máy được xây dựng nên ở vùng Vĩnh Thủy trên đường ra Mũi Né. Ông được phong làm Giám đốc nhà máy, dưới ông có một ban bệ do Cộng sản đặt ra để “phụ tá” mà kỳ thực là nắm hết quyền hành. Nghe nói ông đã tặng cho tên Cán bộ ưu ái, người khuyên ông lập nhà máy một chiếc xe Honda mới tinh mà ông còn dấu được sau 1975.

Hoạt động đâu được khoảng 4 năm thì một buổi nọ, đám Cán bộ Cộng sản tuyên bố “ông đã quá già, do đó nên nghỉ hưu, mỗi tháng sẽ có người mang tiền phụ cấp hưu bổng đến cho ông, từ nay về sau ông khỏi cần ra nhà máy nữa”

Cũng hay thật, đám Cộng sản đã điều nghiên ai là kẻ có tiền rồi khuyến khích họ bỏ vốn kinh doanh làm thứ này thứ nọ. Nghe theo lời đường mật, làm cho Cộng sản được việc rồi thì bị bọn chúng phủi tay sau khi lột hết sạch. Sau này những anh Việt kiều cũng vì lòng tham, đem tiền vàng về mở cơ sở này kinh doanh kia. Cả đám hoặc ôm đầu máu cao bay xa chạy, hoặc nằm rục trong khám tù để mà tự suy gẫm vì chưa sáng mắt sau một thời gian dài sống dưới chế độ Cộng sản.

Bây giờ qua đến giai đoạn tôi ở tù về, cũng có nhiều chuyện hay. Trước khi được thả ra, làm qua quýt để sống, một hôm tôi được điều đi làm “Nghĩa vụ lao động” cho nhà nước tại Đức Linh, phải mang gạo và thức ăn đi theo. Sau khi được xe đưa lên vùng này, mỗi ngày phải làm 8 giờ và cũng phải làm đủ chỉ tiêu của cán bộ vạch ra.

Một hôm nhân đi qua một đám nền nhà cháy đen, tôi được biết thêm “chuyện dài XHCN” như sau. Một anh người Việt gốc Hoa đã đưa gia đình lên đây do chính sách lùa dân đi Kinh tế mới. Anh ấy cũng là người khéo xoay xở nên đã về Sài gòn mua ngay một cái máy xay xát nhỏ để làm kế sinh nhai. Với cái máy ấy, mỗi ngày anh ta có thể xay nát các loại khoai mì, bắp khô, hay bo bo cho dân chúng quanh vùng. Ít lâu sau, chính quyền sở tại gọi anh lên và phán: “Anh mua cái máy này bao nhiêu? Anh đã thu được mỗi ngày bao nhiêu tiền? Bây giờ anh đã lấy lại quá số vốn cũ bỏ ra rồi phải không. Nhà nước nay cho anh vào làm hợp tác, tất cả số khoai mì khô, bo bo, bắp khô sẽ được nhà nước phân bố để anh lao động mỗi ngày. Khi nào dân quanh vùng cần xay xát và có giấy tờ, anh xay xát cho họ theo chỉ tiêu, nhà nước sẽ thu tiền từ người dân, anh sẽ xay xát theo giấy ghi số lượng kèm theo. Hàng tháng anh sẽ được lãnh lương như Công nhân viên.”

Sau một thời gian nhẫn nhục làm việc với số lương chết đói, anh người Việt gốc Hoa này quá chán nản đã tự châm lửa đốt cái lều có máy xay xát đó. Hôm sau anh lên Xã báo cáo, lúc khuya có lẽ mèo nhảy, nên dầu đổ đã làm cháy lều xay xát. Xã phán: Anh hãy về lo thu dọn “cơ sở” làm ăn của anh. Anh trở ra, gom lại đống tro tàn rồi về Sài gòn bán rẻ cho người khác.

Trong thời gian tôi bị ở tù, đang ở trong nhà 7 của khu tạm giam trước khi lên trại cải tạo. Một hôm, có một ông được đưa vào phòng tôi từ khu biệt giam. Sau vài lần trò chuyện ông thổ lộ: Là chủ nhân một nhà máy làm gạch bông lát nền nhà, sau 75 ông được tiếp tục công việc với hợp đồng. Nhà nước giao xi măng, cát, bột màu. Mổi đợt, cứ bao nhiêu vật liệu được cung cấp, ông sẽ giao sản phẩm và nhận tiền thanh toán.

Khoảng 3 năm sau, một đám Công an CS ập vào nhà, bắt trói và dẫn ông đi tù với tội danh “Chiếm đoạt tài sản XHCN”, là xi măng của nhà nước, Ông cố gắng giải thích về số lượng đã nhận, số lượng sản phẩm đã giao. Sở dĩ có sự sai biệt vì số cát nhà nước giao có lẩn đá, sạn phải sàng sảy ra và bỏ riêng một đống sau nhà máy. Dân quanh vùng đến xin để rãi trong sân họ, ông cho đi ví sạn đá chẳng làm gì. Mặc dù ông cố mà nói bao nhiêu, chả ai tin ông, ông bị đưa vào khu biệt giam, phần ăn hằng ngày là cơm độn sắn, khoai cùng nước muối.

Sau khi bị giam 3 tháng, ông được đưa ra khu nhà 7 nơi tôi đang ở, rồi đồng ý giao toàn bộ tài sản, nhà máy cho “nhà nước quản lý”.

Ông nói:

- “Tôi nản quá rồi, mong được thả về với gia đình sống qua ngày, mắc võng nằm giữa hai hàng cây cũng được. Phải chi mấy ổng nói với tôi sớm, đoạt hết tài sản trước khi tống tôi vào trại giam, thì tôi đồng ý phứt cho rồi.”

Tôi nói:

- “Tôi nghĩ trước khi tống vô trại giam mà họ đòi tịch thu nhà máy của ông, ông sẽ không bao giờ đồng ý đâu.”

- “Chú nói phải.” Ông trả lời.

Vài ngày sau, họ gọi vợ con ông đến cùng ngồi một bên, trước mắt để một số giấy tờ “làm bằng”, rồi chụp hình, họ biểu vợ chồng ông ký giấy đồng ý hiến cho nhà nước nhà máy xi măng. Hai ngày sau, ông được thả. Trưóc khi ra trại ông gặp tôi chào và chúc nhau may mắn.

Trong thời gian tù này, có hôm tôi đi lao động xuyên qua một con sông nhỏ. Phương tiện qua sông là một chiếc caneau nhỏ do một anh người Việt gốc Hoa làm ra khi mới lên vùng Kinh tế mới này. Chiếc caneau chạy bằng một hệ thống dây cáp kéo từ hai bên bờ. Anh chỉ thâu tiền dân qua lại trên sông. Cán bộ hay tù nhân thì được miễn. Sau một thời gian anh bị chính quyền gọi lên xét hỏi. Cũng vẫn các bài bản cũ. Mua bao nhiêu tiền. Chi phí làm ra bao nhiêu. Thâu mỗi ngày bao nhiêu. Và phần kết như mọi người đều biết là anh đã thu hơn số tiền đã bỏ ra làm hệ thống caneau ấy. Anh được phán: kể từ nay, anh là Công nhân viên nhà nước, ai có giấy trả tiền thì anh đưa qua. Hằng tháng anh sẽ lãnh lương theo biên chế nhà nước.

Kể từ ngày đó, có một bàn giấy kế mé sông bán vé cho người qua lại do “chánh quyền” thâu tiền. Một đêm kia, trời mưa lớn, anh bảo thằng con đi một đoạn xa phía dưới khúc sông để chực đón chiếc caneau, còn anh ra chặt đứt dây cáp cho trôi thuyền. Hôm sau lên báo cáo xã, trời mưa, nước lớn cuốn caneau trôi mất.

Lúc tôi về Long Xuyên, sau khi gở hơn 5 cuốn lịch, gặp thời phải “tòng thê”, để tránh mưa khi trời giông bảo, tôi đi làm trong một tiệm đông y, nhiệm vụ là đi mua thuốc trước trả sau, hốt thuốc. Có hôm trong khi chờ đợi lấy thuốc, có người khách già ngồi kể chuyện:

Trước 1975 ông là Giáo viên ở một vùng gần Long Xuyên, sau 30 năm làm việc, có được mái nhà tươm tất, sắm cho vợ con ít nữ trang. Theo tuyên truyền, Nhân dân không nên giữ quý kim như vàng bạc trong nhà, chính quyền sẽ tịch thu. Cần nên ký gửi cho nhà nước, khi có việc cần thì đến lấy ra. Nghe lời, ông đem toàn bộ nữ trang gởi cho nhà nước và được cấp cho một tờ giấy làm bằng. Lúc đứa con Út lập gia đình, ông cần số nữ trang và tiền làm hôn lễ, đến gặp chính quyền, họ chỉ cho ông từ người này qua người nọ, cơ quan này đến cơ quan nọ, ngồi chầu chực từ sáng đến chiều, cả hơn 30 lần mà không được giải quyết, ông chán quá rồi bỏ luôn.

Đến đây thì quý bạn đã tự nghĩ ra câu kết luận cho bài này. Tôi chỉ xin tiếp theo một câu cho bài viết có vẻ đậm đà: “Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi.”
 


Lê Bá Dũng

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

Khủng hoảng rác ở Tội Phạm HCM

Sài Gòn với một thuở mệnh danh hòn ngọc viễn đông, một thuở mà ông Lý Quang Diệu đã từng mơ một ngày nào đó sẽ biến quốc đảo Singapore thành một Sài Gòn khác. Thế rồi câu chuyện về Sài Gòn hoa lệ cũng nhanh chóng đi vào quá khứ, thay vào đó là một Sài Gòn chằng chịt đường dây điện, nhà cửa chồng chất lên nhau, những con đường kẹt xe luôn cho cảm giác Sài Gòn là một tổ mối quá tải và khi mùa mưa đến, những con đường lại hóa thành sông đen chảy ngược chảy xuôi, mang theo rác rưởi và mùi hôi thối tiến thẳng vào nhà dân. Nỗi khủng hoảng về rác ở Sài Gòn đã lên mức báo động đỏ.

Rác khắp nơi

Một cư dân Sài Gòn tên Thủy, chia sẻ với chúng tôi về nỗi quan ngại của chị trước cảnh Sài Gòn ngày càng phì đại những con đường rác: “Nhìn chung thì thành phố bây giờ cũng tương đối khá hơn nhưng khủng hoảng nhất vẫn là những chiếc xe chở rác của các công ty môi trường. Họ cứ mở nguyên cả một hộc rác sau đuôi xe, chạy từ đầu đường đến cuối phố, để lại mùi hôi thối thật là kinh khủng...”
Thành phố bây giờ cũng tương đối khá hơn nhưng khủng hoảng nhất vẫn là những chiếc xe chở rác của các công ty môi trường. Họ cứ mở nguyên cả một hộc rác sau đuôi xe, chạy từ đầu đường đến cuối phố, để lại mùi hôi thối thật là kinh khủng.
-Bà Thủy
Theo bà Thủy, vấn đề rác ở Sài Gòn hiện nay là vấn đề đáng báo động, mọi sự đã đi quá khả năng khống chế của con người. Sở dĩ nói như vậy bởi bà căn cứ trên hai yếu tố: Rác xã hội và; Rác tư tưởng. Mà thường thì rác xã hội đến sau rác tư tưởng. Giả thích thêm, bà Thủy cho rằng Sài Gòn giống như một cái hố rác khổng lồ chất đầy rác tư tưởng. Có một thứ chủ nghĩa vốn dĩ đã thành rác của thế giới tiến bộ từ lâu nhưng không may, Sài Gòn lại thành cái hố để chứa nó.
Nhiều con đường Sài Gòn trở thành nơi tập trung của rác vào những chiều cuối tuần. Tuy đã có những qui định về việc không vứt rác bừa bãi nhưng hầu như gười dân cứ vứt rác thoải mái, nơi nào cảm thấy tiện tay thì vứt, miễn sao không vứt vào nhà, ngõ và cửa nhà mình là được.
Và hệ quả của việc này là Sài Gòn dần trở nên phức tạp, mất hẳn vẻ hào hoa và diễm lệ một thuở. Thay vào đó là một Sài Gòn đầy rác xã hội. Ở khái niệm rác xã hội, bà Thủy cho rằng đó là những thứ rác tâm hồn. Khi con người trở nên khô cằn bởi đời sống cạnh tranh khốc liệt, thiếu tình người, cộng với sự hoài nghi, tệ nạn trộm cắp cũng như nạn tham nhũng có tính hệ thống đã phát triển đến độ “phát tiết” thành loại rác hằng ngày, biểu hiện qua những bịch rác mà người ta ném một cách vô tội vạ, vô tâm và vô văn hóa.
Là một người từng du học ở Nhật, bà Thủy cho rằng người Sài Gòn, chỉ riêng việc ứng xử về rác, đến ba trăm năm sau cũng chưa chắc sánh kịp người Nhật Bản. Bởi với người Nhật, các thùng rác luôn có ba lổ để phân loại rác công nghiệp, rác thô và rác phi công nghiệp. Trong lúc du học, bà học được của người Nhật thái độ yêu quí những người lao động nghèo. Trong đó có cả việc súc thật sạch các vỏ chai, bóp thật kĩ các vỏ lon cho gọn gẽ và phân loại từng thứ rác riêng trước khi bỏ vào thùng rác.
Hành vi phân loại tỉ mỉ từng loại rác không chỉ cho thấy trách nhiệm của mỗi người sau khi sử dụng một loại sản phẩm nào đó và thải những thứ phế bỏ vào xã hội, tự nhiên mà nó còn cho thấy tính sâu sắc, suy nghĩ đứng đắn của con người ở đây. Người ta không hô hào theo kiểu hãy bảo vệ, thương yêu và chia sẻ với người nghèo bằng miệng lưỡi đãi bôi mà người ta ý thức được trong từng chi tiết hành động nhằm đảm bảo người nghèo, người lao động bậc thấp không bị tổn thương. Rửa sạch vỏ chai, vỏ lon trước khi phân loại và bỏ vào thùng rác theo thứ tự từng loại là một hành vi thể hiện lòng yêu thương, nễ trọng và bình đẳng giữa con người với con người.
Còn với Sài Gòn hiện tại, người ta vứt rác vô tội vạ, chỉ cần thấy chỗ nào có thể vứt được là vứt. Đương nhiên vẫn có nhiều người ý thức và trăn trở về chuyện rác Sài Gòn. Nhưng rất tiếc con số này rất nhỏ. Con số vô tâm, vứt rác bừa bãi lại chiếm rất đông, thậm chí có người ngồi trên xe hơi mang biển số đẹp, xe hơi khủng ngang nhiên vứt rác xuống đường và họ xem thành phố giống như một bãi rác không bờ bến, muốn vứt thì cứ vứt, chẳng cần phải suy nghĩ!
Chính những nếp nghĩ hết sức ấu trĩ này đã mang lại cho Sài Gòn một bầu khí quyển chứa toàn mùi rác. Đó là chưa nói đến kiểu làm việc đậm chất cơ chế và quan liêu của một số công ty vệ sinh môi trường đã dẫn đến tình trạng đùn đẩy rác, tranh chấp bãi đổ rác nhưng lại không nghĩ đến phương án xử lý rác. Vô hình trung, rác lại thành một thứ cơ hội để người ta đút lót, tham nhũng.

Và những con sông đen

Ông Trọng, một cư dân đang sống ở gần chợ Thị Nghè, buồn bã chia sẻ: “Bây giờ nhìn cũng khá hơn đôi chút nhờ nạo vét các con kênh. Tuy nhiên nhìn chung thì việc nạo vét vẫn không tới đâu bởi còn quá nhiều con kênh và dòng sông nước đen ngòm, hôi thối. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân mình quá kém, khó có thể mà giữ được thành phố sạch đẹp nếu như ý thức người dân cứ lẹt đẹt như thế. Đó là chưa muốn nói đến những chuyện khác…”
Ý thức bảo vệ môi trường của người dân mình quá kém, khó có thể mà giữ được thành phố sạch đẹp nếu như ý thức người dân cứ lẹt đẹt như thế. Đó là chưa muốn nói đến những chuyện khác…
-Ông Trọng
Theo ông Trọng, mọi con sông ở Sài Gòn đã trở nên hết sức dơ bẩn, cho dù có nạo vét hay xử lý cách nào, tốn cả ngàn tỉ đồng cũng chỉ để làm sạch tạm thời rồi sau đó lại tiếp tục dơ dáy chứ không thể nào giữ được độ sạch lâu dài.
Sở dĩ có chuyện vô lý khi đất nước còn nghèo, ngân sách quốc gia còn eo hẹp nhưng nhà nước phải dùng tiền ngân sách từ thuế của dân để nạo vét sông để rồi vài năm sau đâu lại vào đó là do nhiều nguyên nhân. Ý thức người dân kém là một phần nhưng phần quan trọng hơn cả là môi trường chính trị không trong sạch.
Cũng theo ông Trọng, việc hạn chế rác rưởi tràn lan ở Sài Gòn không khó, việc đầu tiên là phải dọn sạch rác trong hệ thống chính trị. Một khi hệ thống chính trị không còn rác rưởi, tư tưởng người dân sẽ thông thoáng tỉ lệ và ý thức làm sạch môi trường chung quanh sẽ dần được phục hồi, thành phố sẽ tự dưng xanh, sạch, đẹp.
Để khẳng định vấn đề mình nói là có cơ sở, ông Trọng đưa ra mức cược gồm hai căn biệt thự ông đang sở hữu tại khu Phú Mỹ Hưng, Sài Gòn. Ông nói rằng nếu như hệ thống chính trị thực sự trong sạch mà Sài Gòn vẫn còn nhiều rác thì ông sẽ chung cho chúng tôi hai căn biệt thự.
Ngược lại, nếu hệ thống chính trị còn lắm chuyện rác rưởi như hiện tại mà Sài Gòn sạch rác thì ông chỉ cần chúng tôi chung cho ông đúng hail on bia Heiniken. Đương nhiên chúng tôi không nhận lời thách thức cá độ này vì dù thắng hay thua thì cũng chẳng hay ho gì, thậm chí thêm đau đầu.
Nhưng dẫu sao thì vấn đề ông Trọng nêu ra cũng để lại ấn tượng sâu sắc với chúng tôi!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org email: freespeech4vietnam@gmail.com