Sunday, October 26, 2014

Ngô Minh Tâm: Kể chuyện đi thăm ba trong tù

Ngô Minh Tâm: Kể chuyện đi thăm ba trong tù
Mấy ngày qua, những người tranh đấu cho tự do, dân chủ đã hân hoan chào đón chú Nguyễn Văn Hải, tức blogger Điếu Cày, bước ra khỏi nhà tù nhỏ, chấm dứt những năm tháng tù đày, khổ ải. Đây là một tin rất vui cho phong trào đấu tranh trong và ngoài nước. Nhưng xen lẫn niềm vui đó là nỗi buồn của thân nhân các nhà đấu tranh hiện đang bị giam cầm, đang phải chịu đựng sự đối xử bất công, sự trả thù tàn bạo trong các trại giam, như trường hợp anh Đặng Xuân Diệu, chị Tạ Phong Tần, cả ba tôi: ông Ngô Hào, cùng nhiều người tù chính trị khác.
Nghe tin chú Hải được thả, tôi và nhiều anh em rất vui mừng cho gia đình cô Tân. Cô và những người thân trong gia đình cô đã không còn được tự do trong nhiều năm qua vì có người chồng, người cha là tù chính trị. Trong niềm vui đó, tôi lại bồi hồi nhớ đến ba tôi. Năm nay ba tôi đã 65 tuổi, cái tuổi lẽ ra đã có cháu chắt và vui vầy với con cháu; thế nhưng ông đã phải “hưởng tuổi già” trong nhà tù khắt nghiệt, thiếu ăn, thiếu mặc, không được chăm sóc y tế, chỉ vì ông đã dám lên tiếng phản đối những bất công trong xã hội, kêu gọi trả tự do cho các nhà tranh đấu, các tù nhân lương tâm.
Nhớ lại hôm đi thăm ba ngày chủ nhật 19/10/2014, hôm đó trời Phú Yên mưa rất to, sấm chớp đùng đùng. Tôi cùng mẹ và em trai sửa soạn các thứ để mang cho ba tôi. Hôm nay khác với những lần đi thăm nuôi trước đây, mẹ tôi đã chuẩn bị nhiều thức ăn hơn, những món ăn mặn và lương khô để dành cho ba dùng trong các ngày mưa lụt. Mẹ nghĩ, hiện Phú Yên đang vào mùa bão, mà nhà tù ba đang ở thì xa, đường đi khó khăn, ngập lụt, không biết tháng sau có đi thăm nuôi ba được hay không, nên mẹ đã chuẩn bị nhiều đồ thăm nuôi cho ba hơn mọi khi.
Sau khi chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, gia đình lên đường đi thăm ba. Trời mưa xối xả, những hạt mưa nặng trĩu bắn vào mặt rất đau. Em tôi chở mẹ đi trước, tôi đi sau. Nhìn mẹ ngồi trên xe như “một đứa trẻ với thân hình nhỏ nhắn”. Có lẽ do tuổi tác, bệnh tật, cuộc sống thiếu thốn và luôn phải đương đầu với bão táp cuộc đời, nhất là trong thời gian sau khi ba đi tù, đã làm cho mẹ tôi có dáng người khắc khổ như thế.
Bước vào trại giam, mẹ và anh em tôi có cảm giác nôn nao khi sắp được gặp ba. Tới nơi, mẹ tất bật xuống xe kiểm tra đồ dùng mang theo, xem có bị ướt không. Sau khi chờ đợi hơn một giờ đồng hồ, hình ảnh người cha thân yêu thấp thoáng đằng xa. Ba vẫn bước đi chân thấp chân cao, do di chứng của một lần gãy chân và mảnh đạn còn sót lại từ thời chiến tranh. Không rõ do sức khỏe yếu, hay vì vui khi gặp lại ba mẹ con, nên ba luống cuống, đi muốn té.
Ngồi đối diện ba, được tận mắt nhìn thấy người cha thân yêu của mình đang chịu sự dày vò, khổ cực trong chốn lao tù, tôi vô cùng đau xót. Mở đầu câu chuyện, ba hỏi thăm sức khỏe của mẹ, vì sao mẹ ốm yếu và xanh xao như vậy. Ba còn dặn dò: “Bà phải cố ăn đi, uống thuốc vô để có sức đi thăm tui, có sức mà lo cho con nữa chứ”. Tuy lần nào đi thăm ba, tôi cũng đều nghe ông dặn dò mẹ, nhưng mỗi khi nghe lời ba nói, tôi đều cảm thấy buồn và xót xa cho tình cảnh của cha mẹ tôi: Liệu có còn cơ hội nào để họ được sống bên nhau trong quảng đời còn lại?
Ở nhà, mẹ trông ngóng từng ngày để được đi thăm ba, mua đồ ăn cho ba, ba thích ăn thứ gì, lần trước đã mang cho ba những gì, rồi mẹ lại lo lắng, không biết trong tù ăn uống ra sao, có thuốc men khi ba bị ốm đau hay không? Trong tù, ba lại lo cho mẹ, lo mẹ ở nhà bệnh, ăn uống không đầy đủ, sẽ không có đủ sức khỏe đi thăm ba trong những lần tới. Đó là những tình cảm yêu thương mà ba mẹ tôi, người ở trong nhà tù nhỏ, kẻ ở ngoài nhà tù lớn, đã dành cho nhau.
Tôi hỏi trong tù ba ăn uống thế nào? Ba trả lời: vẫn là món rau muống như thường lệ mà mọi người thường gọi đùa đó là món “rồng xanh”. Không rõ đây có phải là tiêu chuẩn chung cho mọi người, hay đây là “ân huệ”, mà trại giam “chiếu cố” cho những người tù chính trị không chịu sự khuất phục như ba tôi, như anh Đặng Xuân Diệu hay chị Tạ Phong Tần và nhiều tù nhân “cứng đầu” khác?
Kế đến, tôi hỏi ba về thuốc men trong trại thế nào, bởi ba tôi hiện đang mắc nhiều chứng bệnh như thiếu máu não, cao huyết áp, loét bao tử, cao mỡ trong máu... Thật bất ngờ khi nghe ba nói rằng ba được đi ký tên khám bệnh và nhận thuốc rồi. Tôi nghe ba nói vậy nên mừng quá, nhưng rồi tôi vô cùng thất vọng khi nghe ba kể tiếp rằng, ngày nào ba cũng phải đến trạm xá để ký tên nhận thuốc. Có những ngày được nhận thuốc nhưng có những ngày chỉ lên để ký xác nhận vào một cuốn vở học sinh là nhận thuốc, nhưng không hề được nhận một viên thuốc nào!
Tôi không hiểu vì sao những người trong trạm y tế của trại giam phải làm như vậy? Có phải họ muốn dùng chữ ký của các tù nhân để chứng minh với các tổ chức nhân quyền, với chính phủ Mỹ và các nước phương Tây, rằng họ đã đối xử với tù chính trị ở Việt Nam “tử tế”, rằng tù nhân được chăm sóc y tế, được nhận thuốc men đầy đủ, để chứng minh Việt Nam “có tiến bộ về nhân quyền”? Và nhờ sự “tiến bộ” đó nên Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương với Việt Nam?! Cũng chính nhờ sự “tiến bộ” đó nên các vòng đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) với Mỹ cũng dễ dàng hơn?!
Sau đó ba có kể, cách đây khoảng 1 tháng, có một vị an ninh trên tổng cục VIII xuống gặp ba. Tôi không hiểu họ xuống gặp ba tôi để làm gì. Họ xuống hỏi thăm vì quan tâm tới ông, hay là xuống kiểm tra xem ba tôi đã chịu khuất phục hay vẫn còn ngoan cố? Tôi hỏi ba: khi gặp họ ba nói gì? Ba trả lời rằng, ba không ngần ngại tuyên bố: Ba là lính Việt Nam Cộng hòa, đã chiến đấu bảo vệ đất nước và bảo vệ sự tự do, dân chủ của người dân. Ba vào tù hôm nay cũng chỉ vì lên tiếng cho sự tự do của người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Và ba đã bị bắt vào tù, bị đày ải thế này, vậy mà họ tuyên truyền “Mỹ ngụy” xấu lắm, ác độc lắm, thế sao người tù nào thời đó cũng được ăn uống đầy đủ, được vui chơi thoải mái?! Ba trải qua bao nhiêu chiến trận, bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu đày ải, ba không sợ, bởi việc làm của ba là quang minh chính đại, nên dù có bị bắt, dù có bị tù tội, tra tấn, ba cũng cam chịu vì ba hiểu việc làm của mình là chính nghĩa. Một chế độ không phải lúc này thắng là đúng đâu, muốn biết chế độ đó đúng hay sai thì 50 năm, hay thậm chí 100 năm nữa, khi con cháu thấy được tự do, lúc đó mới biết ai đúng ai sai. Dù bây giờ những người tranh đấu đang bị tù đày, không có nghĩa là những điều họ làm là sai.
Nghe những điều ba nói, tôi biết ba không sợ. Và tôi hiểu, một người lính Việt Nam Cộng Hòa như ba tôi, dù sống trong cảnh lao tù khổ ải, vẫn giữ nguyên khí chất của người lính ấy. Ba kể, kết thúc buổi gặp gỡ, vị an ninh đó nói với ba: Cố gắng giữ sức khỏe để ở tù nhé. À, thì ra họ đến để kiểm tra tinh thần của ba tôi ra sao, đã khuất phục chế độ này chưa?!
Và cuối cùng thì giờ thăm nuôi cũng đã hết. Dắt xe ra về mà lòng tôi nặng trĩu, khi nghĩ tới thân thể già yếu, bệnh tật của người cha mình ngày đêm tranh đấu trong chốn lao tù. Liệu ông có còn đủ sức để sống thêm 14 năm nữa, bước ra khỏi tù khi mãn án, hay ông phải bỏ xác trong tù như những người tù chính trị đã từng gửi nắm xương tàn trong các trại tù nơi xa xăm nào đó?
Tôi mong tất cả những người dân Việt Nam trong và ngoài nước đang tranh đấu cho lẽ phải, các tổ chức nhân quyền, các cơ quan truyền thông quốc tế và chính phủ của những nước ủng hộ cho tự do dân chủ, hãy giúp lên tiếng, can thiệp cho tất cả các tù nhân lương tâm, những người đang bị bức hại trong chốn lao tù, như trường hợp anh Đặng Xuân Diệu, chị Tạ Phong Tần, bố tôi, cùng tất cả những người tù chính trị khác, được ăn uống đầy đủ, được chữa trị khi đau ốm và nhất là được tự do, sớm bước ra khỏi nhà tù nhỏ, về đoàn tụ với gia đình.
Xin ghi nhận nơi gia đình tôi tấm lòng tri ân gửi đến tất cả mọi người!
25-10-2014
Ngô Minh Tâm
Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Điếu Cày trả lời phỏng vấn Danlambao



Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua.

Ngày 21/10/2014, người sánh lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.

Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới.
Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Nhà văn Phạm Đình Trọng tố cáo nhà cầm quyền cộng sản VN


Nhà văn Phạm Đình Trọng tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội ra quốc tế
Nhà văn Phạm Đình Trọng đã viết: “Tôi là nhà văn, nhà báo lương thiện, sống đúng pháp luật, có trách nhiệm công dân trong đời sống và trên trang viết, không làm gì xâm hại an ninh quốc gia. Nhưng nhân viên an ninh nhà nước Việt Nam đã ngang nhiên vi phạm pháp luật, tước đoạt quyền tự do đi lại của tôi trong thời gian dài. Tôi đã nhiều lần gửi thư kháng nghị và tố cáo lên lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Đến nay quyền con người cơ bản là quyền đi lại của tôi vẫn bị tước đoạt”, trong Thư tố cáo nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội với quốc tế như vậy.
THƯ TỐ CÁO CS VIỆT NAM TƯỚC ĐOẠT QUYỀN TỰ DO ĐI LẠI CỦA CÔNG DÂN
Kính gửi: - QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ CÁC NƯỚC DÂN CHỦ:
- QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ MỸ, CANADA, AUSTRALIA
- LIÊN MINH CHÂU ÂU
- HỘI ĐỒNG NHÂN QUYỀN LIÊN HỢP QUỐC VÀ CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ
- CÁC TỔ CHỨC NHÀ BÁO QUỐC TẾ
Tôi là Phạm Đình Trọng, nhà văn, nhà báo, là thành viên Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam và hội viên hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.
Sáng nay, thứ bảy, 25.10.2014, tôi có việc cá nhân và việc gia đình cần đi. Việc cá nhân là đi ăn sáng theo lời hẹn của mấy người bạn nhà báo. Việc gia đình là đưa thiệp mời mấy người bạn đến dự lễ cưới con gái út tôi vào thứ bảy tới, 1.11.2014. Nhưng từ sáng sớm tôi đã nhận ra cả hai ngả đường từ nhà tôi đi ra đều đã có những nhân viên an ninh quen mặt chốt chặn.
Là những việc bình dị của sinh hoạt cá nhân hàng ngày và việc cấp thiết của đời sống dân sự nên tôi vẫn đi. 7 Giờ sáng, ngồi xe máy vừa ra khỏi hầm xe tôi liền đối mặt với ông chỉ huy công an đã bắt tôi hôm 18.5.2014 ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh rồi tống tôi vào ô tô chạy hơn 70 km đưa tôi ra Cần Giờ, quản thúc tôi suốt một ngày. Thấy tôi, ông chỉ huy công an liền hướng mặt về phía quán nước cách đó vài chục mét, vẫy tay. Từ quán nước, bốn nhân viên an ninh quen mặt xô lại phía tôi cùng tiếng quát: Đi đâu! Quay về! Trước sự hung hăng và áp đảo đó, tôi buộc phải quay xe về!
Suốt mấy năm qua, tôi đã nhiều lần bị một lực lượng đông đảo công an và dân phòng đến chặn cửa không cho tôi ra khỏi nhà. Đặc biệt từ tháng 5. 2014 đến nay, tôi đã hai lần bị bắt cóc khi ra khỏi nhà. Một lần là ngày 18.5.2014 như đã nêu trên. Lần sau là ngày 24.8.2014, tôi vừa ra khỏi nhà liền bị bắt cóc, bị tống vào chiếc ô tô biển số 52N2654 đưa về đồn công an xã Phước Kiển giam giữ suốt một ngày. Từ ngày 26.8.2014 đến ngày 9.9.2014, suốt hai tuần liền, ngày nào cũng có từ 7 đến 10 nhân viên an ninh mặc thường phục cùng chiếc ô tô 52N2654 chở người bị bắt, đến chốt chặn trước nhà tôi, ngăn cản việc đi lại của tôi. Từ sau ngày 9.9.2014 tuy không liên tục, thường xuyên nhưng đột xuất, sự chốt chặn, ngăn cản tôi đi lại, lại diễn ra. Đó là các ngày: Chủ nhật 28.9.2014. Chủ nhật 5.10.2014. Chủ nhật 12.10.2014. Thứ ba 21.10.2014. Và hôm nay, thứ bảy 25.10.2014.
Tôi là nhà văn, nhà báo lương thiện, sống đúng pháp luật, có trách nhiệm công dân trong đời sống và trên trang viết, không làm gì xâm hại an ninh quốc gia. Nhưng nhân viên an ninh nhà nước Việt Nam đã ngang nhiên vi phạm pháp luật, tước đoạt quyền tự do đi lại của tôi trong thời gian dài. Tôi đã nhiều lần gửi thư kháng nghị và tố cáo lên lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Đến nay quyền con người cơ bản là quyền đi lại của tôi vẫn bị tước đoạt.
Là thành viên của cộng đồng nhân loại trong thời đại dân chủ, văn minh, tôi buộc phải kêu cầu đến Quốc hội, Chính phủ các nước đang quan tâm đến tình trạng bi thảm về quyền con người ở Việt Nam. Tôi cũng gửi lời kêu cầu khẩn thiết này đến hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, các tổ chức Nhân quyền quốc tế và các tổ chức Nhà Báo quốc tế.
Trân trọng cảm ơn.
Việt Nam ngày 25 tháng 10 năm 2014
Kính thư
PHẠM ĐÌNH TRỌNG. Nhà văn. Nhà báo

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

TẠI SAO DÂN ÚC TỪ CHỐI NỀN CỘNG HÒA?

Thứ hai ngày 20-10-2014 vừa qua, Cựu Thủ Tướng Lao Động Gough Whitlam (1972-75) qua đời tại Sydney. Nhớ đến ông Whitlam là nhớ đến vị thủ tướng đã bị Tổng Toàn quyền John Kerr sử dụng quyền lực Hiến Pháp truất phế ngày 11-11-1975.
Sự kiện dẫn đến nhiều tranh luận về chính thể quân chủ hay cộng hòa cho nước Úc. Nhưng khi cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 được tiến hành thì kết quả lại có tới 55 phần trăm cử tri bác bỏ việc Úc trở thành một nước cộng hòa.
Kết quả gây ngạc nhiên không ít vì khi ấy đa số dân Úc đã tin rằng đến lúc nước Úc phải được hòan tòan độc lập. Bài viết xin vắn tắt trình bày sự kiện để rút ra bài học cho tương lai Việt Nam.
 
Cuộc Truất Phế Thủ Tướng Gough Whitlam
Câu chuyện bắt đầu từ một thỏa thuận vay tiền từ các quốc gia Trung Đông lên đến 4 tỷ Mỹ Kim. Thỏa thuận đã bị các giới chức chính phủ và Quốc Hội phản đối.
Nhưng Tổng trưởng Ngân khố Jim Cairns và Bộ trưởng khoáng sản và năng lượng Rex Connor vẫn tiếp tục bí mật thương lượng. Sự kiện bị đổ bể, Thủ Tướng Whitlam đã sa thải cả hai ông.
Thừa cơ hội Lãnh tụ đối lập Malcolm Fraser dùng quyền lực chính trị tại Thượng viện không cho thông qua ngân sách, gây bế tắc chính trị, rồi làm áp lực buộc ông Whitlam tổ chức bầu cử. Nhưng ông Whitlam không đồng ý.
Bất ngờ Tổng Toàn quyền John Kerr cho triệu hồi hai ông Whitlam và Fraser, rồi ra quyết định dùng quyền hiến pháp truất phế ông Whitlam, đưa ông Fraser lên thay.
Quyết định của ông Tổng Toàn quyền John Kerr bị cho là không đúng vì sự việc có thể được giải quyết thông qua đàm phán chính trị.
Ngay sau đó ông Fraser cho tổ chức bầu cử kết quả Liên đảng Tự do và Quốc Gia thắng và ông Malcolm Fraser lên làm thủ tướng. Từ đó bắt đầu có những đòi hỏi cần thay đổi chính thể quân chủ lập hiến bằng một chính thể Cộng Hòa.
 
Hiến Pháp Úc
Từ ngày 1-1-1901, Úc đã trở thành một nước trong Khối Thịnh vượng chung có Hiến Pháp riêng. Nhưng mãi đến năm 1986, Úc mới thực sự chấm dứt hoàn toàn vai trò của Anh Quốc trong chính phủ của các tiểu bang và chấm dứt quyền chống án lên Cơ Mật Viện Anh.
Khi đảng Lao Động cầm quyền trở lại và nhất là trong những năm đầu 1990tranh luận về một nền cộng hòa trở thành một đề tài chính trị luôn được quan tâm.
Năm 1993, Thủ tướng Lao động Paul Keatingtái đắc cử ông tuyên bố muốn có một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999. Thủ lãnh đối lập Dân Biểu Alexander Downer hứa sẽ triệu tập một Hội Nghị Lập Hiến để thảo luận vềvấn đề này.
Khi đảng Tự Do lên cầm quyền, Thủ TướngJohn Howard quyết định vào năm 1998 sẽtriệu tập Hội nghị Lập hiến Úc thảo luận ba mô hình cộng hòa Úc: (1) Tổng Thống trực tiếp do dân bầu (Tổng Thống Chế) , (2) Tổng Thống do các dân biểu nghị sĩ bầu (Đại Nghị Chế), hay (3) bổ nhiệm bởi một hội đồng do Thủ Tướng đề cử (Thủ Tướng Chế).
Trong Hội Nghị, phái bảo hòang lập luận vịTổng Tòan Quyền là trọng tài cho quá trìnhđàm phán chính trị vì thế chính thể quân chủ lập hiến  cơ sở vững chắc cho nền dân chủtại Úc. Họ tin rằng "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".
Những người cổ vũ cộng hòa thì cho rằng đã đến lúc Úc phải hòan tòan độc lập với Nữ Hòang Anh và Anh Quốc.
Phái cộng hòa cấp tiến cho rằng Hiến Pháp không còn hợp thời và muốn sửa đổi toàn diệnhệ thống Westminster và thực hiện một chính thể Cộng Hòa Tổng Thống Chế.
Sau nhiều tranh luận cuối cùng Hội Nghị Lập Hiến đã quyết định chọn mô hình Đại Nghị Chế, tổng thống được bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, để đưa ra trưng cầu dân ý.
Phái cộng hòa cấp tiến đã bỏ phiếu trắng trong Hội Nghị và trong trưng cầu dân ý đã vận động chống lại mô hình này.
Phái này tin rằng mô hình sẽ bị đánh bại tạicuộc trưng cầu 1999  cuộc trưng cầu lầnthứ hai sẽ là mô hình bầu trực tiếp Tổng Thống.
 
Khuynh hướng các đảng chính trị
Vào năm 1999, Úc có 5 đảng chính trị chính mỗi đảng có khuynh hướng như sau:
Đảng Lao Động đựơc nhiều người công giáo, giới lao động và ngừơi mới định cư ủng hộ. Chủ trương khá rõ ràng là muốn một nước Úc cộng hòa.
Đảng Tự Do được nhiều người Anh Giáo, giới tiểu thương và doanh nhân ủng hộ. Quan điểm của đảng Tự Do không rõ rệt.
Thủ tướng Tự Do John Howard được xem là bảo hòang. Nhưng người đứng thứ hai trong chính phủ là Tổng trưởng Ngân khố Peter Costello thì lại ủng hộ cộng hòa. Chủ tịchPhong trào Cộng hòa là ông Malcolm Turnbull,sau này trở thành một dân biểu đảng tự do.
Đảng Dân Chủ và đảng Xanh được giới trẻ ủng hộ nên theo khuynh hướng cộng hòa. Chỉ có Đảng Quốc Gia được người ở miền quê ủng hộ là theo khuynh hướng bảo hòang.
Như vậy nhìn chung các đảng chính Trị khuynh hướng cộng hòa có phần thắng thế.
 
Chiến dịch vận động
Chiến dịch YES (Ủng Hộ Chính Thể Cộng Hòa) đưa ra những điểm cần thay đổi và chỉ có nền cộng hòa mới có thể đáp ứng được.
Chiến dịch này được những người uy tín nhất nước Úc như Cựu Thủ tướng Chính phủ Lao động Gough Whitlam (vừa qua đời) và đối thủ của ông là Thủ tướng Chính phủ Tự doMalcolm Fraser công khai ủng hộ.
Một yếu tố quan trọng khác là khuynh hướng cộng hòa YES được giới truyền thông tích cực ủng hộ.
Để vận động NO (từ chối chính thể cộng hòa) các nhóm bảo hòang tập trung đề cao thành quả nước Úc đã gặt hái được. Đồng thời tạo nỗi lo âu về sự bất ổn khi phải thay đổi thể chế chính trị. Khẩu hiệu của họ là "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".
Người Úc vốn không thích thay đổi. Cho đến nay chỉ có 8 trong số 44 đề xuất đưa vào một cuộc trưng cầu đã được đồng thuận thông qua. Nên chiến dịch vận động thành công ở chỗ giữ được các cử tri thuộc phái “bảo thủ”.
Thành phần cộng hòa cấp tiến vận động không đồng thuận mô hình trưng cầu dân ý kêu gọi cử tri chọn NO (từ chối chính thể cộng hòa) họ đưa ra một số lập luận:
Thứ nhất, muốn quyền lực chính trị thực sự thuộc về tòan dân thì mọi công dân đều phải bình đẳng về chính trị và phải được bầu trực tiếp vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Thứ hai, mô hình trưng cầu dân ý là một mô hình phi dân chủ và sẽ dẫn đến một "nền cộng hòa của các chính trị gia". Vì chỉ có họ mới có quyền bầu vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Thứ ba, thay vì chỉ thay đổi chính thể cần viết lại một Hiến Pháp hòan mới cho nước Úc cộng hòa vì hiến pháp hiện nay không còn thích hợp; và
Thứ tư, chỉ có mô hình Cộng Hòa Tổng Thống chế mới lợi ích thực sự cho nước Úc vì thế cần từ chối mô hình lần này để sửa sọan trưng cầu dân ý lần tới.
Phái cộng hòa cấp tiến tin rằng mô hình bầu qua lưỡng viện (Đại Nghị Chế) sẽ bị đánh bạivà lần tới sẽ trưng cầu mô hình bầu trực tiếp(Tổng Thống Chế).
Với sự tích cực vận động của cánh bảo hòang và cánh cộng hòa cấp tiến, cuối cùng dân Úc đã từ chối mô hình cộng hòa đại nghị chế.
 
Bài Học Cho Việt Nam
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Cuộc Trưng cầu dân ý tại Úc cho thấy mặc dù chính thể cộng hòa là cần thiết, nhưng muốn có dân chủ thực sự thì mọi công dân phải được quyền chọn và trực tiếp bầu cho vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Không thể sửa đổi lặt vặt mà cần có một hiến pháp hòan tòan mới thì nước Úc mới tiếp tục là một quốc gia dân chủ trong thời đại hiện nay.
Vì thế lên đến 55 phần trăm cử tri bác bỏ việc Úc trở thành một nước cộng hòa và nhiều cử tri đã sẵn sàng tạm thời hy sinh lý tưởng của họ để sửa sọan cho một tương lai hòan chỉnh hơn.
Trở lại trường hợp Việt Nam bài viết tuần trước đã phân tích rõ các điều kể trên. Xin mời các bạn đọc lại bài “Viễn Tưởng Về Một Chính Thể Cộng Hòa Cho Việt Nam” để rõ hơn về trường hợp Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26-10-2014
VIỄN TƯỞNG VỀ CHÍNH THỂ CỘNG HÒA CHO VIỆT NAM.
Nguyễn Quang Duy
 
Các bạn trẻ quan tâm đến tình trạng đất nước thường phân vân giữa chính thể cộng hòa và thể chế dân chủ. Có bạn còn chưa rõ các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
 
Cộng hòa - Cộng sản
Cộng hòa nghĩa là mọi công dân đều bình đẳng về chính trị. Có như vậy quyền lực chính trị mới thực sự thuộc về tòan dân. Công dân có quyền và có bổn phận bầu ra người đại diện quốc gia.
Nhờ bình đẳng về chính trị, nền cộng hòa khuyến khích sự phát triển của đa nguyên, đa đảng tạo nền tảng xây dựng xã hội dân chủ.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946-76) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1976-) là quốc gia theo thể chế cộng sản. Đảng trên cả Tổ Quốc. Ngay trong đảng Cộng sản các đảng viên đã bị đối xử bất bình đẳng về chính trị.
Ngòai xã hội người dân đã mất hẳn quyền tự do chính trị. Hiến Pháp chỉ là hình thức. Phương thức “Đảng cử dân bầu” cũng là dân chủ hình thức nên không thể xem là nước cộng hòa.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia Cộng Hòa trong thời chiến và đã trải hai qua hai nền Cộng Hòa - Tổng Thống chế.
Đệ Nhất Cộng hòa (1956-63) do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo qua 2 nhiệm kỳ và đã chấm dứt sau cuộc đảo chánh 1-11-1963.
Đệ Nhị Cộng hòa (1967-75) trải qua 3 đời Tổng thống.
  1. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đắc cử 2 nhiệm kỳ và ông Thiệu đã từ chức ngày 21-4-1975.
  2. Tổng thống Trần Văn Hương chỉ được 7 ngày (21-4 đến 28-4-1975).
  3. Tổng thống Dương Văn Minh chỉ được 3 ngày 30-4-1975 thì đầu hàng quân đội Bắc Việt, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Hai nền Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-63) và Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-75) đã đi vào lịch sử. Mỗi nền Cộng Hòa có nhiều điểm khác nhau, việc đánh giá và viết lại trang sử là việc làm của những nhà viết sử.
Trong giới hạn bài viết chỉ xin đưa ra một số ưu điểm chung của cả hai nền Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
 
Giá Trị Của Nền Cộng Hòa tại Miền Nam
Việt Nam Cộng Hòa là một nước cộng hòa non trẻ trong thời chiến nhưng đã xây dựng dựa trên một nền tảng dân chủ: (1) công dân bầu Quốc Hội Lập Hiến (2) Quốc Hội Lập Hiến sọan Hiếp Pháp (3) công dân bầu Quốc Hội Lập Pháp và bầu Tổng Thống.
Quốc Hội Lập Hiến và Lập Pháp đều có sự tham gia của đa đảng chính trị. Các đảng chính trị đóng một vai trò vô cùng quan trong trong việc xây dựng nền dân chủ và pháp trị tại miền Nam. Cả Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều đã có đối lập chính trị họat động trong nghị trường.
So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam. Hiến pháp vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. Hệ thống tam quyền phân lập cũng đã được đưa vào Hiến Pháp 1967.
Cũng so sánh với các quốc gia trong vùng, Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc điểm nổi bật:
  1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;
  2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân lập;
  3. xây dựng thành công một nền giáo dục, lấy dân tộc, nhân bản và khai phóng làm căn bản
  4. theo kinh tế thị trường tự do;
  5. nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề dân sinh như y tế hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn người.
Sau 40 năm, đảng Cộng sản đã hủy họai tất cả những gía trị nền cộng hoà đạt được. Tuy nhiên giá trị tinh thần vẫn còn đó và sẽ đựơc phục hồi.
 
Tinh Thần Cộng Hòa vẫn tồn tại
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi. Trong nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể cho con em họ về lịch sử của họ và của Việt Nam Cộng Hòa.
Ở hải ngọai tinh thần được những người tị nạn mang theo và gìn giữ. Biểu hiện rõ ràng nhất là các sinh họat cộng đồng tại Hoa Kỳ, Tây Âu và Úc châu vẫn tiếp tục sử dụng Quốc Kỳ, Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa và luôn gắn bó với cuộc đấu tranh giành lại tự do tại Việt Nam.
Ngày nay nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại tinh thần cộng hòa đang từng bước hồi phục tại Việt Nam.
Nhiều người sống ở miền Bắc hay trước đây theo cộng sản dần dần cũng nhận ra những ưu điểm mà thể chế cộng hòa mang lại cho dân, cho nước.
Việc công nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng được ghi nhận trên những cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Ngày nay, ở hải ngọai có hằng triệu người thuộc thế hệ tiếp nối Việt Nam Cộng Hòa. Nhờ học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc trên thế giới họ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sẽ là nền tảng xây dựng lại Việt Nam. Một yếu tố mà Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa không hề có.
Một khi Việt Nam có tự do, những công dân gốc Việt cũng sẽ dùng lá phiếu, sẽ nỗ lực vận động các cường quốc giúp đỡ xây dựng lại Việt Nam.
 
Viễn Tưởng Về Nền Đệ Tam Cộng Hòa.
Tình hình thế giới đang biến chuyển không ngừng, càng ngày càng nhiều quốc gia trở thành các quốc gia Cộng Hòa. Úc trong 10 năm tới có lẽ cũng sẽ trở thành một quốc gia cộng hòa.
Tình hình Việt Nam cũng thế: (1) bên trên Bộ Chính trị càng ngày càng phân hóa, (2) bên trong đảng Cộng sản diễn biến hòa bình càng ngày càng khốc liệt, (3) bên ngòai xã hội thì đòi hỏi thay đổi chính trị mỗi ngày một tăng thêm.
Các tổ chức tôn giáo, tổ chức đấu tranh chính trị, tổ chức xã hội dân sự đã và đang liên kết tìm một hướng đi mới cho Việt Nam.
Khi chế độ sụp đổ, các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Muốn có một nền tảng vững chắc cho tương lai, cần hướng đến một Quốc hội Lập hiến sọan một hiến pháp mới cho Việt Nam. Tên nước, cờ, thủ đô, mô hình thể chế dân chủ sẽ được tòan dân quyết định.
Cho đến nay lá cờ vàng vẫn là biểu tượng của những người theo khuynh hướng cộng hòa. Vì thế họ luôn tìm mọi cách vinh danh và hợp thức hóa lá cờ.
Quan điểm cho rằng phải bỏ màu cờ để có thể bàn chuyện dân chủ là một quan niệm thiếu dân chủ. Trước đây ở miền Nam và sau này ở Hải Ngọai cũng đã từng tranh luận công khai về việc thay đổi màu cờ.
Quan điểm dân chủ sẵn sàng chấp nhận phương cách đấu tranh dân chủ qua một cuộc trưng cầu dân ý để có một màu cờ chung cho tòan dân tộc.
 
Kết Luận
Việt Nam đã từ bỏ chế độ Quân Chủ, đang từ bỏ chế độ độc tài cộng sản, chính chế cộng hòa sẽ là thể chế tương lai Việt Nam. Các quyền tự do cơ bản và giá trị cộng hòa sẽ được phục hồi.
Nền Đệ Tam Cộng Hòa sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng, giữ gìn đất nước và đưa đất nước đi lên hội nhập vào thế giới văn minh.
Các bạn trẻ dấn thân đấu tranh cho dân chủ khi nắm được điều đơn giản bên trên sẽ định được hướng đấu tranh một cách rõ ràng hơn.
Xây dựng lại đất nước là một việc rất khó, cần biết rõ phải làm gì để có thể làm nhanh hơn với kết quả tốt hơn.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
17-10-2014

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Saturday, October 25, 2014

Đọc Báo Vẹm số 395 Ngày 20 Tháng 10 Năm 2014



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Đặng Chí Hùng



Những sự thật không thể chối bỏ (phần 5) - Nỗi đau Cải Cách
Tác giả Đặng Chí Hùng
Thực hiện Audio Lam Sơn 719
Video @VongNgayXanh




Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam