Lương khủng hay sự kinh khủng suy thoái đạo đức?
http://bongbvt.blogspot.com/ 2013/09/luong-khung-hay-su- kinh-khung-suy-thoai.html#more
* MINH DIỆN
Mấy ngày nay dư luận xôn xao chuyện lương khủng của cán bộ lãnh đạo bốn công ty Trách nhệêm hữu hạn một thành viên trong lĩnh vực công ích ở thành phố Hồ Chí Minh. Theo kết quả thanh tra , Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty chiếu sáng công cộng có mức lương 2,4 tỷ một năm, giám đốc 2,2 tỷ, phó giam đôc 1,9 tỷ, kế toán trưởng 1,7 tỷ. Giám đốc Công ty thoát nước 2,6 tỷ một năm, chủ tịch hội đồng quản trị 1,6 tỷ, kế toán trưởng 1,67 tỷ, phó giám đốc 969 triệu. Giám đốc Công ty công trình giao thông 853 triệu, phó giám đốc 584 triệu, kế toán trưởng 716. Giám đốc Công ty công viên cây xanh 759 triêu, chủ tịch hội đồng quản trị 691 triệu, phó giám đốc 609 triệu kế toán trưởng 655 triệu.
Nhiều người nói bất ngờ, sửng sốt. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch thành phồ Hồ Chí Minh thốt lên : “ Nghe choáng chết!”
Bất ngờ, sửng sốt và choáng thật! Bởi cái gọi là lương mà các vị quan tham ấy đã và đang hưởng nó nghễu nghện, cao ngất, chót vót trên trời trong khi mức thu nhập của người dân Việt Nam nằm rạp dưới đất.
Nhiều người nói bất ngờ, sửng sốt. Ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch thành phồ Hồ Chí Minh thốt lên : “ Nghe choáng chết!”
Bất ngờ, sửng sốt và choáng thật! Bởi cái gọi là lương mà các vị quan tham ấy đã và đang hưởng nó nghễu nghện, cao ngất, chót vót trên trời trong khi mức thu nhập của người dân Việt Nam nằm rạp dưới đất.
Chỉ gần đây thôi, với Nghị định 66/2013 / NĐ-CP ngày 1-7-2013, mức lương cơ bản mới được 1.150.000 đồng. Mang so sánh với lương của Lê Thanh Sơn , giám đốc Công ty thoát nước thành phố Hồ Chí Minh , thấy kệch cỡm như con kiến so với con voi. Lương của ông giám đốc này gấp hơn 200 lần mức lương cơ bản đó.
Năm 2012, GDP bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam là 1.407 đô la, tức 2.800.000 đồng , so với thu nhập cùa ông Sơn chỉ bằng một phần ngàn. Nông dân còn thu nhập quá thấp. Những con số từ cuộc điều tra của Viện Nghiên cứu, Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã được các báo trích dẫn với câu chuyện “Thu nhập 12 nghìn đồng/ngày, nông dân Việt cán đích nghèo nhất”. Báo cáo này đánh giá, nếu tính chi tiết, mỗi hộ gia đình có 4 người thì chia bình quân mỗi người được 12.000 đồng/ngày. Thu nhập một năm mỗi người dân ở nông thôn chỉ được 4,2 triệu đồng, tương đương với 200 USD/năm. Nếu đem so sánh mức thu nhập của người nông dân Việt Nam với các nước trong khu vực thì chúng ta càng xót xa hơn về bức tranh nghèo của người nông dân.
Đề đền ơn đáp nghĩa nghĩa người có công với nước, mỗi Bà mẹ Việt Nam anh hùng được 3 triệu đồng. Thử làm một phép tính đơn giảm, tôi cảm thấy nhói lòng, vì tiền đền ơn đáp nghĩa cho 867 Bà mẹ Việt Nam anh hùng chỉ bằng một năm tiền lương của ông giám đốc Lê Thanh Sơn.
Ai cũng biết, để được phong anh hùng, mỗi bà mẹ phải có ba con liệt sỹ, 867 Bà mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh 2. 601 đúa con dứt ruột đẻ ra. Ôi , tiền tri ân máu xương cho ngần ấy anh hùng , liệt sỹ bỏ mình vì nước chỉ bằng một năm lương của một kẻ không tốn một giọt mồ hôi trong cuộc chiến tranh!
Lê Thanh Sơn, Trần Trọng Huệ,Nguyễn Nhật Tấn, Nguyễn Hữu Phán…và những người lương khủng có bao giờ suy nghĩ như vậy không nhỉ? Họ có nghe tiếng réo gọi của linh hồn những người lính đã ngã xuống trên các chiến trường suốt ba cuộc chiến tranh để giành cái ghế cho họ ngồi hôm nay?
Không, chắc chắn là không, bởi hiện tại sờ sờ trước mắt họ còn chẳng nhìn, nói gì quá khứ !
Hiện thực sờ sờ trước mắt họ là những công nhân treo mình trên ngọn cây để cắt tỉa cạnh đường dây điện cao thế nguy hiểm chết người, là những người cắm mặt xuống đất trồng từng bụi cỏ, hoặc nhặt rác công viên. Hiện thực sờ sờ trước mắt họ là những công nhân rúc đầu dưới cống thoát nước moi từng sô bùn đen hôi thối lẫn rác thải, xác động vật,mảnh chai , kim chích. Những công nhân dầm mình trong môi trường ô nhiễm độc hại đó, làm việc không kể ngày chủ nhật,bàn tay lấm bùn cầm miếng bánh mì ăn vội, hoặc và chén cơm bụi, uống ly trà , mà lương của chỉ bằng 5% lương của những giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị, kế toán trưởng đi xe hơi, ở biệt thư,dự những bữa tiệc chừa mứa rượu ngon gái đẹp.
Trần Trọng Huệ, chủ tịch hội đồng quả trị Công ty chiếu sáng công cộng nói : “Tôi khẳng định tổng quỹ lương không dư đồng nào từ ngân sách, mà là kết quả các hợp đồng kinh tế làm được và đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nhà nước. Lương cao mà vi phạm thì tôi chịu trách nhiệm, còn đằng này tôi không xâm phạm đồng nào cùa nhà nước!” Còn Lê Thanh Sơn, giám đốc công ty thoát nước thì bảo : “ Lãnh đạo công ty chỉ suy nghĩ đơn giản nếu ăn nên làm ra thì sẽ được hưởng mức lương tương xứng!”(Nguồn báo Người Lao Động)
Ô hay, các ông là ai mà nói năng kiểu Chí Phèo như vậy? Nên nhớ,các ông là những đảng viên ưu tú, đã và đang nghiêm chỉnh thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ chính trị, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó “Cần , kiệm, liêm , chính chí công vô tư” là điểm nhấn quan trọng nhất. Đó là về lý tưởng và phạm trù đạo đức. Còn về pháp luật, nên nhớ rằng,công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về lĩnh vực công ích của các ông , do nhà nước làm chủ sở hữu,100% vốn của nhà nước . Năm 2011, ngân sách nhà nước tại thành phố Hổ Chí Minh chi 1.200 tỷ cho các công trình công ích,các ông kêu thiếu , năm 2012 phải chi tăng gấp đôi, 2.500 tỷ đồng. Vậy mà đèn đường vẫn nhập nhòa sáng tối, cây xanh vẫn gãy đổ gây chết người, cống rãnh ứ đọng hôi thối và mỗi trận mưa đường phố biến thành sông! Nghĩa vụ đối với nhà nước mà ông Trần Trọng Huệ nói đã hoàn thành là như vậy sao?
Nếu các ông bà làm ăn có lời thật, thì thử hỏi : Vốn ở đâu? Tư cách pháp nhân nào? Và ai bỏ sức lao động ra?
Câu trả lời không khó: Vốn nhà nước rót xuống. Tư cách pháp nhân nhà nước độc quyền, không phải cạnh tranh với ai. Còn sức lao động bóc lột của công nhân.
Theo thanh tra, hơn 750 công nhân ở bốn công ty : Công trình công cộng, Công viên cây xanh, Chiếu sáng công cộng , Thoát nước, làm việc thường xuyên nhưng họ không được ký hợp đồng dài hạn, mà chi được ký hơp đồng mùa vụ ba tháng. Mức lương của người ký hợp đồng mùa vụ chỉ bằng 20% mức lương người được ký hợp đồng lao động thường xuyên. Họ lại không có bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chính sức lao động ấy và khoản tiền trốn bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đã tạo nên cái “Qũy lương ngoài ngân sách” của các doanh nghiệp kể trên
Các ông Trần Trọng Huệ, Lê Thanh Sơn , và Trần Thiện Hà đều nói rằng, cán bộ công nhân viên trong cộng ty nhất trí ,đồng thuận, tự nguyện chia mức lương như vậy. Thật không biết ngượng mồm! Thử hỏi có người lao động nào tự nguyện chia cho lãnh đạo mức lương cao ngất ngưởng , trong khi bản thân mình vất vả , cực khổ như trâu cày, chỉ được mấy đồng lương chết đói và bị tước mất quyền chữa bệnh , nghỉ hưu?
Mà cho dù những người công nhân do mê muội hoặc khiếp nhược vì miếng cơm manh áo cắn răng chịu nỗi bất công,thì các ông bà cán bộ, đảng viên lãnh đạo phải giữ vững quan điểm lập trường, đạo đức cách mạng và kỷ cương phép nước chứ.Tôi tin chắc không một kế toán trưởng nào có thể quên điều 7, Nghị định 50/2013 của Chính phủ : Không được sử dụng quỹ tiền lương của người lao động trả cho thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch , phó chủ tịch, Giám đốc , phó giàm đốc, kiểm soát viên và kế toán trưởng công ty. Họ cũng không được quên Nghị định 205, 206 về khống chế mức lương trần cùa lãnh đạo các công ty trách nhiêm hữu hạn một thành viên. Vậy mà các vị bất chấp tất cả,đạp lên tiêu chuẩn đạo đức tối thiểu,phá bung kỷ cương để thỏa mãn lòng tham.
Hãy nhìn thẳng vào sự thật, đừng quanh co dối trá! Bằng những bản hợp đồng lao động mùa vụ thay hợp đồng lao động thường xuyên , giám đốc các ty kể trên đã bóc lột sức lao động của công nhân và tham nhũng tiền bảo hiềm xã hội và bảo hiềm y tế của nhà nước. Ông Lê Mạnh Hà, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã phát biểu trên Đài truyền hình trung ương : “ Phẫn nộ nhất là họ đã tước đoạt quyền lợi chính đáng cùa người lao động!” Còn ông Lê Hoàng Quân , chủ tịch thành phố này, thỉ nói : “ Cái tội của các anh lớn lắm! Các anh bớt thu nhập của người lao động làm giàu cho lãnh đạo. Làm như thế là sai hoàn toàn cà về quan điểm lẫn đạo đức . Tội này phải trị tới nơi, không phải cứ trả tiền là xong!”
Cái tội ông Lê Hoàng Quân nói phải trị tới nơi là tội gỉ? Đó là tội “Cố ý làm trái quy định quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo điều 165 BLHS, tội “ Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình quản lý” và tội “Tham ô tài sản” theo điều 278 BLHS.
Nhưng liệu có sử nghiêm, trị tới nơi như ông Lê Hoàng Quân nói?
Tôi cảm thấy băn khoăn, vì trên ông Lê Hoàng Quân nói vậy, dưới ông lại hạ thấp giọng xuê xoa : “ Thật ra những công ty này cũng có sáng kiến. Căn cứ quy định , ban quản lý nào làm ra lợi nhuận cao thì cũng được hường xứng đáng nên xử lý cũng phải có lý có tình”.
Thái độ của ông Lê Hoàng Quân,khiến tôi nhớ lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : “Lấy cảnh báo, cảnh tỉnh , giáo dục , răn đe , ngăn chặn , trên tinh thần đồng chí thương yêu nhau là chính!” và “ Không phải cứ kỷ luật là tốt. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối! Mai kia là ân oán, thù hằn, đối phó, thành phe phái rối nội bộ. Phải khoan dung , đó là phần nhân văn đặc thủ của Viết Nam!”
Tôi lại nhớ ,không phải bây giờ mới lộ chuyện lương khủng, mà từ năm ngoái, năm kia báo chí đã công khai mức lương khủng của các vị lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN), lương bình quân của công ty mẹ là 14.105.000 đồng, khối truyền tải 11.103.000 đồng, dưới đơn vị 6.765.000 đồng, trong khi các thành viên hội đồng quàn trị có mức lương bình quân 37.000.000 đồng, và ông chù tịch Đào Văn Hưng 51triệu đồng một tháng, 663 triệu một năm. Tại Petrolimex,ông Bùi Ngọc Bảo, chủ tịch hội đồng quàn trị nhận lương 70 triệu đồng tháng, 910 triệu đồng năm. Tại Công ty vàng bạc đá qúy Phú Nhuận, bà Cao Thị Ngọc Dung , Tổng giám đốc, có mức lương 121 .000.000 đồng tháng, 1,7 tỷ đồng một năm. Và đặc biệt ông Nguyễn Đức Vinh, tổng giám đốc Techcombank có mức lương gần 20 tỷ một năm.
Nhận mức lương cao ngất như vậy, nhưng Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN đứng đầu danh sách 13 doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, với con số 38.104 tỷ đồng và Tập đoàn xăng dầu Viêt Nam Petrolimex đứng vị trí thứ nhì 2.390 tỷ.
Tất cả đều đã được lãnh đạo sáng suốt, nhân hậu, rất thông cảm sâu sắc cho ‘hệ thống lợi ích’, hết lòng, hết sức quan tâm, với lý giải xoa dịu: “Trong tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, giúp nhau…Cảnh tỉnh, cảnh báo, giáo dục , răn đe”, rồi ‘noi gương Phạm Văn Đồng’: “Không kỷ luật ai cả!”… “Nếu kỷ luật hết, lấy ai mà làm việc”…(!?).
Lương khủng của mấy cán bộ lãnh các công ty nhà nước vừa lộ ra chỉ là phần nổi của tảng băng khổng lồ. Nó chả thấm vào đâu với những “tảng băng chìm”.
Chả ai ngây thơ tin rằng, ông Lê Hoàng Quân chỉ sống bằng mức lương 11 triệu đồng một tháng , chỉ bằng một phần hai mươi lương giám đốc Lê Thanh Sơn, như ông bộc bạch cùng báo chí. Bởi thế, trong khi ôm cầm “lòng tin chiến lược”, cũng đừng phí phạm niềm tin, rằng những kẻ tước đoạt quyền lợi của công nhân lấy lương khủng làm giàu, bị “trị tới nơi”, như ông Lê Hoàng Quân nói. Nhưng có điều: “Ai trị nó? Dám trị hay không? Trị nó rồi, (bản thân) mình được yên à? Đã quá rõ những ván cờ ‘che mành’ Domino quyền lực và quyền lợi!
M.D
No comments:
Post a Comment