Monday, July 6, 2015

Lao Động Việt - Lê Thị Công-Nhân

(LĐV trích từ bài của LS Lê Thị Công Nhân)
Đình công là quyền của người lao động được không làm việc mà vẫn được bảo toàn quyền lợi trong thời gian này, nhằm gây thiệt hại kinh tế nhất định cho bên chủ hoặc cho bên thứ ba, khi quyền lợi của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
ENGLISH summary: In this paper, Ha Noi lawyer Le Thi Cong Nhan analyze Viet Nam Labor Law show that the law both in real life and on paper prohibit workers strike. For example paragraph 174b say that if a factory has more than 300 workers, not 1/2 but 3/4 workers must sign paper agree strike otherwise strike is illegal. To get even 1/2 to sign is impossible because the boss does not allow to walk around get signatures. To get 3/4 is worse than impossible.
Đình công là quyền của người lao động được không làm việc mà vẫn được bảo toàn quyền lợi trong thời gian này, nhằm gây thiệt hại kinh tế nhất định cho bên chủ hoặc cho bên thứ ba, khi quyền lợi của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị xâm hại.
Nhưng Nhà nước đặt ra luật quy định thủ tục đình công rất nhiêu khê và bất khả thi. Còn công đoàn nhà nước thì dưới sự chỉ đạo của đảng cộng sản. Do vậy, gần như không có cuộc đình công nào là hợp pháp tại Việt Nam:
Bộ luật lao động quy định rằng phải qua 2 bước hoà giải tại Hội đồng hoà giải cơ sở, và sau đó lên Trọng tài lao động cấp tỉnh. Sau đó, mới kiện tiếp ra Toà hoặc đình công (điều 170, 171).
Luật lại quy định trong 17 ngày từ ngày nộp đơn phải đã có chữ ký của hơn 1/2 số lao động (điều 174b). Chủ nhân nào cho phép việc thu thập chữ ký diễn ra trong doanh nghiệp mình?
Nếu doanh nghiệp có hơn 300 nhân công, điều 174b đòi số chữ ký không phải 1/2 mà là 3/4.
Quy định thủ tục khó khăn cho người lao động, nhưng luật lại không chế tài Hội đồng hoà giải và Trọng tài lao động nếu không hoà giải trong thời hạn. Do vậy, họ làm việc chậm chạp, thiếu trách nhiệm.
Nếu 1 công nhân bị xúc phạm danh dự nặng nề, thì giới công nhân lẽ ra phải có quyền đình công, nhưng theo luật thì chỉ tranh chấp lao động tập thể mới được đình công. Điều này trái với quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế.
Khi Toà án phán quyết rằng một cuộc đình công là bất hợp pháp, thì những ai đình công trở thành phạm pháp. Họ bị cắt lương, thậm chí là sa thải. Giới chủ còn có thể quy kết họ “tự ý bỏ việc” để sa thải họ một cách “đúng luật” (điểm c khoản 1 điều 85).
LTCN

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

No comments:

Post a Comment