Chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị vũ khí đến tận răng, đổ bộ vào khu đất, bị bà con ngăn cản. Họ dùng biện pháp đánh kín, dùng dùi cui thọc vào mạng sườn, mấy người dân bị ngất phải đưa đi cấp cứu, chân họ đi giày công vụ cố tình xéo lên chân các cháu nhỏ. Những ai có máy quay phim giơ ra chụp họ thì bị họ giật... Cho đến 9h sáng ngày 4/7/2013, họ đã dùng bọn xã hội đen dùng axit tạt vào bà Đỗ Thị Thiêm...
*
Trước sự đấu tranh mạnh mẽ của người dân Trịnh Nguyễn, không cho xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay tại khu dân cư chính quyền địa phương đã dùng rất nhiều thủ đoạn để đối phó với bà con.
Ngày 10/10/2011, khoảng 3h sáng họ lén lút điều 2 ô tô chở vàng mã đến khu đất cưỡng chiếm thắp hương động thổ. Sáng ra người dân hỏi họ, họ nói đi tìm mộ. Đến 6h sáng họ mang vào chùa thắp hương.
7h cùng ngày họ đưa các lực lượng chức năng đến giải ngân tại nhà văn hóa, từ ngày 10-15/10/2011 nhưng không một ai ra lấy tiền.
Tiếp đến đợt 2 từ ngày 15-20, họ mang tiền ra ủy ban nhân dân phường Châu Khê nhưng cũng không ai lấy tiền.
Những ngày sau đó, họ dùng biện pháp đi vận động các nhà có đảng viên, các nhà có xưởng sản xuất để đe dọa, nếu không lấy tiền sẽ ra khỏi đảng hoặc sẽ cắt điện sản xuất. Ở trường hợp này coi như "bất khả kháng", một số hộ dân có xưởng sản xuất phải lấy tiền đền bù. Có những trường hợp có con đi làm ở cơ quan nhà nước, họ đe dọa sẽ đuổi việc nếu không lấy tiền đền bù.
Tháng 9/2012, chính quyền đã khai trừ 1 số đảng viên ra khỏi đảng vì đã không nhận tiền đền bù, trong đó có bà Ngô Thị Đức. Bà là vợ liệt sĩ 47 năm tuổi đảng, sau khi ông hy sinh, bà đã ở vậy thờ chồng nuôi con. Quyết định khai trừ bà ra khỏi đảng vào ngày 24/9/2012
Đặc biệt ngày 16/11/2012, ông chủ tịch phường Châu Khê Đỗ Văn Hiền dẫn đầu đoàn cưỡng chế, cho công an đánh bà Cao Thị Lụa vợ liệt sĩ bị chảy máu đầy mặt, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu. Sự việc này chính quyền phủi tay vô trách nhiệm.
Đến trung tuần tháng 4, sang tháng 5/2013, họ liên tục phát loa với tiêu đề xây dựng nhà máy xử lý nước thải từ sáng cho đến khuya , công an vào làng chụp ảnh khủng bố người dân.
Ngày 17/5/2013, công an bộ đội vây làng áp sát đe dọa người dân. Những nhà nào nhận tiền đền bù rồi hoặc nhà có đảng viên, họ ép phải để cho công an bộ đội ăn ở tại những nhà dân nói trên, mục đích để theo dõi, vận động, phân tán người dân, làm cho người dân vô cùng khiếp sợ.
Ngày 14/6/2013, tổ cưỡng chế cùng xã hội đen vào làng, vừa vận động vừa đe dọa, Họ đưa lực lượng vào khu đất cưỡng chiếm nhưng đã bị bà con ngăn cản bằng cách ngồi chật kín như nêm, không cho họ đi qua.
Ngày 16-6-2013 chính quyền đã chỉ thị đến các trường tiểu học, phổ thông trung học. Các hiệu trưởng và giáo viên chủ nhiệm quán triệt không cho các cháu tham gia giữ đất cùng bà con, nếu cháu nào tham gia giữ đât sẽ bị hạ điểm hoặc đuổi học. Sự việc này cho thấy chinh quyền đã không từ thủ đoạn nào.
Tôi nhớ cách đây 1 tháng truyền hình VTV1 đưa tin thời sự lúc 19h: "Theo quyết định của thủ tướng chính phủ, năm học 2012-2013 sẽ đưa giáo trình chống tham nhũng vào giảng dậy cho các cháu". Vậy quyết định của thủ tướng và các hành xử của chính quyền có mâu thuẫn với nhau không đây.
Cùng ngày đó, ông Đỗ Viết Lượng phát biểu trên truyền hình nói rằng ông ủng hộ đường lối chủ trương của đảng xây dựng nhà máy xử lý nước thải ngay khu dân cư. Kịch bản này quá quen thuộc đối với những người biểu tình yêu nước và những nhà bất đồng chính kiến. Ngay sau đó chính quyền thưởng ông Đỗ Viết Lượng 6 triệu đồng (tôi có hỏi bà con sao biết ông Đỗ viết Lượng được thưởng 6 triệu đồng, bà con trả lời: "Vợ chồng ông Lượng chia tiền không đều nên cãi chửi nhau, thông tin bị lộ ra ngoài nên bà con biết").
Đỉnh điểm chiều ngày 18/6/2013, chính quyền đã huy động một lực lượng cảnh sát cơ động, trang bị vũ khí đến tận răng, đổ bộ vào khu đất, bị bà con ngăn cản. Họ dùng biện pháp đánh kín, dùng dùi cui thọc vào mạng sườn, mấy người dân bị ngất phải đưa đi cấp cứu, chân họ đi giày công vụ cố tình xéo lên chân các cháu nhỏ. Những ai có máy quay phim giơ ra chụp họ thì bị họ giật (sự việc này chúng tôi đã ghi lại và có nhân chứng).
Chiều ngày 19/6/2013, ông phó chủ tịch phường Trần Văn Thắng dẫn đầu đoàn cưỡng chế tiến vào khu đất, lại bị bà con ngăn cản. Ông Trần Văn Thắng lấy lý do đưa đoàn vào để thu giữ các cờ đỏ sao vàng, cờ búa liềm vì bà con cắm sai nơi quy định, bà con có hỏi lại ông Thắng “cắm như nào thì mới đúng quy định, ông có văn bản cắm cờ ở đây không? Tất nhiên là ông Thắng không trả lời được.
18h30 cùng ngày ông mới chịu rút quân.
Liên tiếp trong những ngày 20, 21, 22/6, loa phát thanh của phường phát chính quyền sẽ cải tạo đê để phục vụ bà con tránh bão lụt. Ngay sau đó họ dùng các xe ben suốt ngày đêm đổ cát xuống chân đê, về phía ruộng của bà con canh giữ. Bà con nghi vấn: tại sao chính quyền chỉ dùng cát đắp thân đê? Từ trước đến nay có đắp đê bằng cát bao giờ đâu?
Họ làm ngày làm đêm, chưa bao giờ họ làm việc trách nhiệm, “lo cho dân” như thế này. Ngay ngày hôm sau có người hỏi ông Trần Văn Thắng văn bản cải tạo đê của chính quyền đâu, cho chúng tôi xem, ông Thắng trả lời người dân không đủ thẩm quyền. Người dân nói chính sách của đảng và nhà nước đề ra “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” tại sao anh bảo chúng tôi không đủ thẩm quyền? Ông Thắng không trả lời bèn quay mặt đi nơi khác đánh trống lảng.
Từ những nghi ngờ có cơ sở nêu trên, bà con đã nhóm họp với nhau lại đặt ra rất nhiều giả thiết. Cuối cùng đi đến kết luận, muốn xâm nhập vào khu đất của bà con, họ phải dùng một lượng cát rất lớn, khi đã đủ số lượng cát, họ sẽ nhằm vào đêm mưa to gió lớn, khi bà con mất cảnh giác, họ sẽ dùng xe ủi để mở đường, xung quanh ruộng họ sẽ chắn hàng rào, dây thép gai, đố ai mà vào được. Nếu ai gỡ hàng rào mà vào, họ sẽ quy cho tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa. Từ những nhận định như trên, bà con đã triển khai ngay lập tức, không cho xe chở cát vào. Ông Trần Văn Thắng lại tiếp tục dùng loa ra rả vận động bà con tránh ra để đưa xe chở cát vào thi công nhưng bà con nhất định không ra (sự việc này không thấy họ đưa lên TV, họ sợ xấu hổ với nhân dân cả nước). Việc này họ đã bị thất bại.
Rạng sáng ngày 24/6/2013, lợi dụng đêm mưa to gió lớn, chính quyền đã huy động lực lượng chặt hết các cành cây dưới chân đê không cho bà con ngồi dưới bóng mát canh giữ đất. Họ để 5 chai axit cực mạnh để đe dọa khủng bố người dân.
Mấy ngày sau trên truyền hình cả nước, ông quỹ chủ tịch xã Từ Sơn phát biểu, trong đó có câu“Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý khu đất Trịnh Nguyễn đến tận cùng, chúng tôi sẽ không dùng lực lượng công an, chỉ vận động tuyên truyền thuyết phục bà con” . Từ câu nói này của ông chủ tịch, bà con đã cảnh giác. Quả nhiên những ngày sau đó họ đã cho xã hội đen vào làng, dùng những tên chỉ điểm chỉ mặt những người nào chống đối. Đây là một hành động không có gì mới, bà con vẫn không sợ.
Ho tiếp tục đổi chiến thuật "CỞI NÚT DÂY". Họ âm thầm đến từng nhà vận động ép bà con nhận tiền đền bù, bà con khóa cổng ngoài không cho họ vào, nếu họ vào đột xuất không kịp khóa cổng. nếu để cho họ cởi được 23 nút dây, coi như họ đã thành công, công việc canh giữ của bà con sẽ trở thành công cốc. Bà con báo những nhà hàng xóm xung quanh đến để phản đối cách làm mờ ám của họ.
Cho đến 9h sáng ngày 4/7/2013, họ đã dùng bọn xã hội đen dùng axit tạt vào bà Đỗ Thị Thiêm khi bà đến nhà mẹ đẻ ở 88 đường Yên Phụ Hà Nội (xin nói thêm bà Thiêm là người đứng đầu đơn, bà là người rất kiên cường và can đảm, có thể nói bà là thủ lĩnh tinh thần bà con nhân dân Trịnh Nguyễn nên bọn chúng nhắm vào bà với ý đồ đánh rắn dập đầu. Tại bệnh viện tôi có hỏi bà: “Sự việc này bà có nghi ai không?” Bà không đắn đo khẳng định “sự việc này có bàn tay của chính quyền chỉ đạo trả thù tôi vì trước hôm tôi gặp nạn họ gây sức ép với tôi, thuyết phục tôi rút đơn, đe dọa tôi hàng ngày, tôi đi đến đâu họ luôn luôn cử người theo dõi”. Từ những điều nêu trên cho thấy chính quyền đã không từ 1 thủ đoạn nào dùng mọi cách nhưng vẫn không khuất phục được bà con cuối cùng họ phải dùng một cách hèn hạ, bỉ ổi, độc ác, dã man nhât đối với bà Đỗ thị Thiêm.
Không biết sau này họ còn sử dụng những trò bẩn thỉu, dã man như thế nào nữa.
No comments:
Post a Comment