Báo chí đưa tin vào ngày 25 tháng 7, 2013 sắp tới, chủ tịch nhà nước Việt Cộng là Trương Tấn Sang sẽ đi sang Washington D.C., Mỹ Quốc, để gặp tổng thống Obama tại tòa Bạch Ốc. Đây là chuyến thăm Mỹ cấp cao lần thứ ba của Việt Nam. Hai lần trước là do lời mời của tổng thống tiền nhiệm, tổng thống George W. Bush đã đón thủ tướng Phan Văn Khải và chủ tịch Nguyễn Minh Triết trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ.
Cũng vào hai lần trước, điều chưa từng xẩy ra với những nguyên thủ của bất cứ quốc gia nào trên thế giới nhưng đã xẩy ra với lãnh đạo Việt Nam khi đến Hoa Kỳ. Đó là thủ tướng và chủ tịch nước Việt Nam, Phan Văn Khải và Nguyễn Minh Triết đã phải đi bằng cửa sau của toà Bạch Ốc để vào gặp tổng thống George W. Bush. Lý do là để tránh sự đối đầu với rừng người biểu tình và những lá cờ vàng ba sọc đỏ do các phái đoàn người Việt quốc gia đến từ các tiểu bang trên nước Mỹ đang đợi sẵn tại cửa trước.
Sự việc phải đi vào Nhà Trắng bằng cửa sau nói trên, lần này được tiên đoán là cũng sẽ xẩy ra với chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang. Đây là một sự kiện sỉ nhục đối với một lãnh đạo quốc gia nhưng nó lại là điều mà lãnh đạo Cộng sản phải đồng ý để tránh đi những vấn đề đáng tiếc có thể xẩy ra do sự phẫn nộ của các cộng đồng người Việt hải ngoại trước những tội ác và đau khổ mà đảng Cộng Sản Việt Nam đã, và đang gây ra cho dân tộc và đất nước Việt Nam.
Từ hai thập niên qua trong mục tiêu vừa triệt tiêu làn sóng chống đối của người Việt quốc gia tại hải ngoại, vừa xử dụng được người Việt hải ngoại như một đầu cầu để giúp cho chế độ đi vào sinh hoạt thế giới, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Việt Nam, qua nghị quyết 36, đã đề ra những chính sách chiêu dụ, kêu gọi người Việt hải ngoại “Quên Đi Quá Khứ, Hướng Tới Tương Lai”. Biết bao nhiêu tiền của và nhân lực đã được chế độ cộng sản đổ ra hải ngoại trong ý đồ chia rẽ cộng đồng và lôi kéo người Việt tự do vào những sinh hoạt phục vụ cho nhà nước cộng sản. Những nỗ lực này của cộng sản có lôi kéo được một số tay sai, tuy nhiên vẫn không đủ sức để hủy bỏ được quyết tâm chống cộng cũng như ý chí đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ của các cộng đồng người Việt trên thế giới.
Sự kiện người Việt hải ngoại cương quyết không chấp nhận chế độ cộng sản là dựa trên những kinh nghiệm bằng máu và nước mắt của dân tộc dưới chế độ cộng sản từ ngày chế độ này được thành lập trên đất nước. Nó cũng đến từ thực tế của đời sống dân tộc ngày hôm nay dưới chế độ.
“Bóc lột, băng đảng, đĩ điếm, xa đoạ, vô nhân tính, đồi trụy, phi văn hóa, cướp đoạt, luật rừng, bạo lực thống trị, hèn với giặc ác với dân, đàn áp người yêu nước, bóp nghẹt thông tin, vân vân.” Đó là những hình ảnh và ấn tượng trong chế độ Việt cộng ngày hôm nay được mô tả bởi người dân trong nước qua nhiều phương tiện thông tin, để mọi người bên ngoài hiểu được bản chất của chế độ cộng sản biến thái và thấy được những con người xã hội chủ nghĩa đồi tệ do bác và đảng kiến tạo ra.
Những sự kiện trên đã đánh thức lương tâm con người, đã khiến những người trẻ Việt Nam không sợ sệt giành lấy quyền của mình, đẩy lãnh đạo chế độ vào thế bị động phản ứng bằng bạo lực trấn áp. Bên cạnh những thế hệ đàn anh đấu tranh cho đất nước, tuổi trẻ Việt Nam đã xuất hiện những Lê Chí Quang, Nguyễn Vũ Bình, Phạm Hồng Sơn, rồi đến những Nguyễn Văn Đài, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đỗ Thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương. Giòng đấu tranh dân tộc gần đây lại tiếp nối bằng những Việt Khang, Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Phương Uyên, Đinh Nguyên Kha. Và biết bao nhiêu người khác nữa, tuy ở những lãnh vực giới hạn hơn quanh việc bảo vệ quyền lợi, đất, nhà, và vườn ruộng của mình.
Trước những hình thái đấu tranh đủ mặt đủ loại, và từ đủ mọi thành phần quần chúng đang diễn ra, những lãnh đạo CS biến thái không thể nào tránh khỏi ngày bị hất tung khỏi ghế quyền lực. Với sự sụp đổ của chế độ thống trị trấn lột này, người Việt hải ngoại sẽ cùng bắt tay với người trong nước để xây dựng một đất nước ổn định, con người đối xử với nhau bình đẳng, tự do mưu cầu hạnh phúc cho mình nhưng không phá bỏ cơ hội của người, không có chỗ cho thú tính phát triển khiến xã hội biến thành một trại thú hoang dã mà lẽ phải là móng sắc, vuốt nhọn như hiện nay.
No comments:
Post a Comment