Dân biểu EU yêu cầu gia tăng áp lực với Hà Nội về nhân quyền
34 dân biểu Châu Âu vừa gửi thư tới đại diện cao cấp phụ trách đối ngoại của EU về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam.
Những người tham gia ký tên trong lá thư nói trong dòng đầu lá thư rằng mục tiêu của họ là "để bày tỏ mối quan ngại về tình trạng nhân quyền ngày càng xấu đi tại Việt Nam."
Lá thư đề ngày 11/7/2013, được gửi đến bà Catherine Ashton, Đại diện cao cấp phụ trách an ninh-đối ngoại, kiêm Phó Chủ tịch Ủy hội Châu Âu, yêu cầu bà kêu gọi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân lương tâm, đẩy mạnh vai trò của Châu Âu trong việc hỗ trợ xã hội dân sự tại Việt Nam đồng thời thúc giục chính phủ Việt Nam cải tổ hệ thống luật pháp.
"Trong năm nay đã có khoảng 50 nhà bảo vệ nhân quyền và đấu tranh dân chủ bị kết án và bị tù tội. Họ đã phải hứng chịu việc bị bắt giữ tùy tiện, đe dọa, thẩm vấn và bị tước đoạt quyền hợp pháp cá nhân," thư viết.
"Chính quyền vẫn tiếp tục giới hạn quyền thực thi tôn giáo và đàn áp các tổ chức tôn giáo độc lập. Đại diện của nhiều nhóm tôn giáo tại Việt Nam đang bị buộc phải từ bỏ tín ngưỡng, bị tịch thu hoặc bị đập phá tài sản nhà thờ, và một số trường hợp còn bị bỏ tù."
Lá thư cũng cáo buộc chính quyền Hà Nội đang "tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luân và kiểm duyệt mạng."
Dân biểu Quốc hội EU yêu cầu trả tự do cho các tù nhân chính trị bao gồm
"Mặc dù đã có nhiều lời kêu gọi từ cộng đồng quốc tế, trong đó có Quốc hội Châu Âu, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn tiếp tục giới hạn quyền tự do ngôn luận và kiểm duyệt mạng," thư viết.
"Họ nhằm vào các hoạt động trên mạng bằng cách phát tán mã độc để theo dõi người sử dụng mạng, ngăn chặn không cho truy cập vào các trang mạng, và hỗ trợ cho việc tấn công vào các trang mạng tiếng Việt hoạt động bên ngoài lãnh thổ Việt Nam."
Các dân biểu Châu Âu cũng cho rằng Việt Nam là nước đang "chứng kiến một sự đổ vỡ về pháp trị".
"Các nhà đấu tranh cho nhân quyền bị bắt bớ với những cáo buộc mơ hồ, thường là dựa trên các điều luật hình sự về tội "lật đổ chính quyền nhân dân", "tuyên truyền chống đối nhà nước".
"Bên cạnh đó, luật pháp Việt Nam cho phép "giam giữ hành chính" mà không cần đem ra xét xử. Đã có những trường hợp mà chính quyền cáo buộc các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng với tội danh phi chính trị, ví dụ như "trốn thuế".
34 vị dân biểu ký tên trong thư yêu cầu đại diện cao cấp của Liên minh Châu Âu phải:
- Kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị tại Việt Nam
- Thúc đẩy vai trò của Liên minh Châu Âu trong việc thúc đẩy xã hội dân sự tại Việt Nam.
- Thúc giục chính phủ Việt Nam cải cách pháp luật cũng như rút lại các điều khoản trong Bộ luật hình sự sử dụng để bắt bớ tùy tiện những nhà vận động nhân quyền.
- Đẩy mạnh việc đưa vấn đề nhân quyền vào các cuộc đối thoại với Việt Nam.
No comments:
Post a Comment