Saturday, September 17, 2016

Dự án thép Cà Ná và những câu hỏi ??? - Mặc Lâm, biên tập viên RFA





Sau thảm họa Formosa người dân trở nên dị ứng với tất cả các dự án mà môi
trường bị de dọa, trong đó dự án nhà máy thép tại Cà Ná đang được Tôn Hoa
Sen vận động thực hiện khiến cả nước rúng động vì ám ảnh bởi những gì mà
Formosa đang để lại. Chuyên gia các lĩnh vực kinh tế, tài chánh, môi trường
lẫn luật pháp đều nhập cuộc với các câu hỏi đặt ra cho chính phủ về dự án
này.
*Tại sao đưa Tôn Hoa Sen vào quy hoạch?*

Đó là câu hỏi mới nhất mà dư luận lẫn các chuyên gia đưa ra sau khi ông
Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho
biết việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước và ngay cả
khi Ninh Thuận không đề xuất Hoa Sen làm, dự án vẫn sẽ được đưa trở lại quy
hoạch.

Một trong những phản ứng đến từ TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Ông Kiêm đưa ra câu hỏi tại sao Bộ Công Thương lại ra
quyết đưa dự án thép của Hoa Sen vào quy hoạch trong khi trên thế giới tình
hình sản xuất thép đang ứ đọng.

Tiếp đến, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ
tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên
cứu của Thủ tướng cho biết nhận xét của bà vể quy hoạch “trái mùa” này:

Quy hoạch mà vẫn bám vào quy hoạch đã đưa ra cách đây 10 năm thì đã là một
điều hoàn toàn không hơp lý bởi vì quy hoạch đưa ra cách đây 10 năm đó là
áp dụng kinh tế vào lúc đó chứ còn vào lúc này khi má thị trường thép cả
thế giới đã có sự dư thừa.
-Phạm Chi Lan

*“Quy hoạch mà vẫn bám vào quy hoạch đã đưa ra cách đây 10 năm thì đã là
một điều hoàn toàn không hơp lý bởi vì quy hoạch đưa ra cách đây 10 năm đó
là áp dụng kinh tế vào lúc đó chứ còn vào lúc này khi má thị trường thép cả
thế giới đã có sự dư thừa công suất cực kỳ lớn, đặc biệt sự dư thừa đó đang
xuất hiện khắp Việt Nam và hôm nay thép Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam
như thế nào, gây điêu đứng như thế nào cho các công ty thép đã có tại Việt
Nam thì điều đó ai cũng biết rõ.”*
*Năng lực tài chánh của Hoa Sen?*

Khi ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoa Sen tuyên bố rằng sẽ
đầu tư vào dự án nhà máy thép Cà Ná gần 11 tỷ đô la, giới hoạt động tài
chánh ngay lập tức đặt câu hỏi ông ấy sẽ lấy tiền từ đâu khi mà số vốn của
Hoa Sen chỉ vỏn vẹn chưa tới 3.000 tỷ và ngân hàng Công thương là nơi duy
nhất hứa cho vay 500 triệu đô la, tức chỉ bằng 1 phần 20 số vốn cần thiết
cho dự án.

Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chính Invest Consult nhận
xét:

*“Chắc chắn năng lực tài chính của Tôn Hoa Sen không đủ để làm một dự án
như thế này. Thậm chí huy động vốn trên thị trường Việt Nam thôi cũng không
đủ để triển khai dự án cỡ như Cà Ná, cho nên vấn đề tài chính của Tôn Hoa
Sen phải nói rằng là vấn đề lớn đòi hỏi phải nghiên cứu rất kỹ chiến lược
hay cách thức của tập đoàn Tôn Hoa Sen cho dự án này.*

*Nghiên cứu tài chính của dự án này tức là nghiên cứu triển vọng thành công
của dự án. Không có tiền thật đã khó, có tiền thật chăng nữa cũng rất khó
bởi vì nó đưa ra trong một thời kỳ không thuận lợi và trong giai đoạn mà xã
hội Việt Nam đòi hỏi rất khắc khe bảo vệ môi trường. Cho nên gọi vốn cho dự
án này là việc không hề dễ.”*

Theo cách nói của ông Lê Phước Vũ thì người ta đoán rằng số tiền này sẽ đến
từ Trung Quốc song song với trang thiết bị mà ông Vũ khẳng định chỉ có thể
mua của Trung Quốc mới có lời.
*Máy móc lạc hậu vào Việt Nam bằng cách nào?*

Về câu hỏi tại sao Tôn Hoa Sen nhập máy móc của Trung Quốc liệu ai là người
sẽ kiểm soát các thiết bị này cho phù hợp với quy định của Bộ Công thương.
GS Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Công nghệ và Khoa học cho biết kinh nghiệm
của ông về việc này:

*“Trong quy trình duyệt dự án trong lúc tôi còn làm việc thì Bộ Công nghệ
là một trong các bộ phải có chữ ký về máy móc công nghiệp. Có chữ ký thì
nghiệm thu mới bắt đầu. Khi tôi làm có luôn phần môi trường nữa bây giờ nó
đã tách ra cho Bộ Tài nguyên Môi trường. Có một điều là quy định của pháp
lý về vấn đề này khá là chặt chẽ, tiêu chuẩn nói chung cũng chặt chẽ, khá
đầy đủ tuy nhiên nó cũng không hoàn chỉnh và khâu kiểm tra thực hiện lại
rất lỏng lẻo.”*

Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia về Trung Quốc lý giải việc thiết bị lạc hậu lỗi
thời được đưa vào Việt Nam bởi sự thiếu trình độ của người trách nhiệm và
không loại trừ khả năng tham ô để các máy móc ấy lọt sổ:

*“Ở đây có thể có hai lý do chính. Một là không đủ trình độ về người, về
trang thiết bị để nhìn nhận và đánh giá thiết bị đó có đủ mức hiện đại hay
không hay mức độ lạc hậu đến như thế nào vào vùng cấm mà Việt Nam không cho
phép nhập khẩu hay không. Không phải cơ quan khoa học công nghệ có đủ trình
độ đánh giá tất cả các mặt được.*

*Một mặt khác nữa cũng về phía nhà cung cấp có thể đi đêm với các nhà thẩm
định của Việt Nam bằng cách đút lót hay nhiểu cách khác để che giấu vì hối
lộ thì người Trung Quốc họ quá rành trong chuyện làm ăn với Việt Nam theo
cách nào đó có lợi cho họ.”*
*Nhóm lợi ích trong các ban tham mưu chính phủ?*

Câu hỏi đặt ra liệu các ban tham mưu của chính phủ có dính gì tới việc chấp
thuận cho dự án này, ngay cả ban tư vấn cho Thủ tướng liệu có đủ khả năng
và trung thực để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho chính phủ hay không.

Chuyên gia tài chánh Bùi Kiến Thành, cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm,
được thủ tướng Võ Văn Kiệt mời về tư vấn đưa ra nhận xét:

*“Tình hình Việt Nam bây giờ nó cũng dễ mua chuộc các cơ quan nhà nước.
Đảng với nhà nước cũng rất nhức nhối đã đưa ra bao quyết định phòng chống
tham nhũng này nọ nhưng mà có giải quyết được đâu? Vẫn tham nhũng vẫn bị
mua chuộc, do đó cái khả năng các nhóm lợi ích nó đem tiền ra ảnh hưởng
quyết định của các cơ quan là điều mà có nguy cơ xảy ra.*

*Việt Nam mình không phải mấy ông tư vấn bị mua chuộc. Chính các người tư
vấn có thật sự người ta có đủ tài năng để mà có ý kiến hay không nữa cơ. Tư
vấn đó là tư vấn gì, tư vấn ở đâu ra, những người tư vấn đó khả năng của
người ta tới đâu để nghiên cứu vấn đề thì chúng ta cũng chưa thấy.*

*Trong các bộ các ngành, trong các tổ chức gọi là tư vấn hay tham mưu cho
các bộ nó có nhiều vấn đề lắm. Có nhiều khi tổ chức tham mưu cho chính phủ
nói một đường nhưng chính phủ làm một nẻo. Chúng ta đã biết các nhà máy
điện của Việt Nam bây giờ ngay các nhà máy đang xây dựng lên thì 100% do
Trung Quốc thầu và trúng thầu. Công nghệ của Trung Quốc thì lạc hậu làm nhà
máy điện chưa xong thì đã lạc hậu rồi thì tại sao nhà nước, tập đoàn điện
lực Việt Nam lại chấp nhận cho công ty Trung Quốc thầu hết các nhà máy điện
lớn của Việt Nam thì đó là cả vấn đề mà chúng ta phải suy nghĩ, tại làm sao
như thế?*

*Vấn đề này nó sẽ áp dụng vào các dự án lớn khác ở Việt Nam với số tiền to.
Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy.”*
*Vậy nên hay không nên?*

Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chánh Invest Consult người
viết nhiều cuốn sách phân tích tình hình chính trị, kinh tế tài chánh Việt
Nam chia sẻ về việc chính phủ không nên chấp nhận cho dự án Cà Ná vì thời
điểm và lòng người dân hiện nay:

 
  *“Tôi không thấy có biểu hiện rõ rệt nào về sự ủng hộ một cách tích cực của
chính phủ. Dự án cụ thể này thì có những thông tin rất khác nhau. Ngày hôm
qua thì UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết không có gì vội vàng, không có phê
chuẩn nào mà mới chỉ là ý đồ chứ chưa phải là sự phê chuẩn nghiêm túc nào
cả.*

*Riêng cá nhân tôi thì tôi cho rằng phải rất thận trọng trong việc ủng hộ
một dự án như thế này, kề cả sự thận trọng ấy từ phía chính phủ. Thái độ
của chính phủ đối với dự án Formosa thì nó cũng rõ rồi vì thế cho nên từ dự
án này sang dự án khác có cùng quy mô có cùng chất lượng, có cùng công việc
thì bắt buộc phải thận trọng chả có cách nào khác.*

*Tôi nghĩ chính phủ dù có ủng hộ mấy thì cũng phải thận trọng. Cái sự phân
công một cách rõ ràng, sự khẳng định một cách rõ ràng, hay sự phê chuẩn một
cách rõ ràng đều chưa có thành ra tôi không có phát biểu gì về thai độ của
chính phủ. Nếu có lời tư vấn nào. Một lời khuyên nào cho chính phủ thì tôi
cho là chính phủ phải rất thận trọng đối với loại dự án như thế này.”*

Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Ban quản trị tập đoàn Tôn Hoa Sen khẳng định rằng
sẽ mời ban tư vấn môi trường từ Hoa kỳ hay Âu châu kiểm tra các thiết bị
nhà máy thép tại Cà Ná và ông đảm bảo rằng sẽ không xảy ra một Formosa thứ
hai tại Ninh Thuận.

Tuy nhiên câu hỏi dư luận đặt ra cho ông Vũ và cho chính phủ ngày một nhiều
hơn trong vấn đề môi trường, liệu một ban tư vấn cho dù kinh nghiệm đến từ
Mỹ hay bất cứ nước nào, thế nhưng khi họ ra về ai là người trực tiếp trách
nhiệm với những tư vấn mà họ đưa ra nhưng chủ doanh nghiệp không tuân thủ
vì tốn kém và vượt khả năng tài chánh?

Báo chí dẫn lời ông Heyno Michael Smith đại diện của Công ty GMC nơi được
Hoa Sen chọn làm nhà tư vấn cho siêu dự án Cà Ná nói rằng tất cả các khu
liên hợp cán thép đều có hại cho môi trường bất kể máy móc của họ như thế
nào.

Xác định này không mới nhưng đối với UBND Tỉnh Ninh Thuận câu hỏi đặt ra sẽ
là có cần thiết phải đầu tư thép với bất cứ giá nào khi mà bài học Formosa
vẫn còn đó?
*Chất thải rắn, đổ đi đâu?*

Nhà máy thép sẽ thải ra chất thải rắn từ xỉ than, quặng cùng các chất vô cơ
khác. Các chất này không thể tái chế để dùng và biện pháp duy nhất là chôn
lấp như Formosa đã làm và bị phát hiện lúc gần đây. Đó cũng chính là lý do
khiến ông Phạm Văn Chi nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp nhận
cho Tập đoàn Posco của Hàn Quốc được mở nhà máy thép tại vịnh Vân Phong vào
năm 2007 do lo sợ ô nhiễm môi trường khi chôn lấp chúng.

Phương pháp chôn lấp thường áp dụng để chôn lấp chất thải nguy hại, chất
thải phóng xạ ở các bãi chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.

Tỉnh Ninh Thuận với những khó khăn không kém Hà Tĩnh tuy cơ sở hạ tầng chưa
có gì chắc chắn trong việc kiểm tra môi trường từ xả thải lẫn chất thải rắn
nhưng trong niềm khao khát đầu tư, tỉnh đã đưa ra các ưu tiên cho Hoa Sen
từ chính sách thuế cho tới giải tỏa mặt bằng, cũng như nhanh chóng xây dựng
nhà máy cung cấp nước ngọt cho Hoa Sen trong khi người dân sống trong khô
hạn.

Chất thải rắn một khi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật sẽ gây hại vô
bờ cho người dân. Ai là người trách nhiệm? Tôn Hoa Sen hay UBND tỉnh Ninh
Thuận?

Ngay đối với Formosa báo chí cho biết dù đã trải qua 20 bộ, ngành thẩm định
nhưng vẫn xảy ra sự cố môi trường vậy Ninh Thuận sẽ rút kinh nghiệm gì về
kiểm tra chất lượng môi trường của Tôn Hoa Sen khi nó đi vào vận hành?
*Trình độ, năng lực của cán bộ môi trường, một câu hỏi lớn*

Bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế và từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận xét về năng lực của các cán
bộ môi trường như sau:

“Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam tôi nghĩ chỉ vài địa phương là còn có thể
có được đội ngũ hoặc là những người có thể làm được công tác kiểm định môi
trường thôi chứ tôi không tin họ có trình độ thật sự, tôi không tin họ có
trình độ để hiểu nỗi các công ty đầu tư nước ngoài ai là ai”

Trong khi đó GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công
nghệ Môi trường cho rằng máy móc kiểm tra môi trường có thể tương đối nhưng
ý thức tôn trọng môi trường của các nhà đầu tư mới là vấn đề, trong đó
Trung Quốc vẫn là nước hàng đầu có hệ thống xử lý môi trường tồi tệ nhất,
ai đảm bảo Tôn Hoa Sen không theo cách mà Trung Quốc đang làm để hạ thấp
nhất giá thành sản phẩm?

“Ở Việt Nam về mặt công nghệ kiểm soát ô nhiễm thì các trang thiết bị nói

Mạc Lâm -  RFA

No comments:

Post a Comment