Đây là một câu hỏi rất xứng đáng được đặt lên bàn cờ chế độ vào lúc điểm giao thời chuyển tiếp chính trị đang dần lộ diện.
Từ Hồ sơ Panama đến đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường
Mặc
dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm
tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới
bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau
đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có
tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước
ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92
tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm
qua.
Nhưng
sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá
khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự
vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù
chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.
Chỉ
đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của
gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện
cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc
tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở
một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở
thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào
tài sản cá nhân.
Hẳn
nhiên với lý do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã vi phạm điều 4 Luật Quốc
tịch Việt Nam về việc công dân Việt Nam không được có hai quốc tịch, Hội
đồng Bầu cử Quốc gia đã phải họp đột xuất để bỏ phiếu không xác nhận tư
cách đại biểu của bà Hường.
Tuy
nhiên, vấn đề có lẽ không chỉ nằm ở chỗ tư cách đại biểu quốc hội xen
kẽ tư cách “công dân Malta” của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, mà từ vụ
việc của bà Hường, người dân đã có hẳn một bằng chứng xác thực về chuyện
đến cả đại biểu Quốc hội Việt Nam cũng chuẩn bị “ra đi tìm đường cứu
nước” như thế nào, thay vì trước đây chỉ nghe đồn đoán về “một bộ phận
không nhỏ” đã chuẩn bị nhảy lên máy bay chuồn ra nước ngoài nếu Tổ quốc
“có biến”.
‘Đặt vé chưa?’ và nhìn từ Trung Quốc
Thật
thế, trong những năm gần đây, một số đại gia và quan chức khi gặp nhau
trên bàn nhậu thường nháy mắt đầy ngụ ý “Đặt vé chưa?”. Trước đó là một
câu hỏi khác “Có thẻ xanh chưa?”.
Cũng
đã từ lâu, trong giới đại gia và quan chức, đặc biệt ở khu vực Hà Nội,
khá phổ biến kinh nghiệm cần một khoản chi phí 500.000 đô la để được
nhập tịch Canada. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền, một đơn thư
gửi đến Bộ Chính trị đã tố cáo bà Nguyễn Thị Thanh Phượng, con gái thủ
tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng, có quốc tịch Mỹ…
Dù
chẳng ai dám nói trắng ra, nhưng nhiều quan chức và thương gia đều ngầm
hiểu với nhau là việc có thêm một quốc tịch nước ngoài mà do đó vi phạm
luật Việt Nam là “chẳng có gì xấu trong tình hình hiện nay”. Mà tình
hình hiện nay lại là một núi lửa đang chực chờ phun trào, bao gồm những
biến động chính trị nội bộ không thể lường trước, làn sóng phản kháng xã
hội của các tầng lớp nhân dân ngày càng dữ dội, trong đó phải kể đến
tâm lý “hồi tố tài sản tham nhũng” và sự trả thù của người dân một khi
chế độ không còn nằm trong tay lớp quan lại nhũng nhiễu.
Tuy không có số liệu thống kê nào, nhưng bầu không khí ở Việt Nam là khá gần gũi với “người anh em Trung Quốc”.
Theo
số liệu của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Trung Quốc, riêng trong năm
2011, các chính phủ nước ngoài đã giúp bắt giữ 1.631 người Trung Quốc
chạy trốn vì “các hành động tội phạm liên quan đến công việc” và thu hồi
7,8 tỉ nhân dân tệ (1,2 tỉ USD) tài sản nhà nước bị đánh cắp. Phần lớn
đối tượng phạm tội đều là quan chức và nhân viên của các doanh nghiệp
nhà nước.
Hiện
tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong
gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia
đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch
thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.
Điểm
đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp
là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa
thích nhất của các quan tham Trung Quốc.
Vụ
bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui
khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm
được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng
nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài,
tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước
ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.
Một
bản báo cáo của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã chỉ ra những cách mà
các tham quan Trung Quốc thường sử dụng để chuyển tiền ra nước ngoài:
- Một vài người dùng cách đơn giản là tự mình hoặc cho người xách những vali lớn đựng đầy tiền qua biên giới.
-
Một số khác sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng hiệu với khối lượng lớn ở
nước ngoài, sau đó dùng tiền biển thủ công quỹ hoặc tiền hối lộ để bù
vào thẻ tín dụng.
-
Trong một số trường hợp, tham quan nhận tiền hối lộ ở nước ngoài và
dùng tiền đó mua bất động sản cũng ở nước ngoài, hoặc chuyển tiền trực
tiếp vào tài khoản ở nước ngoài.
- Ly dị giả cũng là một cách để các quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài.
-
Nếu tinh vi hơn, tham quan sẽ thành lập công ty ở những nơi như British
Virgin Islands song song với một công ty trong nước. Kế đó, họ cho công
ty trong nước mua nguyên vật liệu từ công ty ở nước ngoài với mức giá
“trên trời” rồi để công ty trong nước bán hàng cho công ty nước ngoài
với giá dưới mức giá thị trường. Công ty ở trong nước sau đó sẽ phá sản
theo một kịch bản có sẵn, rồi công ty ở nước ngoài sẽ thâu tóm công ty
phá sản này.
-
Một kênh rửa tiền phổ biến khác là các sòng bạc ở “thiên đường casino”
Macao. Do quy định kiểm soát chuyển tiền ra nước ngoài, các sòng bạc
Macau cho phép khách hàng từ đại lục để Nhân dân tệ trong nhà băng ở đại
lục rồi chuyển bằng thẻ tín dụng tới Macao, thường là với số lượng lớn
hơn nhiều so với số lượng tiền gửi ban đầu tại ngân hàng. Người thắng
bạc có thể được trả bằng đô la Hồng Kông và chuyển số tiền này đến một
địa chỉ khác, nhưng cũng có lúc tham quan thắng bạc cầm thẳng số tiền
này mang đi…
Thế giới thu hồi tài sản tham nhũng ra sao?
Chỉ
đến gần đây mới xuất hiện vài số liệu cho biết số ngoại tệ được chuyển
phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài có năm đã lên đến 19 tỷ USD. Con số
này cho thấy rất nhiều quan chức và thương gia đã âm thầm chuyển tiền
bạc ra các nước, bất chấp kỷ luật đảng. Nếu quan chức Trung Quốc “thích”
những nước như Canada, Mỹ, Anh, Pháp…, thì quan chức Việt Nam có lẽ
cũng như vậy.
Không
khó để hình dung rằng số tiền từ 500.000 đến 1 triệu bảng Anh mà đại
biểu quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường bỏ ra để nhập quốc tịch Malta có
thể chẳng là gì so với những quan chức giàu có ở Việt Nam.
Nhưng
cho tới nay, cơ sở pháp lý của Việt Nam, công cụ phòng chống tham nhũng
và nhất là thu hồi tài sản tham nhũng tẩu tán vẫn hoàn toàn chưa có
biện pháp chế tài. Việc chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài vẫn rất dễ
thực hiện thông qua các giao dịch điện tử ngầm hoặc đội lốt hợp tác đầu
tư thông qua các công ty bình phong ở nước ngoài.
Năm
2014, trong một bài viết cho đài VOA, nhà báo Bùi Tín đã cung cấp một
số thông tin đáng chú ý về cơ chế nhằm thu hồi tài sản tham nhũng từ các
chế độ độc tài. Một kinh nghiệm từng có là khi chế độ cộng sản ở Liên
Xô và Đông Âu sụp đổ, các chế độ mới đã không kịp thời xử lý nghiêm
những tài sản phi pháp của hệ thống cầm quyền cũ, nên tài sản chung đã
bị tẩu tán, phân tán, lọt lưới pháp luật, tạo nên một số “tỷ phú mafia
đỏ hậu cộng sản,” những phe nhóm lợi ích thuộc gia tộc các quan chức cầm
quyền cũ; nhờ thế số người này vẫn chế ngự và lũng đoạn nền kinh tế và
tài chính quốc gia, mặc dù lịch sử đã sang trang.
Tháng
3 năm 2007, cuộc họp liên tịch giữa Tổ chức chống buôn lậu và tội ác
của LHQ (UNODC) và một nhóm chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã lập ra
một cơ chế mang tên Stolen Asset Recovery Initiative (StAR– Chương trình
thu hồi tài sản phi pháp) nhằm hướng dẫn và giúp đỡ các nước thực hiện
việc thu hồi các tài sản phi pháp bị mất bởi nạn hối lộ, tham nhũng,
buôn lậu cấp quốc gia và nộp các tài sản được thu hồi đó vào ngân sách
nhà nước hoặc vào các quỹ từ thiện quốc tế nhằm giúp các nước đói nghèo
trên thế giới.
Trước
đó ở châu Âu đã có tổ chức Serious Organized Crime Agency (SOCA – Cơ
quan chống tội ác có tổ chức nghiêm trọng) mang tính chất nghiệp vụ pháp
lý chuyên giúp đỡ việc truy tìm những người phạm tội ác nghiêm trọng
trong đó có tội tham nhũng ở mọi nơi, mọi nước, cũng như tổ chức
Financial Crimes Enforcement Network (FICEN - Mạng luới chống tội ác về
tài chính), hay tổ chức Agence Gestion et Recourement des Avoirs
Confisqués (AGRAC - Cơ quan quản lý và giải quyết tài sản bị tịch thu).
Chính những tổ chức này đã tham gia có hiệu quả vào việc giúp cho
Indonesia và Philippines thu hồi một số tài sản phi pháp khá lớn của 2
cựu Tổng thống Suharto và Ferdinand Marcos sau khi 2 ông này bị lật đổ
và truy tố. Riêng tài sản phi pháp của vợ chồng Marcos đã được thu về
cho ngân sách nhà nước là 4 tỷ USD trong tổng số 10 tỷ họ đã tước đoạt
của công quỹ và nhân dân.
Các
tổ chức trên đã giúp cho chính quyền mới ở Libya thu về hơn 1 tỷ USD
của nhà độc tài Gaddafi để trao cho Hội đồng Chuyển tiếp sung vào ngân
sách quốc gia; ngoài ra các ngân hàng ở Thụy Sỹ cũng đã tự nguyện trao
trả cho chính quyền mới ở Tunisia 60 triệu Francs Thụy Sỹ, cho chính
quyền mới ở Ai Cập 410 triệu Francs Thụy Sỹ và cho chính quyền mới ở
Libya 650 triệu Francs Thụy Sỹ là tiền ký gửi của các nhà độc tài tham ô
Ben Bella, Mubarak và Gaddafi…
Còn với trường hợp Việt Nam thì sao?
Nếu
không gấp rút có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng, hệ lụy
chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp
quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”,
bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã
hội tan hoang.
Phạm Chí Dũng
No comments:
Post a Comment