Saturday, August 20, 2016

Đại học Fulbright Ở Việt Nam, từ chối đưa tư tưởng HCM vào chương trình

Trước đó, trên báo điện tử Bauxite Việt Nam ngày 13/8/2016, có đăng bài viết với tiêu đề “Hãy bỏ cuộc chiến này sau lưng chúng ta“ của tác giả Mary Beth Marklein. Tác giả cho biết Đại học Fulbright Việt Nam sắp khai giảng, nhưng còn chần chờ chưa đưa hai môn học thuyết chủ nghĩa của Marx và Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy.
Được biết, đại học Fulbright Việt Nam được Chính phủ Hoa Kỳ đầu tư khoảng 20 triệu USD dưới hình thức các khoản tài trợ liên bang cho Quỹ Tín Thác Đại Học Sáng Tạo Ở Việt Nam. Và một trong những điều kiện để nhận được khoản tài trợ từ chính phủ Hoa Kỳ, thì Trường Fulbright Việt Nam phải đáp ứng ba tiêu chí tương đương trên nguyên tắc của các trường Đại học Hoa Kỳ bao gồm: 1) Đạt chuẩn mực so với những tín chỉ cần thiết cho việc được công nhận như các đại học tại Hoa Kỳ
2) Cung ứng chương trình giảng dạy các trình độ cao học và đại học 4 năm;  chương trình nghiên cứu trong một loạt các lĩnh vực, bao gồm cả chính sách công, quản trị và kỹ thuật  
3) Thiết lập “một chính sách giảng dạy tự do”, và cấm kiểm duyệt các tư tưởng bất đồng hoặc quan điểm chỉ trích một cách xây dựng.
Đứng trước thông tin này, facebook Lê Công Định nhận định rằng: “Quyết định của Đại học Fulbright từ chối đưa chủ nghĩa Marx và tư tưởng Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy thực sự là cuộc cách mạng quan trọng về giáo dục đại học ở Việt Nam. Hai thứ này thật ra chỉ góp tay đào tạo nên phường tham nhũng và chà đạp lên nhân quyền, vốn không phải là mục tiêu học thuật của viện đại học này.”
Và dư luận xã hội cũng đã đồng tình việc Đại học Fulbright Việt Nam không đưa các nội dung học thuyết chủ nghĩa của Marx và Hồ Chí Minh vào chương trình giảng dạy. Tuy nhiên, trong bài viết có tựa đề “Đại học Fulbright Việt Nam giảng dạy Chủ nghĩa Mác? Nên lắm” của tác giả Hà Dương Minh thì cho rằng: “Học thuyết do con người tạo ra. Nó thuộc về thượng tầng kiến trúc. Khi hạ tầng cơ sở đã thay đổi thì nó hoặc không còn tồn tại hoặc phải thay đổi để không trở thành vật cản đối với sự phát triển của xã hội. Học thuyết Mác ra đời vào cuối thế kỷ thứ 19, phát triển mạnh vào giữa thế kỷ thứ 20 rồi đã suy tàn vào cuối thế kỷ thứ 20...” Và theo tác giả Hà Dương Minh thì “…Nghiên cứu, phê phán hệ tư tưởng Mác là để định vị sự phát triển và thất bại của chủ nghĩa Mác ở chung cuộc, về sự thống trị của một bóng ma không thể phục hồi trên con đường quyền lực tư tưởng của chủ nghĩa Mác. Sinh viên không thể được biết những điều phê phán này trong các giảng đường đại học Việt Nam. Nhưng Đại học Fulbfight Việt Nam lại có thể làm được, giúp giải độc cho các sinh viên đã và đang học về chủ nghĩa Mác-Lenin trong các nhà trường Việt Nam...”
Nguyên Nguyễn/SBTN

No comments:

Post a Comment