Wednesday, April 27, 2016

Nhân dịp kỷ niệm 30 Tháng Tư !!!

Viết để kính tặng Má


Karen N. Nguyễn là trưởng nữ một gia đình H.O., tác giả đã được tặng giải
thưởng bán kết Viết Về Nước Mỹ năm thứ tư (2003-2004). Cô hiện là một dược
sĩ làm việc tại Virginia. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Tháng Tư 1975-2005, cô
vừa hoàn tất loạt truyện kể đặc biệt sau đây về một thời không thể quên của
những gia đình H.O.. Loạt bài đăng nhiều kỳ.


Phân I: Chia ly.
Chỉ hơn một tháng sau ngày Saigon xụp đổ, tháng 6 năm 1975 chế độ quân quản
ban bố lệnh tập trung học tập cải tạo, người đi học mang theo đồ dùng mọi
thứ kể cả đồ lạnh, để tiêu xài trong một tháng đi đường, vâng, đọc kỹ có
chữ đi đường trong thông cáo, phải tuân theo hành lệnh kỳ hạn trong 3 ngày
từ lúc công bố.
Một số người tinh thông bấm độn, đoán số rỉ tai tôi nói đừng để người thân
"vướng bận thê noa", hãy hối thúc chồng tôi đi trình diện ngày thứ sáu 13
tháng 6 năm 1975, ngày ấy rơi vào ngày mùng 5 âm lịch tháng nào thì tôi
quên mất rồi, đi ngày xấu ấy sẽ tránh được nhiều tai ương hoạn nạn.
Chiều tối hôm đó, chồng tôi cùng đi trình diện với anh H., bạn cùng binh
chủng, cùng cấp bậc, cùng có 4 đưá con như chúng tôi, nhà ở Bà Chiểu, Gia
định. Anh H. đi bộ mang ba lô qua nhà tôi bên Tân Định để cùng chồng tôi đi
trình diện tại điạ điểm tập trung là Đại học xá Minh Mạng ở trên ngã bảy
chợ lớn.
Hai người bạn cùng đi du học ở Pháp, cùng phục vụ trong một binh chủng,
cùng ở một đơn vị chỉ huy, cùng ở Saìgòn, được 2 người vợ tiễn đưa hai kiểu
khắc nhau. Chị H., dũng cảm, kiên quyết, mặc quần đen áo bà ba trắng đi xe
đạp sườn ngang (xe của anh hay của con trai anh"), nói là chị sẽ ngủ nhờ ở
nhà một người bạn có tiệm buôn đồ gỗ ở ngã bảy gần cổng Đại Học Xá Minh
Mạng để tiễn chồng. Còn tôi , ngược lại, yếu đuối, hay khóc lóc, được chồng
dặn dò theo lối cổ điển:
"Em ơi, em ở lại nhà, em ơi..."
Không có vườn dâu em đốn , mà có mẹ già và các con thơ dại em trông… Đầu óc
tôi nặng chĩu ảnh hưởng của sách tố cộng đọc thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm
thời đệ nhất cộng hoà. Lúc còn là sinh viên, tôi đã đọc ngấu nghiến những
quyển sách như "Chúng tôi muốn sống", và tôi vẫn còn nhớ rành rành cuốn "Ba
người con gái của Lương phu nhân" của văn hào Pearl Buck. Tôi tiễn chồng ra
cửa khóc và thốt lời vĩnh biệt chàng với quyết tâm "em phải sống!" Sống để
lo cho mẹ đã trên 70 tuổi, để lo cho đàn con thơ 4 đưá mà đưá lớn nhất chỉ
mới có 12 tuổi và đứa nhỏ nhất chỉ mới biết đi chập chững bi bô gọi "ba,
ba…"
Ra đến cửa, cái ba lô hành trang chứa mền, mùng , quần áo, đồ dùng, và cả
một cái chiếu nhỏ nặng trĩu trên lưng, chàng quay lại dặn tôi: "Nhà mình
đơn chiếc, em nhớ chăm sóc mẹ và lo nuôi dạy các con, chắc lâu lắm may ra
còn sống sót thì anh sẽ được về! Em nhơ tối thả hai con chó ra sân cho tụi
nó giữ nhà. Đừng lo gì cho anh cả. Nhớ khoá chặt cửa trong và cửa rào."
Trong ánh chiều tà, tôi và mấy đưá con đứng nhìn theo dáng chồng tôi và anh
H đi xa dần, chị H dắt chiếc xe đạp đi phía sau. Bóng tối ập xuốngnhư một
tấm màn đen nặng nề, đầy đe doạ. Tôi nhìn hình bóng chồng tôi nhỏ dần, nhỏ
dần rồi mất hẳn ở đầu ngõ, nước mắt dằn xuống không chảy ra khóe mắt mà
chảy ngược vào lòng đau nhói, không muốn nghĩ rằng đây là lần cuối cùng
được nhìn thấy người thương.
Chàng đi… Tối hôm đó, vào khoảng 1 giờ khuya, mọi người đang yên giấc thì
bỗng có tiếng chó sủa vang, có tiếng thét hung tơnï như tiếng cướp ở ngoài
cửa: "Mở cửa! Mở cửa! Không mở sẽ bắn bỏ!" Tiếng đập cửa bằng vật cứng vào
cửa hàng rào sắt tưởng như sắp sập cửa đến nơi: "Rầm! Rầm!"
Tôi bước xuống gường, tỉnh táo nhưng hai chân tự nhiên sụm xuống, có lẽ vì
trong đời chưa bao giờ bị đe doạ đến như vậy. Tôi vén màn cửa sổ trên lầu
ngó ra cổng thấy lố nhố rất đông người, vô số nòng súng AK lấp lánh dưới
ánh đèn vàng của đèn đường và của ngọn đèn nhỏ trước cổng nhà.
Sao bất tuân không chịu mở cửa" Có tiếng người gằn giọng hỏi tôi khi tôi
bước ra cửa.
Thưa giưã đêm, chó suả tôi tưởng trộm, sợ không dám ra.
Tay run lẩy bẩ một hồi rồi tôi cũng mở được khóa cổng. Nhìn đoàn người đằng
đằng hung tợn, súng lên nòng, chân đi dép râu hay đi chân đất, tôi hối tiếc
sao mình lại dám mở cửa, nhưng tiếc thì cũng dã muộn. Họ tràn vào sân, rồi
tiến vào phòng khách. Mẹ già đau yếu lò dò bước ra nhìn run sợ, 4 đứa con
từ 12 đến chưa đầy 2 tuổi lấm lét đứng bên cạnh bànhìn những người xa lạcó
cái vẻ "aò aò như sôi."
"Tên ngụy quân nhà này ở đâu " Ra mau!"
Mẹ tôi khóc oà lên "Rể tôi đã tuân lệnh đi trình diện từ sớm mà bây giờ các
ông bỏ nó ở đâu rồi lại đi kiếm nó" Hu hu hu…!" Bà té ngất xuống chiếc ghế
dài, mấy đứa con tôi chạy lại ôm lấy bà gọi "Bà ngoại, bà ngoại, tỉnh dậy
ngoại ơi…!
Trong cơn bấn loạn tôi chợt tỉnh người và hỏi xin cho phép coi lệnh xét
nhà. Tôi nghĩ tổ tiên nhà đã phù hộ nên tự nhiên những người hùng hổ vào
nhà tôi lại ngó nhau rồi có một tên cầm súng hất hàm ra lệnh cho cả bọn rút
ra cửa. Tôi vội vàng đóng cửa nhà lại. Mẹ từ từ tỉnh lại. Chưa bao giờ tôi
thấy lạc lõng như vậy, lạc lõng trong một xã hội hoàn toàn xa lạ không có
an ninh trật tự gì cả với bao nỗi đe doạ khủng khiếp không ngờ trước được.
Hai ngày sau chị H đến nhà tôi báo tin "các ông ấy đã được chở đi hết rồi,
có người nói đoàn xe đi về hướng Long Thành, Long Khánh."
Chị H hỏi tôi sao tôi có vẻ lơ là với tin tức chị báo, tôi ngập ngừng nói
dối tôi bị bệnh hôm trước nên người hơi lừ nhừ, xin chị bỏ qua cho. Từ đó
chị H ít thích đến gặp tôi vì thấy tôi thiếu nhuệ khí , có vẻ thụ động chờ
thời.
*
Thành phố Saigon sau đợt trình diện học tập cho "ngụy quân ngụy quyền cao
cấp" thì đến lệnh trình diện cho quân đội cũ các cấp úy, cấp hạ sĩ quan,
học ngắn hạn cho binh lính. Cả Saigon đi "học tập." Sau đó đến giới buôn
bán chịu hoạn nạn, nào đấu tranh diệt tư sản ngoại bản, nào cải tạo công
thương nghiệp, tiểu thương tiểu chủ, đến các tiệm buôn bán hàng tạp hóa
tương chao trong xóm cũng bị kiểm kê.
Sống trong cảnh ngày ngày gặp những "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi" người
Saigon sợ hãi len lén rủ nhau đi vượt biên, bảo nhau tượng Đức thánh Trần ở
Bến Bạch Đằng đưa tay chỉ ra phía sông có nghĩa là chỉ đường ra khơi và
phải có Bác tức có tiền mới ra đi lén lút được. Đi vượt biên bị bắt thì
phạm tội phản quốc, bị bỏ tù.
Đổi tiền đợt đầu, 500 đồng hình Đức Thánh Trần Hưng Đạo đổi ra 1 đồng mới,
mỗi hộ chỉ được đổi 200 đồng mới. Dân Saigon sau đợt đổi tiền vẫn còn tiền,
nhà nhà chưa được nghèo bình đẳng như nhau nên lâu lâu lại có đợt đổi tiền
nữa. Lương thực thực phẩm nhu yếu phẩm đều được phân phối theo đầu người có
đăng ký hộ khẩu thành phố, rồi phân phối theo chế độ cho cán bộ công nhân
viên nhà nước. Nhà nhà xếp hàng dài dài mua gạo mục, khoai sùng , bo bo
cứng ngắc. Ngày xưa bà mẹ ghẻ chỉ trộn lẫn lúa và gạo cho nàng Tấm lựa,
ngày nay dân Saigon phải lựa thóc, lựa sạn, lựa bông cỏ, lựa những con sâu
gạo mập ú béo tròn ra khỏi phần gạo nhà nước bán, lựa gạo tháng này qua
tháng khác sức lao động bỏ ra gấp bội so với cô Tấm ngày xưa.
Người dân có sức lao động dư thừa vậy thì nên đi lao động xây dựng vùng
kinh tế mới, nhà nước nhận xét và khuyến khích. " Có sức người sỏi đá cũng
thành cơm" Đất khô cằn thì phải làm thủy lợi, "Con kênh ta đào có anh và có
em", không có người khỏe thì phải có tiền mướn người đi làm thủy lợi, đi
lao động dùm. "Lao động là vinh quang", đâu đâu cũng thấy treo khẩu hiệu
như vậy. Mọi người phải vào đoàn thể học tập. Bô lão, phụ nữ, bà con trong
tổ dân phố, sinh viên học sinh, nhi đồng đều có hội họp. Nhà nhà và người
người đi họp. Bị quay cuồng trong bộ máy sàng lọc của chính quyền mới, bề
ngoài nhiều gia đình có vẻ không còn sức nghĩ tới những người thân đang ở
trong trại cải tạo, nhưng thật ra vết thương chỉ có vẻ hàn trên da chứ bên
trong vẫn đau đớn không lành.
Mấy năm sau, người trong trại cải tạo mới được tiếp hơi. Tôi nhận được thư
chồng đóng mộc bưu điện ở Yên Bái. Lâu lâu chàng lại được phép gởi cái
phiếu quà thăm nuôi về cho gia đình, cái phiếu nhỏ xíu chưa đến nưả bàn tay
in trên giấy vàng khè lúc đầu phải đợi người thân gởi về ở nhà mới gởi qùa
ra được, về sau mua chợ đen lén lút ở ngoài bưu điện Saigon, mua mấy phiếu
cũng có, kỹ thuật in và loại giấy giống như phiếu thiệt.
(còn tiếp)

Kỷ niêm nào đáng nhớ hơn là chuyến làm khách của đoàn tàu Thống Nhất mùa hè
năm 1979 của tôi.

Để đi ra Bắc, tôi phải ra ga xe lửa Bình Triệu. Đừng bao giờ thắc mắc vì
sao cảnh leo lên con tàu ra Bắc luôn luôn diễn ra vào chập choạng tối! Cổng
vào ga là một cái cổng nhỏ đầy kẽm gai mở một chút xiú đủ để một người xách
giỏ hay gánh hàng luồn lách qua, nếu có bị chen thì thế nào cũng bị té nhào
vào kẽm gai xé người, rách áo, tét tay chảy máu, giày dép rớt rơi, tóc tai
sút sổ, chưa kể bị móc túi, lắc dây chuyền, mất đồ đạc. Qua được cổng thở
hắt ra và mệt nhoài, tôi không hiểu sao mình vẫn chưa hóa kiếp sau khi bị
đẩy một cái té nhào, rồi phải đứng dậy chạy ra xe lửa để còn giành chỗ nhét
hành lý trên và dưới chỗ ngồitrên tàu. Biết thân yếu, tôi đã xin các chị có
con trai nhờ cậy theo ủng hộ và bảo vệ như trong chuyện ngày xưa. Sao đi xe
lửatrả tiền mà khổ thế.

Chuyến đi thăm nuôi lần đầu tiên ngoài Bắc, tôi tập tành kinh nghiệm đi
buôn gọi là buôn chuyến trên đường xe lửa. Tôi tự an ủi cố gắng đừngđể bị
cụt vốn vì trộm cắp, chứ tôi làm gì biết sành buôn bán để có lời. Trong
xách tay tôi mang theo thức ăn nấu chín như cơm vắt, thịt chà bông, quà
bánhkhô ăn đi đường, và một cái “can” nhựa 4 lít đựng nước uống với một cái
ly nhựanhỏ, khăn mặt quân áo để tới Đà Nẵng tắm tẩy trần bụi đường xa.
Ngoài ra trong túi xách tôi còn có 3 gói cau khô mua ở đường Võ Di nguyngay
dọc cầu kiệu bên Phú Nhuận để làm quà tặng cho các cụ già ở Hà Nội ăn
trầutheo lời khuyên của các chị bạn, còn nếu không quen ai thì sẽ đem bán ở
vinh Thanh Hoá. Các bạn tôi nói các cụ miền Bắc ăn trầu chỉ ăn vỏ cau khô,
khác với các cụ trong nam ăn hột cau. Các chị bạn tôi còn dặn nhớ mua quài
cau tươi ở ga Bình Triệu hay cùng lắm là ở ga Mường mándể bán, nhớ lựa quài
nhiều trái tròn tươi, nhớ treo ở gần cưả sổ cho cau tươi. Buôn bán cho vui
3 ngày 4 đêm ngồi tên xe lửa tôi tự nhũ chứ lời lãi gì các thứ quà ẻ tiền.

Chen hụt hơi qua cổng, lội bộ trong bóng đêm rồi leo lên tàu chen mãi đến
cuối toa mới có số ghế của mìnhtôi thấy chỗ trên kệ để hành lý đã chật, chỗ
dưới chân cũng chật luôn. Có một bà cụ người Bắc ngồi phân nưả cái ghếgỗ,
tôi khẽ gật đầu chào bà cho gọi là có phép rồi ngồi xuống, để giỏ đồ tuỳ
thân dưới chân. Ngay sau đó, có một chú bộ đội kéo một cái ba lô to dùng để
phịch xuống, ngồi lấn vào bà cụ. Thế là cái băng ghế 2 người ngồi giờ có
thật sự 3 hành khách, tôi là người bị lép vế bị lấn trào ra ngồi không có
chỗ tưạ lưng. Tôi thầm nghĩ ngồi như thế này làm sao đi đến Hà Nội, quay
qua nói với chú bộ đội chỗ ngồi này là của tôi. Chú bộ đội hất hàm, gằn
giọng phách lối “ Chị nói chỗ này là của chị à, còn tôi nói chỗ naỳ là của
tôi!”Mọi người ngồi trên xe lửa đều êm re. Một bà người nam đi tranh chỗ
ngồi với một “yên hùng” bộ đội về phép, bậy qúa, bậy quá!!! Đến khi một
người có nhiệm vụtrên tàu mặc đồng phục hỏa xa đi qua, tôi trình vé đi Hà
Nội và cố phân trần về chuyện chỗ ngồi. Người này có vẻ yếu đuối, sọ tay bộ
đội ra mặt, nói với tôi “chị hãy đợi tôi sẽ gọi người đến giải quyết”Chờ cả
hơn thế kỷ mới thấy một chú công an đường sắt xuất hiện và hỏi giấy chú bộ
đội. Sau khi coi giấy xong chú công an đường sắt bỏ đi mất! Chắc công an
đường sắt không muốn đụng độ với bộ đội biên phòng về phép! Còn tôi đi thăm
nuôi ngồi sao cũng được, ông công an đường sắt không hề đoái hoài hỏi xét
vé của tôi, chỉ không đuổi tôi khỏi toa vì tôi vó giấy tờ hợp lệ.

Không khí trên xe lửa nặng nề làm sao, nặng còn hơn tải trọng của 3 người
ngồi chen chúc trên chiếc băng gỗ nhỏ xiú. Ai cũng có vé, vậy là cứ ngồi,
xe cứ chạy. Đến tối xe lửa sắp sửa vào Long Khánh, mọi người chuẩn bị ngủ
đêm đầu tiên trên xe lửa. Chú bộ đội lấy

Karen N. Nguyễn

 Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

No comments:

Post a Comment