Việt Nam cấm chia sẻ tin tức trên mạng xã hội
Các blogger và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam không được phép chia sẻ hay phổ biến tin tức từ báo chí hay các trang mạng của chính phủ, theo một nghị định mới ban hành bị chỉ trích là một nỗ lực tiếp tục tăng cường siết chặt quản lý internet và đàn áp quyền tự do thông tin của người dân.
Nghị định 72 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9 năm nay quy định blog hay các trạng mạng xã hội như Facebook và Twitter chỉ được dùng để cung cấp và trao đổi thông tin cá nhân, không được trích đăng, thu thập, hay cung cấp thông tin tổng hợp.
Báo chí trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Lê Nam Thắng, nói nghị định này sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, ngay sau khi báo chí loan tin về nghị định 72, đông đảo blogger và những người dùng Facebook tại Việt Nam đã lên tiếng bày tỏ bất bình. Nhiều blogger đã đăng bình luận chia sẻ trong cộng đồng mạng phản đối quy định mà họ xem là trói buộc quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của người dân.
Blogger Nguyễn Văn Dũng từ Hà Nội:
“Hai năm gần đây, nhà nước ra những nghị định, luật lệ rất buồn cười. Có những luật cuối cùng phải rút lại. Báo chí chính thống họ muốn tuyên truyền quan điểm của đảng-nhà nước. Thế mà nghị định này không cho dân dẫn lại những bài viết hay nguồn tin của họ, không cho tổng hợp tin, bài của họ. Tôi không hiểu một cái logic nào trong việc đấy cả. Cái nhà nước này làm rất nhiều điều vô lý, hài hước. Cho nên lắm khi cũng nhàm quá rồi. Hình như họ bắt đầu chuẩn bị học tập Triều Tiên hay sao ấy.”
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh từ miền Trung, người vừa được tổ chức Phóng viên Không Biên Giới trao tặng Giải thưởng Công dân Mạng 2013 nói đây là một nghị định không thể chấp nhận vì vi phạm nghiêm trọng các nhân quyền căn bản của công dân:
“Nó vi phạm nhân quyền, điều 19 của Công ước Quốc tế quy định mọi người được quyền tự do phổ biến thông tin bằng mọi phương tiện. Họ cấm tổng hợp thông tin từ các báo chí của nhà nước hay các trang web của các cơ quan nhà nước. Các trang web này chủ yếu thông báo các chính sách, đường lối, nghị định, quy định của nhà nước mà người dân không được phép phổ biến thì sai trái quá. Nghị định này chủ yếu hạn chế thông tin trên mạng của các cá nhân. Báo chí thì nhà nước nắm hết rồi. Dân không được quyền ra báo. Bây giờ dân chỉ còn thông tin trên mạng mà nay lại không được phép, cho nên, đây là một trong những nghị định hạn chế hoàn toàn tự do ngôn luận của người dân. Người ta thấy thông tin thú vị muốn truyền cho bạn bè biết, họ có quyền làm chuyện đó. Không ai được ngăn cấm. Giống như tôi mua tờ báo đọc thấy thông tin hay, cần thiết cho mọi người, tôi photo phổ biến ra cho người này người khác. Chuyện cấm đó là hoàn toàn vô lý.”
Bộ Thông tin Truyền thông nói mục đích của nghị định 72 nhằm giúp cư dân mạng trong nước tìm kiếm thông tin chính xác và lành mạnh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh phản bác:
“Chuyện thông tin lành mạnh hay không do sự chọn lọc của mỗi cá nhân. Đó là quyền của mỗi cá nhân. Người ta biết chọn thông tin nào đúng đắn hay không đúng đắn. Nhà nước không thể đứng ra làm thay điều đó.”
Blogger Dũng cho rằng cho dù nghị định này có được áp dụng đi chăng nữa, nó cũng sẽ không là rào cản trước nguyện vọng thực thi quyền tự do thông tin của người dân trong thời đại kỹ thuật số ngày nay:
Nghị định 72 cũng cấm các nhà cung cấp dịch vụ internet nước ngoài không được cung cấp thông tin xuyên tạc hay chống đối nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc.
Người sử dụng mạng chất vấn về định nghĩa thế nào là “chống nhà nước Việt Nam” giữa lúc các bản án liên tiếp dành cho các blogger về các tội danh liên quan đến điều mà Hà Nội gọi là “chống nhà nước” đang bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế mạnh mẽ lên án là vi phạm nhân quyền, là lạm dụng các điều luật mơ hồ để giới hạn quyền tự do của người dân.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh:
“Nhà nước có điều 79, điều 88 để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của mọi người, rồi thêm điều 258 giăng ra ngăn chặn tiếp. Rồi bây giờ hình như thấy vẫn chưa đủ cho nên ra thêm nghị định 72 này để bít hết mọi đường nhằm triệt tiêu mọi tự do ngôn luận, không cho người dân được phát biểu cái gì hết, ngoài hệ thống báo chí chính thống của nhà nước.”
Nghị định 72 được ban hành trong bối cảnh không ngừng gia tăng số blogger bị bỏ tù tại Việt Nam.
Trong năm nay, Việt Nam tiếp tục bị tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt kê vào danh sách “Kẻ thù của internet”.
Từ đầu năm tới nay, có ít nhất 46 nhà hoạt động bao gồm các blogger bị Việt Nam buộc tội hoặc kết án dài hạn vì thực thi các quyền tự do căn bản của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin.
Nghị định 72 của chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng bắt đầu có hiệu lực từ đầu tháng 9 năm nay quy định blog hay các trạng mạng xã hội như Facebook và Twitter chỉ được dùng để cung cấp và trao đổi thông tin cá nhân, không được trích đăng, thu thập, hay cung cấp thông tin tổng hợp.
Báo chí trong nước dẫn lời Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Lê Nam Thắng, nói nghị định này sẽ thúc đẩy Internet phát triển mạnh mẽ hơn tại Việt Nam.
Cái nhà nước này làm rất nhiều điều vô lý, hài hước. Cho nên lắm khi cũng nhàm quá rồi. Hình như họ bắt đầu chuẩn bị học tập Triều Tiên hay sao ấy...
Blogger Nguyễn Văn Dũng.
Blogger Nguyễn Văn Dũng từ Hà Nội:
“Hai năm gần đây, nhà nước ra những nghị định, luật lệ rất buồn cười. Có những luật cuối cùng phải rút lại. Báo chí chính thống họ muốn tuyên truyền quan điểm của đảng-nhà nước. Thế mà nghị định này không cho dân dẫn lại những bài viết hay nguồn tin của họ, không cho tổng hợp tin, bài của họ. Tôi không hiểu một cái logic nào trong việc đấy cả. Cái nhà nước này làm rất nhiều điều vô lý, hài hước. Cho nên lắm khi cũng nhàm quá rồi. Hình như họ bắt đầu chuẩn bị học tập Triều Tiên hay sao ấy.”
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
“Nó vi phạm nhân quyền, điều 19 của Công ước Quốc tế quy định mọi người được quyền tự do phổ biến thông tin bằng mọi phương tiện. Họ cấm tổng hợp thông tin từ các báo chí của nhà nước hay các trang web của các cơ quan nhà nước. Các trang web này chủ yếu thông báo các chính sách, đường lối, nghị định, quy định của nhà nước mà người dân không được phép phổ biến thì sai trái quá. Nghị định này chủ yếu hạn chế thông tin trên mạng của các cá nhân. Báo chí thì nhà nước nắm hết rồi. Dân không được quyền ra báo. Bây giờ dân chỉ còn thông tin trên mạng mà nay lại không được phép, cho nên, đây là một trong những nghị định hạn chế hoàn toàn tự do ngôn luận của người dân. Người ta thấy thông tin thú vị muốn truyền cho bạn bè biết, họ có quyền làm chuyện đó. Không ai được ngăn cấm. Giống như tôi mua tờ báo đọc thấy thông tin hay, cần thiết cho mọi người, tôi photo phổ biến ra cho người này người khác. Chuyện cấm đó là hoàn toàn vô lý.”
Báo chí thì nhà nước nắm hết rồi. Dân không được quyền ra báo. Bây giờ dân chỉ còn thông tin trên mạng mà nay lại không được phép, cho nên, đây là một trong những nghị định hạn chế hoàn toàn tự do ngôn luận của người dân...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh phản bác:
“Chuyện thông tin lành mạnh hay không do sự chọn lọc của mỗi cá nhân. Đó là quyền của mỗi cá nhân. Người ta biết chọn thông tin nào đúng đắn hay không đúng đắn. Nhà nước không thể đứng ra làm thay điều đó.”
Blogger Dũng cho rằng cho dù nghị định này có được áp dụng đi chăng nữa, nó cũng sẽ không là rào cản trước nguyện vọng thực thi quyền tự do thông tin của người dân trong thời đại kỹ thuật số ngày nay:
Việt Nam cấm chia sẻ tin tức trên mạng xã hội
“Cái nghị định cực kỳ vô lý thế này, nói thật, chẳng ai tuân theo. Kể cả người ta dùng nó để buộc tội người nọ, người kia cũng là một trò hề. Tôi nghĩ chẳng ai sợ cả. Giới blogger Việt Nam vừa rồi còn ra Tuyên bố về điều 258 gửi cho các nước, các tổ chức nhân quyền trên thế giới. Bây giờ không dễ bắt nạt người dân như trước đâu.”Nghị định 72 cũng cấm các nhà cung cấp dịch vụ internet nước ngoài không được cung cấp thông tin xuyên tạc hay chống đối nhà nước Việt Nam, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc.
Nhà nước có điều 79, điều 88 để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của mọi người, rồi thêm điều 258 giăng ra ngăn chặn tiếp. Rồi bây giờ hình như thấy vẫn chưa đủ cho nên ra thêm nghị định 72 này để bít hết mọi đường nhằm triệt tiêu mọi tự do ngôn luận...
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh:
“Nhà nước có điều 79, điều 88 để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận của mọi người, rồi thêm điều 258 giăng ra ngăn chặn tiếp. Rồi bây giờ hình như thấy vẫn chưa đủ cho nên ra thêm nghị định 72 này để bít hết mọi đường nhằm triệt tiêu mọi tự do ngôn luận, không cho người dân được phát biểu cái gì hết, ngoài hệ thống báo chí chính thống của nhà nước.”
Nghị định 72 được ban hành trong bối cảnh không ngừng gia tăng số blogger bị bỏ tù tại Việt Nam.
Trong năm nay, Việt Nam tiếp tục bị tổ chức Phóng viên Không biên giới liệt kê vào danh sách “Kẻ thù của internet”.
Từ đầu năm tới nay, có ít nhất 46 nhà hoạt động bao gồm các blogger bị Việt Nam buộc tội hoặc kết án dài hạn vì thực thi các quyền tự do căn bản của công dân trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do thông tin.
No comments:
Post a Comment