CHIẾN LƯỢC ĐU DÂY CỦA cỘNG sẢN VIỆT NAM
GIỮA TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ
Mặc Giao
Trong tháng 6 và tháng 7 năm 2013, chủ tịch viet cong Trương Tấn Sang tất bật đi thăm Trung Quốc và Hoa Kỳ, chưa kể đi Indonesia. Tại sao phải vất vả, hấp tấp như vậy?
Ông Sang đi Trung Quốc được tiếp đón long trọng, đủ lễ nghi quân cách, cờ xí và quốc yền linh đình. Kết quả chuyến đi là ông đã ký với Chủ Tịch Tập Cẩm Bình 10 văn kiện nhất trí hợp tác về mọi lãnh vực giữa hai quốc gia. Cứ theo ngôn từ của các văn kiện này thì giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn vấn đề gì nữa, kể cả vấn đề Biển Đông. Ông Sang không xác nhận chủ quyền, không phản đối vi phạm, không đề nghị giải pháp nào. Điều này chứng tỏ chuyến đi Tầu của ông đã được sửa soạn sẵn. Được dấu kỹ đến độ cả Quốc Hội cũng không biết trước và cũng không biết sau, vì Hành pháp không chuyển sang Lập pháp những hiệp ước đã ký kết để được cứu xét và phê chuẩn.
Sau khi đi Tầu, ông Sang đi Mỹ gặp Tổng Thống Obama ngày 25/7 tại Bạch Ốc. Ông đã nói gì? Xin gì? Và được gì? Chắc chắn ông đã phải phân bua về sự nhất trí quá tải giữa Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc để giảm bớt sự nghi ngờ của Hoa Kỳ. Ông đã công khai xin gia tăng liên hệ thương mại với Mỹ. Việc xuất cảng hàng rẻ sang Hoa Kỳ đã đem lại cho Việt Nam 15 tỷ Dollars thặng dư năm 2012.
Ông Sang và các đồng chí còn muốn nhiều hơn. Điều ông Sang mong đợi nhất là được Mỹ chấp nhận cho Việt Nam tham gia Hiệp Ước Đối Tác Liên Thái Bình Dương (TPP - Transpacific Partnership), một tập hợp kinh tế gồm 9 nước do Mỹ khởi xướng để đương cự với Trung Quốc. Một trong những mục tiêu của liên minh kinh tế này là giảm quan thuế giữa các nước hội viên xuống 10%, rồi 0%. Ngoài ra, ông Sang cũng yêu cầu Mỹ một số điều khác như viện trợ kỹ thuật, bán võ khí sát thương...
Kết quả, ông Sang nhận được những gì? Không có gì hết ngoài những lời hứa hẹn. Không có cam kết chắc chắn. Không ký một hiệp ước hay văn kiện nào, ngoài những lời tuyên bố trống rỗng: "Hợp tác toàn diện". Phái đoàn hùng hậu 200 người ông Sang mang theo, trong đó có 4 bộ trưởng và rất nhiều chủ doanh nghiệp, chỉ làm một chuyến du ngoạn hỏa tốc, không có cơ hội điều đình nghiêm chỉnh và không có gì trên tay khi trở về.
Phải nói thêm, Hoa Kỳ tiếp đón Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang một cách khinh thị, không xứng với một quốc trưởng. Chủ Tịch Việt Nam được đại sứ Mỹ tại Việt Nam, David Shear, đón ở phi trường, không giống như Tổng Thống Ngô Đình Diệm được Tổng Thống Eisenhower đón tại chân cầu thang máy bay. Không có quốc yến. Chỉ được Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đãi cơm trưa. Không có cờ quạt nơi Chủ Tịch Sang hiện diện. Tổng Thống Nixon đón tiếp Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu còn long trọng hơn nhiều. Dù lúc đó TT Nixon đang ở San Clemente, California, được gọi là Tòa Bạch Ốc miền Tây, ông cũng mời TT Thiệu đến để hội đàm với đầy đủ lễ nghi dành cho một quốc trưởng: quốc kỳ hai nước, binh sĩ danh dự dàn chào, dạ tiệc đãi quốc khách...
Thái độ tiếp đón và đàm thoại với ông Sang của Tổng Thống Obama cũng có vẻ miễn cưỡng, coi thường, không có gì là trân trọng, thân mật. Trân trọng sao được khi ông Sang vừa ngoan ngoãn ký với Trung Quốc 10 văn kiện do Trung Quốc áp đặt, trong đó chắc chắn có những điều bất lợi cho Hoa Kỳ. Thân mật sao được khi Cộng Sản Việt Nam bỉ mặt Mỹ trong vấn đề nhân quyền, gia tăng đàn áp, bắt bớ những người khác chính kiến, ra Nghị định 72 hạn chế xử dụng internet, trong khi Hoa Kỳ luôn luôn nêu vấn đề cải thiện nhân quyền như một điều kiện tăng cường sự hợp tác.
Nếu muốn tìm hiểu đường lối ngoại giao của cộng sản Việt Nam thì chỉ cần nhìn hai cuộc công du của ông Trương Tấn Sang là thấy rõ. Đó là một chính sách bất nhất, vừa muốn theo Tầu, vừa muốn bám vào Mỹ. Đó là chính sách đu dây để khỏi làm mất lòng cả hai, để lợi dụng cả hai với ước mong Trung Quốc không dám ăn hiếp Việt Nam quá đáng vì còn nể Mỹ, và Mỹ vẫn tiếp tục vuốt ve chiều chuộng Việt Nam để Việt Nam khỏi ngả hẳn vào tay Tầu.
Mục tiêu của Hà Nội là kéo dài tình trạng mù mờ, nửa tranh chấp nửa thân hữu, nửa đe dọa chiến tranh, nửa hô hào xây dựng hòa bình. Tình trạng này càng kéo dài thì đảng Cộng sản Việt Nam càng trụ được lâu.
Chiến lược đu dây chỉ có thể đem lại kết quả ngắn hạn tối đa như vậy. Nhưng kết quả lâu dài sẽ ra sao? Lãnh thổ và lãnh hải có được bảo vệ? Số phận của Dân Tộc Việt Nam có được cải thiện? Để tìm ra câu trả lời, chúng ta hãy nhìn vào mục tiêu và cách thức hành động của các tác nhân liên hệ tới tình hình Biển Đông và Đông Nam Á.
- Về phiá Trung Quốc: Lúc nào Trung Quốc cũng muốn Cộng Sản Việt GIAN là một chư hầu ngoan ngoãn. Việc nuốt trửng Việt Nam để biến thành một tỉnh của Trung quốc không dễ vì còn luật lệ và dư luận quốc tế. Một khi các quốc gia tự do (Âu, Mỹ, Úc, Nhật) thấy Trung Quốc dám ngang nhiên chiếm trọn một quốc gia khác có chủ quyền, chắc chắn họ sẽ có phản ứng. Một trong những phản ứng dễ thực hiện nhất là tẩy chay kinh tế. Chỉ cần những nước này ngưng mua hàng của Trung Quốc là Trung Quốc sụp đổ ngay. Đừng quên rằng Trung Quốc bán sang các nước này 80% tổng số hàng xuất cảng.
Vì vậy, Trung Quốc thực hiện một chiến lược hai mặt giáp công. Một mặt làm ung thối xã hội Việt Nam: bôxít, chặt rừng, thu mua đỉa, lá xoài, đưa nhân công vào lậu..., đồng thời làm cho kinh tế Việt Nam phải tùy thuộc vào Trung Quốc. Để thực hiện kế hoạch này, Trung Quốc đã mua chuộc và gài sẵn những tay sai trong guồng máy đảng và BAO quyền Việt Nam.
Mặt khác. Trung quốc có những hành động xác nhận chủ quyền trên Biển Đông một cách tiệm tiến. Điều này có nghiã là họ không làm mạnh ngay, nhưng thỉnh thoảng lại tấn công và bắt giữ tầu của Việt Nam, đưa tàu thuyền xâm nhập hải phận Việt Nam, ngăn cản Việt Nam tìm kiếm và khai thác dầu khí trong vùng biển tranh chấp. Trung Quốc không gây chiến tranh, nhưng chơi trò ăn hiếp và phá quấy, khiến Việt Nam không còn được tự do xử dụng và khai khác lãnh hải của mình. Như vậy là đã mất chủ quyền trên thực tế. Lâu ngày chầy tháng, Trung Quốc sẽ coi những hành động của họ trên Biển Đông là bình thường, là quyền tự nhiên của họ, đặt Việt Nam và cả thế giới trước việc đã rồi.
- Về phiá Hoa Kỳ: Hoa Kỳ không thể chấp nhận cho Trung Quốc hay bất cứ quốc gia nào khác tranh chấp quyền bá chủ của Hoa Kỳ trên mặt biển. Ngoài lý do quân sự, việc bá chủ mặt biển còn dính liền với lý do chính trị và kinh tế. Vì vậy, khi Trung Quốc lộ tham vọng khống chế Biển Đông, Hoa Kỳ đã lập tức phản ứng bằng lời (cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton tuyên bố Hoa Kỳ cũng có quyền lợi thiết yếu ở Biển Đông) và dàn mặt trận để đương đầu với Trung Quốc. Đây chưa phải là mặt trận quân sự, dù cựu Bộ Trưởng Quốc Phòng cho biết Mỹ sẽ đưa 60% tiềm lực hải quân của Mỹ về vùng Tây Thái Bình Dương, nhưng là mặt trận ngoại giao và kinh tế.
Mặt trận ngoại giao dựa vào Khối ASEAN trấn thủ vòng quanh Biển Đông, Úc và Tân Tây Lan ở phiá Nam. Mỹ công khai bênh vực Phi Luật Tân và Nhật Bản vì hai nước này đã ký hiệp ước an ninh hỗ tương với Mỹ và tỏ quyết tâm không nhượng bộ Trung Quốc. Mặt trận kinh tế là vận động thành lập khối kinh tế Đối Tác Liên Thái Bình Dương, trong đó có mặt hầu hết các nước châu Á trừ Trung Quốc.
Khi muốn cùng ASEAN cản Trung Quốc, Hoa Kỳ ve vãn Việt Nam để Việt Nam trở thành một trong những cột trụ. Mỹ lưu ý đặc biệt tới Việt Nam vì Việt Nam có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc, Việt Nam là nước có lực lượng quân sự mạnh nhất trong số các nước ASEAN, có vị trí địa dư chính trị thuận lợi nhất, và đặc biệt Việt Nam cần có một thế lực bảo kê để Trung Quốc khỏi nuốt gọn.
Mỹ hứa hẹn đủ điều nhưng Việt Nam còn làm eo làm xách. Thật ra, Cộng Sản Việt GIAN chỉ muốn lợi dụng Mỹ, không muốn đi hẳn với Mỹ vì còn quá sợ Trung Quốc, đồng thời cũng sợ Mỹ bắt tôn trọng nhân quyền. Tôn trọng nhân quyền là phải tôn trọng tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do tôn giáo, không được bắt bớ những người khác chính kiến... Làm thế là khai tử đảng cộng sản độc tài. Vì vậy, Cộng Sản Việt GIAN theo anh hai nào cũng chết ngắc. Họ đành phải đi dây để thủ lợi tạm thời và để mua thời gian.
Cộng SảnViệt GIAN đã từng biểu diễn trò đu dây giữa Liên Xô và Trung Cộng trong thời chiến tranh gọi là chống Mỹ. Hai đàn anh Nga-Hoa dù không ưa nhau nhưng cũng cùng trong khối cộng sản, cùng muốn giúp súng đạn và phương tiện chiến tranh cho một đàn em liều mạng đi mở mang xã hội chủ nghiã. Đu dây lần này khác hẳn. Mỹ và Tầu ở hai phe khác nhau, quyền lợi khác nhau, đồng minh cũng phải khác nhau, không thể có đồng minh chung.
Đến một lúc nào đó, tình trạng giữ thăng bằng giữa hai đầu dây không còn thể duy trì, kẻ đu dây bắt buộc phải ngả hẳn sang một phiá. Ngả sang Trung Quốc thì lãnh phận tôi đòi. Dù không mất nước trên danh nghiã cũng trở thành một thứ phiên thuộc. Trong trường hợp đó, dân Việt Nam có chịu khoanh tay ngồi nhìn đảng cộng sản dâng chủ quyền đất nước và danh dự dân tộc cho ngoại bang để đổi lấy sự an toàn của đảng không?
Nếu ngả hẳn sang phiá Hoa Kỳ, Cộng Sản Việt GIAN phải chấp nhận những điều kiện của Hoa Kỳ. Không ai muốn ôm một anh ghẻ lở đủ thứ bệnh. Ít nhất cũng phải bắt anh ấy tắm sà bông cho đỡ dơ rồi mới ôm hờ, trước khi ôm chặt. Dĩ nhiên trao thân gửi phận cho Mỹ cũng có nhiều nguy hiểm. Khi Mỹ hết cần là Mỹ đá ngay. Hai nền Cộng Hòa Việt Nam đã có kinh nghiệm. Dù vậy, đi với Mỹ vẫn khá hơn đi với trung Quốc vì Mỹ không có tham vọng lãnh thổ và còn là cơ hội tốt cho nhân dân Việt Nam xây dựng một chế độ mới có tự do, dân chủ và nhân quyền.
Có một điều nhân dân ta phải hiểu. Đó là sẽ không có một nước nào dẹp đảng Cộng Sản Việt GIAN giùm ta dù chúng ta đã kêu than rên xiết nhiều năm; càng không có nước nào xả thân đánh Trung Quốc giùm ta để ta giữ hoặc đòi lại biển, đảo. Giả dụ Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt mấy đảo của Việt Nam ở Trường Sa, đánh đắm những tàu của Việt Nam chạy trong vùng lưỡi bò, Hoa Kỳ cũng sẽ không can thiệp bằng quân sự. Hoa Kỳ chỉ kết án bằng miệng và đòi điều đình. Điều đình cho quyền lợi của Hoa Kỳ, không phải cho quyền lợi của Việt Nam. Quyền lợi đó là Hoa Kỳ được tự do đi lại trên Biển Đông mà không bị làm khó dễ. Như thế là đủ đối với Hoa kỳ.
Trong trường hợp Việt Nam dựa hẳn vào Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp khác để bảo vệ Việt Nam, như phong tỏa kinh tế Trung Quốc, vận động ngoại giao quốc tế. Đừng quên thế lực của Hoa Kỳ trong việc vận động quốc tế vẫn là số một. Hoa Kỳ chưa cần dùng tới sức mạnh quân sự. Sức mạnh này chỉ được dùng một cách gián chỉ để làm nản lòng (dìssuade) đối phương.
Trong mọi trường hợp, chính Nhân Dân Việt Nam phải đóng vai trò quyết định, phải biết nắm mọi cơ hội để tìm lại một cuộc sống xứng đáng cho mình, tìm lại danh dự và sự toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ Quốc.
Mặc Giao
Edited By HancsViCongLy
No comments:
Post a Comment