Đức Phật khuyên con người ta làm chuyện gì cũng phải có'trí tuệ'.Vì quyền lợi quốc gia,Mỹ có quyền giao thương với tất cả các nước trên thế giới kể cả các chế độ cộng sản.Nhưng là công dân Mỹ hay bất cứ quốc gia nào khác,người Việt tị nạn nên cẩn thận khi đi du lịch ở những nước 'cựu thù' của Mỹ như CSVN,Tàu,Cuba hay Bắc Hàn,kể cả các quốc gia Hồi Giáo.Riêng trường hợp của VC,thì chúng luôn áp dụng' luật rừng'khi có dịp không ngoài mục đích để..moi tiền.Dầu chúng coi người tị nạn như là có' song tịch',nhưng không có' hộ khẩu' thì làm sao chúng giữ ở lại VN cho được?Chúng cũng chả muốn giữ người tị nạn ở lại trong nước để làm gì,vì bị coi là thành phần chống đối'ngầm' hay phản động theo ngôn từ của chúng.Đối với những chế độ độc tài CS hay quá khích Hồi giáo,không nước nào làm được gì cả nếu chúng giở thói côn đồ,ngang ngược theo kiểu xã hội đen.Chính mình phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn và hành động của mình.Con đường rộng rải,thênh thang không chịu đi mà tự mình' đút đầu vô rọ' thì trách được ai?
Các bạn thân mến,
Chuyện này thằng Ròm đã nói nhiều lần nhưng hình như ít ai lưu ý. Phải thấu hiểu thì mới thấy được cái nguy hiểm để liệu thân. Tao lặp lại lời thằng Ròm: “Về Việt Nam là chấp nhận nộp mạng…” để chúng ta cùng dùng óc… suy gẫm. Chuyện này không dùng trái tim mà phải dùng óc.
Tao cũng nói chuyện với nhiều người và… có người hiểu và cũng có người nhất định không hiểu. Những người không hiểu thì cãi hăng nhất: “Tôi có làm gì đâu mà sợ chúng nó”. Câu nói này rất thông dụng và rất được nhiều người sử dụng để cãi lại và tự bào chữa cho hành động về Việt Nam du hí. Câu nói: “Tôi có làm gì đâu mà sợ chúng nó” có hai hành động:
1. Hành động số 1 là “không làm gì cả”
2. Hành động số 2 là “sợ”.
Không làm gì cả là vì “sợ” chứ còn gì nữa. “Không làm gì cả” đã mang cái bản chất của cái “sợ” trong đó rồi. Vì vẫn còn sợ VC mà lại ham vui nên dành dụm tiền đi du hí Việt Nam với hành trang là… “không làm gì cả”. Thấy những điều chướng tai gai mắt mà “không làm gì cả” nhưng vẫn phập phòng lo âu trong lòng. Vì sợ VC nên không dám làm gì cả.
Không làm gì cả chỉ vì muốn được yên thân nhưng không yên trong lòng. Đang đêm, bọn VC dẫn quân đến khách sạn còng tay bắt đi vì có mật vụ báo cáo ngày hôm qua ông này rải truyền đơn ở chợ Bến Thành. Thế là vào tù,… miệng luôn kêu gào tôi “chẳng làm gì cả”. Bọn VC thì cứ nhơn nhơn: “Không làm gì cả sao bị bắt?”. Thế là phải trả tiền cho nó… để được nó tống về Mỹ.
Ngay cả cái quốc tịch Mỹ cũng không dám nói lớn vì sợ nó ghét thêm. Nhiều người chỉ nói khẽ rằng, “tôi có quốc tịch Mỹ, xin cho tôi liên lạc với tòa lãnh sự Hoa Kỳ”. VC nghe xong thì cười sằng sặc.
Tớ không hỏi cậu có quốc tịch gì, tớ chỉ hỏi rằng cậu có rải truyền đơn ở chợ Bến Thành không?
VK (trả lời nhanh): “Không, tôi không có dám gì cả?”.
VC: Vậy thì tại sao nhân dân báo cáo cậu rải truyền đơn ở chợ Bến Thành?
VK: Tôi có làm gì đâu?
VC: Thôi đừng có dông dài. Viết giấy đây, hãy thành tâm khai báo.
Thế là VK cắm cúi viết bản báo cáo: sinh đẻ ở đâu, con cháu ai ba đời, trước ngày ra đi thì làm gì, ra đi ngày nào, đến Mỹ làm gì, trở về Việt Nam để làm gì, gặp gỡ những ai, đem vào Việt Nam bao nhiêu tiền. Dự định sau khi thăm Việt Nam, trở về Mỹ thì làm gì. Tự nguyện làm gì để đóng góp nỗ lực xây dựng XHCN tại Việt Nam.
Một người từng từ bỏ chế độ CSVN, liều mạng chạy ra khỏi nước để sống còn bằng con thuyền mong manh vượt trùng dương, 9 phần chết 1 phần sống. Hay vượt rừng vượt núi hết sức gian nan, hy vọng mong manh được đặt chân đến bờ tự do. Đến được bến bờ tự do rồi thì xin tỵ nạn cộng sản, quyết chí làm lại cuộc đời. Sau khi thành công thì bắt đầu động lòng, muốn trở về thăm quê cũ, bạn xưa để tâm tình và kể về chuyến đi xa mới về, mà quên mất động cơ ban đầu.
Anh VK này được thả ra là mừng húm, trở lại Hoa Kỳ sau khi hứa hẹn: 1/ trở về Hoa Kỳ, không làm gì cả. 2/ làm báo cáo viên cho chế độ để gọi là đóng góp “nỗ lực xây dựng XHCN tại Việt Nam”. Anh VK này hoặc muốn trở lại Việt Nam lần nữa thì phải báo cáo cho chế độ gọi là có đóng góp, hoặc không bao giờ trở lại Việt Nam nữa vì không muốn làm tay sai cho đảng cộng sản. Đắng cay và chua chát thay!
Nói như Ròm: “Về Việt Nam là chấp nhận nộp mạng…”
là đúng quá rồi chứ còn gì nữa.
No comments:
Post a Comment