08122013-cry-fr-reli-compen- lco-hue
Dự án Khu biệt thự Hòa Bình Lăng Cô
www.diaoc-online
Lăng Cô là cách đọc trại của người Pháp trong những năm đầu thế kỉ 18 khi họ phát hiện ra ngôi làng nằm liền kề đèo Hải Vân, núi Bạch Mã, gần biển, có nhiều đầm, phá và có khí hậu cận nhiệt đới, nóng vừa, cho cảm giác thoáng, dễ chịu, chiều chiều, hàng ngàn con cò đến đậu trắng cả khu đầm phá để kiếm ăn, người Pháp gọi đây là Làng Cò nhưng lại đọc là Lăng Cô, địa danh Lăng Cô ra đời từ đó. Và, có thể nói, chính vùng đất đẹp, thơ mộng này đã thu hút nhiều khách du lịch, trong những năm gần đây, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quyết định mở rộng địa bàn du lịch về phía Lăng Cô, cũng chính dự án này đã tạo ra không biết bao nhiêu tiếng kêu than và nỗi khổ cho người dân bị mất đất.
Sự thật đau lòng về các khu du lịch
Ông Nguyễn Đức Quốc, một cư dân Lăng Cô, kể với chúng tôi:
“Ở huyện Phú Lộc này, họ dùng những áp lực, những biện pháp làm việc không hoàn toàn căn cứ vào pháp luật. họ chủ dùng quyền lực để hăm dọa và đàn áp dân mà thôi, họ dọa sẽ cưỡng chế là vậy, trong khi họ nói là đất người ta là đất nằm trong vị trí đất xây dựng thế này, và đất nằm trong sổ đỏ. Rồi có những gia đình họ dọa là đất họ sẽ lấy từ đường vào 18m nhưng thực chất là tại thị trấn Lăng Cô họ bán rất nhiều lô.
Và số tiền rất là nhiều, Không biết tiền đó họ dùng vào việc gì nhưng hiện tại có vái village của chị ruột ông Nguyễn Thanh Hà chủ tịch huyện Phú Lộc đó, xây nhà và xây bờ tường cách lề đường 3m, còn dân mà họ làm cái gì ra mà cách 7-8m, 10m, họ vẫn vô họ ngăn chặn họ dọa, họ mời lên mời xuống, bà con sợ quá không dám làm…!”
Một người dân khác ở Lăng Cô, yêu cầu giấu tên, than thở với chúng tôi rằng ông chưa bao giờ thấy nhà cầm quyền địa phương bịp bợm và tàn nhẫn với người dân như bây giờ, đất thu hồi của dân chỉ có ba mươi ngàn bảy trăm đồng trên một mét vuông, thu hồi xong, họ để nguyên vậy, không hề đổ thêm lên một xẻng đất nào, cũng không hề san ủi hay cải tạo mặt bằng, chỉ chia lô và bán lại cho người dân với giá hơn bốn triệu đồng trên một mét vuông, có nghĩa là người dân phải mất đi gần một trăm rưỡi mét vuông đất cũ để mua lại đúng một mét vuông đất mới cũng ngay trên khu vườn cũ của mình.
Khu nhà ở cho du khách ở Lăng Cô. (www.diaoconline)
Tại sao khi nhà nước bán cho dân thì 4,5 triệu một mét, mà đền cho dân thì 30.700 hoặc 20.000, như vậy thì các ông phải giải thích cho chúng tôi biết, thì ông Nguyễn Thanh Giản chủ tịch nói là việc gì ra việc nấy đó, không có đem chuyện này vào chuyện kiaÔng Nguyễn Đức Quốc
“Phía sau là mặt đường Nguyễn Văn, là đường ven đầm đường du lịch là đường Nguyễn Văn, cách đường quốc lộ 35m, thì họ bán cho nhà hàng Sao Biển là một mét 4,5 triệu, và tổng số tiền như vậy là 2 tỷ rưỡi, không biết là số tiền đó cán bộ họ dùng vào việc gì nhưng mà những việc họ làm dân hoàn toàn không biết. Khi chúng tôi đề cập đến vấn đề này, tại sao khi nhà nước bán cho dân thì 4,5 triệu một mét, mà đền cho dân thì 30.700 hoặc 20.000, như vậy thì các ông phải giải thích cho chúng tôi biết, thì ông Nguyễn Thanh Giản chủ tịch nói là việc gì ra việc nấy đó, không có đem chuyện này vào chuyện kia. Thì tôi thấy vấn đề là vấn đề mà họ thực sự dùng quyền lực để họ đàn áp dân để nhằm họ rút những tiền đền bù của dân, họ bỏ túi để họ chia nhau họ ăn.”
Ông này cho rằng những cán bộ địa phương đã tham nhũng vô độ, coi thường quyền lợi của nhân dân và chà đạp lên lẽ phải. Nhiều lần họp dân, dân phản đối, ban quản lý đền bù giải tỏa và các quan chức địa phương cố tình trì hoãn cuộc họp rồi sau đó cho công an xuất hiện với số lượng động đảo trước cổng ủy ban xã, huyện. Điều này gây tâm lý hoang mang cho người dân, vì với dân lành, người ta rất ngại đụng chuyện với công an, với người dân chân chất ở đây, công an là một thứ gì đó rất xa lạ và gây bất an. Thường thì những cuộc họp có công an xuất hiện, phần lớn người dân chọn phương án làm sao cho kết thúc cuộc họp càng sớm càng tốt, chính vì vậy, vấn đề quyền lợi của bà con luôn bị trì hoãn, chính quyền địa phương một mặt dùng chiến thuật, một mặt trấn áp và cưỡng chế giải tỏa, tiếng kêu oan thấu trời.
Nông dân nuôi bắt hàu. (Ngoi Sao)
Đây không phải là lần đầu, mà rất nhiều lần. Trước đây, năm 2001,2002, họ đã mở đường, họ đã dùng quyền lực để đàn áp, hù dọa, hăm dọa này nọ, rồi họ chiếm đất, họ lấy đất, họ không bồi thường cho dân đồng nào cả.ông Nguyễn Đức Quốc
Tiếp lời người đàn ông vừa nói, ông Nguyễn Đức Quốc cho biết thêm:
“Đây không phải là lần đầu, mà rất nhiều lần. Trước đây, năm 2001,2002, họ đã mở đường, họ đã dùng quyền lực để đàn áp, hù dọa, hăm dọa này nọ, rồi họ chiếm đất, họ lấy đất, họ không bồi thường cho dân đồng nào cả. Tức là có những gia định mà đất của họ rất rộng, trong vườn 20-30 cây dừa bị chặt mà không được đền bù đồng nào. Đợt này, bà con đã biết hơn về pháp luật, nhưng khi nói về áp dụng pháp luật thì chính quyền huyện Phú Lộc, họ cũng trích dẫn cái luật nhưng cái luật không nằm trong quyết định thu hồi đất. Họ chỉ nói và những người dân không biết thì tin rằng họ đã dùng pháp luật, và có căn cứ pháp luật rõ ràng nhưng thực chất thì những cái đó không nằm trong bộ luật của họ. Vấn đề đó, bà con rất là bức xúc!”
Không bao lâu nữa, Lăng Cô sẽ trở thành một thị xã du lịch, đầm Lập An cũng sẽ trở thành tụ điểm du lịch nổi để du khách trải nghiệm cảm giác bồng bềnh thưởng ngoạn núi non, mây trời và mùi vị sông nước. Nhưng, nằm khuất phía sau gương mặt du lịch hào nhoáng của nó sẽ là những số phận bị đẩy vào thất nghiệp, đường cùng. Vì hiện tại, đầm Lập An là cái vựa nuôi hàu trên cả nước, mỗi năm, lượng hàu bán ra ở Lập An lên đến vài trăm tấn.
Cũng xin nói thêm về nghề nuôi hàu trên đầm Lập An, một nghề khá lý thú vì môi trường nước lợ của Lập An là một môi trường rất lý tưởng để hàu sinh trưởng và phát triển, đầu năm, vào mùa Xuân, hơn hai trăm hộ dân Lăng Cô sống gần đầm bắt đầu mang tre ra đóng cọc, chia từng khu vực đầm và làm giàn, treo nhiều thanh ngang cách mặt nước chừng nửa mét, trên mỗi thanh ngang móc hàng trăm chiếc vỏ xe hỏng. Đợi đến cuối năm, người dân chỉ làm mỗi một việc là vớt các lốp xe có hàu bám đầy trên đó vào bờ, gở ra, cân ký bán cho thương nhân từ Bắc chí Nam.
Nhưng gần đây, do qui hoạch và xây dựng nhà hàng, lượng chất thải nhà hàng đã làm cho hàu không thể sinh sản và phát triển được nữa, nghề nuôi hàu trên đầm Lập An bắt đầu khó khăn, nhưng vẫn chưa khó khăn bằng vấn đề qui hoạch và đẩy họ vào thất nghiệp.
Nhìn trên bờ, nhìn dưới nước, ở đâu người dân Lăng Cô cũng bị ép đủ đường, từ một người có ruộng vườn trở thành người trắng tay, từ một người có nghề trở thành thất nghiệp. Như vậy, cái điểm du lịch Lăng Cô về sau có còn là điểm du lịch lý tưởng nếu như du khách nhận ra điều này? Và hơn nữa Làng Cò có còn hiền hòa, bình yên và dễ thương như cảm nhận của người Pháp cách đây gần hai trăm năm, thời mà người ta vẫn cho rằng đó là khoảng thời gian u ám, đen tối của lịch sử nước Việt?!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment