Bỏ đảng, lập đảng khác
Ngô Nhân Dụng
Năm ngoái mục này viết một bài với tựa đề: “Người biết suy nghĩ, sẽ từ bỏ đảng Cộng sản.” Vừa rồi, trên mạng Bô Xít Việt Nam mới đăng một bài của ông Lê Hiếu Ðằng với ý kiến tương tự. Ông Lê Hiếu Ðằng viết: “ (T)ôi biết nhiều đảng viên đang muốn ra khỏi Ðảng, hoặc không còn sinh hoạt Ðảng. Vậy tại sao chúng ta hàng trăm đảng viên không tuyên bố tập thể ra khỏi Ðảng và thành lập một Ðảng mới, chẳng hạn như Ðảng Dân Chủ Xã Hội,...”
Lê Hiếu Ðằng viết như vầy: “Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập... Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo và thông qua Hiến Pháp mới.” Ðó là điều mà các người tranh đấu hiện nay, ở trong và ngoài nước đều đồng ý. Ông đi xa hơn với một bước cụ thể, đề nghị các đảng viên cùng ý hướng hãy thành lập một đảng mới, đứng ra đối lập với đảng Cộng sản đang cầm quyền.
Trong bài viết năm ngoái, tôi đã nêu ra nhiều lý do khiến các đảng viên cộng sản “biết suy nghĩ,” phải từ bỏ đảng. Xin nhắc lại một vài đoạn để tóm tắt như sau:
“Quý vị vào đảng Cộng sản vì tin ở chủ nghĩa Mác, Lê Nin? (A) Bây giờ còn ai tin tưởng ở các lý thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của ông Karl Marx nữa hay không? (B) Còn ai thấy các lý thuyết của Lenin có ích lợi cho dân tộc mình, hay chỉ là cái gông xiềng buộc chặt lên đầu, lên cổ cả dân tộc?
“Tai họa của nước ta là do những người đã đem chủ nghĩa Mác Lê Nin vào đặt lên đầu lên cổ cả dân tộc. Từ đó, họ đã đi tới những lựa chọn sai lầm tàn phá đất nước, khi biết thì đã quá trễ. (1) Tai họa thứ nhất là tổ chức kinh tế theo lối Liên Xô, mà hiệu quả ai cũng biết. (2) Tai họa thứ hai là tổ chức chính quyền chuyên chế, lấy bạo lực, công an để bảo vệ quyền hành; nhưng sau khi đã dựng lên rồi thì chính guồng máy chuyên chế đó tự phát triển, tự bảo vệ nó; không thể nào nó tự thay đổi được nữa. (3) Tai họa thứ ba là chủ trương gây thù hận, phương pháp dùng dối trá để củng cố quyền hành. Từ thói quen dối trá đó, cả xã hội suy đồi vì người lương thiện không thể sống được. Lựa chọn theo chủ nghĩa Mác Lê Nin đã tạo ra tất cả các tai họa trên.
“(4) Cũng vì theo chủ nghĩa Mác Lê Nin cho nên đảng Cộng sản đã phạm sai lầm ngoại giao lớn trong việc chọn đồng minh; mà không nghĩ tới mối nguy hiểm trong tương lai.” Tai họa thứ tư này đưa tới hậu quả là đi theo Cộng sản Trung Quốc: ‘Vì vậy mới giết hàng trăm ngàn người vì cải cách ruộng đất; vì vậy mới sinh ra cái công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958. Từ đó mới ngậm miệng làm ngơ không dám phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974.’”
Những điều tóm tắt trên đây được trình bày với thái độ khách quan, bình thản, ý kiến của một người đứng ngoài. Dù người đảng viên hoặc không là đảng viên cộng sản, cũng có thể nhìn thấy những lý lẽ đó. Một đảng viên cộng sản chắc sẽ nhìn vấn đề theo cách khác, nhưng cũng có thể đi tới cùng một kết luận. Trong bài viết mới công bố, lấy tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...” Lê Hiếu Ðằng đã “tính sổ đời mình” từ lúc gia nhập đảng Cộng sản cho tới những ngày nằm trong bệnh viện có thời giờ suy nghĩ lại. Những ý nghĩ của ông cũng dẫn đến ý kiến các đảng viên cộng sản phải “tuyên bố tập thể” quyết định của họ cùng rút ra khỏi đảng. Nhưng lời lẽ ông dùng chứa đựng nhiều cay đắng hơn. Về đối ngoại, ông tố cáo: “Sau khi hy sinh biết bao xương máu, nay Ðảng và Nhà nước Việt Nam muốn làm việc gì đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta...” Ðối với cả chế độ ông cũng nói: “Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo...” Trả lời đài RFI phỏng vấn, Lê Hiếu Ðằng nói về toàn cảnh xã hội “xuống cấp,” “Có thể nói là xuống cấp một cách toàn diện, khủng hoảng toàn diện!”
Cũng trong bài phỏng vấn, ông nói rõ hơn: “Có nhiều người cũng đến gặp tôi và chán nản đòi ra khỏi đảng. Hoặc là (giấy chuyển) sinh hoạt đảng thì đem về không đưa cho địa phương mà bỏ vào ngăn kéo, coi như không sinh hoạt đảng nữa.
Như vậy tại sao khi vào đảng thì (công khai), bây giờ anh nên công khai, tuyên bố đàng hoàng vì sao tôi ra khỏi đảng?” Và giải thích thêm: “Vì đảng này bây giờ họ đã phản bội lại những mục đích ban đầu về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, thực hiện lý tưởng mà một thời trai trẻ mình đã đổ biết bao xương máu...”
Trong lời giới thiệu bài viết của Lê Hiếu Ðằng, mạng lưới Bô Xít Việt Nam còn viết nặng nề hơn, coi chế độ cộng sản hiện nay là “một cái ách cực kỳ phi lý” mà dân Việt đang phải đeo trên cổ (như cái ách đè trên cổ trâu bò). Rồi kết luận: “Câu nói âm thầm từ muôn miệng hình như đang cùng muốn thốt lên: Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh.”
Sau đề nghị ra khỏi đảng với hành động tập thể, Lê Hiếu Ðằng đề nghị thành lập một đảng khác. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều (này?) Nhận xét “tình hình đã chín mùi” được giải thích khi Lê Hiếu Ðằng nói với đài RFI: “...có nhiều đảng viên đồng tình với việc làm đó, nên tôi mới đề nghị như vậy. Và đã ra khỏi đảng thì phải thành lập một đảng mới.”
Và ông lý luận rằng, “Chủ trương không (chấp nhận) đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Ðảng (Cộng sản) chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này? Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Ðó là quyền công dân chính đáng của chúng ta.”
Tất nhiên, những người ngoại cuộc có thể nhìn thấy một kẽ hở trong lý luận đó. Nhiều người sẽ phê bình rằng ông quá ngây thơ. Xưa nay đảng Cộng sản vẫn chẳng bao giờ quan tâm đến luật pháp, đến nguyên tắc pháp lý, cũng như các quyền công dân! Có nhạc sĩ Việt Khang, nông dân Ðoàn Văn Vươn và hàng vạn người khác sẵn sàng làm chứng. Nhưng Lê Hiếu Ðằng vẫn nêu lên lý lẽ trên, vì một mục tiêu của ông là “thách thức” đảng Cộng sản đấu lý công khai. Những luật gia như Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ cũng đều dùng pháp lý để tranh đấu; mặc dù họ biết chế độ cộng sản vốn bất chấp luật pháp. Các luật gia này đã và đang bị tù. Liệu Lê Hiếu Ðằng sẽ bị chung số phận hay không?
Câu trả lời là: Tùy theo phản ứng của các đảng viên vẫn là bạn bè của ông. Hãy chờ coi họ có bỏ rơi ông hay sẽ can đảm đi cùng ông. Trong bài bình luận viết năm ngoái, chúng tôi đã hình dung chuỗi hậu quả: “(Khi) Một số người đông đảo và có danh tiếng tuyên bố từ bỏ đảng, họ có thể kêu gọi các đảng viên có lương tâm cùng dứt khoát rút ra khỏi đảng. Khi số người bỏ đảng đông hơn, gây thành một phong trào lớn khắp nước, thì các biện pháp trả thù và đàn áp của guồng máy (nhà nước cộng sản) sẽ mất hiệu lực. Các đảng viên khác sẽ không sợ hãi nữa, nhiều người sẽ làm theo.”
Một chuyện tình cờ là cuối tuần qua, cũng trong mục này, chúng tôi đã nhắc lại đề nghị các đảng viên cộng sản nên từ bỏ đảng. Nhân dịp ngày giỗ Trung Tướng Trần Ðộ, một đảng viên công thần đã bị trục xuất hơn mười năm trước. Chúng tôi viết: “Cái dấu hiệu ‘bị đảng trục xuất’ là một huy chương gắn trên quan tài ông” (để con cháu ông sau này có thể hãnh diện về cha, ông mình). Bài tuần qua cũng đặt lại một câu hỏi cho các đảng viên cộng sản bây giờ: “Họ muốn tự mình từ bỏ đảng hay là chờ tới ngày cũng bị trục xuất (như Trần Ðộ)? Nếu hàng ngàn người cùng tuyên bố bỏ đảng một lúc thì hàng trăm ngàn đảng viên khác sẽ theo.”
Quan sát từ bên ngoài, chúng ta không biết “tình hình đã chín mùi” đến mức nào. Cho nên khó ước đoán một phong trào như vậy sẽ bùng lên hay không. Nhưng có thể tin một người trong cuộc đã thấy nó “chín mùi.” Những ý kiến của Lê Hiếu Ðằng được nêu ra công khai cho thấy người dân Việt Nam đã hết sợ, hết sợ từ lâu rồi. Không những hết sợ, người ta còn khinh bỉ cái câu lạc bộ “chỉ dành cho những người nói láo.”
Ðảng Cộng sản như một bức “trường thành” đang bị nứt. Chân đế đã mục nát; những khe nứt rạn ngày càng nhiều, càng mở rộng ra. Khách quan mà xét thì cũng thấy họ không có cách nào cứu chữa. Họ có muốn đàn áp thì phản ứng ngược lại của người dân càng nhiều hơn và mạnh hơn; người ta càng khinh bỉ lại càng bớt sợ. Bức trường thành sẽ sụp đổ. Dân Việt Nam sẽ “hất nó xuống khe vực.”
Lê Hiếu Ðằng viết như vầy: “Muốn có dân chủ thực sự thì phải thay đổi thể chế từ một nhà nước độc tài toàn trị chuyển thành một nhà nước cộng hòa với tam quyền phân lập... Tư pháp độc lập thì mới có thể chống tham nhũng. Cần có Quốc Hội Lập Hiến để soạn thảo và thông qua Hiến Pháp mới.” Ðó là điều mà các người tranh đấu hiện nay, ở trong và ngoài nước đều đồng ý. Ông đi xa hơn với một bước cụ thể, đề nghị các đảng viên cùng ý hướng hãy thành lập một đảng mới, đứng ra đối lập với đảng Cộng sản đang cầm quyền.
Trong bài viết năm ngoái, tôi đã nêu ra nhiều lý do khiến các đảng viên cộng sản “biết suy nghĩ,” phải từ bỏ đảng. Xin nhắc lại một vài đoạn để tóm tắt như sau:
“Quý vị vào đảng Cộng sản vì tin ở chủ nghĩa Mác, Lê Nin? (A) Bây giờ còn ai tin tưởng ở các lý thuyết duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của ông Karl Marx nữa hay không? (B) Còn ai thấy các lý thuyết của Lenin có ích lợi cho dân tộc mình, hay chỉ là cái gông xiềng buộc chặt lên đầu, lên cổ cả dân tộc?
“Tai họa của nước ta là do những người đã đem chủ nghĩa Mác Lê Nin vào đặt lên đầu lên cổ cả dân tộc. Từ đó, họ đã đi tới những lựa chọn sai lầm tàn phá đất nước, khi biết thì đã quá trễ. (1) Tai họa thứ nhất là tổ chức kinh tế theo lối Liên Xô, mà hiệu quả ai cũng biết. (2) Tai họa thứ hai là tổ chức chính quyền chuyên chế, lấy bạo lực, công an để bảo vệ quyền hành; nhưng sau khi đã dựng lên rồi thì chính guồng máy chuyên chế đó tự phát triển, tự bảo vệ nó; không thể nào nó tự thay đổi được nữa. (3) Tai họa thứ ba là chủ trương gây thù hận, phương pháp dùng dối trá để củng cố quyền hành. Từ thói quen dối trá đó, cả xã hội suy đồi vì người lương thiện không thể sống được. Lựa chọn theo chủ nghĩa Mác Lê Nin đã tạo ra tất cả các tai họa trên.
“(4) Cũng vì theo chủ nghĩa Mác Lê Nin cho nên đảng Cộng sản đã phạm sai lầm ngoại giao lớn trong việc chọn đồng minh; mà không nghĩ tới mối nguy hiểm trong tương lai.” Tai họa thứ tư này đưa tới hậu quả là đi theo Cộng sản Trung Quốc: ‘Vì vậy mới giết hàng trăm ngàn người vì cải cách ruộng đất; vì vậy mới sinh ra cái công hàm Phạm Văn Ðồng năm 1958. Từ đó mới ngậm miệng làm ngơ không dám phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa năm 1974.’”
Những điều tóm tắt trên đây được trình bày với thái độ khách quan, bình thản, ý kiến của một người đứng ngoài. Dù người đảng viên hoặc không là đảng viên cộng sản, cũng có thể nhìn thấy những lý lẽ đó. Một đảng viên cộng sản chắc sẽ nhìn vấn đề theo cách khác, nhưng cũng có thể đi tới cùng một kết luận. Trong bài viết mới công bố, lấy tựa đề “Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh...” Lê Hiếu Ðằng đã “tính sổ đời mình” từ lúc gia nhập đảng Cộng sản cho tới những ngày nằm trong bệnh viện có thời giờ suy nghĩ lại. Những ý nghĩ của ông cũng dẫn đến ý kiến các đảng viên cộng sản phải “tuyên bố tập thể” quyết định của họ cùng rút ra khỏi đảng. Nhưng lời lẽ ông dùng chứa đựng nhiều cay đắng hơn. Về đối ngoại, ông tố cáo: “Sau khi hy sinh biết bao xương máu, nay Ðảng và Nhà nước Việt Nam muốn làm việc gì đều phải len lén nhìn ông bạn láng giềng Trung Quốc, những kẻ luôn chực nuốt chửng nước ta...” Ðối với cả chế độ ông cũng nói: “Tôi nêu những trải nghiệm nói trên để chứng minh rằng trong chế độ này không có chỗ cho người trung thực mà chỉ dành cho những người nói láo...” Trả lời đài RFI phỏng vấn, Lê Hiếu Ðằng nói về toàn cảnh xã hội “xuống cấp,” “Có thể nói là xuống cấp một cách toàn diện, khủng hoảng toàn diện!”
Cũng trong bài phỏng vấn, ông nói rõ hơn: “Có nhiều người cũng đến gặp tôi và chán nản đòi ra khỏi đảng. Hoặc là (giấy chuyển) sinh hoạt đảng thì đem về không đưa cho địa phương mà bỏ vào ngăn kéo, coi như không sinh hoạt đảng nữa.
Như vậy tại sao khi vào đảng thì (công khai), bây giờ anh nên công khai, tuyên bố đàng hoàng vì sao tôi ra khỏi đảng?” Và giải thích thêm: “Vì đảng này bây giờ họ đã phản bội lại những mục đích ban đầu về việc xây dựng một xã hội tốt đẹp, thực hiện lý tưởng mà một thời trai trẻ mình đã đổ biết bao xương máu...”
Trong lời giới thiệu bài viết của Lê Hiếu Ðằng, mạng lưới Bô Xít Việt Nam còn viết nặng nề hơn, coi chế độ cộng sản hiện nay là “một cái ách cực kỳ phi lý” mà dân Việt đang phải đeo trên cổ (như cái ách đè trên cổ trâu bò). Rồi kết luận: “Câu nói âm thầm từ muôn miệng hình như đang cùng muốn thốt lên: Hãy hất nó xuống khe vực để đứng thẳng dậy, sánh bước cùng nhân loại văn minh.”
Sau đề nghị ra khỏi đảng với hành động tập thể, Lê Hiếu Ðằng đề nghị thành lập một đảng khác. Ông đặt câu hỏi: “Tại sao tình hình đã chín mùi mà chúng ta không dám làm điều (này?) Nhận xét “tình hình đã chín mùi” được giải thích khi Lê Hiếu Ðằng nói với đài RFI: “...có nhiều đảng viên đồng tình với việc làm đó, nên tôi mới đề nghị như vậy. Và đã ra khỏi đảng thì phải thành lập một đảng mới.”
Và ông lý luận rằng, “Chủ trương không (chấp nhận) đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Ðảng (Cộng sản) chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này? Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Ðó là quyền công dân chính đáng của chúng ta.”
Tất nhiên, những người ngoại cuộc có thể nhìn thấy một kẽ hở trong lý luận đó. Nhiều người sẽ phê bình rằng ông quá ngây thơ. Xưa nay đảng Cộng sản vẫn chẳng bao giờ quan tâm đến luật pháp, đến nguyên tắc pháp lý, cũng như các quyền công dân! Có nhạc sĩ Việt Khang, nông dân Ðoàn Văn Vươn và hàng vạn người khác sẵn sàng làm chứng. Nhưng Lê Hiếu Ðằng vẫn nêu lên lý lẽ trên, vì một mục tiêu của ông là “thách thức” đảng Cộng sản đấu lý công khai. Những luật gia như Nguyễn Văn Ðài, Lê Thị Công Nhân, Lê Công Ðịnh, Cù Huy Hà Vũ cũng đều dùng pháp lý để tranh đấu; mặc dù họ biết chế độ cộng sản vốn bất chấp luật pháp. Các luật gia này đã và đang bị tù. Liệu Lê Hiếu Ðằng sẽ bị chung số phận hay không?
Câu trả lời là: Tùy theo phản ứng của các đảng viên vẫn là bạn bè của ông. Hãy chờ coi họ có bỏ rơi ông hay sẽ can đảm đi cùng ông. Trong bài bình luận viết năm ngoái, chúng tôi đã hình dung chuỗi hậu quả: “(Khi) Một số người đông đảo và có danh tiếng tuyên bố từ bỏ đảng, họ có thể kêu gọi các đảng viên có lương tâm cùng dứt khoát rút ra khỏi đảng. Khi số người bỏ đảng đông hơn, gây thành một phong trào lớn khắp nước, thì các biện pháp trả thù và đàn áp của guồng máy (nhà nước cộng sản) sẽ mất hiệu lực. Các đảng viên khác sẽ không sợ hãi nữa, nhiều người sẽ làm theo.”
Một chuyện tình cờ là cuối tuần qua, cũng trong mục này, chúng tôi đã nhắc lại đề nghị các đảng viên cộng sản nên từ bỏ đảng. Nhân dịp ngày giỗ Trung Tướng Trần Ðộ, một đảng viên công thần đã bị trục xuất hơn mười năm trước. Chúng tôi viết: “Cái dấu hiệu ‘bị đảng trục xuất’ là một huy chương gắn trên quan tài ông” (để con cháu ông sau này có thể hãnh diện về cha, ông mình). Bài tuần qua cũng đặt lại một câu hỏi cho các đảng viên cộng sản bây giờ: “Họ muốn tự mình từ bỏ đảng hay là chờ tới ngày cũng bị trục xuất (như Trần Ðộ)? Nếu hàng ngàn người cùng tuyên bố bỏ đảng một lúc thì hàng trăm ngàn đảng viên khác sẽ theo.”
Quan sát từ bên ngoài, chúng ta không biết “tình hình đã chín mùi” đến mức nào. Cho nên khó ước đoán một phong trào như vậy sẽ bùng lên hay không. Nhưng có thể tin một người trong cuộc đã thấy nó “chín mùi.” Những ý kiến của Lê Hiếu Ðằng được nêu ra công khai cho thấy người dân Việt Nam đã hết sợ, hết sợ từ lâu rồi. Không những hết sợ, người ta còn khinh bỉ cái câu lạc bộ “chỉ dành cho những người nói láo.”
Ðảng Cộng sản như một bức “trường thành” đang bị nứt. Chân đế đã mục nát; những khe nứt rạn ngày càng nhiều, càng mở rộng ra. Khách quan mà xét thì cũng thấy họ không có cách nào cứu chữa. Họ có muốn đàn áp thì phản ứng ngược lại của người dân càng nhiều hơn và mạnh hơn; người ta càng khinh bỉ lại càng bớt sợ. Bức trường thành sẽ sụp đổ. Dân Việt Nam sẽ “hất nó xuống khe vực.”
No comments:
Post a Comment