Bị biến thành thằng hèn
1.- Làm thằng hèn của nước Mỹ
Trong một buổi thuyết trình tại Câu Lạc Bộ Báo Chí New York. ký giả John Swinton, cựu chủ nhiệm của tờ báo nổi tiếng nhất ở Mỹ, đó là tờ New York Times, đã nói:
“Không phải một trong các qúy vị dám viết những ý kiến trung thực của mình, và nếu qúy vị có viết, qúy vị phải biết trước rằng nó sẽ không bao giờ được in ra. Hàng tuần, tôi đã được trả tiền để bỏ đi ý kiến trung thực của tôi ra khỏi tờ báo mà tôi có quan hệ”.
(There is not one of you who dares to write your honest opinions, and if you did, you know beforehand that it would never appear in print. I am paid weekly for keeping my honest opinion out of the paper I am connected with).
Ở nước Mỹ này, cũng có những điều “cấm kỵ” mà các thế lực tư bản đứng đàng sau hậu trường không muốn những cơ quan truyền thông lớn nói lên vì phương hại đến quyền lợi của họ. Có rất nhiều cơ quan tuyên truyền lớn ở Mỹ là công cụ của họ, được lập ra để phục vụ quyền lợi của họ. Cứ nhìn lại những chiến dịch mà báo chí Mỹ đã làm khi tập đoàn tư bản Mỹ muốn đưa quân vào Việt Nam và rút quân ra khỏi Việt Nam, chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Trong cuộc chiến tranh Iraq, hành động này đã được lặp lại. Hôm 16/7, Paul Krugman, bình luận gia của tờ New York Times, đã viết trong mục Diễn Đàn Thông Tin Quốc Tế rằng, đã có một kế hoạch cố tình làm sai lệch các thông tin tình báo nhằm phục vụ cho chiến tranh Iraq. Trong những trường hợp này, nhiều ký giả, bình luận gia và cơ quan truyền thông của Mỹ đã bị biến thành những “thằng hèn”.
2.- Làm thằng hèn ở trong nước
Ở Việt Nam, thân phận của các nhà văn, nhà báo và nghệ sĩ bi thảm hơn, vì mạng sống và cuộc sống của họ cũng như gia đình bị gắn liền với “sứ mạng” đã được Đảng và Nhà nước giao phó. Làm khác đi là đời tàn. Ở Mỹ, những bình luận gia và ký giả nổi tiếng được trả tiền để đứng nói ra những ý kiến trung thực của mình, còn ở Việt Nam có ý kiến khác là không còn đường sống.
Ở trong nước hiện nay, Đảng CSVN có Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương Đảng lãnh đạo cách viết lách và trình diễn của những người làm văn hoá và văn nghệ. Trưởng Ban là một Ủy Viên Bộ Chính Trị, trước đây là Nguyễn Khoa Điềm, nay là Tô Huy Rứa. Nhưng người nắm quyền lực thật sự là Nguyễn Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban, Ủy Viên Trung Ương Đảng. Đây là người nắm quyền sinh sát hệ thống truyền thông ở trong nước, quyết định ai vào chức vụ nào và cất chức ai.
Với cuốn “Hồi ký của một thằng hèn”, Tô Hải đã cho chúng ta biết khá tỉ mĩ cuộc sống tủi nhục của một kẻ làm văn hoá và văn nghệ trong chế độ cộng sản. Những sự cố gắng vùng dậy của nhiều người đã trở thành tuyệt vọng, nên hầu hết đành chấp nhận thân phận của những kẻ làm bồi bút, làm công cụ cho chế độ để được sống qua ngày, và đến cuối đời mới dám bộc lộ một vài tâm tư của mình, như trường hợp của Tô Hải và Chế Lan Viên.
Chế Lan Viên tên thật Phan Ngọc Hoan, sinh ngày 20/10/1920, quê ở Cam Lộ, Quảng Trị. Sau 1954, ông nằm trong Ban Lãnh Đạo Hội Nhà Văn Việt Nam, là đại biểu Quốc Hội. Khi làm bồi bút, ông cũng đã làm nhiều bài thơ ca tụng đường lối của đảng và Hồ Chí Minh, chẳng hạn như:
Luận cương của Lênin theo Người về quê Việt
Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi
Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất
Lắng nghe trong màu hồng, hình đất nước phôi thai.
Nhưng trong những ngày cuối đời, sau khi chứng kiến những thực tế phủ phàng, ông đã làm những câu thơ rất đau xót:
Chung quanh bọn tham ô
Xây biệt thự lớn, nhỏ
Còn lên lớp cho thơ:
“Cần chịu đựng gian khổ” (!)
Sáng, ta viết ngoài sân
Nhờ cây cho bóng mát
Trưa, ăn cơm dưới thềm
Mồ hôi có gió quạt
Dầu vậy vẫn khoái trí
Được nhiều người cực hơn
Khen: “Anh mà còn thế,
Việc quái gì em buồn”.
Những câu thơ như thế đã nói lên thân phận thật sự của những “thằng hèn” ở trong nước.
Chế Lan Viên đã qua đời tại Tân Bình, Sài Gòn, ngày 19/06/1989 khi các chế độ cộng sản ở Đông Âu và Liên Sô đang trên đà sụp đổ.
3.- Làm thằng hèn trong cộng đồng người Việt hải ngoại
Ở hải ngoại, không có Ban Tư Tưởng – Văn Hoá Trung Ương để điều khiển các cơ quan truyền thông và các ký giả, nhưng một số người đã tự coi họ như là những “công an” chống Cộng, có nhiệm vụ thi hành công tác của ban này. Họ không có súng, không có dùi cui, không có lựu đạn cay, không có quyền bắt bớ ai… nhưng họ có một kho “nón cối” gần như vô tận. Họ có điện thoại, có truyền đơn, có email để phổ biến lệnh cấm và rải nón cối trên các diễn đàn Internet, có đài phát thanh Võ Cự Long muốn nói gì và nói bao lâu cũng được. Họ dọa lực lượng này lực lượng kia sẽ đến biểu tình mỗi khi báo chí hay ký giả không đi đúng “lề đường bên phải” mà họ đã tự ý vạch ra. Những áp này đã đẩy một số cơ quan truyền thông và đoàn thể đấu tranh chính trị đi vào ngõ cụt:
a) Hậu quả đối với các cơ quan truyền thông: Mọi bài viết hay bình luận về Việt Nam được viết hay đọc trên các cơ quan truyền thông của người Việt hải ngoại đều phải đi đúng “lề đường bên phải”. Nói khác đi là bị lên án “tay sai cộng sản”.
Ngoài ra, mỗi lần có biến cố gì xẩy ra, ít ai chịu nghiên cứu vấn đề để biết rõ đâu là sự thật. Đa số chỉ nhìn vào hiện tượng rồi đánh, nên thường đánh vào hư không, hay đánh chỉ để biểu dương khí thế, không cần kết quả.
Kinh nghiệm của 34 năm đấu tranh cho thấy lối tuyên truyền và “tác chiến” nói trên không có hiệu quả: (1) Độc giả nhiều khi chỉ nhìn cái đề hay đọc vài hàng đầu là biết tác giả muốn nói gì nên không đọc nữa. (2) Địch và đồng minh cũng chẳng quan tâm gì đến người Việt chống Cộng đang nói gì. Chỉ có các chính khứa cần lá phiếu là quan tâm, vuốt đuôi để kiếm phiếu.
Muốn “tác chiến” có hiệu quả, phải có tối thiểu hai điều kiện: Điều kiện thứ nhất là phải đánh trúng “huyệt”. Điều kiện thứ hai là tiếng nói phải được nhà cầm quyền trong nước quan tâm như tiếng nói của đài BBC hay RFA. Mình lớn giọng mà đối phương không đọc hay không nghe thì cũng chẳng ích lợi gì.
Chúng tôi nhớ lại vào tháng 6 vừa qua, khi cơ quan an ninh CSVN đưa ra nhiều bằng cớ chứng minh Luật sư Lê Công Định đã có những hành vi chống lại chính quyền nên đã bị bắt, trong đó có hai hành vi bị coi là nặng nhất, đó là đến Thái Lan họp với Đảng Việt Tân và nhóm Nguyễn Sĩ Bình để tổ chức lật đổ chính phủ. Chúng tôi đã mở cuộc điều tra và khám phá ra là hai cuộc họp này đều giả tạo do Công An và Cục Tình Báo Hải Ngoại dựng lên để gài bắt Lê Công Định. Đảng Việt Tân lên tiếng xác nhận họ không hề tổ chức một cuộc “huấn luyện” nào như thế.
Sau khi bài “Thủ đoạn chính trị” của chúng tôi đưa ra ánh sáng những sự bịp bợm này và được gởi về trong nước, nhà cầm quyền đã cho rút xuống khỏi các websites của họ tất cả những bài viết về Lê Công Định, chỉ giữ lại bài Lê Công Định nhận tội mà thôi!
b) Hậu quả đối với các cơ quan đấu tranh: Hiện nay, ở hải ngoại có rất nhiều đoàn thể đấu tranh, nhưng hầu hết chỉ là tổ chức khung. Chỉ còn hai đoàn thể cố tổ chức và có khả năng hoạt động, đó là Đảng Việt Tân và Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên của nhóm Nguyễn Gia Kiểng. Nhưng “Tập đoàn công an chống cộng” đang tìm cách vô hiệu hóa hoạt động của hai tổ chức này: Đảng Việt Tân làm gì cũng bị tố cáo là tay sai cộng sản, còn Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên bị cho là có chủ trương “hoà hợp hòa giải với cộng sản”. Vì thế, hai tổ chức này đang gặp khó khăn khi mở rộng hoạt động. Giải thích gì cũng vô ích.
Khi ông Nguyễn Gia Kiểng và một số anh em trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đến Washington tổ chức một cuộc họp để nói về đường lối của tập thể. Có người đã chất vấn tại sao không chào cờ. Ông Nguyễn Gia Kiểng giải thích đại khái rằng ông rất tôn trọng biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ của người Việt tỵ nạn, tuy nhiên tập thể của ông quy tụ nhiều thành phần chưa hề làm việc hay chiến đấu dưới lá cờ vàng ba sọc đỏ hay công nhận lá cờ đó, nhưng họ muốn đứng chung với chúng ta để hợp lực trong việc giải thể chế độ cộng sản ở trong nước, Vì thế, không thể bắt họ phải chào cờ VNCH. Một số người bỏ phòng họp đi ra để phản đối, sau đó viết nhiều bài lên án.
Rõ ràng là có một số người có chủ trương bắt buộc mọi người phải công nhận biểu tượng cờ vàng ba sọc đỏ mới được phép chống Cộng. Chủ trương cực đoan này đã gây trở ngại rất lớn cho việc kết hợp trong ngoài để đấu tranh và thu hút các sinh viên Việt Nam du học muốn đấu tranh đến với chúng ta. Trong khi đó, Cục Tình Báo Hải Ngoại của CSVN đã cho thành lập một số tổ chức tranh đấu giả rồi dụ các thành phần này vào và bắt. Trường hợp Lê Công Định và Nguyễn Tiến Trung là những thí dụ điển hình.
Ngày nay, sự khủng bố các cơ quan truyền thông và ký giả của “Tập đoàn công an chống cộng” gần như không còn hiệu quả nữa. Bằng chứng cụ thể là cuộc biểu tình trước báo Người Việt kéo dài cả năm dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng chẳng đem lại kết quả gì. Nhưng nhiều cơ quan truyền thông và ký giả vẫn còn “SỢ”, tiếp tục đi theo đường cũ
No comments:
Post a Comment