Friday, June 21, 2013

Tình thần trách nhiệm đáng khen ngợi

Tình thần trách nhiệm đáng khen ngợi

Hiệu quả của đấu tranh bất bạo động không những làm suy yếu và đánh đổ những kẻ độc tài nhưng đồng thời cũng cung cấp quyền lực cho người bị đàn áp. Kỹ thuật này giúp cho những người trước đây cảm thấy mình chỉ là con cờ hoặc là nạn nhân, biết sử dụng quyền lực một cách trực tiếp để chiến thắng và giành lấy quyền tự do và lẽ công bằng, bằng những cố gắng của bản thân. Kinh nghiệm đấu tranh này có những hệ quả quan trọng về mặt tâm lý, nó đóng góp vào việc gia tăng sự tự trọng và tự tin của những người trước đây không có quyền hành.

Một hệ quả quan trọng, có lợi ích lâu dài trong việc áp dụng đấu tranh bất bạo động để thiết lập một chính quyền dân chủ là xã hội có nhiều khả năng hơn trong việc đương đầu với các khó khăn còn đang tiếp diễn và các khó khăn trong tương lai. Những khó khăn này gồm tệ nạn lạm dụng và tham nhũng trong chính quyền, bạc đãi các nhóm này nhóm khác, bất công kinh tế, và hạn chế các đặc tính dân chủ của hệ thống chính trị. Quần chúng đã từng thử nghiệm chống đối chính trị chắc chắn khó bị các chế độ độc tài tương lai đả thương.

Sau khi giải phóng, việc đã quen với đấu tranh bất bạo động sẽ cung ứng phương cách để bảo vệ thể chế dân chủ, quyền tự do công dân, quyền của các nhóm thiểu số, và những đặc quyền của vùng, tiểu bang, và chính quyền địa phương và các định chế phi chính phủ. Những phương tiện như vậy cũng cung ứng phương cách cho quần chúng và các nhóm bày tỏ lòng bất bình cực độ của mình một cách ôn hòa trên những vấn đề thật quạn trọng mà đôi khi các nhóm đối lập đã phải dùng đến phương cách khủng bố hoặc chiến tranh du kích.

Những suy tư trong bài tham luận này về chống đối chính trị hoặc tranh đấu bất bạo động nhằm mục đích trợ giúp tất cả những cá nhân và nhóm đang tìm cách tháo gỡ ách đàn áp của chế độ độc tài đè trên nhân dân của mình và thiết lập một nền dân chủ lâu bền, biết tôn trọng quyền tự do của con nguời và tôn trọng hành động của quần chúng trong việc cải thiện xã hội.

Có ba kết luận chính trong những tư duy đã được phác họa ở đây.

• Giải phóng khỏi ách chế độ độc tài là một việc khả thi;

• Cần phải suy nghĩ thật thấu đáo và lập kế hoạch chiến lược để hoàn thành công cuộc giải phóng; và

• Cần có tinh thần cảnh giác, cần cù làm việc và đấu tranh có kỷ luật, đôi khi phải trả giá đắt.

Câu thường hay được trích dẫn “ Tự do không miễn phí” rất đúng. Không có một thế lực bên ngoài nào đến để ban phát tự do cho người dân bị đàn áp, tự do mà người dân hằng mong muốn. Nhân dân phải tự mình học phương cách dành lại tự do. Điều này không phải dễ dàng.

Nếu nhân dân nắm bắt được những yếu tố cần thiết cho việc giải phóng của mình, họ có thể phác họa lộ trình hành động để, với bao nhiêu công sức, đem đến cho họ quyền tự do. Và sau đó, với tinh thần chuyên cần, họ có thể xây dựng một trật tự dân chủ mới và chuẩn bị để bảo vệ nó. Tự do giành được bằng phương thức đấu tranh này có thể lâu bền. Quyền tự do có thể được duy trì bởi một quần chúng có lòng kiên quyết bảo vệ và làm phong phú nó.

No comments:

Post a Comment