Đảng CSVN im hơi lặng tiếng trước sự xâm lược quá rõ ràng của CS Trung Quốc, chỉ vận động hành lang và xúi dân đi biểu tình tranh thủ dư luận quốc tế mong người khác lên tiếng đuổi TQ giùm!!!
Nhưng thế giới bây giờ đã quá rõ bộ mặt và dã tâm của CSVN nên chẳng còn ai bị lừa nữa nên mặc cho đảng CSVN kêu rên các nước khác vẫn lặng thinh, chỉ có ASEAN nói vài câu chiếu lệ.
Sau đây là phần dịch 1 bài báo của Úc đăng trên tờ The West Australian hôm nay:
Cuộc biểu tình lớn tại Việt Nam phản đối giàn khoan dầu Trung Quốc
Hà Nội (AFP) - Những người phản kháng đã tổ chức một cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất từ đó đến nay tại Việt Nam vào ngày Chủ nhật, công khai chỉ trích việc triển khai của Bắc Kinh đem cắm giàn khoan nước sâu trong vùng biển tranh chấp vào lúc căng thẳng lãnh thổ giữa 2 nước đang tăng cao.
Khoảng 1.000 người, từ các cựu chiến binh chiến tranh cho đến sinh viên học sinh, vẫy biểu ngữ “Trung Quốc không được ăn cắp dầu của chúng tôi” và “Im lặng là hèn nhát”- một sự chỉ trích cách xử lý tranh chấp của chính quyền Hà Nội - và hát những bài ca yêu nước trong một công viên đối diện với Đại sứ quán Trung Quốc.
“Đây là cuộc biểu tình chống Trung Quốc lớn nhất mà tôi từng thấy tại Hà Nội,” chiến tranh kỳ cựu Đặng Quang Thắng 74 tuổi, nói.
“Kiên nhẫn của chúng tôi có giới hạn. Chúng tôi đang ở đây để thể hiện ý chí của nhân dân Việt Nam để bảo vệ lãnh thổ của chúng tôi bằng mọi giá. Chúng tôi sẵn sàng chết để bảo vệ đất nước chúng tôi”, ông nói với AFP.
Hàng trăm cảnh sát mặc thường phục và đồng phục thiết lập rào chắn để ngăn chặn người biểu tình tiếp cận các Đại sứ quán Trung Quốc nhưng đã không có hành động gì để phá vỡ các cuộc biểu tình, mặc dù chế độ cộng sản thường kiểm soát rất chặt chẽ bất kỳ biểu hiện nào của sự bất mãn của người dân.
Hai quốc gia Việt Trung bị dính mắc trong tranh chấp lãnh thổ từ lâu đời ở Biển Đông về Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, mà cả hai đều cho là của mình, và thường tranh cãi vấn đề ngoại giao về thăm dò dầu khí và quyền đánh cá trong vùng biển tranh chấp.
Căng thẳng giữa những người hàng xóm cộng sản đã tăng mạnh kể từ khi Trung Quốc đơn phương công bố vào đầu tháng sẽ di chuyển một giàn khoan nước sâu vào vùng biển tranh chấp - một động thái mà Hoa Kỳ đã mô tả là “khiêu khích” .
Việt Nam cho biết quyết định của Trung Quốc là “bất hợp pháp”, yêu cầu các giàn khoan bị thu hồi, và cử tàu đến khu vực - mà họ tuyên bố sau đó đã bị tấn công và đâm bằng tàu Trung Quốc.
“Tôi nghĩ rằng tình hình thể leo thang”, chuyên gia Nguyễn Quang A nói với AFP.
- Thông báo cho Bắc Kinh -
Việt Nam khi thì chịu đựng các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khi thì dùng bạo lực đàn áp. Chế độ cộng sản luôn phải cảnh giác với các cuộc tụ họp công cộng vì nó có thể đe dọa ngôi vị cai trị độc tài của mình.
Lãnh đạo Việt Nam đã sử dụng người dân biểu tình phản đối công khai như một phương tiện thể hiện sự bất mãn với Bắc Kinh, Giáo sư Jonathan London tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết.
“Hà Nội cũng là nhận thức rằng cho phép loại hoạt động này là một thông điệp rõ ràng đến Bắc Kinh (và cũng là) nhận thức sâu sắc và lo lắng về việc duy trì trật tự xã hội”, ông nói.
Phải đối mặt với “sự giận dữ lan rộng” trong nhân dân Việt Nam qua các hành động của Trung Quốc, chính phủ đã không có lựa chọn đành để cho phép cuộc biểu tình diễn ra, London nói với AFP.
“Đàn áp biểu tình công khai chống lại những gì đã xảy ra sẽ được coi là hành vi hoàn toàn bất hợp pháp”, ông nói.
Hàng chục cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2007 để phản đối sự xâm lược của Bắc Kinh cho thấy nhận thức của người dân về chủ quyền lãnh thổ.
Hôm Chủ nhật, xuất hiện phe ủng hộ chính phủ trong các cuộc biểu tình, bao gồm cả những người biểu tình trẻ tuổi mặc áo t -shirt mang hình chủ tịch sáng lập của Việt Nam là khuôn mặt của Hồ Chí Minh, vẫy cờ búa liềm và cờ cộng sản và trong khi la lớn: “Đả đảo Trung Quốc!”
Phe bất đồng chính kiến tại cuộc biểu tình cho biết quan trọng hơn là cách xử lý của chính phủ Việt Nam về tranh chấp và họ đã sử dụng các cơ hội này để kêu gọi thay đổi đối với nhà nước độc đảng.
“Chúng tôi muốn gửi một thông điệp tới chính phủ Việt Nam - họ có trách nhiệm đã gây ra tình trạng này,” biểu tình viên GS Trần Xuân Bách nói với AFP.
Bế tắc về cách giải quyết chuyện giàn khoan đã có hậu quả kinh tế cho Việt Nam, với thị trường chứng khoán sụt giảm hôm thứ Năm và thương nhân xuất nhập khẩu từ nơi xa xôi như Lào qua biên giới phía Bắc với Trung Quốc Lào Cai nói rằng họ lo ngại về tác động của các tranh chấp về kinh doanh.
“Có thể có một số tác động ngay lập tức nhưng đây là một cơ hội để người Việt Nam thể hiện sự đoàn kết và lòng yêu nước của họ. Chúng tôi không thể chỉ chú ý đến bữa ăn và quần áo và bỏ bê đất nước của chúng tôi,” người biểu tình Nguyễn Đông Yên cho biết.
Một cuộc biểu tình lớn của khoảng 1.000 người cũng đã diễn ra chủ nhật bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở trung tâm thương mại phía Nam thành phố Hồ Chí Minh, và một cuộc biểu tình nhỏ hơn đã được báo cáo trong trung tâm thành phố Đà Nẵng.
Phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam kiểm soát chặt chẽ mọi thông tin về việc tranh chấp giàn khoan dầu và đã đưa báo cáo về các cuộc biểu tình hôm Chủ nhật.
Không có bình luận chính thức nào từ chính phủ Việt Nam.
No comments:
Post a Comment