Saturday, August 31, 2013

Phỏng Vấn nhà báo VOV bị công an dã man hành hung trong vụ Văn Giang

Hàng trăm CA đàn áp Dân dã man tại Hà Nội (Video Người có đất bị thu hồi )

Phần 2, Buổi thuyết trình của LM Nguyễn Văn Khải tại Melbourne 4-8-2013

LM Nguyễn Văn Khải thuyết trình tại Melbourne, Chủ Nhật 4-8-2013 Phan 1

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận 2 tháng 12 năm 2012 FreeSpeech4...

Nhạc Sĩ Phan Văn Hưng - Chúng Đi Buôn

Luật sư Nguyễn Văn Đài

BỤI ĐỜI CHỢ ĐẢNG

Công an VN điều tra thuyền nhân tại trại Yongah Hill




Thuyền nhân hoang mang

Vừa qua, thông tin từ trại tạm cư Yongah Hill cho biết có các công an thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam đã vào trại để lấy lý lịch và lời khai của các thuyền nhân trong trại. Việc này đã gây hoang mang lo sợ cho các thuyền nhân.
Bắt đầu ngày thứ tư tuần qua, người Việt trong trại giam giữ di trú Yongah Hill (Northam) đã được gọi lên để gặp nhân viên của cục xuất nhập cảnh Việt Nam, theo lời kể của trại viên, trong vòng 3 ngày, đã có hơn 100 người Việt gặp 3 nhân viên của cơ quan công an CP A18 thuộc cục xuất nhập cảnh Việt Nam. Mục tiêu cuộc tiếp xúc là để lấy lời khai về lý lịch cũng như lý do xin tị nạn của thuyền nhân. Tuy nhiên, những câu hỏi của nhân viên cục xuất nhập cảnh đã làm cho nhiều người lo sợ và hoang mang. Một trại viên tên Yên Bình cho biết nội dung của cuộc gặp kéo dài 7 phút đó như sau:
“Sáng hôm thứ tư tuần rồi, bọn em 30 người được gọi lên; bên di trú có nói rằng: đây là cơ quan chính quyền Việt Nam, chúng tôi mời sang để xác minh lý lịch của các bạn. Vào đó thì họ hỏi tên,địa chỉ, quê quán, ngày tháng năm sinh, họ tên Cha Mẹ, anh chị em như một bản lý lịch trích ngang và có 1 câu là: Nếu trở về Việt Nam thì bạn sẽ trở về địa chỉ nào và câu tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là sự thật, nếu sai trái tôi xin cam đoan hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam và phải ký tên xác nhận vào đó. Thật ra thì mọi người có thắc mắc là tại sao bọn em bỏ đất nước ra đi rồi, sang đây rồi mà lại đưa cơ quan chính quyền Việt Nam sang đây để tra xét bọn em thì bọn em rất là thắc mắc, không hiểu họ làm cái nội dung gì.”
Ngày đầu, mọi người nhận được giấy mời lên để gặp nhân viên cục xuất nhập cảnh, nhưng sau đó, có một số người phản đối không lên, họ đã xuống tận phòng đển gọi từng người lên lấy lời khai. Anh Bảo Long, dù đã bị trả hồ sơ ngày 15/8 vừa qua, vẫn bị gọi lên, anh cho biết sự bất bình trước thái độ quan liêu của nhân viên cục xuất nhập cảnh mà anh đã làm việc trong vòng 20 phút như sau:
“Ông này không có một thái độ nào tiếp khách hết. Em vào thì ông ấy chỉ lo xử dụng điện thoại để nhắn tin. Sau đó khoảng 1 phút thì ông ấy hỏi em họ tên, quê quán, ngày sinh ở đâu. Ông ấy không xưng tên và với thái độ làm việc không nhiệt tình, thái độ làm việc rất là quan liêu. Họ tự xưng họ là người của cục Xuất nhập cảnh Việt Nam và bọn em tìm hiểu là cục xuất nhập cảnh này còn có tên viết tắt là CP A18, gọi là công an A18 Việt Nam. Họ hỏi em với nhiều câu hỏi, cụ thể là họ tên, gia đình, quê quán, Cha Mẹ và vợ con. Hỏi đường đi như thế nào, đi từ đâu đến đâu.Và có câu hỏi là: giờ thích gì, em trả lời là thích được chính phủ Úc chấp nhận đơn tị nạn, ông ấy hỏi tiếp là: có cái gì để xin tị nạn. Theo lời bộ Di trú Úc dặn là chỉ khai về thân nhân, về lý lịch hồ sơ, còn những gì liên quan đến xin tị nạn thì không khai và ông nhấn mạnh câu này với em hai lần là: có những cái gì để xin tị nạn thì em trả lời là có giấy tờ bản thân.
Thì những giấy tờ liên quan đến chính quyền Việt Nam thí dụ như là những cáo trạng hay là những giấy tờ mà chính quyền đã kết án nhưng mà kết án sai, thí dụ như tụi em đi biểu tình thì họ kết án em là gây rối trật tự công cộng và bị đánh đập thương tích trên người và những giấy quấy rối, triệu tập rất nhiều lần trong cuộc sống, trong 10 ngày mà họ triệu tập đến 3-4 lần và lần cuối thì áp tải đến cơ quan huyện và điện thoại của xã hội đen đến để đe dọa mình không được tham gia các tổ chức, các sinh hoạt tôn giáo hay là các cuộc biểu tình mình tham gia đòi quyền lợi gì cho dân cả.”
Anh Bảo Long cũng đặt câu hỏi với nhân viên bộ di trú tại sao anh có giấy tờ đầy đủ mà vẫn phải cần xác minh lý lịch bởi công an A18 của cục xuất nhập cảnh Việt Nam:
“Câu trả lời của bộ di trú qua thông dịch viên là chúng tôi cần cơ quan A18 này để xác minh tên tuổi, nơi sinh của bạn. Em trả lời lại là: Tôi qua đây với chính phủ Úc, tôi đã trốn khỏi Việt Nam thì tôi không muốn gặp cơ quan Việt Nam, tôi có đầy đủ giấy tờ bằng chứng về bản thân để chứng minh cho di trú biết tôi là ai, thì có cần phải gặp cái cơ quan này nữa không? Và được một câu trả lời của di trú là: anh có giấy tờ gốc hay không gốc để chứng minh anh là ai thì cũng phải gặp cơ quan này cả.”

Phân biệt đối xử?

Trại Yongah Hill có gần 600 người với các sắc dân Sri Lanka, Iran, Bangladesh, Afganistan… trong đó có 342 người Việt, đa số đến từ Nghệ An, Thanh hoá, số rất ít đến từ Cà Mau, Vũng Tàu. Theo anh Thành thì những người thuộc các sắc dân khác không bị công an nước họ lấy lời khai như người Việt, anh nói:
“Theo em nghĩ thì người Việt mình bị phân biệt đối xử hay sao đó, nhiều lúc nói chuyện với dân Afganistan, Sri lanka, Bangladesch, những người đó nói chung là sau khoảng 6-7 tháng gì đó là họ có visa 1 năm cả. Theo như em được biết thì… không biết sau này thì như thế nào chứ bây giờ thì chưa, không thấy họ bị kêu lên gặp chính quyền ở quê hương, như Việt Nam mình thì bị kêu lên để gặp đó!”
Theo anh Bảo Long, việc bộ di trú mời công an đến làm việc với chính người đã phải trốn chạy vì bị cơ quan này đàn áp là thiếu nhân đạo và không hợp lý:
“Em thấy không hề hợp lý và tâm trạng em rất là lo sợ về các thủ thuật, chiến thuật của bọn Cộng sản, nó dùng tất cả mọi thủ đoạn để ép cho con người có tội. Ví dụ như em đây: Em đi biểu tình vụ trường, nhưng cuối cùng nó giải thể trường của bọn em đi để nó bán chác, chuyển đổi để ăn hoa hồng trong vụ án trường, nhưng cuối cùng chúng nó nói là nhận tội đi thì sẽ bớt tù và chúng tao sẽ trả trường lại cho. Có nghĩa là đưa ra những cái mặc cả, nó đưa ra những chiêu bài để mà lừa người dân Việt Nam. Ví dụ như tụi em là những người không hiểu biết gì về luật pháp cho lắm thì nó đưa ra các chiêu bài thủ thuật để lừa tất cả và đưa bọn em vào rọ, cho nên là khi gặp cơ quan này thì bọn em rất, rất sợ.”
Ông Võ Trí Dũng, chủ tịch công đồng người Việt Tự do liên bang Úc châu cho biết việc này, nếu có, đã đi ngược lại hiệp định về quyền tị nạn cửa Liên Hiệp Quốc mà Úc là một thành viên. Ông cho biết quan điểm của Cộng đồng người Việt Úc châu về sự kiện này như sau:
“Chuyện này phải nói đối với chúng tôi thật là bất ngờ, chưa bao giờ xảy ra tại các nước tự do, theo chúng tôi biết, những người này đã vượt biển đi tìm tự do, vượt thoát chế độ Cộng sản Việt nam, xin tị nạn chính trị, mà qua đây, họ bị công an Cộng sản Việt nam điều tra, thì chúng tôi không thể chấp nhận. Tôi đã đại diện cho Cộng đồng người Việt Úc châu thảo một lá thư cho ông Tổng trưởng bộ Di trú, Đa văn hoá và Quốc tịch sự vụ. Nếu mà có sự thật như vậy thì chính phú Úc đã vị phạm hiệp đinh cho những người tị nạn. Đó là quan niệm của chúng tôi mà cũng là của Cộng đồng người Việt Tư do Úc châu.”
Sự xuất hiện của công an Việt Nam đã gây lo sợ cho những thuyền nhân này. Với họ, bị trả về là đồng nghĩa với tội phản quốc, anh Yên Bình chia sẻ:
“Khi mà vất áo ra đi, quay lưng với Tổ quốc thì mắc vào tội phản quốc. Mà tội phản quốc thì bị xử theo pháp luật Việt Nam, mà pháp luật Việt Nam ra sao thì mình biết rồi.”
Bỏ quê hương ra đi, trên đất nước tự do, hàng đêm bóng ma công an vẫn theo dõi họ trong từng giấc ngủ, thế nhưng sau bao nguy hiểm, vượt hàng chục ngàn cây số để trốn chạy công an, giờ đây lại ngồi đối diện với những quyền lực đã đàn áp mình, cái bóng ma ấy giờ đang sừng sững trước mặt họ. Anh Yên Bình nói lên tâm trạng hoang mang, lo sợ của mình và nhiều người trong trại:
“Bây giờ nó rối ren trong đầu, nó lo sợ, buồn chán, nhiều vấn đề, nói chung là nếu chết được thì bọn em chỉ muốn chết đi thôi. Bọn em sang đây 87% là người Công giáo. Mà người Công giáo thì không thế làm xâm hại đến bản thân được chứ nói thật, bây giờ mà có chết đi được thì bọn em chỉ có muốn chết đi thôi chứ không muốn sống nữa đâu, buồn lắm, chán lắm.”
Tin mới nhất từ trại Yongah Hill cho biết ngày thứ ba vừa qua đã có 1 người Việt tự tử nhưng được cứu thoát và một số người biểu tình để phản đối việc bộ di trú cho công an cục xuất nhập cảnh Việt Nam vào trại để điều tra lý lịch của thuyền nhân.
Freespeech4vietnam suu tam.

Thông Báo Tài Chánh 31 Tháng 8 Năm 2013

Xin thưa quý Ân Nhân, Đức Hùng cố gắng cập nhật Tài Chánh  hàng tháng, nếu quý Ân Nhân xem danh sách có thiếu xót tên hoặc tài chánh yểm trợ của quý ân nhân, xin vui lòng liên lạc với LĐH qua phone 612-986-4914 hoặc email: freespeech4vietnam@gmail.com , để LĐH kiểm lại, nếu có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm của quý vị,,, LĐH xin thánh thật cám ơn.




Bản Thông Báo Tài Chánh FSP4VN
1
Còn Lại Của Tháng 07/2013
$4,149.55
2
Nhận của Tháng 08/2013
$4,510.00
3
Tổng Cộng Tháng 082013
$8,659.55
4
Trừ Ra Chí Phí  Tháng 082013
($219.86)
5
Tổng Cộng Số Tiền Hiện Tại
$8,439.69

Có trên 70 ngàn thợ nails gốc Việt di dân lậu , hành nghề ở nước Anh?

Có trên 70 ngàn thợ nails gốc Việt di dân lậu , hành nghề ở nước Anh?  
(theo báo Guardian)
Có đến 71 ngàn người di dân Việt không hợp pháp, tương đương với số học sinh của 90 trường trung học, đang làm nghề nails ở Anh quốc?
Lý do nào mà các giới chức cầm quyền đã đi đến con số 71 ngàn người?
Theo tạp chí The Sunday Times thì dựa vào những dữ kiện của hai công ty chuyên cung cấp dụng cụ làm nghề móng tay thì có khoảng 100 ngàn người Việt làm việc trong 15 ngàn tiệm nails ở trên toàn nước Anh. Thế nhưng theo những dữ kiện của bộ di trú Anh, thì chỉ có 27 ngàn người Việt làm trong những tiệm nails là những di dân hợp pháp. Vậy con số 71 ngàn người này đến từ đâu, và cách nào vào được nước Anh?
Người Việt là một trong 60 sắc dân có nhiều người sinh sống nhất tại Anh hiện nay.Những người Ba Lan là sắc dân có nhiều người sinh sống nhất hiện nay ờ Anh, với 545 ngàn người. Đứng hàng chót trong số 60 sắc dân là người Colombia với dân số 13 ngàn người.
Với con số 71 ngàn người làm nails không hợp pháp, các giới chức thẩm quyền đã cho rằng có hàng trăm ngàn người Việt khác, không hành nghề làm móng tay, cũng đang sống lẩn lút tại Anh.
Người ta lo sợ là những di dân này, một phần do các tổ chức tội ác đưa sang, là những người nô lệ, làm việc cho các băng đảng này .
Trong vòng từ năm 2005 cho đến nay 2013, có 73 ngàn người Việt xin thông hành qua Anh đã được tòa đại sứ Anh chấp thuận. Một phần lớn những người này, có thể đã trốn ở lại Anh, sau khi thông hành hết hiệu lực?

Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn!!!

Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn!!!

Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.
Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.

02.04.2013

Một phúc trình mới đây của chính phủ Úc cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam dấn thân vào những chuyến đi biển nguy hiểm và đầy bất trắc để sang Australia tị nạn.

Theo báo chí Úc, Việt Nam là một trong ba quốc gia được coi sẽ là điểm xuất phát của nhiều người tị nạn tới Australia trong năm nay.

Tính cho tới nay, có 93 người Việt Nam tới Úc xin tị nạn.

Giới chức Australia nói rằng dù con số này tương đối nhỏ, nhưng nó lớn hơn so với con số người xin tị nạn trong năm 2012.

Một phát ngôn viên của giới chức trách nhập cảnh Australia cho biết không muốn suy đoán các lý do dẫn tới xu hướng này.

Hồi đầu tháng Ba, giới chức trách Indonesia đã bắt giữ một chiếc thuyền chở ít nhất 33 người tị nạn Việt Nam đang tìm đường sang Australia.

Chiếc thuyền bị mắc cạn sau khi gặp sóng to, gió lớn, và những người trên thuyền sau đó đã trốn chạy.

Báo chí Indonesia đưa tin, cảnh sát địa phương phải mất 3 ngày mới truy tìm ra và bắt giữ những người tị nạn Việt Nam.

Người ta không rõ nguyên nhân nào đã đẩy những người Việt Nam đó tìm đường sang Australia tị nạn bằng thuyền.

Úc châu từng là một trong số nhiều điểm đến của người tị nạn Việt sau Chiến tranh Việt Nam
.
 
__._,_.___

Lao động quốc doanh 'dở sống dở chết'

Lao động quốc doanh 'dở sống dở chết'


Tàu Vinasun của tập đoàn Vinashin bị bỏ mặc ngoài biển, không đủ nhiên liệu để trở về nước và thủy thủ không được trả lương
Các công nhân làm việc cho những doanh nghiệp Nhà nước ngập nợ đang rơi vào cảnh lao đao vì phải làm không công nhiều tháng trời.
Tờ Financial Times trong bài đăng ngày 20/2 gọi những người này là 'xác sống' (zombies), để nói lên cảnh "sống dở, chết dở" của những người như vậy.

Bài viết của Financial Times dẫn trường hợp của anh Vũ, một công nhân 26 tuổi làm việc cho một nhà máy thép do Nhà nước quản lý.
Mặc dù vợ sắp sinh, nhưng Vũ đang rất lo lắng vì không đủ điều kiện để lo cho đứa con đầu lòng. Đã sáu tháng qua, anh này phải làm việc không lương.
"Nếu như nghỉ việc, tôi sẽ mất 6 tháng lương họ còn nợ, và trở thành thất nghiệp," Vũ nói với Financial Times.
Một trường hợp khác của chị Bùi Thị Hoa, một thư ký 32 tuổi làm việc cho công ty con của tập đoàn đóng tàu Vinashin đặt tại Hải Phòng, thì đang phải tính tới chuyện chuyển sang nghề giúp việc vì ba tháng qua không nhận được lương, còn ba tháng trước đó chỉ được nhận nửa lương.
Hai người nói trên nằm trong số 10 ngàn lao động khác phải chịu hoàn cảnh tương tự tại những doanh nghiệp Nhà nước đang ngập trong nợ.
"Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ," bài viết nhận xét.
"Không dám liều lĩnh trước một thị trường lao động mong manh, họ cảm thấy đang bị mắc kẹt."

Ngập nợ

"Những người công nhân phải đến làm việc mỗi ngày, bất chấp việc những công ty ngập nợ không đủ khả năng trả lương cho họ"
Financial Times
Theo số liệu từ chính phủ Việt Nam, hiện nợ của khối doanh nghiệp Nhà nước đã lên đến hơn 60 tỷ đôla, bằng một nửa Tổng sản phẩm quốc nội năm 2012.
Điều nguy hiểm hơn ở đây, đó là nhiều công ty có nợ cao gấp nhiều lần vốn sở hữu, khiến nguy cơ nợ xấu tiềm tàng ở khu vực quốc doanh vẫn rất cao.
Báo cáo của Bộ Tài chính năm 2011 cho thấy có tới 30 doanh nghiệp Nhà nước có tỷ lệ nợ gấp ba lần vốn chủ sở hữu lớn hơn gấp ba lần.
Ngoài ra, có ít nhất tám tập đoàn kinh tế tổng công ty nhà nước tỷ lệ nợ phải trả/vốn sở hữu gấp 10 lần, 10 doanh nghiệp gấp 5-10 lần và 12 doanh nghiệp gấp 3-5 lần.
Trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng Một với BBC, tiến sỹ kinh tế Lê Đăng Doanh từ Hà Nội nói: "Rõ ràng là tình hình tài chính của các tập đoàn, tổng công ty tiếp tục xấu đi chứ không được cải thiện".
"Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Nhà nước tăng rất thấp so với năm 2011 (chỉ tăng 1%, năm 2011 tăng 9% so với năm 2010), nếu trừ đi chỉ số lạm phát thì tăng trưởng âm".
Ông cho rằng tình hình tài chính của không ít tập đoàn, tổng công ty "rất mất an toàn, trong đó có một số tổng công ty không bảo toàn được vốn chủ sở hữu do kinh doanh thua lỗ".

Vì sao thất nghiệp thấp?

Tổng cục thống kê nhận xét tỷ lệ thất nghiệp thấp một phần do nhiều lao động phải chấp nhận làm việc phi chính thức, với thu nhập bấp bênh.
Mặc dù kinh tế tăng trưởng chậm, tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam, ở mức 1.37 triệu người, theo Tổng cục Thống kê Việt Nam là không cao.
Tuy nhiên, lý do cho tỷ lệ thất nghiệp thấp tại Việt Nam là do "trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống của người dân chưa cao, hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển", bản báo cáo việc làm năm 2012 của cơ quan này viết.
"Điều này khiến người lao động không chịu được cảnh thất nghiệp lâu dài và phải chấp nhận làm công việc nào đó, thường là phi chính thức với mức thu nhập thấp, bếp bênh để nuôi sống bản thân và gia đình."
Một báo cáo gần đây của Chính phủ Việt Nam đưa ra trong Hội nghị "Nhóm tư vấn các nhà Tài trợ" hồi tháng 12 năm ngoái cho rằng thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam tăng trong những năm qua là do tăng giá tiền đồng trong bối cảnh mất cân bằng vĩ mô và lạm phát cao.
Trong giai đoạn 2000 - 2007, mức tăng giá đồng nội tệ chỉ đóng góp 10% vào tăng thu nhập bình quân đầu người. Tuy nhiên trong năm 2007 - 2011, mức này đã là 50%.

thủ tướng viet cong lương 17 triệu/tháng

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hưởng lương theo chế độ công chức
Đại diện Văn phòng Chính phủ nói với các báo trong nước rằng lương của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ "trên 17 triệu đồng/tháng".
Mức lương này, tương đương 800 đôla Mỹ, là thực nhận sau khi đã trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.


Thông tin trên được đưa ra trong buổi họp báo Chính Phủ thường kỳ do Văn phòng Chính phủ tổ chức chiều thứ Tư 28/8 tại Hà Nội.
Báo Thanh Niên dẫn lời Vụ phó Vụ tổng hợp của Văn phòng Chính phủ, ông Nguyễn Kinh Quốc, nói: "Hệ số lương Thủ tướng hiện là 12,5; phụ cấp công vụ 13,3 x 1.150.000 đồng, cộng cả phụ cấp khác 313.460 đồng, tổng số tiền lương và phụ cấp Thủ tướng thực nhận là 17.167.000 đồng, đã trừ tiền đóng BHXH và BHYT".
Trước đó, cũng trong buổi họp báo nói trên, Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, khẳng định rằng theo nguyên tắc chung, lương của các lãnh đạo Đảng, nhà nước được tính theo hệ số lương công chức.
Ông Đam nói: "Mức lương có hệ số cao nhất trong hệ thống là 14 lần lương cơ bản. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không phải người được hưởng mức hệ số cao nhất này".
Mức lương cơ bản hiện nay ở Việt Nam là 1.150.000 đồng.
Như vậy, lương của ông thủ tướng chỉ có khoảng 10.000 đôla Mỹ/năm.

'Cao vô lý'

Câu hỏi về lương thưởng của người đứng đầu Chính phủ nảy sinh sau khi báo chí gần đây phản ánh mức lương 'khủng' của lãnh đạo một số doanh nghiệp trong nước.
Kết luận mới đây của Ủy ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh cho hay lãnh đạo bốn doanh nghiệp công ích của thành phố là Công ty Chiếu sáng công cộng, Công ty Thoát nước đô thị, Công ty Công trình giao thông và Công ty Công viên cây xanh thành phố đã nhận lương từ 584 triệu đến 2,6 tỷ đồng/năm.
Cụ thể, Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM có mức lương đến 2,6 tỷ đồng/năm, gấp 10 lần Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và gấp 41 lần so với lương của người lao động mùa vụ.

Lương cao bất thường

  • Giám đốc Công ty Thoát nước đô thị TP HCM: 2,6 tỷ đồng/năm
  • Chủ tịch HĐTV Công ty Chiếu sáng Công cộng: 2,4 tỷ đồng/năm.
  • Giám đốc Công ty Công trình Giao thông Sài Gòn: 856 triệu đồng/năm
  • Giám đốc Công ty Công viên Cây xanh: 853 triệu đồng/năm.
Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Chiếu sáng Công cộng có mức lương 2,4 tỷ đồng/năm.
Một trong các vị lãnh đạo nói trên đã lên tiếng khẳng định nhận lương "từ sức lao động" và "không xâm phạm đồng nào của Nhà nước".
Trong cuộc họp báo Chính phủ ngày 28/8, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận xét rằng trả lương như mức ở trên là 'sai quy định'.
Ông Đam giải thích rằng theo các quy định hiện hành về mức lương cho viên chức quản lý doanh nghiệp nhà nước thì Chủ tịch Hội đồng thành viên tập đoàn nhà nước chỉ có thể có mức lương cao nhất là 36 triệu đồng/tháng.
"Nếu cuối năm, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao thì thưởng thêm nhưng không quá 1,5 lần mức lương."
Ông Vũ Đức Đam cũng đề xuất xử lý các sai phạm trong lương thưởng nói trên, mà ông nói là thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM và bộ ngành quản lý.
Việt Nam vừa bước khỏi ngưỡng thu nhập thấp và trở thành quốc gia thu nhập trung bình.r
GDP bình quân tính theo đầu người hiện nay ước tính khoảng 1.500 đôla Mỹ/năm, bằng 1/3 của nước láng giềng Thái Lan và 1/4 Trung Quốc.

Phạm Chí Dũng: Việt Nam sẽ "xoay trục" sang phương Tây ?

Phạm Chí Dũng: Việt Nam sẽ "xoay trục" sang phương Tây ?

Nguyễn Phương Uyên được chào đón khi vừa ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013.
Nguyễn Phương Uyên được chào đón khi vừa ra khỏi trại giam Long An tối 16/08/2013.
FB

Ngày 16/08/2013 vừa qua người ta đã chứng kiến việc Phương Uyên được trả tự do một cách hết sức bất ngờ ngay tại tòa án. Sự kiện này có thể dẫn đến vận hội mới mẻ nào cho xã hội Việt Nam?

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi này với nhà báo tự do Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhà báo Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn
 


 
 
RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất hân hạnh lại có dịp trao đổi với anh trên làn sóng của đài RFI. Thưa anh, anh nhận xét như thế nào về bất ngờ đến khó tin của phiên phúc thẩm xử Phương Uyên và Nguyên Kha vừa qua ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nếu tôi nhớ không lầm thì từ năm 1975 đến nay mới diễn ra một sự kiện đặc biệt, quá sức đặc biệt như vụ Phương Uyên, khi một phạm nhân chính trị được trả tự do ngay tại tòa. Từ năm 1975 đến nay, có lẽ sự kiện Phương Uyên là một chứng nghiệm rõ nhất cho quy luật khoa học biện chứng lịch sử: khi chính thể mạnh, “nhập kho” tăng và “xuất kho” giảm; còn khi chính thể yếu, “nhập kho” giảm còn “xuất kho” tăng.
Việc được trả tự do ngay tại tòa của Phương Uyên là một sự kiện mang tính tín hiệu rõ nét nhất, phản ánh xu hướng “xuất kho” và chính thể Việt Nam đang khởi động cho định hướng “xoay trục”. Nếu chính sách gần gũi nhất của Hoa Kỳ là “xoay trục” về khu vực Đông Nam Á thì Nhà nước Việt Nam chuyển động theo chiều ngược lại”: hướng sang phương Tây.
Hiện tượng này lại phản ánh một quy luật khác: độ mở dân chủ tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Còn trong nhãn quan của cộng đồng quốc tế, đúng là có một chuyện gì đó hình như đang xoay chuyển. Và nếu lạc quan hơn như giáo sư người Anh Jonathan London - người chuyên nghiên cứu về Việt Nam và có thiện chí đến mức bất ngờ với nhân dân đất nước này - thì “tình hình chính trị ở Việt Nam hiện nay đang biến động rất nhanh”. Thậm chí ông còn phóng ra một câu hỏi rất sốt ruột: “Bây giờ thì sao?”.
Tất nhiên nhiều người và nhiều giới trong nước và quốc tế đều muốn được thỏa mãn những câu hỏi thiết thân như: Sự kiện tự do của Phương Uyên hàm ý điều gì? Liệu có phản ánh một sự thay đổi lớn về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tù nhân lương tâm, chính sách dân chủ nương theo quan điểm đối ngoại? Sau sự kiện này liệu có thể dẫn tới những những sự kiện thả tù và cởi mở dân chủ nào khác? Hoặc, sự kiện Phương Uyên có phản ánh một tấm lòng thành thực nào đó của một hoặc một số lãnh đạo đảng và nhà nước đối với cộng đồng quốc tế và giới dân chủ trong nước? Kinh tế việt Nam có hy vọng nào được phục hồi nếu giới đấu tranh dân chủ trong nước không còn bị đưa vào các trại “phục hồi nhân phẩm”?...
RFI : Ngay sau khi Phương Uyên được trả tự do, đã có nhiều dư luận về sự kiện chưa từng có này. Anh có bình luận gì về những dư luận ấy?
Người Việt Nam không bao giờ bỏ phí tinh thần “lạc quan cách mạng”. Tôi chỉ muốn nêu lại một vài câu chuyện hài hước trên các diễn đàn mạng, trong các quán cà phê “dân chủ” và ở cả những bàn nhậu.
Một trong những câu chuyện trào phúng nhất thuộc về nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh. Chỉ mới cách đây chưa đầy hai tháng, người nhận giải thưởng “Công dân mạng toàn cầu 2013” của Tổ chức Phóng viên Không biên giới còn không giấu nổi tâm trạng lo ngại về triển vọng “nhập kho”, nhưng nay tại mang tâm thế khác hẳn.
Tiếu lâm nhất là việc Huỳnh Ngọc Chênh đã nêu ra hai giả định sau chuyến trở về không thể tưởng tượng được của nữ sinh áo trắng Phương Uyên, trong đó có giả định 1 - lạc quan nhất - mà tôi xin lược lại như sau: “Các người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam thấy rằng đến lúc phải thực lòng thay đổi để nhanh chóng hội nhập (…) nên đã quyết định tìm cách trả lại tự do ngay cho Phương Uyên, và từ từ trả lại tự do cho Nguyên Kha. Việc giảm án cho Uyên - Kha là bước đi "Amstrong" rụt rè đầu tiên hướng về ánh sáng dân chủ nhưng sẽ là bước tiến vĩ đại của dân tộc trong nay mai.
Những bước đi tiếp theo là sẽ thả hết các tù nhân lương tâm còn lại vào dịp đặc xá ngày 2/9 sắp đến, rồi tiến đến thay đổi Hiến pháp bỏ đi điều 4, chấp nhận đa nguyên, đa đảng... Nếu đúng với giả định nầy, tôi tin rằng toàn dân sẽ tôn 16 ông bà trong Bộ Chính trị thành những thánh nhân, dựng tượng khắp mọi nơi để thờ cúng. Riêng tôi nguyện sẽ mỗi ngày viết một bài báo hàng ngàn chữ để ca ngợi công đức của các vị cho đến khi tôi không còn viết được nữa.
Tôi cũng tin rằng nhân dân sẽ khép lại quá khứ, tha thứ tất cả, đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục được ủng hộ, nhân dân sẽ dồn phiếu cho các vị trong bầu cử tự do để tranh đua sòng phẳng và thắng lợi tuyệt đối các đảng phái mới lập khác… Tôi hay tin người và tin vào điều tốt đẹp nên rất tin vào giả định 1”.
Tất nhiên một số độc giả “ngây thơ” đã “ném đá” Huỳnh Ngọc Chênh vì cái được gọi là “lòng tin chiến lược” như thế. Chỉ có điều, số độc giả ít tường tận về tính cách ông Chênh hình như đã chẳng mấy quan tâm đến giả định thứ hai mà ông nêu ra: “Do áp lực phải vào TPP, phải vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, phải mua được vũ khí sát thương của Mỹ, phải tìm các nguồn tài trợ cho nền kinh tế đứng bên bờ vực thẳm... các vị lấy việc giảm mức án vài năm cho Uyên - Kha làm món hàng trao đổi để lừa bịp dư luận và thế giới.
Sau khi đạt được các yêu cầu chiến thuật đó các vị lại “đâu trở về đó”, lại tiếp tục vùi dập nhân quyền, đàn áp người yêu nước... như đã từng làm sau khi vào WTO. Nếu giả định nầy là sự thật thì nhân dân sẽ không để yên, lịch sử sẽ đời đời nguyền rủa, thế giới sẽ không ngu ngơ để các vị tiếp tục dối trá”.
RFI : Anh có tin vào giả định nào của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh?
Hơi khác với Huỳnh Ngọc Chênh, tôi không tin người lắm, đặc biệt đối với các chính khách thời nay. Do vậy tôi hoài nghi đối với mọi giả định, cho dù đã xác định được tính xu thế về độ mở chính trị tỉ lệ thuận với độ mở đối ngoại.
Tôi cũng muốn nêu ra một giả định khác, có thể mang tính trung dung giữa hai giả định của nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhưng được nhìn từ góc độ biện chứng lịch sử.
Hãy trở lại với quy luật nhập kho – xuất kho, chúng ta có thể tự hỏi là với sự kiện Phương Uyên diễn ra chưa có tiền lệ, thế mạnh của chính thể đã diễn biến đến mức nào và đang ở điểm ngoặt nào? Phải chăng đã xảy ra một sự thay đổi đủ lớn từ đối nội và đối ngoại, hoặc hơn nữa là tính cộng hưởng giữa hai yếu tố này mà khiến chính quyền buộc phải thả người?
Cần nhắc lại là vào đầu năm 2013, sau chuyến đi của người đứng đầu Đảng Nguyễn Phú Trọng đến Roma, đã xảy ra một sự kiện chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Một nhóm nhân sĩ, trí thức gồm 72 người đã ký tên vào một bản văn bản được gọi tượng trưng là “Kiến nghị 72” với nhiều đề nghị liên quan đến Hiến pháp, Luật biểu tình, Luật lập hội, Luật trưng cầu dân ý và cả đề nghị thay đổi điều 4 Hiến pháp về cơ chế độc đảng. Nhưng sau đó, rất nhiều người dân và công chức đã ngạc nhiên về chuyện đã không một ai trong nhóm “Kiến nghị 72” bị “kiểm soát đặc biệt”, trong khi nếu sự kiện này xảy ra vào những năm trước đó thì không biết hậu quả nào đã xảy đến, thậm chí còn có thể có chuyện bắt bớ.
“Kiến nghị 72 “ ra đời cùng với chuyến đi của Tổ chức Ân xá Quốc tế đến Việt Nam - cũng là lần đầu tiên tổ chức này được Nhà nước Việt Nam cấp “quota” cho gặp trực tiếp những nhân vật bất đồng chính kiến theo yêu cầu. Cũng vào thời gian này, giới quan sát còn ghi nhận một vài chuyến đi và những cuộc gặp gỡ của các quan chức Cộng đồng châu Âu, những nghị sĩ đấu tranh cho vấn đề dân chủ và nhân quyền và đã có những tiếp xúc với các quan chức Bộ Ngoại giao, Bộ Công an ở Hà Nội. Mà đó là những cuộc gặp được công khai cho báo chí, trong khi dư luận còn cho rằng có những cuộc tiếp xúc kín đáo hơn nhiều, đã dẫn đến cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ ở Hà Nội vào trung tuần tháng 4/2013.
Vậy thì câu chuyện của Phương Uyên cũng rất có thể là một logic tiếp theo của chuỗi vận động đối ngoại – đối nội diễn ra từ đầu năm 2013 đến nay, chứ không phải là đột biến hay ngoại lệ, cho dù sự kiện này đã làm kinh ngạc rất nhiều người.
RFI : Nhưng đợt bắt bớ các blogger ở Việt Nam xảy ra vào tháng 5 và tháng 6 năm 2013 có đi ngược lại tính logic của lộ trình mở cửa chính trị như anh phân tích?
Chúng ta hãy nhìn vào cái gọi là “Danh sách 20”, tức một tin tức được tung ra cùng với đợt bắt ba blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy. Có thể nhận ra điều đó giống như một động tác giả hơn, xuất phát từ một cơ quan đặc biệt nào đấy nhằm tác động đến tâm lý và hành vi của giới blogger và hoạt động dân chủ nhân quyền, chứ thực ra từ đó đến nay đã không diễn ra một sự bắt bớ nào nữa.
Mà vụ việc của hai trong ba blogger lại được đánh giá thiên về màu sắc nội bộ và với mục đích tìm ra nguồn tin hơn là một “cú đánh” trực tiếp vào hoạt động dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Còn với Đinh Nhật Uy, tin tức gần nhất cho thấy blogger này có khả năng sắp được trả tự do. Thực ra, vấn đề của Uy là quá nhỏ bé trong tổng thể bàn cờ chính trị ở Việt Nam.
Nhân đây, cũng cần làm rõ một đánh giá cho rằng vào nửa đầu năm 2013, số người bất đồng chính kiến bị bắt giữ ở Việt Nam bằng cả hai năm trước cộng lại. Nếu nhìn lại và rạch ròi về thời điểm bắt giữ thì có thể thấy những vụ bắt người tập thể như 14 thanh niên Công giáo, Tin lành và vụ Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn đều xảy ra vào năm 2012 chứ không phải 2013. Người ta cũng còn nhớ vụ bắt giữ luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối năm 2012 là vụ cuối cùng của năm đó. Còn đến năm 2013, những vụ “tồn kho” của năm trước được đưa ra xét xử và có án. Như vậy, thực ra số người bất đồng chính kiến bị bắt vào nửa đầu năm 2013 là giảm hẳn so với nửa cuối năm trước, phản ánh biểu đồ kiểm soát chính trị đang võng dần xuống theo một đường thoai thoải, hoặc làm thành “một đường mỏng manh” (a delicate line) – như cụm từ mà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear đã dùng để chỉ về mối quan hệ “đi dây” của Hà Nội giữa Bắc Kinh và Washington.
Mà như thế, đáng lý ra dư luận trong nước và cả các tổ chức nhân quyền quốc tế đã không phải quá ngạc nhiên khi chứng kiến Phương Uyên được thả đột ngột. Nhất là sự kiện trả tự do chưa có tiền lệ này lại diễn ra chỉ gần ba tuần sau cuộc gặp giữa hai nguyên thủ quốc gia của Mỹ và Việt Nam.
Vấn đề chỉ còn là thời gian, thả sớm hay muộn hơn mà thôi.
RFI Cho tới nay vẫn có nhiều luồng ý kiến khác biệt về nguyên nhân và động lực dẫn tới sự tự do của Phương Uyên. Anh đánh giá ra sao về vấn đề này?
Tôi nhìn thấy một ảnh hưởng không nhỏ, hoàn toàn không mờ nhạt từ phía Nhà Trắng. Có thể coi thái độ của Washington mới là ảnh hưởng có tính quyết định.
Ngay sau khi Phương Uyên được thả, khẩu khí của đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear có vẻ càng cứng rắn hơn: “Chúng tôi đã khẳng định rất mạnh mẽ rằng chúng tôi muốn các tù nhân chính trị phải được thả”.
Cũng sau khi Phương Uyên được thả, một viên chức chính trị của Đại sứ quán Hoa Kỳ là Michael Orona đã trả lời báo chí rằng đây là sự đấu tranh không ngừng nghỉ từ nhiều phía. Ông Orona cho biết ngay từ đầu tiên, Tòa đại sứ đã ra thông cáo báo chí về việc này và tiếp tục lên tiếng bằng nhiều kênh đối thoại.
Cách bày tỏ thái độ của các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ cũng không kém logic với cách tiếp đón Chủ tịch Sang của Tổng thống Obama. Kín đáo trong hội đàm, nhưng bên ngoài vẫn liên tục diễn ra nhiều cuộc vận động của các nghị sĩ Mỹ và châu Âu cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Làn sóng vận động này lại bắt nguồn từ giới hoạt động dân chủ và nhân quyền trong nước.
Nhưng cũng không thể nói rằng cuộc biểu tình ngày 16/8/2013 ở Long An của hàng trăm người ủng hộ Phương Uyên là vô nghĩa. Cũng không thể nói là công an Long An không thuần thục phương án phòng chống biểu tình, bạo loạn mà đã để cuộc biểu tình diễn ra một cách đầy đặn đến khó tả, đến mức mà nhà văn Nguyễn Tường Thụy còn mô tả “vừa đi vừa binh vận lẫn dân vận”. Còn trước đó một ngày, hàng chục người bị xem là “đối tượng chính trị” đã có thể cùng với gia đình Phương Uyên và Nguyên Kha gặp gỡ các phạm nhân mà không bị cán bộ trại giam Long An làm khó dễ gì…
Những tín hiệu cứ tiếp nối sinh ra, sinh sôi một cách thầm lặng, nhưng trên hết vẫn là tính tín hiệu. Mà đó chỉ là đà tiếp nối cho một sự cộng hưởng trong – ngoài để dẫn đến một tác động can thiệp nào đó từ phương Tây đối với trường hợp Nữ sinh áo trắng.
RFI : Như vậy là chính phủ Hoa Kỳ vẫn quan tâm đến chủ đề dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, khác với dư luận cho rằng Tổng thống Obama đã quay lưng?
David Shear là một trong những dấu chỉ lộ thiên cho câu hỏi này. Trong cùng thời gian Phương Uyên được thả, David Shear đã có một cuộc tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Little Sài Gòn, và một ít thông tin xuất hiện từ đấy đã cho thấy ông Shear xác nhận: chính Tổng thống Obama đã nói thẳng với ông Trương Tấn Sang trong chuyến viếng thăm vào ngày 25/7/2013, là hiện nay Việt Nam đang cần Hoa Kỳ nhiều hơn trong các vụ mua bán về vũ khí sát thương, và hồ sơ nhân quyền sẽ trở thành điều kiện ràng buộc trong việc mua bán vũ khí, phát triển quan hệ đối tác.
Dấu chỉ đã khá rõ: sau gần ba tuần diễn ra cuộc gặp Obama – Sang, công luận được biết đến những điều “thầm kín” trong phòng Bầu dục. Nếu người Việt ẩn dụ bằng bản sao bức thư của ông Hồ Chí Minh viết cho Tổng thống Mỹ Harry Truman gần bảy chục năm về trước, thì người Mỹ hiện tại lại không cần giấu diếm quan điểm của mình. Và đúng như David Shaer đã ẩn dụ trước cuộc gặp Obama- Sang, “Mỹ có ưu thế để đặt ra vấn đề này(dân chủ và nhân quyền)”.
Vậy ưu thế đó là cái gì?
Ít lâu sau cuộc gặp Obama- Sang, vị đại sứ từng trải, ít nói và được xem là có nhiều kinh nghiệm đối thoại với Hà Nội đã có một cuộc họp báo với cái nhìn tương đối lạc quan về triển vọng quan hệ “đối tác toàn diện” giữa hai quốc gia, khác khá nhiều với thái độ lắng tiếng của chính ông vào năm trước, nhất là lúc cuộc đối thoại nhân quyền Việt – Mỹ bị đình hoãn đột ngột vào cuối năm 2012.
Tuy thế, thái độ của vị quan chức cao cấp nhất đón phái đoàn lên đến 200 người của Chủ tịch Sang ở sân bay Washington vẫn không quá lạc quan. Trong cuộc gặp với người Việt ở Little Sài Gòn mới đây, ông David Shear tái khẳng định tình hình nhân quyền Việt Nam vẫn không có sự cải thiện nào đáng kể như sự mong đợi của Hoa Kỳ. “Thời gian” là một trong những khái niệm mà David Shear đề cập nhiều nhất, liên quan đến TPP và vũ khí sát thương là hai thứ mà Hà Nội đang muốn có.
Tất cả đều phải có thời gian. Cách nói của David Shear cũng có thể khiến người ta nhớ lại lời nhắc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ với ông Sang vào cuối tháng 7/2013, cho rằng Việt Nam đã đạt được một số yêu cầu về thủ tục TPP, nhưng sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa để hoàn thiện việc gia nhập hiệp định này.
Cũng cần nhắc lại, vào tháng 2/2013, một đại sứ châu Âu đã tiếp xúc với Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn và nhận được câu trả lời “Chúng tôi hiểu, nhưng hãy cho chúng tôi thời gian”.
RFI : Liệu có thể hy vọng thời gian sẽ làm cho Hà Nội nghĩ đến việc phóng thích các tù nhân lương tâm, trong đó đặc biệt là trường hợp Điếu Cày vừa gây nên cuộc tuyệt thực chấn động?
Đó cũng là ẩn số mà nhiều người đang chờ đợi được giải mã.
Mới đây, một thông tin được công bố chính thức trên báo đài nhà nước cho biết sẽ có trên 15.000 phạm nhân đủ điều kiện được đặc xá trong dịp lễ 2/9 ở Việt Nam. Trong khi vào năm ngoái, giới tù nhân đã phát hoảng vì tin tức không chính thức cho rằng trong hai năm 2013-2014 và thậm chí có thể đến cả năm 2015 sẽ không có chuyện đặc xá.
Tin tức lại dẫn đến đồn đoán. Hiện thời, người ta đang hỏi nhau liệu có diễn ra một đợt thả tù nhân lương tâm cùng trong đợt đặc xá hay không, và những ai là đối tượng được “ưu ái”. Thậm chí một dự đoán lạc quan lan truyền trong giới blogger cho là nhà cầm quyền có thể phóng thích hàng chục tù nhân chính trị vào dịp lễ quốc khánh 2/9.
Với tình cảm gần gũi, giới blogger đang nhắc lại những nhân vật đang bị “cầm cố” có triển vọng “xuất kho” như Anh Ba Sài Gòn, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy…
Nhưng trên hết vẫn là một người có biệt danh là Điếu Cày. Sau sự kiện Phương Uyên được trả tự do, Đại sứ David Shear đã cho biết đây là nhân vật nằm đầu bảng trong sự đòi hỏi của Hoa Kỳ, và hiện nay Tòa đại sứ đang theo dõi sát tình hình sức khỏe cũng như điều kiện giam cầm của nhân vật này.
Cần nhắc lại, tù lương tâm Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đáng lý đã có thể được phóng thích từ vài năm trước, nếu không bị kết án lại với một mức án quá trầm trọng. Cuộc tuyệt thực đến hơn một tháng và ngoài sức tưởng tượng của Điếu Cày đã còn hiện thực và lay động hơn cả chuỗi nhịn ăn của Cù Huy Hà Vũ, khiến cho Nguyễn Văn Hải trở nên hoàn toàn tương xứng với lời tri ân của Tổng thống Obama vào tháng 5/2012 nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế.
Có thể hy vọng cho việc phóng thích. Cũng đã có một vài tín hiệu nào đó đối với Điếu Cày. Những người thạo tin trong giới blogger còn hy vọng sẽ được đón chào người tù nhân có án hàng chục năm này trong không bao lâu nữa.
Khách quan nhìn nhận, việc thả người là một quy luật đặc thù trong bối cảnh hiện nay, tương xứng với những vận động đối ngoại và cả sức ép từ trong nước. Sức ép trong nước lại còn đến từ chính những người đã có bề dày tham gia chế độ.
Không phải vô cớ mà trước cuộc biểu tình đòi trả tự do cho Phương Uyên ở Long An, một trong những thủ lãnh máu lửa nhất của Lực lượng thứ ba – Phong trào học sinh, sinh viên ở Sài Gòn trước năm 1975, người đã từng lãnh án tử hình và hiện thời đang phải đối mặt với bạo bệnh – luật gia Lê Hiếu Đằng, đã phát động một phong trào có tên “Đảng Dân chủ Xã hội”.
Chỉ để đối phó với một Lê Hiếu Đằng, Nhà nước đã phải dùng đến ít nhất 6 tờ báo và vài chục bài công kích, chỉ trích. Điều đó cho thấy những lãnh đạo cao nhất ở Việt Nam có thể không còn đánh giá thấp truyền thông xã hội và những nhân tố có tính đột biến trong lòng “lề trái”, nhất là khi giới “lề trái” đang nhận được sự hậu thuẫn ngày càng trực tiếp và song ánh của giới truyền thôing và dân chủ nhân quyền quốc tế.
Và nếu quy luật khoa học “nhập kho, xuất kho” ứng nghiệm vào hoàn cảnh này, sắp tới sẽ diễn ra cảnh đoàn tụ giữa những tù nhân lương tâm với gia đình của họ ở ngay trong sân các trại giam. Nếu không khí trùng phùng đó diễn ra, người dân có quyền hy vọng là Nhà nước sẽ nương tay không nỡ “nhập kho” thêm trong ít ra vài năm tới.
Cũng cần đối chiếu đôi chút với trường hợp Miến Điện. Tại quốc gia này vào thời gian trước năm 2011, chẳng có mấy ai dám hy vọng vào một tương lai sáng sủa đối với số tù nhân chính trị còn nhiều hơn ở Việt Nam hiện thời. Tuy nhiên, sự quyết đoán của Tổng thống Thein Sein trong việc nắm triều chính và những bước đi quả quyết hướng về phương Tây đã không chỉ khiến bà Aung San Suu Kyi được giải chế, mà trong năm 2012 và đặc biệt trong nửa đầu năm 2013 đã có hàng trăm tù nhân chính trị được trả tự do, trong đó bao gồm cả những tù nhân chính trị có mức án lên đến hàng trăm năm. Cho tới giờ, con số thống kê chính thức cho thấy trong các nhà tù Miến Điện chỉ còn khoảng 70 tù nhân chưa được trả tự do.
Bởi thế ứng với Việt Nam, ngay cả những trường hợp đã chịu án nặng như Điếu Cày vẫn có cơ may thoát vòng lao lý, nếu độ mở dân chủ song trùng với điều kiện thả tù chính trị.
Trong dịp lễ 2/9 này, mặc dù công bố của các trại giam là chưa có đặc xá cho những trường hợp như Điếu Cày, nhưng tôi vẫn nghĩ là có thể có những hy vọng, nếu không phải là vào dịp lễ 2/9 này thì sau đó, và có lẽ không lâu nữa. Vì Điếu Cày có thể nhận một mức đặc xá giảm án nhiều, hoặc thậm chí có thể được trả tự do.
RFI : Anh có lạc quan quá không, khi trong số 15.000 người được đặc xá lần này không có những tù nhân chính trị nổi tiếng ?
Tôi không quá lạc quan, nhưng không hẳn là bi quan. Tại vì rõ ràng là sự kiện Phương Uyên đã mở ra một điểm sáng cho khung trời dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Mà điều đó cho phép người ta có thể hy vọng là có những chuyện sẽ mở ra hơn. Ở Việt Nam không phải luôn luôn và lúc nào cũng có chuyện thả tù nhân chính trị một cách ồ ạt như Miến Điện, tại vì Việt Nam không phải là Miến Điện. Mà ở đây người ta thả lặng lẽ.
Mà tôi cũng nhớ là trường hợp của tôi cũng thả rất là lặng lẽ, trong một bầu không khí hoàn toàn yên lặng, không ai biết gì hết. Và khi tôi ra khỏi trại giam thì tôi leo lên xe ôm đi thẳng về nhà, không có một ai đón tôi cả. Điều đó khác xa với trường hợp của Phương Uyên.
Cái cung cách như vậy làm cho tôi cũng hy vọng là mặc dù trong danh sách 15.000 người chưa công bố một số nhân vật được coi là tù nhân lương tâm đặc biệt – những người khá nổi tiếng, những blogger, nhà đấu tranh dân chủ nhân quyền trong đó có Điếu Cày, nhưng vẫn có thể có hy vọng là trong một sắc thái lặng lẽ kín đáo nào đó, thì dần dần, từng người một sẽ ra khỏi trại giam trong những ngày sắp tới. Không nhất thiết là phải đúng ngay dịp lễ 2/9 này mà có thể sau 2/9
RFI : Tuy thế, vẫn không ngớt dư luận lo ngại về thái độ đối xử thiếu hòa nhã của công an Việt Nam đối với giới hoạt động dân chủ hay nghị định 72 về cấm đoán Internet…
Trong những ngày gần đây, dư luận cho rằng một số thành viên dân chủ theo phương châm hành động từ nhà ra đường phố đã bị sách nhiễu, và còn có cả dấu hiệu công an sử dụng côn đồ để gây hấn và xúc phạm những người này. Nhưng xét trong xu thế khách quan và độ mở chính trị đang dần hình thành ở Việt Nam, tôi cho rằng những hành động bị coi là sách nhiễu, gây khó của ngành công an chỉ nằm trong chiến thuật phân hóa, kiểm soát, khống chế nhưng rất hạn chế mục tiêu bắt bớ. Nhìn chung, những hành động như thế chỉ mang tính gián tiếp về tác động tâm lý hơn là mục tiêu cô lập trực tiếp về hành vi.
Mặt khác từ thực tế khách quan, sự lo lắng của giới blogger ở Việt Nam đối với nghị định 72 về “quản chế” Internet của nhà nước sẽ phát huy tác dụng sau tháng 9/2013 có thể không có nhiều cơ sở. Một tiêu chí đo lường tương đối chính xác cho hiệu ứng này là mật độ và hàm lượng thông tin của truyền thông nhà nước, mà cụ thể là trên mặt báo đảng. Nếu so sánh tần suất đưa tin và bình luận về vụ phúc thẩm Uyên – Kha với nghị định 72, người ta có thể nhận ra mức độ thông tin gần như tương đương, nghĩa là không ồ ạt, thậm chí khá lắng tiếng so với thời điểm cuối năm 2012 và ngay trước phiên sơ thẩm Uyên – Kha cách đây mấy tháng.
Sự lắng tiếng rõ nét của báo đảng nói lên điều gì? Người ta đang đặt dấu hỏi về một thái độ không đồng nhất, thậm chí có thể là trái chiều giữa các cơ quan tố tụng hoặc thậm chí ở cấp cao hơn, dẫn đến tình trạng lúng túng và bất động của một số cơ quan tuyên truyền đặc biệt và có thể cả với cơ quan an ninh ở một số địa phương. Tình trạng có vẻ như bất động như thế lại đang chịu sự chỉ trích không nhỏ về nghị định 72 của giới hoạt động dân chủ nhân quyền quốc tế như Tổ chức phóng viên không biên giới hay Liên minh trực tuyến…
Sự bất động ấy cũng dường như đang chìm trong chờ đợi về một tương lai không đoán định được.
RFI : Tương lai khó đoán định ấy sẽ diễn ra nhanh hay chậm?
Không phải tất cả mọi chuyện đều diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng. Điều mà giáo sư người Anh Jonathan London kỳ vọng là tình hình chính trị ở Việt Nam đang chuyển biến khá nhanh, thực ra lại có thể làm vị trí thức nhiệt thành này bị thất vọng đôi chút.
Non sông dễ chuyển, bản tính khó dời… Đơn giản là nếu nền chính trị Việt Nam không nằm trong một bối cảnh đầy chông gai về suy thoái kinh tế và phân hóa tư tưởng như hiện thời, sẽ khó có một độ mở dân chủ nào được thực hiện đúng nghĩa, theo lộ trình như đã được Hà Nội cam kết với Mỹ và phương Tây từ khi gia nhập Hiệp định thương mại Việt – Mỹ 12 năm về trước.
Bầu không khí xã hội – chính trị ở Việt Nam như đang trở lại thời điểm năm 2004, khi chủ đề CPC về các quốc gia cần đặc biệt được quan tâm về nhân quyền và tôn giáo được áp dụng với Việt Nam. Truớc đây trong hai năm liên tiếp từ năm 2004 đến năm 2006, sau khi bị xếp vào CPC, tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam lại có những cải thiện mà trước đó quá đỗi hiếm hoi, như trả tự do cho một số tù nhân, mở rộng phạm vi bảo vệ của pháp luật đối với một số các cộng đồng tôn giáo được nhà nước thừa nhận… Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế cũng ghi nhận phần lớn các lãnh đạo tôn giáo ở Việt Nam cho rằng những thay đổi tích cực này đến từ sức ép của CPC với Việt Nam.
Tuy thế, có lẽ bài học mà người Mỹ không thể quên là từ năm 2006 khi nước Mỹ nhấc Việt Nam ra khỏi danh sách CPC, cho đến nay tình trạng nhân quyền và tôn giáo ở Việt Nam lại không có dấu hiệu khả quan hơn, nếu không muốn nói là bị cộng đồng quốc tế đánh giá “thụt lùi sâu sắc”.
RFI : Tuy không bị xếp vào danh sách CPC trong năm 2013, nhưng Nhà nước Việt Nam lại phải chịu sức ép không hề nhỏ của hai dự luật nhân quyền và chế tài nhân quyền dành cho quốc gia này. Theo anh dự đoán, tình hình hoạt động dân chủ nhân quyền và xã hội dân sự sẽ như thế nào ở Việt Nam trong thời gian tới?
Quy luật “giảm nhập kho, tăng xuất kho” sẽ ứng nghiệm cho đến khi nào mà quan hệ giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn tạm nồng ấm, với nhu cầu thuộc về Việt Nam nhiều hơn, liên quan chủ yếu đến một lợi thế so sánh mà có lẽ các quan chức lãnh đạo cao cấp của Việt Nam cho là “cân bằng chiến lược Đông – Tây”, TPP và kể cả gia cố uy tín cho hình ảnh của giới lãnh đạo trong con mắt dân chúng và cộng đồng quốc tế. Trước mắt, lộ trình làm thủ tục gia nhập TPP có thể kéo dài từ một đến hai năm, nghĩa là có thể kéo đến cuối năm 2014 hoặc sang cả năm 2015.
Và nếu không có gì thay đổi, trục Mỹ -Trung -Việt sẽ là một thế cân bằng chiến lược, nằm trong chính sách “xoay trục” của Washington về Đông Nam Á trong nhiều năm tới và quan hệ thương mại không thể thiếu giữa Bắc Kinh và Washington. Đó cũng là lý do để Hà Nội có thể tự thân “xoay trục”, nhưng không quá thiên về Bắc Kinh như trước đây, mà về hướng kẻ cựu thù.
Hầu như rõ ràng, chuyến đi của một quan chức cao cấp Việt Nam là Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Xuân Phúc đến Washington để “làm việc với đại học Havard”, hoặc cuộc gặp giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt Nam và Mỹ, rất có thể đóng vai trò “tiền trạm” cho một chuyến đi khác đến New York của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, dự kiến vào cuối tháng 9/2013. Tất nhiên, những chuyến đi như vậy đang nằm trong chuỗi logic với sự kiện Phương Uyên và có thể cả những nhân vật hậu Phương Uyên.
Từ năm 1975 đến nay, có lẽ từ thời điểm giữa 2013 mới bắt đầu chứng nghiệm một “lòng thành chính trị” nào đó của Hà Nội. Và cứ chiếu theo quy luật khách quan, giới hoạt động dân chủ nhân quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng sẽ không bị “nhập kho”, trừ trường hợp một ít vụ việc bị chính quyền xem là “rất quá khích”.
Cũng theo quy luật khách quan, có thể đến cuối năm 2013, một số nhóm dân chủ bạo dạn nhất sẽ có thể tiến đến công khai hóa hoạt động của họ, hình thành những hội đoàn và có thể nâng lên tầm phong trào, làm đà cho sự hình thành và phát triển một mảng nào đó của xã hội dân sự ở Việt Nam trong năm 2014.
Còn về chân đứng của xã hội dân sự ở Việt Nam, một số người hoạt động dân chủ đã đề nghị lấy ngày 16/8 là ngày khai sinh và kỷ niệm về sự hình thành đầu tiên của xã hội dân sự ở Việt Nam. Đó cũng là ngày mà Phương Uyên được trả tự do, ngày được xem là sự kết tinh của nhiều cố gắng đối nội và đối ngoại trong suốt một thời gian dài.
Bước ngoặt của vận động chính trị - xã hội ở Việt Nam gần như chắc chắn đang khởi động. Nếu người Mỹ xoay trục về Đông Nam Á và Việt Nam được xem là quốc gia “gần sát trung tâm” của chính sách đó, còn Nhà nước Việt Nam cũng đang hướng đến “xoay trục” sang phương Tây, thì rất có thể giới hoạt động dân chủ còn mỏng manh và phân tán ở đất nước này đang chú tâm đến một hình ảnh “xoay trục” về xã hội dân sự tương lai, đấu tranh ôn hòa và bất bạo động, thay cho những manh động đốt cháy giai đoạn mà dễ bị dập vùi.
Nếu mọi chuyện diễn ra một cách ôn hòa và có tính kết nối cao, thì như người đời thường luận, phía trước là bầu trời.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.

Blogger Sài Gòn thảo luận về nhân quyền và giải pháp truyền thông, nhân ngày 258

Blogger Sài Gòn thảo luận về nhân quyền và giải pháp truyền thông, nhân ngày 258 (25.08) 


VRNs (27.08.2013) – Sài Gòn – Vào lúc 22 giờ 15, ngày 25.08.2013, gần 40 người, trong đó có khoảng 30 Bloggers ký tên vào “Tuyên bố chung của mạng lưới blogger Việt Nam” tham gia buổi trò chuyện về các hoạt động của Mạng lưới blogger VN đã, đang và trong thời gian sắp tới, tại quán cà phê BB – Sài Gòn.
Nhìn lại quá trình hoạt động, Blogger Nguyễn Tường Thụy, sống ở Hà Nội, tham dự với các thành viên trong Mạng lưới blogger VN ở khu vực phía Nam, nhận định: “Đây là một việc làm hết sức ý nghĩa và có tác động đến phía nhà cầm quyền, họ rất lo ngại về tuyên bố 258 của tất cả chúng ta. Tôi rất cảm phục lòng dũng cảm của các bạn trẻ đã trao tuyên bố 258 cho tổ chức Nhân quyền LHQ, cho một số đại sứ quán ở VN có uy tín trên thế giới. Tôi nghĩ, chúng ta không chỉ phản đối về điều 258 mà chúng ta còn phải có động thái phản đối cả điều 79 và điều 88 là những điều luật rất mơ hồ trong BLHS. Và chúng ta hết sức tỉnh táo và khôn khéo để đấu tranh”.
Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, DCCT ủng hộ các hoạt động của Tuyên bố chung của mạng lưới blogger VN. Cha Thoại lưu ý: “Theo tôi vấn đề chính là bỏ điều 4 Hiến Pháp (HP). Nếu bỏ được điều 4 HP thì chúng ta sẽ giải quyết được tất cả, nhưng trước mắt chúng ta phải gỡ từ từ, từng điều một. Cho nên, tôi rất ủng hộ loại bỏ điều 258 trong tuyên ngôn cũng như trong chiến dịch mà chúng ta đã và đang làm”.
Nhiều tổ chức theo dõi nhân quyền trên thế giới chưa biết nhiều đến tình trạng bắt bớ, chà đạp và đàn áp nhân quyền có hệ thống tại VN. Bởi truyền thông trong nước chưa đủ mạnh để loan tải và loan tin cho mọi người trên thế giới biết đến. Do đó, rất cần nhiều người cộng tác – những cánh tay nối dài dịch các sự kiện liên quan đến nhà cầm quyền cs VN vi phạm nhân quyền, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tôn giáo… sang tiếng Anh với mục đích loan tin cho các tổ chức nhân quyền trên thế giới biết, để họ có thể can thiệp kịp thời. Đó là trăn trở của bạn Nguyễn Thảo Chi, một trong những blogger đại diện Mạng lưới Blogger đến thăm và trao Tuyên bố 258 cho Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền, tại Thái Lan, vào đầu tháng 8 vừa qua.
Lo lắng của bạn Thảo Chi được nhà báo Phạm Chí Dũng, sống tại Sài Gòn giải đáp: “Trong vấn đề dân chủ ở VN, tôi cho rằng, chúng ta đang khủng hoảng và thiếu những cây viết để lan truyền và lan tỏa những vấn đề VN ra nước ngoài. Cho nên, vấn đề quan trọng lúc này, chúng ta nên tập sự, hướng dẫn và đào tạo những cây viết trẻ ở VN để chuẩn bị cho thời gian sắp tới. Vì vấn đề truyền thông và báo chí là một trong những yếu tố quan trọng của xã hội dân sự, mà có thể nói các bạn là tiền thân của xã hội dân sự ở VN.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng khẳng định: “Về mặt cá nhân tôi sẽ hỗ trợ và ủng hộ về mặt truyền thông.”
Còn anh Hoàng Dũng có ý kiến: “Mỗi người nên lập một hồ sơ cá nhân liệt kê các hoạt động liên quan đến nhân quyền mà cá nhân đó đã và đang tham gia. Sau đó, gửi đến cho một người thân cận, để khi có chuyện bất chấp xảy ra thì người thân này sẽ loan truyền hồ sơ cá nhân đó đến cho mọi người biết, đồng thời các tổ chức quốc tế có thể kịp thời lên tiếng.”
Ngoài ra, mọi người còn bàn thảo về cách phân phát quyển sổ tay Quyền con người cho người dân VN.
Trước khi kết thúc, nhà báo Phạm Chí Dũng, cô Dương Thị Tân, blogger Nguyễn Giáp Dần đã ký vào “Tuyên bố chung của mạng lưới blogger Việt Nam” phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng nhân quyền LHQ. Bản Tuyên bố 258 này đã được trao tận tay Văn phòng Hội đồng nhân quyền LHQ tại Thái Lan, Tổ chức Human Rights Watch, Tòa đại sứ các nước Thụy Điển, Úc … các tổ chức bảo vệ nhà báo và blogger …
Trong đầu năm nay, blogger Trương Duy Nhất, blogger Phạm Viết Đào và blogger Đinh Nhật Uy bị nhà cầm quyền quy kết và bắt giam vào điều 258.
Được biết, cùng ngày, vào lúc 14 giờ 30 phút, hơn 30 blogger đại diện khu vực phía Bắc cũng diễn ra cuộc gặp mặt này tại quán Cafe Win, 94 đường Láng, Đống Đa, Hà Nội.
Đây là lần thứ hai trong tháng 8, các blogger ký tên vào Tuyên bố 258 tổ chức họp mặt, uống cà phê nhân ngày lịch trùng với số 258. Ngày trước là thứ 2, ngày 5 tháng 8.

Friday, August 30, 2013

Hãy đặt gánh nặng tư tưởng xuống

Không nên lẩn quẩn trong mớ bòng bong CNTB và CNXH?
Gần đây dư luận mạng quan tâm đáng kể đến các bài tiểu luận của tác giả Nguyễn Tùng Hiếu, một đảng viên cộng sản Việt Nam cao cấp.
Trong các luận đề rất dài của mình, với văn phong bị ảnh hưởng sâu đậm của kinh tế chính trị học Marx-Lenin, tác giả cổ vũ rất nhiệt tình cho cái mà ông gọi là "dân chủ xã hội". Ông đã dành nhiều phần để cổ vũ cho sự kết hợp của chủ nghĩa tư bản (CNTB) và chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà theo ông, đó gần như là xu thế của thời đại. Ông cho rằng "dân chủ xã hội" có thể tận dụng cả ưu điểm của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội để thiết lập một xã hội thịnh vượng và công bằng như các quốc gia Bắc Âu.
  • Đảng Cộng sản
Một đặc điểm nổi bật của những người cộng sản Việt Nam là lối tư duy chưa thoát ra khỏi cái thiên kiến lệch lạc của Marx. Marx chỉ nhìn thấy CNTB trong mối quan hệ đối trọng với CNXH, chứ không thấy sự tồn tại và vai trò của chủ nghĩa tự do hợp hiến trong nỗ lực định hình nền móng của các xã hội tự do lúc bấy giờ. Ngày nay, khi nhận thấy chủ nghĩa Marx đã đi đến hồi mạt vận trong cả lý thuyết lẫn thực tiễn, các trí thức CNXH cố vớt vát bằng cách kêu gọi kết hợp CNTB với CNXH để tạo ra cái gọi là Dân chủ xã hội. Họ đã bỏ sót cái tinh thần tự do cá nhân và nền dân chủ chính trị mà chủ nghĩa tự do đã đưa vào thế giới hiện đại. Đó mới chính là cốt lõi của các xã hội dân chủ, chứ không phải chỉ là chủ nghĩa tư bản. Những người chưa bao giờ sống trong xã hội dân chủ và tư duy chưa bao giờ vượt ra ngoài một mớ lý thuyết cũ rích của chủ nghĩa Marx, chỉ nhìn thấy chủ nghĩa tư bản và nghĩ rằng chỉ cần kết hợp với các ưu điểm của chủ nghĩa tư bản là đủ để giải quyết tất cả những vấn đề của quốc gia.
Các vấn đề của một quốc gia không chỉ là kinh tế và sự tái phân phối phúc lợi; mà phức tạp hơn nhiều, bao gồm nhiều không gian lý luận khác như thể chế chính trị, Hiến pháp, pháp trị, văn hoá và phương cách đối phó với những nan đề liên quan đến Công lý và tự do...Họ trầm trồ khen các nước dân chủ tự do rằng: “Người ta như thế mới là chủ nghĩa xã hội chứ!” Nhưng họ không hề biết chỉ hai chủ thuyết này không đủ để thai nghén nên một xã hội dân chủ tự do, giàu mạnh và đạt được những tiến bộ đáng kể trong cố gắng cải thiện công bằng xã hội. Thị trường tự do cộng với sự tái phân phối các nguồn lực xã hội qua chính sách thuế và các chương trình phúc lợi chưa thể thể hiện hết cái cốt lõi tinh thần của các nền dân chủ. Mô hình đó có một nền tảng đặc biệt của nó, vượt ra ngoài sự kết hợp miễn cưỡng đó.
Sự lẩn quẩn trong mớ bòng bong CNTB và CNXH làm người ta quên mất rằng cần phải có thêm các chủ thuyết tự do làm bệ đỡ cho tinh thần tự do của một nền dân chủ hiện đại. Không phải ngẫu nhiên mà cho đến hôm nay các trí thức cộng sản vẫn gọi các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ là các nước "tư bản" chứ không phải là "dân chủ tự do". Đó là sự thiển cận xuất phát từ sự đề cao quá đáng các định chế kinh tế mà bỏ qua sự hiện diện vô cùng quan trọng của các định chế chính trị, văn hoá...
"Không phải ngẫu nhiên mà cho đến hôm nay các trí thức cộng sản vẫn gọi các quốc gia phương Tây và Hoa Kỳ là các nước "tư bản" chứ không phải là "dân chủ tự do". Đó là sự thiển cận xuất phát từ sự đề cao quá đáng các định chế kinh tế mà bỏ qua sự hiện diện vô cùng quan trọng của các định chế chính trị, văn hoá..."
Các chủ thuyết xã hội, đặc biệt là chủ nghĩa Marx chỉ tập trung vào mục tiêu đánh đổ chủ nghĩa tư bản, thực hiện công cuộc "cào bằng" đầy bạo lực và khiên cưỡng, đề xuất mô hình kinh tế tập trung bao cấp để thay thế chủ nghĩa tư bản... chứ chưa bao giờ thiết lập một nền tảng tư tưởng hữu lý cho việc kiến tạo các định chế quyền lực và xã hội nhằm bảo vệ tự do cá nhân, xây dựng một nhà nước dựa trên sự đồng thuận của người dân, xây dựng khế ước quyền lực...Đối với chủ thuyết này, Hiến pháp, pháp trị, tam quyền phân lập, cân bằng và kiểm soát, tự do, nhân quyền... chỉ là công cụ thống trị của nhà nước tư sản và họ cố tình gạt bỏ các giá trị này ra khỏi trung tâm lập thuyết của họ. Ngày nay, để tiếp tục tồn tại và biện minh cho sự tồn tại đó, các lý thuyết gia xã hội cố vay mượn các giá trị tự do (mà họ không xây dựng được) từ chủ nghĩa tự do hợp hiến để bù đắp cho sự thiếu hụt căn bản này.
Trong khi đó, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa tự do hợp hiến đã làm tất cả những công việc quan trọng nhằm đúc kết nên những nguyên tắc nền tảng mà từ đó các chế độ dân chủ hiện đại được xây dựng nên. Họ thiết lập và biện minh không mệt mỏi cho các giá trị tự do dân chủ mà ngày nay chúng ta đang cổ vũ. Bởi vậy, các nền dân chủ hiện đại thực ra được thai nghén trong tinh thần đề cao tự do, nhân quyền và nhân phẩm của chủ nghĩa tự do hợp hiến, chứ nó chưa bao giờ là con đẻ của chủ nghĩa xã hội, dù là chủ nghĩa xã hội bạo lực kiểu Marx hay chủ nghĩa xã hội dân chủ. Nhìn nhận sự thành công của các nền dân chủ hiện đại như Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu như là kết quả của phiên bản mới - chủ nghĩa xã hội dân chủ - là một ngộ nhận lớn.
Chủ nghĩa tự do hợp hiến
Chủ nghĩa tự do có nhiều xu hướng khác nhau. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa TỰ DO KINH TẾ đề cao quyền tư hữu, tự do khế ước và do đó họ ủng hộ chủ nghĩa tư bản laissez-faire và một Nhà nước càng nhẹ càng tốt. Nhưng thực tế cho thấy, kiểu tự do này sẽ giúp duy trì những lợi thế vĩnh viễn của tầng lớp giàu có và quyền thế trong xã hội, còn những người bị gạt ra bên lề xã hội sẽ khó có cơ hội để vươn lên bởi đơn giản là họ có rất ít cơ hội. Tự do kinh tế chưa đủ để thúc đẩy tự do cá nhân và dân chủ thực sự, mà nó còn đào sâu các bất bình đẳng xã hội do khoảng cách quá lớn về tiềm lực kinh tế và cơ hội chính trị. Tình trạng các quốc gia phương Tây trong giai đoạn phát triển cao của cuộc cách mạng kỹ nghệ lần thứ hai đã cho thấy nhược điểm của chủ thuyết tự do cổ điển này.
Đảng Cộng sản Việt Nam không chấp nhận đa đảng
Trước những bế tắc xã hội không giải quyết được của chủ nghĩa tự do kinh tế, các lý thuyết gia của chủ nghĩa TỰ DO XÃ HỘI đã đưa ra luận thuyết của mình để giải quyết các bất công và mâu thuẫn xã hội đồng thời đưa ra một số câu trả lời cho vấn đề Công lý. Với sự công nhận vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc duy trì trật tự xã hội bằng hệ thống luật pháp, tạo không gian pháp lý ổn định cho các hoạt động dân sự, làm trọng tài cho các thoả thuận tự do của người dân, tái phân phối một phần các nguồn lực xã hội qua chính sách thuế, và tăng cường bình đẳng cơ hội cho những người ở tầng lớp dưới qua các chương trình phúc lợi xã hội...., chủ nghĩa tự do xã hội đã giúp các nền dân chủ hiện đại sửa sai các khiếm khuyết của chủ nghĩa tự do kinh tế. Trong khi đó, phương cách của chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế tập trung, một nhà nước trung ương đầy quyền lực để áp đặt mô hình kinh tế này, kết quả là cho ra đời những Nhà nước toàn trị tàn bạo nhất trong lịch sử nhân loại.
Độc tài hay Dân chủ mới là mấu chốt
Ngày nay những người xã hội đã cải biến chủ thuyết của mình theo kiểu "đẽo chân cho vừa giày" để phù hợp với không gian chính trị dân chủ và xã hội tự do. Các đảng xã hội cũng thay đổi để tiếp tục tồn tại và tham gia lãnh đạo quốc gia cùng với các đảng cánh hữu. Tùy thuộc vào bối cảnh văn hoá, kinh tế và chính trị cũng như các định chế xã hội mà các đảng cánh tả ở những nền dân chủ lâu đời có thể dành được sự ủng hộ của người dân hay không. Nhưng điều quan trọng là đảng phái này chỉ mang cái danh "xã hội" nhưng thực chất họ đi gần với chủ nghĩa tự do xã hội hơn là chủ nghĩa xã hội (xin lưu ý sự khác biệt này) và mọi hoạt động đảng phái cũng như hoạt động quyền lực của họ đều phải nằm trong không gian chính trị do chủ nghĩa tự do hợp hiến thiết lập và quy định từ lâu.
"Tại sao chúng ta không đặt cái di sản xã hội chủ nghĩa nặng nề ấy xuống để bắt đầu bàn về những chủ đề quan trọng hơn cho đất nước, những giá trị mang tính phổ quát, vượt ra khỏi biên giới hạn hẹp của mọi chủ nghĩa? "
Gán ghép các thành tựu chính trị-xã hội ngoạn mục ở các quốc gia dân chủ Bắc Âu cho chủ nghĩa xã hội (có sự kết hợp của chủ nghĩa tư bản), mà bỏ qua dấu ấn sâu sắc của chủ nghĩa tự do hợp hiến ở các quốc gia này là quá gượng ép và thiển cận. Tiếp tục đề cao vai trò của một phiên bản chủ nghĩa xã hội mới trong không gian chính trị dân chủ tự do của các quốc gia phương Tây chỉ là một cách để các trí thức cộng sản ở Việt Nam giảm nhẹ những sai lầm, đổ vỡ và tội ác mà các nhà nước độc tài xã hội chủ nghĩa đã gây ra ở phương Đông nói chung và ở Việt Nam nói riêng; để tuyên truyền cho luận điệu rằng: chủ nghĩa xã hội không sai, chỉ là chúng ta chưa biết cách vận dụng...
Thời đại ngày nay, thế giới đã đổi thay, nhu cầu dân chủ hoá của các dân tộc đang nằm dưới chế độ độc tài khẩn thiết hơn bao giờ hết. Vì thế thật không phù hợp khi tốn công sức để bàn về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội hay sự kết hợp của chúng. Trong khi cái thực sự cần bàn là dân chủ, tự do, nhân quyền và công lý...Thiết nghĩ, tại sao chúng ta không đặt cái di sản xã hội chủ nghĩa nặng nề ấy xuống để bắt đầu bàn về những chủ đề quan trọng hơn cho đất nước, những giá trị mang tính phổ quát, vượt ra khỏi biên giới hạn hẹp của mọi chủ nghĩa?
Trí thức là tầng lớp tinh hoa mở đầu cho mọi tiến bộ, đã đến lúc các trí thức cộng sản Việt Nam phải làm một cuộc cách mạng tư tưởng để nhận thức sinh động rằng cái gốc của vấn đề ở đây không chỉ là chủ nghĩa tư bản hay xã hội, mà chính là Tự do hay Nô lệ, Dân chủ hay Độc tài! Nếu không làm được điều này, họ sẽ tiếp tục đi bên lề những vận động tích cực trong tương lai của đất nước.