Tuesday, October 4, 2016

csvn đã đánh mất danh dự tên của Phi Trường Tân Sơn Nhất - Vân Trần

                               csvn đã đánh mất danh dự tên của Phi Trường Tân Sơn Nhất
Theo trang web Sleeping In Airport đã được công bố gần đây là phi trường “Tân Sơn Nhất” ở thành phố Prey Nokor, Lãnh thỗ Kampuchea Krom, nay là tp Hồ Chi Minh, Miền Nam Việt Nam CS, đã bị liệt vào 10 phi trường tệ nhất tại Châu Á.
Theo trang web trên: phi trường Tân Sơn Nhất cũng đang được cải thiện vượt trên các phi trường tồi tệ nhất trong danh sách các phi trường tại châu Á. Tiền thân là phi trường tồi tệ nhất thứ 8 trong khu vực, tình trạng xuất nhập cảng đã xấu đi, hơn nữa nhờ vào những cáo buộc tham nhũng. Nhiều người trả lời khảo sát cho biết:  cán bộ Hải quan yêu cầu hối lộ để di chuyển qua quá trình nhanh hơn, và những người đã từ chối trả các vấn đề một cách nhanh chóng phải đối mặt với giấy tờ của họ. Khiếu nại khác bao gồm:  các tín hiệu Wi-Fi kém, phòng vệ sinh bẩn, và hạn chế lựa chọn của nhà hàng !”.
Trang web Sleeping In Airport cũng nêu ra đề nghị “nếu đến thăm phi trường Tân Sơn Nhất, hành khách hãy cẩn thận giữ tài sản có giá trị, và một số tiền mặt nhỏ trên tay !”.
Giới chức chính phủ CS Việt Nam cũng thừa nhận:  có vụ trộm cấp tại phi trường Tân Sơn Nhất. Thứ trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải CS Phạm Quý Tiêu phát biểu tại một Hội nghị liên quan hồi năm 2014 rằng: vụ tài sản trong hành lý của hành khách bị trộm là một truyền thống có từ lâu rồi, nhưng chưa thể ngăn chặn được !.
Khứa  Phạm Quý Tiêu nói rằng:
- “Có ba chỗ liên quan đến vụ mất hành lý của hành khách: một là tại sân phi trường, ở đó chỉ có bốc vác với lại an ninh phi trường không thôi.  Ở tại hầm hàng, ở chung hầm hàng hành khách và đặc biệt là hầm hàng rời.  Thứ ba tại máy soi của Hải quan. Có ba chỗ đấy  là ăn cắp của thôi !”.
Trang mạng xã hội Facebook tên Tiếng Nói Người Dân đã đăng bài viết chỉ trích phi trường Tân Sơn Nhất là một phi trường tồi tệ hơn những gì mà trang web Sleeping in Airport công bố nữa. Trang Facebook này nói rằng:  phi trường Tân Sơn Nhất là một “Phi trường trộm cắp nhất thế giới !”.
Trang Tiếng Nói Người Dân nói rằng:
“Phi trường TSN là cảng Hàng không Quốc tế INTERNATIONAL AIRPORT VIETNAM đại diện cho bộ mặt quốc gia khi khách quốc tế đến Du Lịch thăm viếng đất nước này…Thế nhưng không có phòng khách, chỗ ngồi để cho người chờ đợi đón tiếp hành khách tại cổng ra, và không có khu phòng để cho khách đưa tiễn. Cả hai khu đón và đưa hàng lớp người đứng chen chúc ngoài hành lang trước cổng ra vào, phi trường thì xì xèo như một tổ ong.
Toilet, mùi nước tiểu bốc lên như….. . Nước giải khát và đồ ăn uống giá chặt chém, cũng như các nhân viên cân hành lý thì hống hách, câu giờ để tỏ ra xin cho như khâu kiểm tra Hải quan ( customs). Khâu ra máy soi cửa phi trường, nhân viên hạch hỏi những câu hách dịch, mang theo bao nhiêu TIỀN?, có mang thuốc tây không?, bao nhiêu Rượu?… v... v..., cho dù đã qua máy soi nhưng vẫn hù dọa để moi TIỀN. Nhất là Việt kiều và người Châu Á ( 10 đến 20 USD) sẽ được qua nhanh mà không cần soi chiếu !.
Thủ tục Công An xuất nhập cảnh thì câu giờ, mặc dù đã có thị thực VISA hợp lệ ( passport ngoại quốc) nếu không bo TIỀN, nhất là Việt kiều và người Châu Á. Phải mất 20 đến 35 phút để kiểm tra an ninh, và scan thông hành vào dữ liệu. Trong khi cảnh sát xuất nhập cảnh ở các phi trường Châu Âu không mất quá 3 phút, scan thông hành.
Đặc biệt vấn nạn trộm cắp tài sản trong hành lý của khách. Dù có nhiều cuộc họp bàn về cách ngăn chặn vấn nạn trộm cắp ở phi trường, nhưng dường như ngành Hàng không Việt Nam vẫn ” bó tay” với thực trạng này, bị quốc tế xếp hạng ” CẢNG HÀNG KHÔNG TỒI TỆ NHẤT THẾ GIỚI” đến nông nỗi này… thì quả là tệ hơn vợ thằng ĐẬU là quá chính xác !”.

10 phi trường quốc tế tệ nhất thế giới mà được trang web Sleeping in Airport công bố gồm:
1. Kathmandu Tribhuvan International Airport, Nepal (KTM)
2. Tashkent International Airport, Uzbekistan (TAS)
3. Kabul Hamid Karzai International Airport, Afghanistan (KBL)
4. Ho Chi Minh City Tân Sơn Nhất International Airport, Vietnam (SGN)
5. Islamabad Benazir Bhutto International Airport, Pakistan (ISB)
6. Guangzhou Baiyun International Airport, China (CAN)
7. Chennai (Madras) International Airport, India (MAA)
8. Manila Ninoy Aquino International Airport, Philippines (MNL)
9. Dhaka Shahjalal International Airport, Bangladesh (DAC)
10. Colombo Bandaranaike International Airport, Sri Lanka (CMB)

Hết.

No comments:

Post a Comment