Vấn nạn công dân bị chết bất thường tại nơi tạm giam, tạm giữ vẫn diễn ra thường xuyên tại Việt Nam.
Đâu là nguyên nhân của tình trạng này.
Theo
thống kê của bộ công an, trong ba năm (từ 2011- 2014) có khoảng 226
người bị chết bất minh tại nơi bị tạm giam, tạm giữ. Lý do của những cái
chết bất minh thường được ngành công an giải thích rằng, nạn nhân chết
do tử tự, chết do tập thể dục quá sức… Nhưng những nguyên nhân này không
thuyết phục được thân nhân của nạn nhân và dư luận.
Nguyên nhân
Luật
sư Nguyễn Văn Đài – người từng là nạn nhân của việc dùng nhục hình, bức
cung, mớm cung ở nơi giam, tạm giữ cho rằng, trước đây người dân Việt
Nam thường rất sợ hãi khi bị cơ quan an ninh mời, triệu tập đến nơi tạm
giam, tạm giữ để hỏi cung. Và khi bị cơ quan an ninh điều tra, thẩm vấn
họ thường ngoan ngoãn nghe theo, thậm chí có người còn trả lời theo kiểu
‘mớm cung’ của điều tra viên.
Tuy
nhiên khoảng 4 năm lại đây, dưới sự tác động của các trang truyền
thông, mạng xã hội, nên trình độ dân trí được nâng cao hơn trước. Do đó,
khi bị đưa đến nơi tạm giam, tạm giữ người dân không làm những gì mà
các điều tra viên mong muốn. Bởi người dân biết rằng họ không có nghĩa
vụ phải khai báo, và yêu cầu điều tra viên đưa ra bằng chứng để kết tội.
Điều này làm cho điều tra viên rất tức giận, vì họ đã quen với phong
cách làm việc của họ, khi họ thẩm vấn bất kỳ người nào thì người đó phải
ngoan ngoan trả lời câu hỏi của họ.
Chính
sự tức giận của các điều tra viên đã gây nên cái chết của những người
bị tạm giữ, tạm giam, Luật sư Nguyễn Văn Đài nói thêm:
“Họ
(các điều tra viên) có những hành động bạo lực để đánh những người bị
tạm giam, tạm giữ. Không may trong số viên đó đã đánh vào chỗ hiểm dẫn
đến những nạn nhân bị trọng thương và qua đời”.
Chị
Trịnh Kim Tiến – con gái của một nạn nhân bị điều tra viên đánh chết
trong đồn công an cho rằng, nguyên nhân của những cái chết oan uổng ở
nơi tạm giam, tạm giữ là do những điều tra viên muốn giải quyết nhanh sự
việc để thăng chức, thói quen suy đoán có tội, bệnh thành tích, và tâm
lý khinh thường pháp luật.
Chị Trịnh Kim Tiến nói thêm về nguyên nhân:
Vụ
chết người mới nhất trong lúc bị công an Việt Nam tạm giam đã gây ra
phẫn uất trong dư luận mấy ngày qua.Nạn nhân Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) qua
đời với nhiều vết bầm tím trên cơ thể trong khi bị tạm giam ngày 10
tháng 10, 2015
“Chưa
kể đến những sự việc mà họ (điều tra viên) liên quan, họ bị mua chuộc
trong đó để gây ra những thương tích và tang thương cho nạn nhân. Và
hiện tại công an nắm quá nhiều quyền lực, khi nắm nhiều quyền lực sẽ dẫn
đến việc lạm dụng quyền lực”.
Linh
mục An Tôn Lê Ngọc Thanh – thuộc dòng Chúa Cứu Thế, một người hoạt động
năng nổ trong việc bảo vệ ‘nhân quyền’ cho những công dân Việt Nam cho
rằng, nguyên nhân đầu tiên là việc bắt giam người không đúng trình tự
pháp luật của cơ quan an ninh điều tra. Vì cơ quan an ninh điều tra luôn
tự ý bắt người trái pháp luật, trong khi dân chúng lại không biết pháp
luật, nên cơ quan điều tra thỏa thích làm sai mà không sợ dân kiện tụng.
Và khi bắt người rồi, cơ quan điều tra lại phải chứng minh rằng mình
bắt đúng. Do đó họ sẽ ‘mớm cung’ rồi dùng nhục hình để ép cung nạn nhân.
Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh nói thêm:
“Nguyên
nhân thứ hai là công an có quyền giữ người độc lập quá lâu, và không có
cơ quan nào khác giám sát. Từ khi bắt, quyết định khởi tố vụ án cho đến
được đưa ra tòa, chỉ có một mình công an vừa giám sát, vừa điều tra,
vừa quản lý, và công an làm những gì đối với những người bị tạm giam thì
hoàn toàn không ai biết họ có được an toàn hay không? Chính vì vậy, họ
có thể dùng các biện pháp nhục hình tra tấn, để mong có được kết quả,
thậm chí là kết quả có được từ việc ép cung sau khi sử dụng nhục hình ”.
Cũng
theo Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, ngoài hai nguyên nhân chính ở trên,
việc hệ thống pháp luật Việt Nam (trước đây) chưa công nhận quyền ‘im
lặng’ của công dân cũng làm cho tình trạng công dân bị chết ở nơi tạm
giam, tạm giữ gia tăng. Và bởi vì Việt Nam vừa mới công nhận quyền ‘im
lặng’ cách đây mấy ngày, cho nên vẫn chưa áp dụng được vào thực tế.
Giải pháp
Trước
vấn nạn công dân bị chết bất minh ở nơi tạm giam, tạm giữ. Việc tìm
giải pháp để hạn chế vấn nạn này đang được rất nhiều người quan tâm. Chị
Trịnh Kim Tiến góp ý về việc điều tra với mong muốn không còn ai phải
chịu đựng cảnh người thân bị chết bất minh trong đồn công an, chị nói:
Bố
nạn nhân đau đớn trước cái chết của con trai, em Tu Ngọc Thạch, 14
tuổi, học sinh lớp 9 Trường trung học phổ thông Lương Thế Vinh, huyện
Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà, đã bị công an đánh chết
“Điều
tra là việc cần thời gian, không thể gấp gáp được, và việc điều tra cần
tỉ mỉ, không phải anh cứ tra tấn cho người ta người ta và ép người ta
nhận tội là có thể quy kết tội cho người ta được.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài đề xuất những giải pháp để giảm tối thiểu vấn nạn công dân bị chết bất minh trong đồn công an, ông nói:
“Thứ
nhất, khi một người khi bị tạm giữ, tạm giam thì người thi hành lệnh
bắt phải nói rõ cho người bị bắt rằng, anh có quyền im lặng cho đến khi
có luật sư. Phải nói rõ cho họ biết họ có quyền gì trước cơ quan điều
tra.
Thứ
hai, trong quá trình chờ đợi, điều tra viên không được phép tiến hành
cuộc thẩm vấn nào cho đến khi có mặt luật sư của họ. Trong tất cả những
cuộc hỏi cung, thẩm vấn đều phải có mặt của luật sư.
Thứ ba, trong quá trình thẩm phải được quay phim, thâu âm để đảm bảo tính khách quan.
Thứ
tư, khi một người bị đưa đi thẩm vấn, phải đảm bảo có giấy cam kết ký
về tình trạng sức khỏe trước khi bàn giao người cho điều tra viên. Và
khi trở về thì phải có biên bản hay kiểm tra sức khỏe xem người đó có
vấn đề gì hay không?”
Cũng
theo Luật sư Nguyễn Văn Đài, đối với những trường hợp chưa nằm trong
khung luật tạm giam, tạm giữ, khi nạn nhân ở đồn công an thì rất khó có
cơ chế nào bảo vệ họ, bởi chỉ vài giờ làm việc với điều tra viên thì nạn
nhân đã tử vong.
Trong
những ngày qua, phía chính quyền Việt Nam đã thay đổi rất nhiều luật để
hạn chế vấn nạn này như, công nhận quyền ‘im lặng’ của công dân, cho
thâu hình và thâu âm khi thẩm vấn, hay việc tách nơi tạm giam, tạm giữ
ra khỏi cơ quan điều tra nhưng vẫn thuộc sự quản lý của bộ công an.
Tuy
nhiên, theo Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh, những động thái của chính
quyền là chưa đủ, và không cải thiện được được tình trạng bi đát trong
các trại tạm giam, tạm giữ. Đặc biệt trong những vụ án bị chính quyền
gọi là ‘vi phạm an ninh quốc gia’, thì ngành công an làm việc theo chỉ
đạo của đảng và chính phủ. Với những vụ án như vậy, công an có thể xóa
sạch những bản thâu của camera, rồi dùng nhục hình để bức cung… để điều
tra theo hướng có lợi cho họ, do bộ công an vẫn một mình quản lý tất cả,
nên việc này là quá dễ dàng.
Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh nói tiếp:
“Giải
pháp tốt khi tạm giam, tạm giữ là phải giao cho một bộ phận khác, hiện
nay bộ phận tương đối có thể là bộ lao động thương binh xã hội, còn nếu
không thì giao cho một tổ chức dân sự độc lập quản lý.”
Cuối
cùng, Linh mục An Tôn Lê Ngọc Thanh nhấn mạnh rằng, pháp luật phải vì
con người, để bảo vệ con người… Tuy nhiên tại Việt Nam, hệ thống giám
sát và điều hành pháp luật hiện nay đang có vấn đề. Điều này khiến cho
nhiều người dân đang rất hoang mang và lo lắng mỗi khi bị cơ quan điều
tra mời lên làm việc. Và điều này đã trực tiếp tạo nên tình trạng rất
nguy hiểm cho công dân Việt Nam trên khắp cả nước.
nhận nguồn tin từ RFA
Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org email: freespeech4vietnam@gmail.com
No comments:
Post a Comment