Wednesday, July 29, 2015

ẢI NAM QUAN - Chu Tất Tiến


Chu tất Tiến.

Nhiều thập niên gần đây, khi nhà cầm quyền Cộng Sản đã để lộ dã tâm bán nước, hiện nguyên hình là một “CHÍNH PHỦ BÙ NHÌN” của Tầu Chệt, thì vấn đề Ải Nam Quan lại rộ lên từ Nam chí Bắc, từ đất Tổ sang đến các cộng đồng Việt Nam hải ngoại. Tùy theo vị trí của những nguồn dư luận, mà một trong hai khuynh hướng đối lập nhau được thể hiện. Với những người yêu nước, dù ở trong nước hay ở hải ngoại, thì Ải Nam Quan là của TA, trong khi Hà Nội và các tâm điểm thảo luận do Chính Phủ Bù Nhìn Cộng Sản tổ chức thì lại cho rắng đó là của TẦU. Dĩ nhiên, tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại thì luôn bảo vệ Đất Tổ và không nhân nhượng trong lập trường cho rằng Ải Nam Quan là của TA, chỉ trừ một thiểu số rất ít ỏi, những kẻ vong bản, gàn dở, và thất học, thì mới cong lưng, cúi đầu chấp nhận lý luận của Đảng Cộng Sản Việt Nam mà cho rằng Ải Nam Quan vốn dĩ là do TẦU xây nên, thì nay TẦU chiếm giữ cũng là hợp lý thôi. Những  tay gàn dở đã hùa theo Tầu để dựa vào hiệp ước Thiên Tân ký năm 1885 mà cho rằng “CHÍNH VIỆT NAM ĐÃ KÝ KẾT HIỆP ƯỚC THIÊN TÂN và chấp nhận rằng Ải Nam Quan là của Tầu. Hiệp ước quốc tế này đã chứng minh rằng Ải Nam Quan là của TẦU. Ngoài ra, cái kiến trúc Ải Nam Quan từ xưa đến nay đều do Tầu xây cho nên, theo đúng lý lẽ thì Ải Nam Quan là của Tầu!” Chủ nhân của lý luận gàn dở ấy quên rằng khi đó, Pháp đã đô hộ Việt Nam và vì muốn hòa giải với Tầu, nên Thực Dân Pháp đã ép ta, lúc đó chẳng có sức mạnh nào cả, phải ký kết, không ký cũng không được.
Đến đây ta phải minh định rõ ràng hai điểm khác nhau: Kiến trúc Ải Nam Quan và Dải Đất trên đó Ải Nam Quan được xây dựng. Vì thế, khi nói đến chuyện tranh chấp ai là chủ Ải Nam Quan thì phải phân biệt: Chủ cái kiến trúc đó, và Chủ Đất. Một khi đã là “Ải” hay “Trấn Biên Thùy” thì nói đến sự sử dụng chung của cả hai bên biên giới.
Do đó khi nói: “Giang Sơn ta từ Ái Nam Quan đến Mũi Cà Mâu”, không có nghĩa là Giang Sơn từ bức tường phía Bắc của cái “Kiến Trúc Ải Nam Quan” kéo dài đến Mũi Cà Mâu, mà chỉ có nghĩa là “Đất” của ta tính từ Trung Tâm Điểm của Ải Nam Quan, nói đơn giản hơn, nếu đem Ải Nam Quan ra cưa làm đôi, thì Việt Nam và Tầu, mỗi nước chiếm một nửa phần đất, mà trên đó Ải Nam Quan được xây dựng! Cũng giống như khi nói: “Tôi đi từ Hà Nội đến Sài gòn”, không có nghĩa là “tôi đi từ biên giới phía Bắc của Hà Nội đến Sài Gòn”, mà có thể từ biên giới phía Nam của Hà Nội, hay từ giữa lòng Hà Nội mà đi…
Hơn nữa, chính chữ “Ải” đã nói lên rằng đó là cái cửa ra vào ở đường biên giới. Theo Tự Điển Nguyễn Văn Khôn, Ải = Frontier pass. Ải có thể là một cấu trúc lớn, cũng có thể chỉ là một chòi canh, một cánh cửa giao thương giữa hai nước có lính gác. Tại nhiều “cửa Ải” ở Trung đông, đôi khi chỉ là một cái rào cản bằng kẽm gai, lính gác hai bên kéo qua kéo lại. Như thế, Ải không thuộc về bất cứ Một nước nào mà phải thuộc về cả hai quốc gia nằm hai bên Ài, nếu chỉ có một Ải chung.
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng dải đất trên đó mà Ải Nam Quan được xây dựng là của TA một nửa: Nửa phía Nam thuộc về Ta, nửa phía Bắc thuộc về Tầu.
Nhiều sự kiện liên quan đến Ải Nam Quan đã minh chứng rằng Ải Nam Quan có một nửa (xẻ theo chiều ngang) là của Ta, và một nửa của Tầu như sau:
 Theo Ðại Nam Nhất Thống Chí (1882) đoạn nói về Ải Nam Quan:
Ải Nam Quan cách tỉnh thành (Lạng Sơn) 31 dặm về phía bắc, thuộc châu Văn Uyên, phía bắc giáp châu Bằng Tường tỉnh Quảng Tây nước Thanh, tức là chỗ mà người Thanh gọi Trấn Nam Quan. Cửa nầy dựng từ năm Gia Tĩnh nhà Minh, đến năm Ung Chính thứ 3 (1725) nhà Thanh, án sát tỉnh Quảng Tây là Cam Nhữ Lai tu bổ lại có tên nữa là "Ðại Nam Quan", phía đông là một dải núi đất, phía tây là một dải núi đá, đều dựa theo chân núi xây gạch làm tường, gồm 119 trượng, cửa quan đặt ở quãng giữa có biển đề "Trấn Nam Quan", dựng từ năm Ung Chính thứ 6 (1728) triều Thanh, có một cửa, có khóa, chỉ khi nào có công việc của sứ bộ mới mở. Bên trên cửa có trùng đài, biển đề 4 chữ "Trung ngoại nhất gia", dựng từ năm Tân Sửu [1781] đời Càn Long nhà Thanh. Phía bắc cửa có "Chiêu đức đài", đằng sau đài có "Ðình tham đường" (nhà giữ ngựa) của nước Thanh; phía nam có "Ngưỡng đức đài" của nước ta, bên tả bên hữu, có hai dãy hành lang, mỗi khi sứ bộ đến cửa quan thì dùng chỗ nầy làm nơi tạm nghỉ."
Theo "Ðịa-dư Các Tỉnh Bắc-Kỳ" của Ngô Vi-Liễn, Phạm Văn-Thư và Ðỗ Ðình-Nghiêm (Nhà in Lê Văn-Tân xuất-bản, Hà-Nội, 1926):
"Cửa Nam-Quan ở ngay biên-giới Trung-quốc và Việt-Nam. Kể từ Hà-Nội lên đến tỉnh-lỵ Lạng-Sơn là 150 km; đến cây-số 152 là chợ Kỳ-Lừa; đến cây-số 158 là Tam-Lung; đến cây-số 162 là Ðồng-Ðăng; đến cây-số 167 là cửa Nam-Quan đi sang Long-Châu bên Tàu. Như vậy từ Ðồng-Ðăng lên cửa Nam-Quan có 5 km; từ Kỳ-Lừa lên Nam-Quan mất 15 km [về phía tây-nam chợ Kỳ-Lừa có động Tam-Thanh, trước động Tam-Thanh có núi Vọng Phu hay tượng nàng Tô-Thị là những danh thắng của tỉnh Lạng-Sơn] và từ tỉnh-lỵ Lạng-Sơn lên Nam-Quan là 17 km."
Quyển "Phương Ðình Dư địa chí" của Nguyễn Văn Siêu (bản dịch của Ngô Mạnh-Nghinh, Tự-Do xuất-bản, Saigon, 1960) thì ghi:
"Cửa hay ải Nam-Quan, đời Hậu-Lê trở về trước gọi là cửa Pha-Lũy (hay Pha-Dữ), ở về phía bắc châu Văn-Uyên, trấn Lạng-Sơn. Từ châu Bằng-Tường (tỉnh Quảng-Tây) bên Trung-quốc muốn vào nước An-Nam phải qua cửa quan này".
-Về các sự kiện lịch sử liên quan đến Ải Nam Quan:
a) Năm 981, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng của nước ta (tên lúc đó được gọi là “Đại Cồ Việt”) bị ám sát, vuanhà Tống là Tống Thái Tông sai Hầu Nhân Bảo tấn công nước ta qua đường Lạng Sơn, đã dừng chân ở phía Bắc của Ải Nam Quan, rồi mới truyền lệnh cho mũi tấn công thứ nhất là từ Ải Nam Quan, trong khi các mũi tấn công khác thì tìm đường khác mà xâm nhập. Việc này đã minh định là từ bên này cửa của Ải Nam Quan là đất của Ta.
b) Năm 1077, một lần nữa, Tống Thần Tông saiQuách Quỳ tấn công nước ta, lúc đó gọi là Đại Việt. Quân Tống cũng xếp hàng bên kia Ải Nam Quan rồi mới tiến xuống Ải Quyết Lý rồi tiếp theo là Ai Chi Lăng. (Ải Quyết Lý và Ải Chi Lăng là hai nơi cửa ngõ quan trọng được trấn giữ bởi một số quan lính ta. Hai Ải này không phải là Ải Biên Giới nên hoàn toàn do ta làm chủ).
c) Tiếp sau đó, đã hai lần vua nhà Nguyên là Hốt Tất Liệt (Kubilai) sai Thoát Hoan tấn công Đại Việt bằng đường bộ qua Lạng Sơn năm 1284, 1287. Quân lính cũng phải đi qua ải Nam Quan mà xâm nhập nước ta.
d) Năm 1774, sau khi Ải Nam Quan được Tầu dổi tên là Trấn Nam Quan, thì Ðốc trấn Lạng-Sơn là Nguyễn Trọng Ðang cho tu bổ Ngưỡng Đức Đài nằm về phía nam của Trấn Nam Quan, phía nước mình.
e) Năm 1788, theo lời cầu viện của thân mẫu của Lê Duy Kỳ, vua nhà Thanh là Càn Long (1736-1795) cửTôn Sĩ Nghị cầm đại quân sang Đại Việt, đi bằng ba ngả: Tôn Sĩ Nghị cùng Hứa Thế Hanh vào cửa Nam Quan, qua Lạng Sơn đi xuống, Sầm Nghi Đống đi qua đường Cao Bằng, và đề đốc Vân Nam Ô Đại Kinh vào đường Tuyên Quang. Đoàn quân viễn chinh nhà Thanh bị vua nhà Tây Sơn là Quang Trung đánh tan, phải chạy về vào đầu năm kỷ dậu (1789).
Ngoài ra, còn hai câu chuyện mang tính lịch sử liên quan đến Ải Nam Quan, đã chứng minh rằng Ải Nam Quan là của Ta:
1-Vào khoảng 1406-1417, thế kỷ 15, Nguyễn Phi Khanh bị quân Tầu bắt về Tầu. Nguyễn Trãi đi theo cha tới Ải Nam Quan, thì phải dừng lại, vì Nguyễn Phi Khanh dặn con phải trở về, lo đuổi quân Tầu, báo thù cho cha. Nguyễn Trãi vừa khóc vừa quay về và đầu quân dưới trướng Lê Lợi vào năm 1417. Như thế, Ải Nam Quan đã có từ trước thế kỷ 15.
2- Trước đó, vào năm 1308, thế kỷ 14, Mạc Đĩnh Chi đi sứ sang Tầu, đến cửa Ài Nam Quan bị quân Nguyên bắt chui vào cánh cửa nhỏ. Ông chống lại, thì bọn quan canh cửa đưa câu đối, nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:
Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan
(nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)
Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau:
Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối
(nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).
Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Mạc Đĩnh Chi tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.
Như thế, dải đất phía Nam của Ải Nam Quan nguyên thủy được xây dựng là thuộc của Ta, còn Tầu chỉ có cái kiến trúc nằm trên mảnh đất đó.
 Đến khi Hiệp Ước Thiên Tân được ký, thì Tầu đã di chuyển Ải Nam Quan vào sâu trong nội địa Tầu rồi, và đã xây một cái kiến trúc mới nằm ngay trong đất của TA.
Năm 1972, Chiến dịch Linebacker II do Nixon chỉ huy nhằm đánh thẳng vào đầu não Bắc Việt bằng bom. Bắc Việt cầu cứu Tầu. Lập tức Tầu đã lợi dụng chuyện này, cho lập một hàng rào phòng thủ bằng Hỏa Tiễn Sam, rồi dồn quân cắm sâu vào nội địa Bắc Việt với lý luận là phải bảo vệ hàng rào phòng thủ này. Khi cuộc ném bom chấm dứt bằng Hiệp Định Paris 1973, Tầu “quên” không rút quân khỏi những vùng đã đóng quân trước đây, và chiếm luôn những đỉnh cao đó.
 Đến trận Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung, 1979, Tầu đã tung quân tấn công 6 tỉnh biên giới: Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh, cũng khởi điểm từ Ải Nam Quan (mới) và lập nhiều đồn mới về phía Nam của Ải Nam Quan.
  Ngày 5 tháng 3 năm 1979, sau khi chiến tranh kết thúc, Tầu rút quân về nước, nhưng cũng “quên” không trả đất và vẫn chiếm giữ vùng đất phía nam ải Nam Quan. Vì thế, trạm hải quan của Bắc Việt phải một lần nữa dời xuống phía nam ải nầy, sâu trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 300 đến 400 m về phía Nam.  
Điều nhục nhã cho lịch sử Việt là vào ngày 30 tháng 12 năm 1999, tại Hà nội, Nguyễn Mạnh Cầm, Ngoại Trưởng của Bắc Việt và Đường Gia Triển của Trung quốc chính thức ký ‘Hiệp ước biên giới trên đất liền’, xác nhận Ải Nam Quan thuộc về Tầu.
Như thế, dài đất mà trên đó xây Ải Nam Quan (cũ) là của hai nước Việt và Tầu. Sau này, Tầu lấn sân, xây Ải Nam Quan vào sâu trong đất của ta cả ngàn mét, và được Pháp công nhận. Vậy, công trình Ải Nam Quan (mới) là do người Tầu xây thật, nhưng dải đất mà trên đó Tầu xây Ải Nam Quan lại là của Việt Nam. Đó là sự chiếm đoạt giang sơn Tổ Quốc Ta rõ ràng.
Người Việt sau này có ý muốn đòi lại Ải Nam Quan, là muốn đòi lại mảnh đất mà trên đó, Tầu xây dựng cái Ái Nam Quan kia, chứ còn cái công trình xây cất bẳng gạch, xi măng đó thì đúng là của Tầu thiệt, không ai thèm đòi.
Giả sử mà bọn Tầu Ô kia mà chịu trả đất, thi ta nhất định giật sập cái Ải đó, hoặc biến cái kiến trúc đá đó thành một cái cầu tiêu khổng lồ cho dân Việt xử dụng, và sẽ xây một công trình khác, trên đúng chỗ mà xưa kia ông cha ta đã gọi là Ải Nam Quan cũ từ thế kỷ trước thế kỷ thứ 14.
Hiện nay, những kẻ nào lý luận theo kiểu Cộng Sản Tầu và Cộng Sản Việt Nam mà cho rằng Ải Nam Quan là của Tầu, đều là những kẻ vọng ngoại, phản quốc, đáng bị trừng trị theo Luật Hồng Đức là “lăng trì” hay cho 4 ngựa phân thây, tài sản bị xung công, vợ con bị đầy lên khu nước độc. Nếu chiếu theo Luật Hồng Đức như thế thì cả 15 tên thuộc Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam đều phải bị xử “lăng trì” hết vì tất cả đã đồng ý bán nước cho kẻ thù kinh niên là Tầu Cộng. Mong điều này sớm đến.


Chu Tất Tiến.

2015-07-28 21:56 GMT-07:00 Bac Ky Di Cu<backydicu@gmail.com>:
ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM, MỘT LOẠI BĂNG ĐẢNG KHÔNG CÒN NHÂN TÍNH.                      
Chu Tất Tiến.

Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được thành lập bởi những tín đồ trung thành của các chế độ khát máu Lê Nin, Staline và Mao Trạch Đông cho nên cũng coi sinh mạng nhân dân rẻ như bèo, từ đó đã đàn áp nhân dân một cách vô cùng tàn bạo. Nhân quyền trong chế độ Cộng sản chỉ là con số không.    
Hãy nhìn lại những hành vi đẫm máu mà Đàng Cộng Sản Liên Xô và Đảng Cộng Sản Trung Hoa, cha đẻ của đảng Cộng Sản Việt Nam, từng thực hiện để so sánh với những hành động ngày nay của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Staline, kẻ được Lê Nin phong làm Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản, ngoài việc tàn sát dân chúng, đã ám toán tất cả những đồng chí còn có tình nhân đạo muốn nương tay với nhân dân. Dưới thời của Lê Nin và Staline, có khoảng gần 700,000 người bị giết nội trong 2 năm 1937 và 1938. Bản thân Staline thì đích thân ký 357 danh sách để giết khoảng 40,000. Từ 1941 đến 1949,  Staline đã đầy lên các trại tập trung “Gulag” ở Siberia gần 3 triệu 3 nhân mạng, gồm các dân tộc: Ukrainians, Ba Lan, Ý, Triều Tiên, Đức, và các nước thuộc liên bang Xô Viết.  Khoảng một nửa số người này bị chết vì bệnh tật và vì bị bỏ đói. Những người khác chết vì bị xử bắn. Tổng kết lại, dưới thời đại Cộng Sản Staline, đã có trên 10 triệu người bị chết vì chính sách độc tài của Cộng Sản.
Một quan thầy khác của Đảng Cộng Sản Việt Nam là Mao Trạch Đông. Với Đại Cách Mạng Văn Hóa từ 1956 đến 1966, rồi đến thời Hồng Vệ Binh, có khoảng 30 triệu người Trung Hoa bị giết hay chết vì chính sách vô nhân đạo của Cộng Sản Trung Hoa.
Tại Việt Nam, đảng Cộng Sản Việt Nam cũng thi đua với quan thầy mà chà đạp nhân quyền và sinh mạng nhân dân một cách tàn bạo. Các cuộc thanh trừng đẫm máu đã xẩy ra khắp miền Bắc Việt Nam. Đợt đấu tố, cải cách ruộng đất do Hồ Chí Minh phát động đã thấm máu vài trăm ngàn người nông dân vô tội. Sau đó, là đợt Sửa Sai, cũng do Hồ chí Minh phát động, đã giết chết hơn nửa triệu người. Trong suốt cuộc chiến tranh Nam-Bắc, Hồ Chí Minh đã cho lệnh thẳng tay nã pháo vào nhân dân trong các thành phố không chút ngại ngần. Chỉ riêng trong cuộc chiến Mâu Thân, hơn 6000 người dân Huế đả bỏ mình trong mùa Tết dân tộc này. Tổng cộng số người chết vì cuộc chiến này tại cả hai miền Nam Bắc là 2 triệu rưỡi người và cả triệu người thương tật.
Sau 1975, Cộng Sản Việt Nam đã đầy đọa hơn 100,000 nhân viên và sĩ quan chế độ cũ, giết và bỏ đói đến chết khoảng chục ngàn người. Tổ chức Đổi tiền 2 lần để cướp hết tài sản của nhân dân, lên chiến dịch đánh Tư Sản để bắt tù hoặc đuổi các nhà thương mại lên khu kinh tế mới hầu chiếm đoạt nhà cửa và tiền bạc của họ. Các chính sách nông nghiệp, hợp tác xã, khu kinh tế mới đã giết dần mòn hàng trăm ngàn người
Hiện nay, trong những năm đầu thế kỷ 21, Cộng Sản Việt Nam vẫn tiếp tục con đường uy hiếp, trấn áp nhân dân. Các vụ vi phạm nhân quyền trầm trọng một cách có hệ thống được Đảng chỉ đạo đã được thể hiện qua 3 hình thức: Cưỡng chế để công khai cướp đất đai, tài sản nhân dân hầu làm giầu cho cán bộ. Tra tấn nhục hình, bức cung, giết người vô tội.

1-Cưỡng chế đất đai:
Thi hành theo khuôn mẫu của chính sách Cải Cách Ruộng Đất từ 1953 đến 1956, để tịch thu đất đai, tài sản của nhân dân vào tay Đảng, từ thập niên 90 đến nay, chính sách này được lặp lại dưới hình thức là “các biện pháp cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai”. Thông Tư số 16/2010 ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2010 của Bộ Tài Nguyên Môi Trường khẳng định: “Đối tượng bị cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai bao gồm: cá nhân trong nước, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; cơ quan, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài; hộ gia đình; cơ sở tôn giáo bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (sau đây gọi chung là đối tượng bị xử phạt) đã quá thời hạn tự nguyện chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành các quyết định mà không tự nguyện chấp hành; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực đất đai.” Tóm lại, Đảng Cộng Sản đã trắng trợn ăn cướp đất đai, tài sản của dân chúng. Nhưng để che dấu âm mưu cướp đất này, Nhà Nước cũng mầu mè đặt ra những thủ tục,đơn từ để cho dân được khiếu kiện. Tuy nhiên, cũng trong bản điều lệ khiếu kiện này, Nhà Nước lại gài vào một điều khiến cho việc khiếu kiện trở nên vô nghĩa:  
“Đơn không đủ điều kiện xử lý là đơn không đáp ứng các yêu cầu nêu trên; đơn được gửi cho nhiều cơ quan, nhiều người, trong đó đã gửi đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.” Có nghĩa là nếu người đứng đơn mà gửi cho nhiều cơ quan, nhiều cấp thì sẽ bị bác! Thực tế, vì người bị ăn cướp chẳng biêt gửi đơn đến đâu để xin giải quyết, thí dụ như bị huyện ăn cướp, mà gửi lên huyện thì cũng bằng thừa! Nếu gửi trực tiếp đến Tỉnh, thì Tỉnh lại chỉ đạo xuống huyện! Nếu gửi đơn đến Trung Ương, thì lập tức bị liệt vào loại thư “gửi cho nhiều nơi, nhiều người” và dĩ nhiên bị bác!
Chỉ với một điều kiện đơn giản như thế là đủ rõ dã tâm của Đảng là muốn ăn cướp một cách công khai, minh bạch dựa trên bộ luật đã được soạn thảo một cách tinh vi nhằm bảo vệ cho việc cướp đất của dân. Tại sao lại cướp đất đai của dân? Xin thưa, vì lợi nhuận béo bở trên đất.
Theo lời nông dân Đàm Văn Đồng, qua đài RFI, thì với miếng ruộng của gia đình ông đang có, mỗi năm lợi tức thu về được trên 316 triệu (US $15,800.00), đủ cho gia đình ông sống thoải mái. Nhưng khi Nhà Nước cưỡng chế, thì ông được trả lại có 75,000 đồng (US$3.75) một mét vuông! Với 1500 mét vuông, ông được đền bù 500 x 75,000= 112,000,000 tương đương với 5,600 đô la, không đủ mua một mái nhà như cũ, dĩ nhiên là mất hết lợi tức sinh sống. Nhà Nước lại đuổi gia đình ông đến thành phố, môt nơi mà không một người nào trong gia đình ông có khả năng sống sót. Vì suốt bao đời sống bên ruộng, nên cả nhà ông không có khả năng thích hợp với các việc làm mang tính kỹ thuật hoặc thương mại. Nên không ai có thể kiếm được việc làm, nhất là trong tình hình tại thành phố, ngay chính các sinh viên, học sinh tốt nghiệp muốn có việc làm, phải hối lộ tối thiểu 40 triệu đến 100 triệu (US$ 4,000.00 – 5,000.00)! Rồi còn tiền đâu để mua một ngôi nhà mới với những tiện nghi tối thiểu cho một gia đình, khi nhà hạng thường ở đô thị cũng là 100,000 đô la? Ông Đồng còn cho biết, nếu đồng ý nhận nhà mới do Nhà Nước cấp phát để có “sổ đỏ” thì phải viết giấy nợ với nhà nước giá trị căn nhà đó. như vậy, nếu nhận nhà mới, lập tức trở thành người mang nợ Nhà nước mấy trăm triệu đồng! Ông đau xót cho biết: “Tự dưng, mình đang là chủ nhà, lại biến thành con nợ! Tiền đâu ra mà trả?”! Như thế, sau khi được bồi thường để di chuyển, một hộ gia đình dân quê sẽ biến thành “vô gia cư”, con trai thì phải đi ăn cướp, ăn trộm, con gái phải đi làm đĩ, bố mẹ, những người chủ ruộng biến thành ăn mày “lạy ông đi qua, lạy bà đi lại”…Bệnh tật mà kéo đến thì chỉ có chết rũ xương.” Tóm lại, chính sách cưỡng chế nhà đất sẽ xóa sổ cuộc sống của các gia đình nạn nhân này.
Trong khi đó, bọn nhà nước cộng sản sẽ bán nhà và đất của ông được gần 200,000 đô la hoặc chia cho Chủ Tịch Tỉnh, Chủ Tịch Phường, Bí Thư Huyện…Nếu chúng đem bán cho Tư Bản đỏ để xây khách sạn, nhà hàng, sân gôn, thì lợi tức còn nhiều gấp chục lần hơn nữa. Vì thế, mà trên khắp cả nước, nhà nước đua nhau cướp đất của dân để làm giầu, bỏ mặc dân chết đói hay lang thang thành ăn mày trên khắp nẻo đường đất nước. Những ai muốn bảo vệ tài sản ông cha, mà chống lại việc ăn cướp này thì bị đánh đập dã man, bỏ tù với bản án: chống người thi hành công vụ! Hiện nay, trên cả nước, có hàng chục triệu người dân đang sống yên lành bỗng trở thành ăn mày, hoặc ăn cướp.
2-Tra tấn,nhục hình, bức cung, giết người:
Một tờ báo điện tử tại Việt nam đã viết: Tại Việt Nam, nạn bạo hành, lạm dụng quyền lực, đánh đập người dân đến chết trong đồn công an ngày nay đã trở thành “chuyện thường ngày ở huyện”.
Theo cơ quan Nhân Quyền của LHQ, tình trạng công an sử dụng bạo lực, nhục hình, tra tấn người đến chết vẫn xẩy ra tại 49 tỉnh và thành phô trong tổng số 63 tỉnh thành ở Việt Nam. Nội trong 2 năm 2011 và 2012, có 28 dân bị đánh chết trong đồn công an, đa số được công an báo cáo là tự tử, một số tự tử giống nhau là tự thắt cổ bằng dây cột giầy vào cửa sổ! Ngoài ra còn nhiều trường hợp bị tra tấn đến mang thương tật. Trong năm 2013 có ít nhất 12 người dân bị công an tra tấn đến chết rồi mang trả xác cho người nhà nạn nhân. Trong 2  tháng đầu năm 2014, đã có 5 trường hợp công an bạo hành chết người. Tổng cộng từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2014, đã có 18 vụ công an đánh chết người trên toàn quốc. Đáng nói là những vụ việc này đã xẩy ra liên tục từ nhiều năm nay, mà vẫn tiếp diễn chứng tỏ là Công An Cộng Sản Việt Nam được quyền giết người thẳng tay, nếu có ra tòa thì cũng bị án nhẹ bất chấp dư luận thế giới.
Điều đau khổ nhất với dân chúng là việc tra tấn, bức cung dân oan đã được chính Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang xác nhận là có thật, nhưng Nhà Nước vẫn không có luật lệ hay biện pháp nào ngăn chặn. Thực tế, có hàng trăm vụ không được xử lý, kéo dài năm này qua năm khác, hoặc có trửng phạt nhưng chỉ xử lý hành chánh, nghĩa là sa thải ra khỏi ngành, hoặc tù treo. Họa hiếm lắm, nếu có người chết thảm thì chỉ bị tù vài năm. Tháng 9 năm 2014, Thượng Tá Lê Đức Hoàn, thuộc công an thành phố Tuy Hòa bị Cơ Quan Điều Tra của Viện Kiếm sát Tối Cao truy tố về tội tra tấn và giết chết người từ năm 2012. Tháng 5 năm 2012, một nhóm Công an thành phố Tuy Hòa bắt giữ ông ông Ngô Thanh Kiều, sinh năm 1982, ngụ ở xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, vì nghi ngờ ông dính líu đến một vụ trộm cắp. Ngày hôm sau ông Kiều chết. Pháp y xác định trên người ông Kiều có 70 vết thương. Ngoài việc bị nứt sọ, chấn thương não, ông Kiều còn bị dập phổi gan, thận. Điều đáng chú ý ở đây, khi vợ anh Kiều bế con nhỏ đến tòa án để tham dự phiên tòa, nhóm công an đánh chết người vẫn tỏ ra vui cười, không có vẻ gì sợ hãi hay ăn năn, vì họ đã biết chắc bản án dành cho những tay sát nhân này chẳng qua chỉ là một màn dàn xếp trấn an dư luận mà thôi.
Còn rất nhiều trường hợp xử án kéo dài và dần dần bị đưa vào lãng quên:
Ngày 7/2/14 tại quận Bến Lức, tỉnh Long An, đã xảy ra một vụ đánh đập hành hạ rất tàn bạo: một số công an thuộc đơn vị Cảnh sát 113 dùng gậy cứng, xích sắt, roi, đánh đập một thanh niên 24 tuổi tên Huỳnh Thế Anh rồi dùng ớt cay xát vào mắt và vào hạ bộ của anh thanh niên, làm anh này gần như phát điên, la hét rồi ngất lịm đi.
Tháng 9, tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc, anh Nguyễn Văn Hiền (43 tuổi) và cháu ruột là Vũ Quang Huy (21 tuổi) có xảy ra cãi cọ và xô xát. Người chị đến công an trình báo sự việc. Công an phường Ngô Quyền cử một cán bộ vào yêu cầu anh Hiền cùng Huy ra phường để giải quyết. Chỉ sau 1 ngày bị tra tấn, anh Hiền đã tử vong.
-Trở lại ngày 4 tháng 5 năm 2010, Công An Cộng Sản Việt Nam đánh đập giáo dân Công Giáo tàn bạo chỉ vì họ đã cương quyết bảo vệ nghĩa địa của giáo xứ Cồn Dầu không cho cường quyền chiếm đoạt. Sau khi đã dùng lực lượng lưu manh đánh đập dã đổ máu những người dân khốn khổ này, Công An Cồn Dầu đã tìm cách bắt ông Nguyễn Năm và sau đó đánh chết ông này. Theo lời của gia đình nạn nhân, ông Năm đã bị dìm nước, bị đóng đinh vào tai cho đến chết.
-Ngày 16/3/2014 Công an xã Can Lộc, Hà Tĩnh đánh chết anh Lê Đình Trọng, 25 tuổi tại đồn chỉ vì nghi ngờ anh dính líu đến một vụ trộm.
-Chỉ vì không đội mũ bảo hiểm, anh Nguyễn văn Khương đã bị công an xúm lại đánh gẫy cổ và chết.
-Tháng 8 năm 2012, ông Nguyễn Mậu Thuận có xích mích với môt người khác, bị công an mời lên làm việc. Tại đây, 4 công an thay nhau đánh ông bằng dùi cui đến chết.
-Năm 2011, ông Trịnh Xuân Tùng chứng kiến thấy công an đánh đập một người đi xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, đã bị công an đánh chết. Con gái ông, Trịnh Kim Tiến, đã thưa gửi vụ kiện này hàng năm trời, mới có kết quả xác nhận là công an đánh chết ông Tùng ngay tại hiện trường.
-Ngày 11/5/2010, Võ Văn Khánh đến Công an huyện Ðiện Bàn làm việc và mang giấy tờ xe mô tô để chứng minh sở hữu chủ vì có người tố cáo anh ăn cắp xe. Chỉ đến 9 giờ tối hôm đó, gia đình anh Khánh được thông báo Võ Văn Khánh đã chết do treo cổ tự tử bằng dây buộc giầy! Khi chết, thi thể bầm tím nhiều chỗ
-Một nạn nhân khác, anh Nguyễn Quốc Bảo, sau khi bị “mời” đến công an quận Hai Bà Trưng thì chết ngay trong ngày. Theo khám nghiệm và các lời khai nhân chứng anh bị còng sắt còng hai tay, hai chân lại. Trong tư thế đứng lưng sát vào tường thì bị người khác dùng một cái gậy gỗ lớn đánh mạnh vào người sau đó lại bị người khác dùng chiếc gậy đó đè vào miệng trước khi bị treo lủng lẳng bằng các cái còng tay, còng chân.Trong khi bị treo, anh bị đánh liên tục, nên giẫy dụa dữ dội. Vì thế, cổ tay và cổ chân bị trầy sát nặng nề. Nhưng anh vẫn còn sống và chỉ chết khi đặt ngồi vào ghế và bị một người đứng phía sau dùng vật cứng đánh mạnh vào ót. Anh bị chấn thương sọ não, tụ máu và chết.
Không kể những vụ đánh chết người, các vụ Công An đánh đập nhân dân thì vô số:
-Tháng 6, tại thành phố Ninh Bình, môt xe tải chở gỗ đến ngã tư Trần Hưng Đạo thì cảnh sát ra lệnh dừng xe để kiểm tra. Khi tài xế xe tải đánh lái sang phải để đưa xe vào lề đường thì quệt nhẹ vào đuôi xe máy của cảnh sát giao thông. Viên cảnh sát đeo quân hàm thiếu tá túm cổ, tát, đẩy và dùng gậy hướng dẫn giao thông đánh thẳng vào đầu tài xế, rồi kéo tài xế về phía xe máy của mình, đánh nữa cho đến khi gẫy cả gậy!
-Tháng 5, tại đoạn đường 206B qua xã Vĩnh Khúc - Văn Giang, một đôi nam nữ không đội mũ bảo hiểm điều khiển xe mô tô đang chạy thì bị một tổ 3 công an rượt theo, vung gậy đánh vào mặt cô gái ngồi phía sau, trúng mắt ngất xỉu phải điều trị tại Bệnh viện đa khoa Phố Nối.
-Trên đường về Nam Đàn, khi chạy xe qua địa bàn Hưng Nguyên, anh Tăng Hồng Hà không chịu đưa hối lộ, nên đã bị Đại úy Trương Như Đạt thuộc đội Cảnh Sát Giao Thông huyện Hưng Nguyên dùng gậy đánh vỡ đầu.
-Trở lại những năm trước, vào ngày 7/9/2007, anh Long và bạn đi hát Karaoke tại xã Ngũ Lão và xô xát với chủ quán nên cả bọn bị Công An huyện tạm giữ đến ngày hôm sau mới thả. Nhưng chưa kịp về, lại bị một số Công An mặc thường phục nhào vào đánh liên tục cho đến khi anh Long bất tỉnh, phải đưa ra bệnh viện cấp cứu.
-Trong tranh chấp vườn rau giữa ông Tuấn và người hàng xóm, ông Tuấn bị Công An xã mời lên làm việc và gặp Huỳnh Văn Keo, công an trực. Keo đã dùng gậy đánh ông Tuấn đến chấn thương sọ não.
-Đúng ngày Mùng 1 Tết, Nguyễn Văn Đoạn,nguyên phó công an xã Tân Phước, Gò Công Đông, nổi hứng rút súng bắn ba người vô can. Một người chết, một người bị thương nặng, người thứ ba đội mũ bảo hiểm, nên chỉ bị thương nhẹ.
-Ngày mồng 5 Tết, anh Nguyễn Đình Chương, vì dám quay cảnh công an xã “hành” dân” nên đã bị Công An xã Thuỷ Phương, Hương Thuỷ, Huế đánh gần chết.
-Chỉ vì bị nghi là ăn cắp, bốn thanh niên bị công an hường An Phú, thị xã An Khê, Gia Lai đánh đến nhập viện, mê sảng luôn.
-Cũng vì bị nghi ngờ là đối tượng buôn bán ma tuý, anh Phạm Văn Quyết và các bạn nhân viên Xí nghiệp xe buýt 10-10 bị các công an thuộc Đồn Cảnh Sát giao thông gần đấy đánh chết một người, mấy người kia bị thương nặng.
-Vì chạy xe máy không có gương chiếu hậu, Lữ Anh Tuấn, sinh 1988, gia đình trên đường Trần Phú, phường Điện Biên, Thanh Hóa) bị công an đánh đến rách mặt.
Nhà báo cũng bị đánh:
-Tại Thủ Đức,  một công an giao thông tên Phan Văn Yến cầm dùi cui đuổi đánh tới tấp vào người dân vi phạm luật giao thông. Cùng lúc đó, hai xe Công An Cơ động cũng tiếp tay với Yến để đánh nhân dân loạn xà ngầu. Một phóng viên anh Nguyễn Đức Trung, báo Nông Nghiệp, đứng đó, chứng kiến, đang ghi chép lại cảnh trên thì bị Công An nhào vào ép ngã xuống lề đường, lao vào đánh tới tấp. Công An vừa đánh vừa la lớn: “Mày là nhà báo à. Tao mà sợ nhà báo à…”. Sau đó, 4 công an khác lấy đá, gạch đánh vào mạng sườn anh Trung cho đến khi bất tỉnh thì chạy về phía Thủ Đức.
Trẻ em cũng bị đánh:
-Em Nguyễn Anh Đức, học sinh lớp 11, trường Trung Học Phổ Thông Nguyễn Khuyến, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai tự chế ra một cái bảng số gắn lên xe đạp, bị cảnh sát giao thông Vũ Nguyên Thái đánh gần chết rồi mới cho nhập viện.
-Ngày 16-3, hai em Trần Vũ Phương 18 tuổi  và Trần Vũ Linh 15 tuổi chạy xe máy từ Sai gon đến Tây Ninh, khi đi qua ngã ba Ngân hàng huyện Trảng Bàng thì bị hai Công an huyện Trảng Bàng vượt qua, dùng cây ma trắc đánh vào người Phương, yêu cầu em dừng lại. Bị đánh bất ngờ, Phương sợ hãi đành quay ngược xe chạy về. Nhưng  hai Cảnh Sát giao thông rượt theo, cúp đầu xe tại ngã ba Ngân hàng huyện Trảng Bàng, rồi đánh em ngất xỉu luôn
-Em Nguyễn Thanh Nhựt, 14 tuổi, đang ngồi chơi bên lề đường, bị Thiếu tá Công An Ngô Văn Một đi tuần tra, dùng dùi cui đánh em bị thương ở gáy và đùi. Thượng tá Lưu Văn Bình, Trưởng Công an Thành Phố Mỹ Tho, đã xác nhân thiếu tá Ngô Văn Một đã dùng dùi cui đánh em Nhựt bị thương.
-Theo báo Tiền Phong, em Nguyễn Minh Cảnh, 11 tuổi bị một Thượng Sĩ Công An cho giật điện gần chết, chỉ vì nghi em này ăn trộm điện thoại di động.
Thưa quý vị,
Trên đây mới chỉ là một số vụ việc tiêu biểu, còn hàng ngàn vụ khác mà chúng tôi không thể kể hết trong phạm vị ngắn ngủi này. Thật ra, chỉ cần nghe một anh Công An tuyên bố: “Luật ở miệng Tao!” thì đã hiểu là trong một đất nước sống dưới cái gọi là Xã Hội Chủ Nghĩa, chỉ có luật rừng má thôi. Công An là công cụ đàn áp dân chúng một cách tàn bạo. Với những người dân bình thường mà còn bị đánh như thế, thì những kẻ không may mắn mà ở tù, Công An còn tra tấn bằng đủ mọi phương cách dã man tàn bạo hơn.  
Linh mục Nguyễn Văn Lý, với kinh nghiệm của nhiều lần bị tù, và với sự theo dõi cùng thăm hỏi những tù nhân khác, đã ghi lại các phương pháp tra tấn của công an trong các trại tù như sau:
-ỡng bức lao động có tính nhục hình : bắt gánh phân người (bắc), phân trâu, bò, dê,…chỉ cốt để hành hạ, lăng nhục, bẻ gãy ý chí.
-Đánh hội đồng : một nhóm công an nam, nữ, thay nhau đấm, đá, dùng dùi cui đánh một tù nhân cho đến khi chán chê, hoặc nạn nhân bị buộc quì gối van xin, hoặc cho đến khi nạn nhân ngất xỉu.
-Bắt quì, rồi đánh, đá, đạp vào mặt, ngực, hạ bộcho đến khi nạn nhân van xin hoặc bất tỉnh.
-Bắt nằm sấp hoặc nằm ngửa, rồi đạp lên ngực, bụng, vai, lưng,…cho đến khi ói máu hoặc bất tỉnh.
-Còng tay và treo trên thành cửa sổ lâu giờ cho đến khi chịu ký biên bản nhận “tội”. ------Bắt nằm giữa nắng từ 2-4 giờ, dù đang bệnh, cho đến khi ngất xỉu hoặc chịu ký biên bản nhận “tội”.
-Nằm buồng kỷ luật đặc biệt: tù nhân bị cùm chân, có khi bị lột hết áo quần, kể cả quần lót, bị giam buồng tối cả tháng.
-Nhục hình dành cho tù nhân nam: Chích roi điện vào dương vật hoặc lấy roi đánh vào dương vật, bắt đặt dương vật kê lên thành cửa sổ, lấy dùi cui đánh cho tóe máu.
- Nhục hình dành riêng cho tù nhân nữ: Quì ngậm dùi cui ng trưng cho dương vt.
-Không cho ăn: buộc tù nhân trực sinh lấy bánh chưng (do thân nhân thăm nuôi gửi vào) cắt ra làm 4, vứt vào thùng rác, lẩn băng vệ sinh phụ nữ; hoặc lấy bánh mì, cơm, đ nước bẩn vào ngâm, rồi thách đố: “Con nào mà nhặt bánh chưng haycơm đó lên ăn, còn thua con chó”. Cai tù còn lấy cơm đứng từ đầu sàn, ném tung rải khắp buồng giam, văng lên mền, chiếu, rồi bắt tù nhân thu dọn cho bõ ghét.
-Tra tấn kiểu Trung Cổ:  Bắt tréo tay trái từsau lưng lên vai phải để còng với cổ tay phải bị kéo tréo từ vai phải xuống, rất đau đớn. Sau vài giờ bị thẩm vấn với tay bị còng tréo, tù nhân bị liệt cả 2 tay chỉ còn buông thỏng lòng thòng, phải nhờ tù nhân khác đút cơm và giúp đỡ các việc sinh hoạt hằng ngày.
-Đặt chân ghế lên mu bàn chân tù nhân: Bắt tù nhân ngồi đưa 1 bàn chân ra. Cai tùlấy ghế 4 chân, đặt 1 chân ghế lên mu bàn chân của tù nhân, rồi ngồi lên ghế ấy thẩm vấn nạn nhân suốt 2-3 giờ liền để ép cung.
-Lăn thước vuông trong kẽ ngón tay: cai tù lấy thước kẻ vuông luồn vào 4 ngón tay đan chéo nhau của 1 bàn tay tù nhân, 1 tay cai tù chụm 4 đầu ngón tay nạn nhân lại, tay kia bị cai tù xoay lật thước kẻ vuông, để nạn nhân đau như bị mài gọt vào da thịt và xương ngón tay.
-Thông tai : Đặt đầu tù nhân lên mặt bàn, úp nghiêng 1 tai xuống mặt bàn. Cai tù vỗ mạnh nhiều lần xuống tai kia của nạn nhân, cho rung màng nhĩ, gây rối loạn tiền đình. 
-Chích roi điện vào 2 đầu vú để tra tấn, ép cung.
-Rà dùi cui điện vào vùng kín nữ làm bỏng da.
Môt vài trường hợp cụ thể:
-Luật Sư Lê Thị Công Nhân bị cai tù tung tiền thưởng cho các tù nhân trọng tội quấy rối, đánh đập, làm nhục liên tục.
-Dân Oan Nguyễn Thị Khương, tại Thái Bình, bị nhục hình phơi nắng nhiều giờ, nhiều ngày, đã chết đi sống lại nhiều lần, nhưng vẫn không được tha.
-Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện, mỗi lần làm thơ chửi Hồ Chí Minh mà bị cai tù bắt được, thì bị lột áo, cột tay vào cọc, phơi nắng từ sáng đến chiều cho đến khi bất tỉnh, sau đó còn bị phạt cùm cấm cố nhiều ngày.
-Nhà báo, cựu Đại úy công an, Luật Gia Tạ Phong Tần, bị công bắt cóc, túm tóc vất lên xe, tống vào đồn giam, bị bỏ đói cả ngày.
-Dân Oan Hồ Thị Bích Khương đang đi khiếu kiện, thì ở nhà, công an giết chết chồng chị, rồi vất xác trôi sông. Khi chị đang trên đường về nhà, công an cho xe tải tông vào chị, muốn giết chết chị, nhưng chị chỉ bị gẫy xương sườn, xương vai. Dân chúng khiêng chị vào nhà thương, bác sĩ nối xương vai bằng cách đóng đinh vào vai từ bên ngoài da. Đầu đinh thò ra bên ngoài khoảng 1 cm, máu và mủ lúc nào cũng chẩy nhễu nhão. Khi chị tỉnh lại, lần mò về nhà, lại bị phường kêu lên và bị chủ tịch phường dùng tay đánh vào chỗ xương vai gẫy, khiến máu phun ra, bất tỉnh. Sau đó, lại bị tù. Trong tù, công an dùng chân đá chị ngã ngửa ra sàn xi măng, rồi dùng chân đạp vào hạ bộ chị. Lúc chị bất tỉnh, một tên công an cầm hai chân chị kéo chị lê đi trên sàn gạch cho đầu chị đập lộp cộp xuống sàn. Hiện nay chưa biết tình trạng chi ra sao.
-Dân Oan Lê Thị Kim Thu, bị cướp mất nhà, vác đơn đi khiếu nại nhiều nơi, bị công an bắt cóc, nhốt vào tù nhiều lần, tổng cộng gần 4 năm tù. Trong tù, bị cai tù cho các tử tội nữ dữ dằn đánh đập liên tục. Lần cuối cùng, trưc khi được trả tự do, bị cai tù lột hết quần áo, một cai tù nữ lôi chị vào nhà vệ sinh, bắt ngồi trên bàn cầu cao để thọc tay vào âm đạo khám, lấy quần lót của chị rồi đuổi ra đường.
-Tại trại giam số 1, Hỏa Lò của Công an Thành Phố Hà Nội, cai tù bắt 25 nữ tù nhân, cởi hết áo quần ra, buộc ngồi xuống rãnh giữa 2 bệ sàn ngủ bằng xi-măng, rồi chống hai tay xuống sàn, chổng mông lên để cai tù dùng một chiếc găng tay lao động thô ráp, thọc vào 25 âm đạo, mò tìm tiền, giấy ghi chép, mặc tù nhân kêu khóc trong tủi nhục tột cùng và mặc cho tù nhân có thể bị lây nhiễm HIV từ cái găng tay lao động mà các tù nhân bị HIV vẫn sử dụng.
Kính thưa quý vị,
Thật ra, những sự tra tấn tàn bạo, kinh hoàng kể trên, vẫn xẩy ra hàng ngày trên khắp miền đất nước bởi Nhà Nước, Đảng Cộng Sản Việt Nam qua bàn tay thô bạo của lực lượng công an nhân dân. Sau gần 40 năm cai trị bằng bàn tay sắt máu, chúng ta có thể kết luận: chế độ Cộng Sản còn tàn ác và dã man hơn gấp trăm lần chế độ Thực Dân, Phát Xít, hay Phong Kiến. Vì chế độ Phong Kiến không đàn áp người yêu nước mình. Chế độ Thực Dân và Phát Xít không ngang nhiên đặt ra luật để cưỡng đoạt tài sản nhân dân hoặc làm giầu bằng chính sinh mạng của dân chúng. Vì thế, muốn cho dân Việt khỏi khổ đau triền miên dưới sự cai trị độc đoán này, chỉ có một phương pháp duy nhất là phải lật đổ cái chế độ Cộng Sản tàn ác dã man này. Những đầu lãnh của Đảng khốn kiếp này phải bị trừng trị thích đáng với tội lỗi trời không dung đất không tha mà chúng đã thực hiện trên quê hương của chúng ta.
Điều mong ước này không phải mơ hồ, chỉ cần tất cả chúng ta đoàn kết với nhau, chung một ý tưởng chống Cộng cứu nước, nhất định chúng ta sẽ thắng. Tương lai dân tộc nhất định sẽ rạng rỡ.

Chu Tất Tiến, Tháng 8, 2014.

2015-07-28 21:52 GMT-07:00 Bac Ky Di Cu<backydicu@gmail.com>:
Thưa quý vị, 
Nghị quyết 36 của CSVN đã thực hiện từng bước để triệt hạ người chống Cộng. Xin gửi quý vị bài thơ đầy máu lệ này, mong chia xẻ và nếu có còn chút tình với quê hương và lịch sử, xin tiếp tay để diệt bọn Cộng Sản bán nước hại dân và bọn tay sai Cộng Sản nằm vùng đang gây chia rẽ cộng đồng.
Kính,
Chu Tất Tiến.
ĐAU THƯƠNG QUÁ, VIỆT NAM ƠI!

                                                  Chu Tất Tiến

(Chiều 13/6/2015. U23 Việt Nam thua , Myanmar . Cổ động viên và cầu thủ khóc "như mưa" sau thất bại. Lại nhớ đến trước đây, năm 2012, khi đội banh Nam Hàn đạt huy chương đồng Olympic, hàng trăm ngàn thanh niên đã ùa ra đường la hò nhẩy múa.).

Vừa nghe tin đội banh Nam Hàn thắng lợi
Hàng trăm triệu người Á châu mừng vui chới với
Triệu người Việt Nam hò la vang dội xóm làng
Tưởng như chính mình vừa đoạt được vinh quang
Tưởng như đôi chân Việt Nam vừa chiến thắng
Nhưng,
Cũng có những mái đầu đứng lặng
Những trái tim vụn vỡ âm thầm
Khi nhớ lại, chỉ mới qua hai chục năm
Cả chục ngàn nguời Đại Hàn còn đến Việt Nam
Nhận những công việc không mấy cao sang
Chỉ mong sống qua mùa mưa, mùa lũ
Những tóc bạc công nhân rơi trên quần áo cũ
Sống vật vờ sau cơn sốt Bẩy Lăm
Căn phòng trọ, nhà cơm, bóng dáng âm thầm
Chắp tay nguyện xin về quê, dù trăm ngàn khổ cực..
Giờ đây, con rồng Á Châu đó vùng lên, hừng hực
Khí thế oai hùng, lừng lẫy năm châu
Trong khi Việt Nam ta,
Gần ba mươi năm sau.
Trước từng là “hòn ngọc Viễn Đông”
Biểu tượng vinh quang mà các nước Đông Á trông mong
Lại xuống gần như nghèo nhất thế giới
Dù cho Saigon, nhà cao vời vợi,
Những kiến trúc cao tầng mầu sắc huyênh hoang
Những chốn ăn chơi lộng lẫy Thiên Đàng
Du khách mặc long bào, nghe ca trù, ngủ giường Ngự
Còn trên đường phố, Tây-Ba-Lô lủ khủ
Ca hát nghêu ngao, đi xe đạp, cưỡi xích lô
Lưng có người đấm bóp, ăn có người bưng tô
Người Việt Nam vẫn nghèo, vật vờ chiếc bóng…
                     ****
Hãy thử rời xa thành đô hào nhoáng
Đi thăm người dân thôn quê
Thăm cuộc sống thật sự đau khổ, thật sự não nề
Ngư dân sống dập dềnh trên từng con sóng
Một ngày như mọi ngày, chơi vơi kiếp sống
Dã tràng phú mình cho giận dữ biển khơi
Khi bão tố gầm lên, ngư dân chỉ biết cầu trời
Cho xác trôi đầu về nhà, vợ con chôn cất
Bên bờ sông, bờ kè, những trẻ mình đồng da sắt
Lượm cá ươn, vỏ ốc ăn qua ngày
Những tuổi thơ không có tương lai
Chồi non mọc lên rồi cát lấp đi, biệt tích
Không nước mắt khóc thương, không chứng tích
Ngoài lời thề nguyền trả hận nước non
Nhưng biển vẫn khinh thường, còn sói mòn vô trong
Khiến những làng thôn, một đêm mất dấu…
Sóng phũ phàng không để  lại vết máu
Nhưng đi đâu,
Hồn của những con người?
                     ***
Hãy về những ngôi làng sụp nát, chơi vơi
Toàn góa phụ, gái già, và con nít
Trần truồng, cong queo, khô đen như dái mít
Cả làng khẳm hôi mùi đàn bà thiếu nước
Những cặp mắt tráo trơ, không bao giờ ướt
Vì tâm hồn khô như ngói vỡ bên hè
Đêm khuya, nhiều vành tai lắng nghe
Mong chờ được hiếp hay mong được bắt cóc
Những tiếng thở dài vẳng trong không gian khô khốc
Trần ai! Oâi! phải chăng địa ngục oan hình?
Những người phụ nữ không ngủ chờ bình minh
Đi bán sức cho những tay địa chủ
“Thưa ông, thưa anh, này em đang căng vú sữa
Xin cho em đi làm, lấy chút tấm nuôi con…”
          Hò ơ.. Con ngoan, con ở lại nhà
          Mẹ đi bán máu, mua quà cho con…
                     ****
Hãy đi về Cửu Long, bên những con lộ bon bon
Những mái lều tranh, những con người chân đất
Chiếc vó chỏng trơ chờ tay trẻ thơ ra cất
Nhặt con tôm, con vó ngựa, cá lòng tong
Những chiếc bếp phủ lá gồi, nóng dạ trông mong
Mẹ đi chợ về, nấu nồi cháo trắng
Nhà không then cài, cửa không che ánh nắng
Để chạy cho nhanh, đêm đất lở xuống sông
Sông Tiền, sông Hậu, Sa đéc, Vĩnh Long…
Lúc nào cũng có thể lôi người xuống nước
Không “ủy ban nhân dân” nào chuẩn bị đắp bồi trước
Bờ lở kệ bờ, chết bớt lũ dân ngu
****
Hãy vào miệt vườn, cà phê ôm mọc lên như chuồng cu
Đầy mùi ruợu bia, mùi hôi nách những khách ngả ngớn
Mùi con gái mới lớn, mười ba mười bốn
“Chú chơi con đi, cho típ nhiều nhiều
Để con đưa về cho mẹ con tiêu
Mua quần cho em con, nó ở truồng, tội lắm!”
Miệng trẻ thơ mà nói chuyện cay đắng
Thay cho truyện thần tiên, truyện Hoàng Tử-Lọ Lem
Ở quê Việt Nam, chỉ có chuyện con tằm
Rút ruột nhả tơ cho tham quan, ô lại
Trị vì làng xã là những tay thực dân bại hoại
Muốn cho yên thì dân xã được yên
Muốn sống tốt phải “thủ tục đầu tiên”
Muốn sóng gió thì cho người khuấy đục
Chợ đông người mà du đãng nhung nhúc
Muốn bắt gái tơ, muốn cào nhà ai, xin cứ tự do
Để công an, chủ tịch yên tâm tậu ruộng, tậu bò
Thuế muốn đánh trên đầu ai cũng được
Còn rừng? Mặc cho lâm tặc làm tan tành đất nước
Lũ tràn bờ, dân chết lụt, đổ tội cho Trời
Thú rừng bị giết sạch phục vụ cho miệng người
Miệng các quan, miệng Việt kiều, miệng khách ngoại
Chẳng bao lâu, rừng chỉ còn là bãi
Cát sẽ phủ lên thành sa mạc mênh mông
Dân tộc ta, con Lạc, cháu Hồng
Sẽ có cơ hội thành người rừng, người rú.
                     ****
Hãy trở về nơi đô thị, phường phố
Bên cạnh những bin-đinh cao ngất
Là những con hẻm rất chật
Đủ cho một chiếc xe gắn máy chạy qua
Bước vào trong những cái gọi là “nhà”
Để thấy những con người Việt Nam sống như thú vật
Đầu tóc bù xù, chân tay tất bật
Chích, choác, bạc bài, đâm chém, vật nhau
Khách làm tình trước cặp mắt đỏ au
Của em bé vừa bắt đầu tuổi ngọc
Mẹ bán con, con bán mẹ, cười đùa hừng hực
Còn hơn đi lượm rác dơ hầy
Những bịch ny-lông còn dính máu tanh bầy
Phải nhúng rửa, phải đạp trên phân thối
Mặt trẻ thơ mà tay chân cứng cỏi
Cào rác như điên, lượm bánh vụn ăn liền
Những em bé mười lăm chưa hề biết chữ “hiền”
Chỉ biết chửi tục, cầm dao đâm chết bỏ
                     ****
Đèn Sàigòn ngọn xanh, ngọn đỏ
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn mờ
Nào ai học đến chữ “ngờ”
Nông dân thiếu gạo, mịt mờ tương lai
Công nhân chôm, chĩa qua ngày
Thầy, Cô mất dậy, đi cầy thay trâu
                     ****
Hãy vào những khu công nghiệp cao
Gặp những thiếu phụ mười chín, hai mươi
Quắt quay, hùng hục, làm việc bất kể thân người
Chưa già đã lão, hết giờ, đi bán trinh, dành khi hữu sự
Hay vào khu sinh viên ở trọ
Thấy xì-ke, bài bạc, lộn xộn, tranh dành
Nữ sinh sống tiền hôn nhân, hút sách, đành hanh
Thích làm vợ bé Việt, Hoa Kiều để đi ngoại quốc
Bởi bác sĩ học xong cũng không được vào nhà nước
Cử nhân, kỹ sư cũng có thể đạp xích lô
Nếu không thần thế, không có “ô”
Đời cay đắng như con tôm, con tép
Không học, đi làm thuê, chủ thường bắt ép
Một “đô” một ngày, không thích thì thôi
Trong khi “tư bản đỏ” tiêu tiền kinh người
Ngàn “đô” một tối, vất tiền cho em không nháy mắt
Rượu bia đổ tràn giữa tiếng cười tiếng hát
Gái nhẩy trần truồng trong tiệm “karaokê” ôm
Hớt tóc ôm, võng ôm, hay cà phê ôm
Hình như cả đất nước cũng ôm,
Nhưng là ôm mối hận
Muốn ngửa mặt hét vang cho vơi lòng căm giận
Hận lũ cầm quyền thối nát, quan liêu
Hận “tư bản đỏ”  làm đất nước tiêu điều
Bán đất, bán nước, mặc nhân dân quằn quại
Mặc biểu tình, mặc quốc tế lải nhải
Vẫn Vũ xuân Trường, Minh Phụng, Năm Cam
Rồi Nguyễn tấn Dũng,  Mai Hạnh, Thanh Hương…
Và hàng trăm giám đốc, tướng, tá… dấu tên
Bộ, Thứ Trưởng, vợ Thủ Tướng hối lộ như điên
Nghìn triệu đô la, tiền nhân dân, triền miên nước chẩy qua cầu…
                               ****
Còn Nhân dân Việt Nam, thực sự ở đâu?
Những con cháu Triệu, Trưng, Nguyễn Huệ
Những Anh Hùng Aùo Vải Lam Sơn và hậu duệ
Những anh linh liệt sĩ, anh thư
Sinh Bắc, Tử Nam, hay Nam Sinh, Bắc Tử
Chết Trường Sơn, hay chết giữa ruộng đồng
Chết cho một nước Việt Nam hùng cường
Hay cho một chế độ độc tài, máu trắng?
Coi nhân dân như công cụ tế thần
Thần Mác Xít, hay Thần Lê Nin Nít?
Bao giọt mồ hôi, bao vết thương, bao xác chết
Quằn quại hy sinh suốt cả đời người
Giờ đây toàn dân lao động giữa chợ trời
Để những vị Chủ Tịch cợt cười trong sung mãn
Hãy nhìn lại đi, nghĩ lại đi, các bạn
Người Nam Hàn cũng giống Á Châu mình
Đã vùng lên oanh liệt giữa bình minh
Sao ta lại chỉ vỗ tay mừng bạn?
Sao ta không tự mình sáng lạn?
Cho tên Việt Nam bay khắp năm châu
Bạn ơi! Bạn ơi! Việt Nam đang nghẹn ngào
Nước Mắt hay Máu chẩy trong lòng bạn đó..

                                                  Chu Tất Tiến,

 Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com

No comments:

Post a Comment