Friday, May 1, 2015

Blogger Điếu Cày gặp TT Obama tại Tòa Bạch Ốc



Được biết, cuộc hội luận bàn tròn này còn có sự tham gia của nữ nhà báo Fatima Tlisova tới từ Liên bang Nga và nữ nhà báo Simegnish Mengesha của Ethiopia. Fatima từng viết những hoạt động quân sự ở khu vực Bắc Cáp-ca-dơ cùng những vụ mất tích và tham nhũng ở đây, còn Simegnish là một nhà báo dày dạn kinh nghiệm và ủng hộ mạnh mẽ cho quyền tự do ngôn luận.
Cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Obama và các nhà báo bị bách hại diễn ra tại phòng Roosevelt của Nhà Trắng vào sáng 1/5/2015 đánh dấu cho ngày Tự do báo chí thế giới.
Cuộc gặp này của tổng thống Obama với một blogger nổi tiếng của Việt Nam trước chuyến thăm của ông TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ trong năm 2015.
Cũng xin được nhắc lại, nhân ngày tự do báo chí 3-5-2012, ông Tổng thống Obama từng nhắc đến blogger Điếu Cày như một biểu tượng cho việc tranh đấu cho quyền tự do báo chí. Obama nói: “Chúng ta không được quên những người khác như blogger Ðiếu Cày, người bị bắt giữ vào năm 2008 trùng với cuộc trấn áp hàng loạt đối với báo chí công dân ở Việt Nam.”
Ngày 21/10/2014, blogger Điếu Cày đã bị áp giải ra khỏi nhà tù, buộc phải đi tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ sau 6 năm rưỡi thụ án vì bị chính quyền khép các tội "Trốn thuế" và "Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam".
Theo blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho biết: "Trong buổi nói chuyện, anh Điếu Cày đã trình bày những vấn đề về tự do báo chí, tự do ngôn luận ở VN; và đưa ra một danh sách các tù nhân lương tâm ở VN đang cần sự giúp đỡ như Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang, Bùi Hằng, Vinh Ba Sàm..."
Tổng thống Obama khẳng định tầm quan trọng của tự do báo chí trong một chế độ dân chủ, và rằng Hoa Kỳ cần lên tiếng bảo vệ tự do báo chí bởi "những giá trị này đã được khắc trong bản Hiến Pháp và Tuyên ngôn về Quyền của chúng ta, bởi vì chúng ta tin rằng những giá trị đó không đơn giản là giá trị đạo đức Hoa Kỳ, rằng những giá trị cốt lỗi nhất định như có thể bày tỏ quan điểm cá nhân và lương tâm của mình mà không bị nguy hiểm là một quyền con người, một quyền phổ quát, và cuối cùng sẽ làm cho thế giới tốt đẹp hơn và mạnh mẽ hơn khi lương tâm của cá nhân và những tờ báo tự do được phép hoạt động."

Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận  
Freespeech4vietNam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
web: www.freespeech4vietnam.org
email: freespeech4vietnam@gmail.com


No comments:

Post a Comment