Monday, June 30, 2014

Thông Báo Tài Chánh 30 Tháng 06 Năm 2014

Xin thưa quý Ân Nhân, Đức Hùng cố gắng cập nhật Tài Chánh  hàng tháng, nếu quý Ân Nhân xem danh sách có thiếu xót tên hoặc tài chánh yểm trợ của quý ân nhân, xin vui lòng liên lạc với LĐH qua phone 612-986-4914 hoặc email: freespeech4vietnam@gmail.com , để LĐH kiểm lại, nếu có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm của quý vị,,, LĐH xin thánh thật cám ơn.


Bản Thông Báo Tài Chánh FSP4VN
1
Còn Lại Của Tháng 05/2014
$2,814.57
2
Nhận Của Tháng 06/2014
$3,130.00
3
Tổng Cộng Tháng 06/2014
$5,944.57
4
Trừ Ra Chí Phí  Tháng 06/2014
($4,167.72)
5
Tổng Cộng Số Tiền Hiện Tại
$1,776.85

Anh Thư đất Việt - Đỗ Thị Minh Hạnh

 Tôi rất vui mừng vì tin cháu Hạnh đã tự do, chim ưng đã phá cũi, sổ lồng. Chúc cháu mau chóng phục hồi sức khỏe để tiếp tục bay cao. Cháu đã quá can trường để đấu tranh cho công nhân Việt Nam bất chấp bị đánh đập, tù đày do bọn cs trước đây mạo danh công nhân để chiếm CQ, làm nô tài cho ngoại bang quay lại đàn áp dân mình. Rất cảm phục cháu bằng lời thơ tôi đã cảm xúc ngay khi cháu bị bọn công an tỉnh Lâm Đồng đánh và bắt giam trước khi đưa về tỉnh TV kết án vì việc làm dũng cảm nói trên.

Đỗ Thị Minh Hạnh

Minh Hạnh, tên em đẹp nết người
Rành quyền dân chủ, thuở đôi mươi.
Can trường, bênh đỡ người lao động,
Dũng cảm, đấu tranh bọn chủ tồi!
Yêu nước, thôi đành quên bến đỗ
Thương dân, nên mới xả thân đời.
Đảng hèn với giặc, kêu em án
Em được vinh danh rạng giống nòi.

Nàng MINH HẠNH,
                             tuổi đôi mươi
Làm thân con gái,
                        tươi cười,
                                    hiên ngang
Em không đòi hỏi cao sang,
Không mê chức trọng, không màng lợi danh.
Chỉ mong bênh vực dân lành
Bé môi, thấp cổ, trời xanh chẳng hoài!
Những người lao động chân tay,
Việc làm được, mất, tương lai đói nghèo.
Chủ nô tư bản, hùm beo,
Quen mùi bóc lột, chạy theo đồng tiền.
Chung chi cho đám cường quyền,
Đem quân đàn áp dân hiền tay không.
Chỉ vì tranh đấu, đình công,
Đòi quyền lương đủ, làm không quá giờ.
Thế mà chúng kết em thơ
Bảy năm tù án, mịt mờ gian lao.
Trước tòa, Em vẫn ngẩng cao
Tội nào yêu nước, tội nào thương dân.
Giận loài lộng giả thành chân
Quên đi một thuở trần thân kéo cày!
Nhờ ai bây có hôm nay?
Vừa được trăng sáng, quên ngay đèn rồi.
Thói thường vật đổi, sao dời,
Làm dân vạn đại, quan thời bao năm?




Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Câu chuyện của cựu TNLT Huỳnh Anh Trí (tập 1/4)



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Đỗ Thị Minh Hạnh: Tôi may mắn khi được ở tù csvn.



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Sunday, June 29, 2014

NHẬN ĐỊNH VIỆC CỘNG SẢN THẢ THÀNH VIÊN ĐỖ THỊ MINH HẠNH.

Kính thưa quý vị,
 
Đỗ Thị Minh Hạnh là thành viên kiên cường của Khối 8406, cô bị tù vì đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của dân oan, của công nhân và chống lại ngọai xâm Trung cộng nhằm giữ vẹn tòan lãnh thổ Việt Nam. Trước những nỗ lực đòi thả tù nhân chính trị, và đặc biệt là sự đấu tranh không ngừng nghỉ của mẹ cô bà Trần Thị Minh, buộc nhà cầm quyền Cộng sản đã phải thả cô.
 
Đây là lần thứ 2 Khối 8406 Úc châu chúng tôi chính thức đứng ra vận động thả tù nhân chính trị. Năm trước chúng tôi đã vận động trên 6,000 người ký thỉnh nguyện thư gởi Ngọai Trưởng Úc Bob Carr đòi nhà cầm quyền cộng sản trả tự do cho Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên. Phương Uyên đã về với gia đình và Nguyên Kha được giảm án.
 
Lần này 15 dân biểu nghị sỹ Quốc Hội Liên Bang Úc và 7 dân biểu Quốc Hội Tiểu Bang đã đứng ra vận động trả tự do Đỗ Thị Minh Hạnh vô điều kiện. Đồng thời Hội Ân Xá Quốc Tế Trung Ương cũng phỏng vấn thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh và thông báo quyết định mở ra một chiến dịch đòi nhân quyền cho Hạnh.
 
Việc nhà cầm quyền Cộng sản phải thả Hạnh và một số tù nhân chính trị gần đây là kết quả của nỗ lực Quốc Tế Vận. Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy cùng chúng tôi tiếp tục vận động cho hai người bạn của Hạnh là thành viên của Khối 8406, Đoàn Huy Chương, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và hằng trăm tù nhân chính trị khác đang trong tù cộng sản.
 
Ngày 14-5-2014, trước Quốc Hội Liên Bang Úc chúng tôi tuyên bố Khối 8406 không phải chỉ vận động việc trả tự do cho Hạnh, chúng tôi vận động để tòan dân Việt Nam có được tự do, dân chủ và nhân quyền. Nhưng chúng tôi tin rằng muốn thật sự có được tự do dân chủ và nhân quyền cho toàn dân,  thì mỗi người Việt chúng ta cần phải quyết liệt đứng lên tranh đấu để giành lại những quyền đã bị tập đòan cộng sản Việt Nam tước đọat.
 
Chúng tôi cũng kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hãy thả hết các tù nhân chính trị và cùng quay về với chính nghĩa dân tộc để bảo vệ đất nước trước hoạ xâm lăng của Tàu cộng. Sự hỗi cãi của các đảng viên đảng cộng sản sẽ được tha thứ, bằng không phải lãnh chịu mọi hậu quả trước toàn dân và lịch sử.
 
Úc châu ngày 28 tháng 6 năm 2014
Thay Mặt Khối 8406 Úc Châu
 
 
Nguyễn Quang Duy
Thành viên Khối 8406
Phái Đòan Khối 8406 tại Quốc Hội Liên Bang Vận Động 
Trả Tự Do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.
Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Đỗ Thị Minh Hạnh trả lời RFA ngay sau khi ra tù



Sau ba năm bị giam cầm qua nhiều trại tù khác nhau, nhà hoạt động công đoàn trẻ tuổi Đỗ Thị Minh Hạnh vừa được trả tự do hôm thứ Sáu 27 vừa rồi. Từ Paris, thông tín viên Tường An của Đài Á Châu Tự Do đã có cuộc phỏng vấn đặc biệt với Cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Friday, June 27, 2014

THƯ CÁM ƠN VÀ TƯỜNG TRÌNH

THƯ CÁM ƠN VÀ TƯỜNG TRÌNH

Kính thưa quý vị Đại Diện Cộng Đồng, Tôn Giáo, Hội Đòan,
Quý Cơ Quan Truyền Thông và Quý Đồng Hương,

Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quý vị đã giúp tổ chức, thông tin, tham dự và hổ trợ chuyến thăm viếng Úc châu của bà Trần Ngọc Minh thân mẫu của cô Đỗ Thị Minh Hạnh.

Bà Minh đã được cơ hội chia sẻ hòan cảnh của Hạnh và gia đình cùng đồng hương tại 5 thành phố Brisbane, Sydney, Melbourne, Adlaide và Perth. Đặc biệt tại Sydney và Melbourne bà được phát biểu trước hằng ngàn đồng hương tham dự các cuộc biểu tình do Khối 8406, Cộng đồng New South Wales và Cộng đồng Victoria tổ chức.

Bà cũng đã được gặp gỡ Các Hội Cựu Quân Nhân, Ủy Ban Yểm Trợ Quốc Nội Queensland, Khối 1706, Khối 1906, Khối 8406, Câu Lạc Bộ Tự Do (Freedom day Club), sinh viên tại Melbourne, trại viên trại Tỵ Nạn Yongah Hill Tây Úc và được hầu hết các đài truyền thanh, truyền hình, báo chí tại Úc châu thông tin hay phỏng vấn.

Chúng tôi cũng đã tổ chức một cuộc Hội Thảo tại Quốc Hội Liên Bang - Canberra với sự hiện diện của 14 dân biểu nghị sĩ liên bang, cũng như gặp Dân Biểu Tanya Plibersek Phó thủ lãnh đối lập kiêm Bộ Trưởng đối lập Ngọai Giao. Chính giới Liên Bang hiện đang vận động Bộ Ngọai Giao quan tâm đến trường hợp của Đỗ Thị Minh Hạnh và các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Một cuộc Thảo Luận khác về Nhân Quyền cũng được tổ chức tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria - Melbourne với 7 dân biểu tiểu bang tham dự. Các dân biểu này đã phổ biến một lá thư kêu gọi Thủ tướng Cộng Sản Nguyễn Tấn Dũng trả tự do cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Tại Melbourne chúng tôi cũng gặp dân biểu đảng Xanh Adam Bandt, gặp Ông David Cragg Phó Tổng Thư Ký Liên Đòan Lao Động Victoria và được Hội Ân Xá Quốc Tế phỏng vấn. Bà Rose Kulak, đại diện Trung Ương Ân Xá Quốc Tế cho biết Tổ Chức này quyết định sắp tới sẽ mở một chiến dịch vận động đòi nhân quyền cho Đỗ Thị Minh Hạnh.

Bà Trần Thị Ngọc Minh cũng chân thành cám ơn tất cả bà con trong cộng đồng người Việt tại Úc Châu đã động viên tinh thần, giúp chi phí cho chuyến đi và tặng quà cho con bà và một số tù nhân lương tâmQuốc Nội

Tại Tây Úc bà 
Minh đã cùng chúng tôi kết toán các chi phí cho chuyến đi, phần còn lại bà nhờ đã chúng tôi chuyển về Quốc Nội tặng quà cho Hạnh và một số tù nhân lương tâm khác. Chúng tôi đã thực hiện ý nguyện của bà.

Một lần nữa xin chân thành cảm ơn tất cả quý vị. Rất mong quý vị tiếp tục hổ trợ Quốc Nội đứng lên giải thể chế độ cộng sản mang tự do dân chủ đến cho Việt Nam.

Thay mặt Ban Tổ Chức, ngày 26 tháng 6 năm 2014
 
Nguyễn Quang Duy
Điều Hợp Viên

Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Phỏng Vấn Đinh Quang Tuyến ngày 25 6 2014



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Wednesday, June 25, 2014

Đọc Báo Vẹm số 378 Ngày 23 tháng 6 năm 2014



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Luật gia Trịnh Hữu Long tố cáo nhà cầm quyền CSVN tại Hội đồng Nhân quyền LHQ




Trịnh Hữu Long thay mặt Phái đoàn dân sự độc lập của Việt Nam đọc báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền ở Việt Nam thời gian qua, Geneva, ngày 24/6/2014

Geneva, 24/6/2014 – Vào 9h sáng ngày thứ ba, 24/6 (giờ địa phương, tức 2h chiều cùng ngày, giờ Hà Nội), tại phiên Thảo luận Chung về UPR trong khuôn khổ phiên họp thường kỳ lần thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền LHQ, luật gia Trịnh Hữu Long đã đại diện Phái đoàn dân sự độc lập, thay mặt cho 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam, đọc bản báo cáo phản ánh tình hình nhân quyền trong nước đến cộng đồng quốc tế.

Bài phát biểu kéo dài trong hai phút, nhấn mạnh: “Mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình”.

Luật gia Trịnh Hữu Long đề cập đến những vụ Nhà nước bắt bớ, bỏ tù công dân vì đã “dám” bày tỏ chính kiến, như trường hợp tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh (tức blogger Anh Ba Sàm), hay những vụ đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền, trả thù những người tham dự kỳ UPR lần trước của Việt Nam với tư cách đại diện cho khối dân sự độc lập.

Cuối cùng, luật gia Long kêu gọi Hội đồng Nhân quyền chú ý nhiều hơn đến tình trạng vi phạm nhân quyền vẫn đang diễn ra ở Việt Nam.

Phái đoàn của Chính phủ Việt Nam không có mặt tại phiên họp.
Cảm ơn ngài Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền,

CICVICUS xin trình bày bài phát biểu này cùng với 10 tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam. Chúng tôi có thể khẳng định với ngài rằng chúng tôi đặt kỳ vọng lớn vào tiến trình UPR và hy vọng rằng Chính phủ Việt Nam sẽ tuân thủ và cam kết đối với tuyên bố long trọng đã được đưa ra tại đây vào hôm thứ sáu nhằm thực hiện nhanh chóng những khuyến nghị đã nhận và tất cả mọi quyền con người đã cam kết trong bản Hiến pháp mới của Việt Nam. Chúng tôi trông đợi vào một sự phát triển thực sự,mà trong đó con người được chú trọng, được là trung tâm.

Nhưng thật không dễ dàng để chúng tôi có mặt ở đây. Một số đồng nghiệp của chúng tôi đã bị ngăn chặn, không cho tham dự phiên họp này. Một số khác thì bị cảnh báo là không được tham gia.

Cụ thể, các thành viên của phái đoàn chúng tôi tham dự phiên họp lần trước vào tháng Hai đã bị sách nhiễu và thẩm vấn khi họ trở về Việt Nam. Họ bị tịch thu hộ chiếu và một trong số họ đã bị đánh đập tàn nhẫn. Cho nên, việc trả thù là có thật và vẫn liên tục tiếp diễn tại Việt Nam.

Tệ hơn nữa, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ và bỏ tù những tiếng nói từ lương tâm. Những tiếng nói như Trần Huỳnh Duy Thức đã bị tống giam với bản án 16 năm tù vì đã dám thách thức chế độ độc đảng. Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân bị kết án 30 tháng tù và bị buộc phải trả một khoản tiền phạt là 100.000 USD cho một cáo buộc phi lý về tội “trốn thuế”.

Tháng trước, blogger Anh Ba Sàm đã bị bắt giữ vì tội “lạm dụng quyền tự do dân chủ”, trong khi đó, đáng chú ý là Việt Nam đã giam giữ nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng mà không qua xét xử, chỉ 6 ngày sau khi Việt Nam có bản báo cáo với nhiều thành tích cho chính Hội đồng này vào ngày 05/02.

Trên thực tế, hiện nay ở Việt Nam, có hàng trăm tù nhân lương tâm.

Thưa ngài Chủ tịch, mặc dù Việt Nam đã là thành viên của Hội đồng Nhân quyền và có những hợp tác đáng tuyên dương trong cơ chế UPR hiện nay, nhưng thực tế cho thấy rằng Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm luật quốc tế và trong nhiều trường hợp còn vi phạm ngay chính luật pháp của mình.

Do vậy, chúng tôi thúc giục ngài và Hội đồng dành nhiều sự quan tâm, chú ý hơn đến những vi phạm đang diễn ra tại Việt Nam, cũng như hỗ trợ các nhà hoạt động xã hội dân sự độc lập và nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền,để họ có thể tiến hành công việc của mình mà không bị sách nhiễu.

Xin trân trọng cảm ơn ngài.

Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam


Monday, June 23, 2014

DỰNG LẠI CỜ CHÍNH NGHĨA ĐỂ QUANG PHỤC QUÊ HƯƠNG



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

6 20 2014 Paltalk DD TNTDCNDVN by HVCali @5pm



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

SBTN SPECIAL: Việt Nam Ơi -Nhạc Sĩ Trúc Hồ



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

THAY ĐỔI KINH TẾ HAY THAY ĐỔI CHÍNH TRỊ?


Trên Diễn đàn BBC ngày 7-5-2014, Luật sư Ngô Ngọc Trai cho rằng nguyên lý thị trường thực chất là lẽ công bằng trong địa hạt kinh tế và để phát triển kinh tế thì phải duy trì động lực cố gắng của các doanh nghiệp, bảo vệ lẽ công bằng hay tôn trọng các nguyên lý thị trường.
Luật sư Trai cho rằng dựa trên định hướng xã hội chủ nghĩa nhà cầm quyền Việt Nam lấy thẩm quyền quản lý điều tiết nền kinh tế, liên tục tác động vào thị trường, hệ quả là nền kinh tế yếu kém và vì thế để phát triển xã hội cần phải có một “chủ thuyết” kinh tế mới cho Việt Nam.
Đến ngày 7-6-2014 trong kỳ họp Quốc hội thứ 7 - khóa XIII bà Trương Thị Mai Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Chủ Nhiệm Ủy Ban Các Vấn Đề Xã Hội, đánh giá và đưa ra nhận định sự chênh lệch giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng.
Nhìn từ góc cạnh xã hội chúng ta sẽ thấy rõ hơn vai trò của chính phủ trong việc phát triển kinh tế xã hội và từ đó có thể thấy cần thay đổi kinh tế hay chính trị.
 
Quan hệ chủ thợ
Người chủ doanh nghiệp có tiền vốn, có công cụ sản xuất, có quyền quyết định đầu tư sản xuất, quyền thuê mướn lao động, quyền tối thiểu chi phí để tối đa lợi nhuận. Trong khi ấy ngừơi thợ chỉ có sức lao động để trao đổi cho cuộc sống cá nhân và gia đình.
Ở các doanh nghiệp sản xuất nhỏ, chủ và thợ còn có thể tự thương lượng và thỏa thuận các điều kiện để hai bên cùng có lợi. Khi doanh nghiệp mở rộng hơn quan hệ này dần dần mất đi.
Ở các quốc gia dân chủ người thợ tham gia các công đòan, tạo một tiếng nói chung, thương lượng cho quyền lợi chính mình.
Ở Việt Nam Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là tổ chức duy nhất được phép tổ chức các vụ đình công và được đứng ra bảo vệ quyền lợi của người lao động. Theo báo cáo của tổ chức này, từ năm 1995 đến hết năm 2012, cả nước xảy ra 4,922 cuộc đình công, trong đó: doanh nghiệp nhà nước xảy ra 100 vụ; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xảy ra hơn 3,500 vụ; doanh nghiệp tư nhân xảy ra gần 1,300 vụ.
Hầu hết các cuộc đình công là do doanh nghiệp trả lương thấp hoặc còn nợ lương, trả lương làm thêm quá thấp hay không trả lương làm thêm, điều kiện lao động không được bảo đảm, bữa ăn trưa kém phẩm chất, không được ký hợp đồng lao động hay không đóng bảo hiểm xã hội. Nói chung là vì quyền lợi lao động.
Hầu hết các cuộc đình công các chủ doanh nghiệp đã nhượng bộ đòi hỏi của công nhân, chứng tỏ các doanh nghiệp bóp chẹt hay bóc lột người lao động. Điều cần nói là tất cả các cuộc đình công đều tự phát, bất hợp pháp hay Tổng Liên Đòan luôn đứng bên ngòai các cuộc đình công.
Điều này không lạ vì Tổng Liên Đòan và các Công Đòan cơ sở chỉ là những tổ chức ngọai vi nhằm thực hiện các kế họach, đường lối, nghị quyết và chỉ thị của đảng Cộng sản. Thậm chí Công đòan được chủ trả lương nên gần như đứng về phía chủ hơn là phía công nhân.
Đời sống công nhân thì càng ngày càng khó khăn, lạm phát gia tăng, thu nhập giảm sút, ngừơi công nhân chỉ còn hai cách hoặc nghỉ việc hay phải liên tục đình công. Một số các cuộc đình công đã biến thành bạo động, cảnh sát phải giữ an ninh và thậm chí đánh công nhân đến trọng thương.
Việc đình công tự phát sẽ được giải quyết khi Việt Nam có những công đòan tự do và độc lập. Người thợ có quyền tự do gia nhập các công đòan, được tự do chọn lựa và bầu ra ban đại diện công đòan, để họ đứng ra thương lượng cho quyền lợi công nhân. Và khi ấy chính giới chủ doanh nghiệp cũng không dám vi phạm luật pháp quốc gia.
 
Công Đòan và Chính Phủ
Khi nền kinh tế mở rộng, với đầu tư và giao thương quốc tế, việc bóc lột lao động tại một nước đồng nghĩa với việc giảm cạnh tranh lao động tại nước khác và tạo ra thất nghiệp tại nước này. Bởi thế công đòan các nước thường liên kết thêm sức mạnh tạo sự công bằng cho công nhân trên tòan thế giới.
Gần đây hai tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ: AFL-CIO và Communications Workers of America đã cùng hằng trăm dân biểu Hoa Kỳ đồng tuyên bố Việt Nam không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập công đoàn độc lập.
Nói rõ hơn họ ngăn chặn Việt Nam gia nhập TPP không phải vì quyền lợi của người công nhân Việt Nam, mà vì họ muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ sự bóc lột lao động tại Việt Nam, tạo công bằng cạnh tranh và giữ công việc cho công nhân tại Hoa Kỳ.
Việc đình công tại Việt Nam không phải chỉ giới hạn giữa chủ doanh nghiệp và công nhân. Vào đầu năm 2006 cuộc Tổng Đình Công với hằng trăm ngàn công nhân đồng lọat tham dự đã buộc thủ tướng Phan Văn Khải phải ký chỉ thị tăng mức lương tối thiểu cho công nhân thêm 40 phần trăm.
Vai trò của chính phủ là đề ra những chính sách mang lại lợi ích cho người dân, rõ ràng “mức lương tối thiểu” chưa hay không mang lại lợi ích thiết thực cho tầng lớp công nhân Việt Nam.
Trên thương trường không phải lúc nào người chủ cũng đầu tư một cách khôn ngoan sáng xuốt. Khi người chủ thua lỗ phải đóng cửa người thợ sẽ lâm vào tình trạng thất nghiệp.
Kinh tế thị trường cũng thừơng xuyên bước và những chu kỳ suy thoái ảnh hưởng trực tiếp đến tầng lớp công nhân.
Vai trò của Công đòan là vận động các đảng chính trị để chính phủ phải đề ra những chính sách mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội, cho tập thể công nhân.
Vì thế Công đòan cần phải độc lập với các đảng chính trị để có thể sử dụng sự độc lập và sức mạnh tập thể công nhân ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia.
 
Chính Phủ đối với các Tầng Lớp Khác
Trong quá trình sản xuất các doanh nghiệp thường không tính đến môi trường bị hủy họai ảnh hưởng đến sức khỏe của người thợ và của các cư dân trong vùng. Môi trường bị hủy họai còn ảnh hưởng đến nhiều thế hệ nối tiếp, tạo ra những nỗi bất công truyền kiếp cho dân nghèo.
Nhìn rộng hơn việc chính phủ trợ giúp cho một tầng lớp nhất định, dễ tạo ra bất công cho các tầng lớp khác. Như phát triển kỹ nghệ và đô thị gần đây tạo ra nạn dân oan mất đất hay không được bồi hòan một cách thỏa đáng. Dẫn đến các cuộc biểu tình, những cuộc đàn áp, liên tục tạo ra những bất ổn xã hội.
Nhìn xa hơn một xã hội được ổn định phát triển khi mà đời sống của tòan dân đựơc nâng cao và khỏang cách chênh lệch giàu nghèo được giới hạn. Muốn thế năng xuất lao động phải cao, giáo dục và đào tạo phải đúng tầm, vệ sinh y tế phải được quan tâm, an sinh phải đựơc bảo đảm… và nhất là tự do dân chủ cần được thăng tiến. Muốn đạt được như thế Việt Nam cần:
Thứ nhất, một xã hội dân sự gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức dân sự được hình thành và phát triển, để tạo sức mạnh vận động các đảng chính trị đề ra những chính sách phát triển quốc gia. Các tổ chức này cần độc lập với các đảng chính trị để có thể sử dụng sự độc lập và sức mạnh tập thể ảnh hưởng đến các chính sách quốc gia.
Thứ hai, một môi trường chính trị lành mạnh gồm sự phát triển của các đảng chính trị cạnh tranh quyền lực qua những chính sách quốc gia và cầm quyền qua những cuộc bầu cử tự do và được sự tín nhiệm của người dân.
Mặc dù cả hai nhóm có những khác biệt về quyền lợi và phương cách họat động nhưng đều có chung một mục đích là phát triển kinh tế xã hội và quốc gia.
Nói tóm lại việc thay đổi kinh tế Việt Nam chỉ là điều kiện cần, thay đổi chính trị mới là chính điều kiện đủ, để đưa đất nước đi lên đồng thời tạo một xã hội công bằng và thịnh vượng.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne Úc Đại Lợi
19/6/2014

Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Monday, June 16, 2014

'TQ chiếm nốt Trường Sa, chính thể VN thay đổi, mới có liên mi...



Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

VN Muốn Dân Chủ, Phải Khai Dân Trí

Dân trí nào thì chế độ nấy. Các chế độ độc tài chủ trương ngu dân để dễ bề cai trị. Muốn xây dựng và duy trì một nền dân chủ đích thực, chúng ta phải khai dân trí.
Một số tổ chức và đảng chính trị của người Việt ở hải ngoại đã làm giảm dân trí khi đưa những tin không thật mà nhiều người trong và ngoài nước lại tin theo. Làm vậy là đẩy lùi triển vọng dân chủ.
Chẳng hạn, tin tức gần đây về các phái đoàn từ trong nước đến điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Quốc Hội Canada hay cơ quan Liên Hiệp Quốc ở Thuỵ Sĩ đều không đúng.
Điều trần, tiếng Anh gọi là “hearing”, là một sinh hoạt chính thức của các Quốc Hội, các Uỷ Hội cố vấn cho chính phủ, hay các cơ quan Liên Hiệp Quốc và đa quốc gia. Vì là sinh hoạt chính thức, mọi buổi điều trần đều nằm trong nghị trình chính thức của cơ quan thực hiện. Nội dung, nghĩa là mọi phát biểu trong buổi điều trần, phải nằm trong hồ sơ “chuyển tả” (transcript) của cơ quan đó. Bằng không thì không thể gọi là điều trần.
Các tin nói thân nhân của ba tù nhân lương tâm Việt Nam đã điều trần trước Uỷ Hội Nhân Quyền Tom Lantos của Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 16 tháng 1 vừa qua là không có thật. Đã vậy nguồn tin lại còn đánh bóng rằng bài điều trần của những người này hay nhất, nổi bật nhất và được nhiều người theo dõi trực tuyến nhất trong tất cả các bài điều trần. Thâm chí họ còn đưa tin rằng có 2 người trẻ đến từ Việt Nam cũng tham gia điều trần. Việc này hoàn toàn không có.



Hôm ấy chỉ có mỗi Bà Trần Thị Ngọc Minh, mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh, là người Việt độc nhất tham gia buổi điều trần. Buổi điều trần được chính thức thông báo trong nghị trình của Quốc Hội với danh sách nhân chứng: http://tlhrc.house.gov/hearing_notice.asp?id=1254. Nhấn “transcript” để thấy hồ sơ ghi lại toàn bộ nội dung của buổi điều trần.
Sau khi buổi điều trần kết thúc, một số video được chiếu lên cho những ai ở nán lại xem. Trong đó có một video với lời phát biểu của người chồng của một nữ tù nhân lương tâm Việt Nam theo Phật Giáo Hoà  Hảo và một video chiếu thân nhân của 3 tù nhân lương tâm Việt Nam kể trên. Nội dung của cả hai video này không nằm trong hồ sơ Quốc Hội và tất cả những người phát biểu cũng không có tên trong danh sách nhân chứng theo nghị trình của Quốc Hội vì các lời phát biểu qua video của họ không phải là điều trần.
Tương tự, tin tức về một số bloggers ở trong nước ra điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ vào dịp cuối tháng 4 cũng không đúng. Đây không phải là buổi điều trần mà chỉ là một buổi trao đổi hay tham khảo không chính thức, tiếng Anh gọi là “briefing”, với hai vị dân biểu Hoa Kỳ. Vì không chính thức nên buổi trao đổi này không nằm trong nghị trình của Quốc Hội và không có trong hồ sơ Quốc Hội.
Hãy đối chiếu nó với buổi điều trần có sự tham gia của LM Phan Văn Lợi và nữ Chánh Trị Sự Cao Đài Nguyễn Bạch Phụng trước đó một tháng. Buổi điều trần này nằm trong nghị trình và được ghi vào hồ sơ Quốc Hội: http://tlhrc.house.gov/hearing_notice.asp?id=1257 (nhấn “transcript” để đọc toàn bộ nội dung ghi lại của buổi điều trần).
Ở Quốc Hội Canada cũng thế. Nếu là điều trần thì phải nằm trong nghị trình và hồ sơ của Quốc Hội, như là buổi điều trần ngày 29 tháng 5 vừa qua:http://www.parl.gc.ca/HousePublications/Publication.aspx?Pub=committeemeetingnotice&Acronym=SDIR&Mee=30&Language=E&Mode=1&Parl=41&Ses=2.
Ở Thuỵ Sĩ cũng vậy thôi.
Không chỉ có vậy. Cũng những nguồn tin sai lạc ấy thông báo rằng các nhóm đến Hoa Kỳ đầu năm và mới đây đã họp với Uỷ Ban TPP (Trans-Pacific Partnership, tức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương). Quốc Hội Hoa Kỳ không có Uỷ Ban TPP. Điều này có thể phối kiểm tại các trang mạng chính thức của Hạ Viện: http://www.house.gov/committees/ và Thượng Việnhttp://www.senate.gov/pagelayout/committees/d_three_sections_with_teasers/committees_home.htm.
Trên đây là những thông tin từ không mà đổi thành có. Còn những thông tin cường điệu cũng từ các nguồn này thì nhan nhản.
Bộ phận Việt ngữ của một số cơ quan truyền thông quốc tế, có lẽ do không phối kiểm nguồn tin, đã tiếp tay quảng bá các thông tin sai hay cường điệu đến rộng rãi người Việt trong và ngoài nước.
Những người ở trong nước sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy để làm công tác quốc tế vận thì không thể nỡ lòng đánh lừa họ. Lại càng không thể đành lòng đánh lừa tất cả đồng bào trong và ngoài nước, mà hậu quả là làm giảm dân trí nói chung.

Vì lợi ích riêng, một số tổ chức và đảng chính trị đang đẩy lùi triển vọng dân chủ cho đất nước.
Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

7 DÂN BIỂU VICTORIA ÚC KÊU GỌI CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG THẢ NGAY ĐỖ THỊ MINH HẠNH.


7 DÂN BIỂU VICTORIA ÚC KÊU GỌI CSVN NGUYỄN TẤN DŨNG THẢ NGAY ĐỖ THỊ MINH HẠNH.



Bẩy Dân Biểu tiểu bang Victoria Úc, Luke Donnellan, Don Nowderlla, Marsha Thomson, Hong Linh, Martin Pakula, Cersa Melhem, Marlene Kairouz cho phổ biến một lá thư gởi Thủ tướng cộng sản Nguyễn Tấn Dũng về trường hợp của Tù Nhân Lương Tâm Đỗ thị Minh Hạnh. Bẩy Dân Biểu cũng kêu gọi ông Dũng thả ngay 3 thành viên Khối 8406, Đỗ thị Minh Hạnh, Đoàn Huy Chương và Nguyễn Hoàng Quốc Hùng.

Được biết ngày 21-5-2014 vừa qua tại Quốc Hội Tiểu Bang Victoria Úc, đựơc sự hổ trợ của dân biểu Luke Donnellan, Khối 8406 đã tổ chức một diễn đàn về Nhân Quyền cho Việt Nam. Diễn giả chính là Trần Ngọc Minh thân mẫu của Đỗ Thị Minh Hạnh vừa đến Úc để vận động cho Hạnh, Hùng và Chương. 

Bà Minh đã kể lại hòan cảnh của Hạnh và của các tù nhân chính trị khác. Bà kêu gọi Quốc Hội Victoria hãy cứu lấy con bà bằng cách kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản phải thả ngay con bà. Các vị dân biểu đã lắng nghe và hứa sẽ vận động cho Hạnh.

Các diễn giả khác là Giáo Sư Tiến Sỹ Kiều Tiến Dũng thuyết trình về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Trương Phúc một sinh viên du học nhận xét về việc nhà cầm quyền cộng sản trắng trợn vi phạm quyền làm người. Anh Phúc đặc biệt nhấn mạnh nhiều trường hợp công an cộng sản đánh chết dân khi bị tạm giam.

Dự định nhà báo Phạm Chí Dũng sẽ có bài thuyết trình về Xã Hội Dân Sự nhưng vì lý do kỹ thuật nên không thể thực hiện.

Từ Việt Nam, qua skipe, Luật sư Nguyễn Văn Đài một thành viên sáng lập Khối 8406 đã thuyết trình Xã Hội Dân Sự tại Việt Nam. Xin xem tòan bài thuyết trình. 

Bẩy Dân biểu lắng nghe và hỏi họ có thể làm gì để giúp đỡ cho các tổ chức Xã Hội Dân Sự của Việt Nam phát triển. Luật Sư Đài cho biết: “Các tổ chức Xã Hội Dân Sự thực sự của Việt Nam rất yếu và thiếu về mọi mặt. Bởi vậy, chúng tôi cần được Quốc hội bang Victoria công nhận, giao lưu, trao đổi với các tổ chức XHDS của Việt Nam. Hỗ trợ chúng tôi về đào tạo cán bộ, trợ giúp tài chính cho hoạt động và phát triển của các tổ chức Xã Hội Dân Sự của Việt Nam.”

Các dân biểu bang Victoria đề nghị các tổ chức XHDS cử một số thành viên sang thăm tiếu bang Victoria và thảo luận.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16/6/2014
 
Luật sư Nguyễn Văn Đài thuyết trình về Xã Hội Dân Sự Việt Nam trước Quốc Hội Tiểu Bang Victoria Úc 21-5-2014.
 
Thưa các vị Dân biểu đáng kính của Quốc hội tiểu bang Victoria, Australia.
Xin cảm ơn quí vị đã dành cho tôi cơ hội quí báu này để phát biểu trước Quí vị về tổng lược các tổ chức XHDS ở Vietnam. Tôi xin được trình bày như sau:
1/ Thực trạng về các tổ chức XHDS ở VN:
Ở VN chưa có các tổ chức XHDS mà được chính quyền công nhận hay thừa nhận hợp pháp. Chính quyền có thành lập các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp như tổ chức Công đoàn, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, nông dân, luật sư, luật gia,…. Nhưng các tổ chức này không phải là các tổ chức tự nguyện của người dân, không do người dân tự thành lập, tự quản lý và điều hành. Đứng đầu các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp này thường là một quan chức đảng CSVN đương nhiệm hay đã nghỉ hưu. Về mặt bản chất thì đó là các tổ chức nối dài của chính quyền và đảng CS nhằm kiểm soát người dân.
2/ Việc thành lập các tổ chức XHDS chưa được Nhà nước công nhận:
Trong những năm qua, trước thực tế đòi hỏi của nhu cầu xã hội trong các vấn đề trợ giúp nhân đạo, bảo vệ, quảng bá và thúc đẩy nhân quyền. Đã có rất nhiều các tổ chức XHDS do các tổ chức Tôn giáo thành lập nhằm các mục đích nhân đạo. Đồng thời cũng có rất nhiều các tổ chức XHDS được thành lập để phát động lòng yêu nước của nhân dân nhằm chống sự bá quyền của Trung Quốc như: Hanoi No-U FC, Hoang Sa FC, Saigon No-U FC, Vinh No-U FC. Các tổ chức XHDS để bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ như: Brotherhood For Demcracy(BFD), Mạng lưới Blogger Vietnam, Diễn đàn XHDS, Hội Dân Oan, Hội Phụ nữ Nhân quyền Vietnam, Hội Tù nhân Lương tâm, Hội Bầu bí tương thân,… Và có khoảng 100 Câu lạc bộ tình nguyện do sinh viên tự thành lập trong các trường Đại học.
3/ Khuynh hướng của các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập:
-       Đối với các tổ chức XHDS, CLB Sinh viên tình nguyện thì có xu hướng chủ yếu để làm các công tác xã hội nhân đạo như: giúp đỡ người nghèo, chăm sóc y tế, sức khỏe cộng đồng.
-       Đối với các tổ chức XHDS do những người đang hoạt động nhân quyền thành lập thì mục đích chủ yếu là bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ.
4/ Các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực nhân đạo hay nhân quyền được thành lập và hoạt động ở các thành phố ở miền đồng bằng trên phạm vi cả nước. Ở các tỉnh miền núi, hầu như không có các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập.
Những người tham gia thành lập các tổ chức XHDS chủ yếu là những người trẻ tuổi, thành phần trí thức và sinh viên. Tuyệt đại đa số những người này đều không chấp nhận chế độ độc đảng CS. Họ mong muốn xây dựng một xã hội tự do, dân chủ theo mô hình của các nước dân chủ Âu, Mỹ. Mong muốn xây dựng mối quan hệ đồng minh với Úc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, và các nước dân chủ trong khu Châu Á Thái Bình Dương và EU làm nền tảng để có thể cân bằng trong mối quan hệ láng giềng với Trung Quốc.
5/ Sự khác nhau giữa các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của Nhà nước và các tổ chức XHDS của người dân:
Thứ nhất, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của Nhà nước thì do các cơ quan nhà nước đứng ra thành lập, quản lý và điều hành. Chính phủ cấp ngân sách cho các tổ chức này hoạt động. Đảng CS và chính quyền can dự vào việc bầu ban lãnh đạo của các tổ chức này. Những tổ chức quan trọng như Công đoàn, Thanh niên, sinh viên, phụ nữ, cựu chiến binh, luật sư, luật gia,… thì đảng CS và chính quyền cử người sang lãnh đạo và quản lý.
Còn các tổ chức XHDS do các tổ chức tôn giáo và người dân tự thành lập thì chưa được nhà nước công nhận. Các tổ chức này tự lo về tài chính, hoạt động độc lập với đảng CS và chính quyền. Không chịu sự quản lý, điều hành của đảng CS và chính quyền.
Thứ hai, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp của nhà nước nên được đảng CS và chính quyền hỗ trợ mọi mặt từ trụ sở, phương tiện đi lại, làm việc, được cấp kinh phí hoạt động nên các tổ chức này có hệ thống từ trung ương đến địa phương. Được tổ chức và quản lý chặt chẽ, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp.
Còn các tổ chức XHDS do người tự đóng góp tài chính, nên không có trụ sở. Phương tiện đi lại không có, trang thiết bị làm việc cũng nghèo nàn. Số lượng thành viên của các tổ chức XHDS còn ít và yếu, thiếu kinh nghiệm.
Thứ ba, các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp được nhà nước thành lập nên họ được bảo vệ về  mặt luật pháp. Có tư cách pháp nhân, có trụ sở nên mọi hoạt động của họ được pháp luật thừa nhận.
Còn các tổ chức XHDS thì do người dân tự thành lập, chưa được nhà nước công nhận. Do vậy các tổ chức XHDS không được pháp luật bảo hộ và bảo vệ trong các hoạt động của họ. Ngoài ra, các cơ quan an ninh, chính quyền thường xuyên sách nhiễu, đe dọa các thành viên của các tổ chức XHDS. Cơ quan an ninh, chính quyền sẽ sách nhiễu, đe dọa, câu lưu các thành viên của các tổ chức XHDS nếu các hoạt động của họ bị phát hiện. Thậm chí, cơ quan an ninh tịch thu các trang thiết bị làm việc như điện thoại, máy tính của các thành viên và tổ chức XHDS.
Nhà nước thường cử các tổ chức XHDS trá hình do họ thành lập để tới các diễn đàn khu vực và quốc tế để đánh bóng cho họ, tạo điều kiện cho họ xin các ngân khoản từ các tổ chức quốc tế để tăng thêm khả năng khống chế. Trong khi đó các tổ chức XHDS thực sự thì ít được biết đến ở trong và ngoài nước, không có cơ hội tiếp cận với thế giới. Hoàn toàn bị loại khỏi các diễn đàn khu vực và quốc tế. Nhóm nào tự mình tham dự các diễn đàn đó thì bị cấm cản, sách nhiễu hay bị trừng phạt.
6/ Rõ ràng, là các tổ chức XHDS do người dân tự thành lập gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại với cơ quan an ninh và chính quyền ngay từ khi thành lập, và trong suốt quá trình hoạt động. Đảng CS và chính quyền không thừa nhận, không hỗ trợ mà còn đàn áp, sách nhiễu. Cơ quan an ninh thường xuyên theo dõi các thành viên của các tổ chức XHDS, ngăn cản các thành viên của các tổ chức XHDS gặp mặt nhau. Cấm xuất cảnh hầu hết các thành viên của các tổ chức XHDS. Cơ quan an ninh cũng thường xuyên sách nhiễu, gây khó khăn cho công ăn, việc làm của các thành viên của tổ chức XHDS. Cơ quan an  ninh có thể tấn công vào nhà, khám nhà, lấy máy tính của các thành viên các tổ chức XHDS bất cứ lúc nào. Cơ quan an ninh còn gây áp lực với chủ các nhà trọ để họ không cho các thành viên của các tổ chức XHDS thuê nhà. Gần đây, cơ quan an ninh thường xuyên tấn công đánh đập các thành viên của các tổ chức XHDS một cách vô cớ. Cản trở các thành viên của các tổ chức XHDS gặp gỡ với các quan chức ngoại giao nước ngoài tại Vietnam.
Đồng thời các tổ chức XHDS không thể tiếp cận với các viện trợ nhân đạo của chính phủ các nước. Không thể tiếp nhận sự giúp đợ trực tiếp từ các tổ chức NGO quốc tế. Bởi vậy, các tổ chức XHDS ở Vietnam không có đủ nguồn lực tài chính để phát triển thành viên và mở rộng hoạt động.
Đó là những khó khăn thách thức mà các tổ chức XHDS đã và đang găp phải.
7/ Tiềm năng: Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, thách thức nêu trên, các tổ chức XHDS ra đời đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của quá trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân Việt Nam trong các vấn đề nhân đạo, trong bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ.
Các tổ chức XHDS cũng đã được cộng đồng người Việt ở hải ngoại giúp đỡ ở mức tối thiểu để có thể tồn tại và duy trì hoạt động. Một số NGO quốc tế cũng đang tìm hiểu và tìm cách hỗ trợ.
Nếu các tổ chức XHDS Vietnam được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ các nước và cộng đồng quốc tế về cả chính trị và tài chính. Chắc chắn, các tổ chức XHDS sẽ đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ, quảng bá, thúc đẩy nhân quyền và vận động dân chủ ở Việt nam. Nhằm xây dựng một nước Vietnam dân chủ, hội nhập quốc tế và cùng với các quốc gia dân chủ bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
8/ Mong muốn và kiến nghị: Tôi thay mặt cho các tổ chức XHDS của Việt nam kêu gọi quốc hội bang Victoria hãy tạo mọi cơ hội để các giới chức bang Victoria tiếp xúc với các tổ chức XHDS thực sự, công nhận vai trò và mở các các chương trinh hợp tác với các tổ chức này, cũng như dành một khoản ngân sách, và thông qua các tổ chức NGO quốc tế để tài trợ cho các tổ XHDS thực sự của Việt Nam. Vì mối quan hệ đồng minh trong tương lai giữa Việt nam và Australia. Vì lợi ích và sự thịnh vượng chung của hai nước, hai dân tộc.
Trân trọng cảm ơn quí vị. Xin Chúa chúc phước tất cả quí vị và tình hữu nghị giữa chúng ta.

Nguyễn Quang Duy Tường Trình

Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam