Friday, May 26, 2017
Trung Cộng Dấu Chỉ Tăng Cưòng Vũ Khí
Nhiều dấu chỉ gần đây cho thấy TC đã qua giai đoạn quân sự hoá đang tiến
tới giai đoạn tăng cường và hiện đại hoá vũ khí với hoả tiễn, trọng pháo,
chiến đấu cơ, tàu lặn sẵn sàng lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng
Biển Đông mà TC đã tuyên bố chủ quyền trên 95%
Một, TC tăng cường và hiện đại hoá vũ khí Biển Đông, có thể lập vùng cấm
bay trên lãnh hải này. Ngày 17-5-2017, VOA của Mỹ dẫn dụ tin Reuters dẫn
lại tin của tờ Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc “đưa tin rằng bệ phóng
rocket Norinco CS/AR-1 55 mm có khả năng phát hiện, nhận diện và tấn công
người nhái của kẻ thù đã được lắp đặt trên Bãi đá Chữ thập ở Trường Sa. Bắc
Kinh kiểm soát bãi cạn này, nhưng Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng
tuyên bố chủ quyền. Tờ báo không nói là hệ thống phòng thủ trên được lắp
đặt khi nào, nhưng đưa tin rằng đó là một động thái đáp trả kể từ tháng Năm
năm 2014, khi người nhái Việt Nam giăng một số lượng lớn lưới đánh bắt cá ở
Hoàng Sa.
Hà Nội chưa có tuyên bố nào về thông tin trên, nhưng nhiều tờ báo trong
nước viết rằng Trung Quốc “ngang nhiên lắp đặt” hay “khai triển trái phép
bệ phóng rocket” ở “Trường Sa của Việt Nam”. Tin của truyền thông Trung
Quốc được đăng tải hai ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Tin cho hay, ngày 11/5, Bắc Kinh đã bắn nhiều phát đại bác để chào đón
nguyên thủ Việt Nam.
Ngày 20-05-2017 Công ty ImageSat International (ISI) của Israel đưa tin và
hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã cho khai triển hệ
thống hoả tiễn địa đối không HQ-9 trên đảo Hải Nam, gần với VNCS. Thông tin
này được trang ABS-CBN News đăng ngày 20/05/2017, và nhận định «dường như
Trung Quốc bắt đầu thực hiện vùng cấm bay trên Biển Đông». Bằng cớ được RFI
của Pháp minh xác, “hình ảnh được chụp ngày 08/05 cho thấy hai xe phóng hoả
tiễn HQ-9, một trung tâm radar và ba đường phóng hoả tiễn trên một ngọn đồi
được cảnh giới ở phía nam đảo Hải Nam. Trung tâm radar dường như được sử
dụng để khai triển hệ thống radar cảnh báo sớm và radar kiểm soát hỏa lực.
Những hình ảnh chụp ngày 15/03 trước đó không cho thấy bất kỳ xe phóng tên
lửa hay radar nào trên cùng vị trí.”
Theo báo cáo của ISI, TC sẽ kết hợp hệ thống hoả tiễn mới thành lập tại Hải
Nam với hệ thống hoả tiễn đã đặt ở hai đảo Phú Lâm trước đó, để lập thành
một khu vực cấm bay rộng lớn bao phủ trục đường hàng hải quan trọng trong
vùng trên Biển Đông. Và ISI nhận định trong tương lai trước khi tuyên bố
lập vùng cấm bay, TC sẽ đặt thêm nhiều giàn pháo hơn trên các đảo nhân tạo
mà Trung Quốc bồi đắp nhằm tăng cường đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.
Bên cạnh báo cáo TC có thể lập vùng cấm bay, ISI trong một báo cáo khác,
các chuyên gia của ISI nhận thấy dường như Trung Quốc đã khai triển hệ
thống hoả tiễn đối hạm tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin), cực nam đảo Hải
Nam. Những hoả tiễn này có tầm bắn khoảng 400 km.
Với việc thiết lập hệ thống hoả tiễn đối không và hoả tiễn đối hạm ở căn cứ
Du Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ISI đánh giá «Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập
một hành lang kiểm soát hàng hải và hàng không tại Biển Đông».
Ngày 23/02/2017, các chuyên gia thuộc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hóa Hàng
Hải Châu Á (AMTI), nhận định qua các không ảnh vệ tinh chụp được trong thời
gian gần đây thấy dường như các cấu trúc cho hoả tiễn được xây dựng trên Đá
Xu Bi (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischef
Reef), thuộc quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông. Thông tấn xã Pháp AFP dẫn dụ
tin này và nhận định Trung Quốc đã bắt đầu xây các cơ sở này trong giai
đoạn từ cuối tháng 09 đến đầu tháng 11/2016, và các hoạt động này «không
phải là nhằm phản ứng lại chu kỳ thay đổi chính trị tại Washington, mà đây
là một mô hình quân sự hóa» liên tục của Trung Quốc trong khu vực.
Hai, Tập Cận Bình qua Duterte hăm dọa các nước, rằng TQ sẽ gây chiến nếu áp
dụng phán quyết Biển Đông. TT Duterte là tân tổng thống Phi, một nước có
hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nhưng Ông trở cờ tuyên bố “ly khai” Mỹ vì
TT Obama chỉ trích hành động Ông Duterte cho cảnh sát tự tiện giết chóc
không qua Toà án, cả gần 5.000 người họ nghi sản xuất, buôn bán ma tuý, TC
o bế Ông và ký một số hợp đồng giúp cho kinh tế Phi.
Nhưng khi TT Duterte bàn việc cùng TQ khai thác dầu khí trên vùng biển của
Phi thì bị chính Chủ Tịch TC hăm doạ không tiếc lời. Ngày 19/05/2017 Tổng
thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
đã đe dọa sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp
dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan
thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Thế là TC coi Biển Đông là ao nhà, là sân
sau, là tài sản của tổ tiên TQ để lại rồi.
Còn CSVN là chế độ bị mất biển đảo nhiều nhứt vào tay TC thì TC coi như
CSVN như chư hầu. Tin VOA 21-5 theo theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình sử dụng hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo
và các quan chức hàng đầu thế giới, trong đó có Chủ tịch Việt Nam Trần Đại
Quang, để củng cố vị trí lãnh đạo của Trung Quốc trên thế giới. Thế nhưng
theo tin RFA ngày 18- 5 cho biết “Tờ Defense times của Trung Quốc hôm 16
tháng 5 cho biết Trung Quốc đã khai triển giàn phóng tên lửa ra đá Chữ Thập
ngoài quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước để đối phó với lực
lượng người nhái của Việt Nam. Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Việt
Nam và Trung Quốc vừa có tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trần
Đại Quang sang Bắc Kinh. Tuyên bố khẳng định hai nước đồng ý kiểm soát
những bất đồng và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình.”
Ba và sau cùng, mười mấy năm gần đây CSVN “đồng chí 16 chữ vàng và 4 cái
tốt” với TC, TC không cần bắn một tiếng súng, rút một cây gươm mà chiếm
lĩnh hầu hết hai đảo Hoàng sa và Trường sa của VN và 95% Biển Đông của VN,
biến thành khu quân sự. TC hoàn thành và hoàn tất xuất sắc công cuộc xâm
lăng biển đảo của VN, biến thành “một Vạn Lý Trường Thành bằng cát” theo mô
tả của Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ, và thành những “hàng không mẫu hạm
không thể đánh chìm” theo nhận định của một số chiến lược gia Tây Phương.
Và trong tình thế bị CS bó tay, bịt miệng theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
người dân Việt nghĩ bao lâu mà chế độ CSVN này còn, thì không thể trông
mong gì lấy lại được phần bờ cõi của giang sơn gấm vóc VN bị TC chiếm cứ.
Nói tóm lại Biển Đông và Hoàng sa, Trường sa của VN coi như nằm trong tay
trong thời của Đảng Nhà Nước CSVN. Còn CSVN là VN còn mất biển đảo./.(VA)
FSP4VN
tới giai đoạn tăng cường và hiện đại hoá vũ khí với hoả tiễn, trọng pháo,
chiến đấu cơ, tàu lặn sẵn sàng lập vùng nhận dạng phòng không trên vùng
Biển Đông mà TC đã tuyên bố chủ quyền trên 95%
Một, TC tăng cường và hiện đại hoá vũ khí Biển Đông, có thể lập vùng cấm
bay trên lãnh hải này. Ngày 17-5-2017, VOA của Mỹ dẫn dụ tin Reuters dẫn
lại tin của tờ Thời báo Quốc phòng của Trung Quốc “đưa tin rằng bệ phóng
rocket Norinco CS/AR-1 55 mm có khả năng phát hiện, nhận diện và tấn công
người nhái của kẻ thù đã được lắp đặt trên Bãi đá Chữ thập ở Trường Sa. Bắc
Kinh kiểm soát bãi cạn này, nhưng Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng
tuyên bố chủ quyền. Tờ báo không nói là hệ thống phòng thủ trên được lắp
đặt khi nào, nhưng đưa tin rằng đó là một động thái đáp trả kể từ tháng Năm
năm 2014, khi người nhái Việt Nam giăng một số lượng lớn lưới đánh bắt cá ở
Hoàng Sa.
Hà Nội chưa có tuyên bố nào về thông tin trên, nhưng nhiều tờ báo trong
nước viết rằng Trung Quốc “ngang nhiên lắp đặt” hay “khai triển trái phép
bệ phóng rocket” ở “Trường Sa của Việt Nam”. Tin của truyền thông Trung
Quốc được đăng tải hai ngày sau chuyến thăm của Chủ tịch Trần Đại Quang.
Tin cho hay, ngày 11/5, Bắc Kinh đã bắn nhiều phát đại bác để chào đón
nguyên thủ Việt Nam.
Ngày 20-05-2017 Công ty ImageSat International (ISI) của Israel đưa tin và
hình ảnh mới nhất chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã cho khai triển hệ
thống hoả tiễn địa đối không HQ-9 trên đảo Hải Nam, gần với VNCS. Thông tin
này được trang ABS-CBN News đăng ngày 20/05/2017, và nhận định «dường như
Trung Quốc bắt đầu thực hiện vùng cấm bay trên Biển Đông». Bằng cớ được RFI
của Pháp minh xác, “hình ảnh được chụp ngày 08/05 cho thấy hai xe phóng hoả
tiễn HQ-9, một trung tâm radar và ba đường phóng hoả tiễn trên một ngọn đồi
được cảnh giới ở phía nam đảo Hải Nam. Trung tâm radar dường như được sử
dụng để khai triển hệ thống radar cảnh báo sớm và radar kiểm soát hỏa lực.
Những hình ảnh chụp ngày 15/03 trước đó không cho thấy bất kỳ xe phóng tên
lửa hay radar nào trên cùng vị trí.”
Theo báo cáo của ISI, TC sẽ kết hợp hệ thống hoả tiễn mới thành lập tại Hải
Nam với hệ thống hoả tiễn đã đặt ở hai đảo Phú Lâm trước đó, để lập thành
một khu vực cấm bay rộng lớn bao phủ trục đường hàng hải quan trọng trong
vùng trên Biển Đông. Và ISI nhận định trong tương lai trước khi tuyên bố
lập vùng cấm bay, TC sẽ đặt thêm nhiều giàn pháo hơn trên các đảo nhân tạo
mà Trung Quốc bồi đắp nhằm tăng cường đòi hỏi chủ quyền tại Biển Đông.
Bên cạnh báo cáo TC có thể lập vùng cấm bay, ISI trong một báo cáo khác,
các chuyên gia của ISI nhận thấy dường như Trung Quốc đã khai triển hệ
thống hoả tiễn đối hạm tại căn cứ hải quân Du Lâm (Yulin), cực nam đảo Hải
Nam. Những hoả tiễn này có tầm bắn khoảng 400 km.
Với việc thiết lập hệ thống hoả tiễn đối không và hoả tiễn đối hạm ở căn cứ
Du Lâm và quần đảo Hoàng Sa, ISI đánh giá «Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập
một hành lang kiểm soát hàng hải và hàng không tại Biển Đông».
Ngày 23/02/2017, các chuyên gia thuộc tổ chức Sáng Kiến Minh Bạch Hóa Hàng
Hải Châu Á (AMTI), nhận định qua các không ảnh vệ tinh chụp được trong thời
gian gần đây thấy dường như các cấu trúc cho hoả tiễn được xây dựng trên Đá
Xu Bi (Subi Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) và Đá Vành Khăn (Mischef
Reef), thuộc quần đảo Trường Sa, ở Biển Đông. Thông tấn xã Pháp AFP dẫn dụ
tin này và nhận định Trung Quốc đã bắt đầu xây các cơ sở này trong giai
đoạn từ cuối tháng 09 đến đầu tháng 11/2016, và các hoạt động này «không
phải là nhằm phản ứng lại chu kỳ thay đổi chính trị tại Washington, mà đây
là một mô hình quân sự hóa» liên tục của Trung Quốc trong khu vực.
Hai, Tập Cận Bình qua Duterte hăm dọa các nước, rằng TQ sẽ gây chiến nếu áp
dụng phán quyết Biển Đông. TT Duterte là tân tổng thống Phi, một nước có
hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nhưng Ông trở cờ tuyên bố “ly khai” Mỹ vì
TT Obama chỉ trích hành động Ông Duterte cho cảnh sát tự tiện giết chóc
không qua Toà án, cả gần 5.000 người họ nghi sản xuất, buôn bán ma tuý, TC
o bế Ông và ký một số hợp đồng giúp cho kinh tế Phi.
Nhưng khi TT Duterte bàn việc cùng TQ khai thác dầu khí trên vùng biển của
Phi thì bị chính Chủ Tịch TC hăm doạ không tiếc lời. Ngày 19/05/2017 Tổng
thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
đã đe dọa sẽ xảy ra chiến tranh giữa hai nước, nếu Manila quyết định áp
dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye và khởi động khoan
thăm dò dầu khí trên Biển Đông. Thế là TC coi Biển Đông là ao nhà, là sân
sau, là tài sản của tổ tiên TQ để lại rồi.
Còn CSVN là chế độ bị mất biển đảo nhiều nhứt vào tay TC thì TC coi như
CSVN như chư hầu. Tin VOA 21-5 theo theo Reuters, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình sử dụng hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của nhiều nhà lãnh đạo
và các quan chức hàng đầu thế giới, trong đó có Chủ tịch Việt Nam Trần Đại
Quang, để củng cố vị trí lãnh đạo của Trung Quốc trên thế giới. Thế nhưng
theo tin RFA ngày 18- 5 cho biết “Tờ Defense times của Trung Quốc hôm 16
tháng 5 cho biết Trung Quốc đã khai triển giàn phóng tên lửa ra đá Chữ Thập
ngoài quần đảo Trường Sa đang tranh chấp với một số nước để đối phó với lực
lượng người nhái của Việt Nam. Thông tin này được đưa ra ngay sau khi Việt
Nam và Trung Quốc vừa có tuyên bố chung nhân chuyến thăm của Chủ tịch Trần
Đại Quang sang Bắc Kinh. Tuyên bố khẳng định hai nước đồng ý kiểm soát
những bất đồng và không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình.”
Ba và sau cùng, mười mấy năm gần đây CSVN “đồng chí 16 chữ vàng và 4 cái
tốt” với TC, TC không cần bắn một tiếng súng, rút một cây gươm mà chiếm
lĩnh hầu hết hai đảo Hoàng sa và Trường sa của VN và 95% Biển Đông của VN,
biến thành khu quân sự. TC hoàn thành và hoàn tất xuất sắc công cuộc xâm
lăng biển đảo của VN, biến thành “một Vạn Lý Trường Thành bằng cát” theo mô
tả của Tư Lịnh Đệ Thất Hạm Đội của Mỹ, và thành những “hàng không mẫu hạm
không thể đánh chìm” theo nhận định của một số chiến lược gia Tây Phương.
Và trong tình thế bị CS bó tay, bịt miệng theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
người dân Việt nghĩ bao lâu mà chế độ CSVN này còn, thì không thể trông
mong gì lấy lại được phần bờ cõi của giang sơn gấm vóc VN bị TC chiếm cứ.
Nói tóm lại Biển Đông và Hoàng sa, Trường sa của VN coi như nằm trong tay
trong thời của Đảng Nhà Nước CSVN. Còn CSVN là VN còn mất biển đảo./.(VA)
FSP4VN
Wednesday, May 24, 2017
LÃNH ĐẠO TRẺ CỦA VIỆT NAM : LƯU THỊ QUY
Bùi Anh Trinh
*Giữa cái chốn cạnh tranh quyền lực gió tanh mưa máu, giữa cái “bức tường
lửa”đầy hắc ám, đột nhiên xuất hiện một nhà lãnh đạo 23 tuổi với cái máy vi
tính đã dẫn đầu 12.600 người đầy nhiệt huyết đứng ra tranh đấu cho lẻ phải,
cho sự thật.*
Lưu Thị Quyên không dựa hơi ai, không cần lừa bịp ai mà cũng tự nhiên trở
thành lãnh tụ nổi tiếng. Cô chỉ có duy nhất tấm lòng trong trong sáng và
một đầu óc sắc xảo. Cô đã đưa ra một đòi hỏi đơn giản là yêu cầu CSVN
*“công khai dự thảo ngân sách nhà nước”.*
Từ 1954 đến nay ngân sách của nhà nước CSVN được giấu như là bí mật của
quốc gia. Có thể nói ông Kim Jong Un giữ bí mật nguyên tử như thế nào thì
CSVN cũng giữ bí mật ngân sách nhà nước như thế ấy. Nhưng rồi đến năm 1993
thì bí mật này bắt buộc phải chia sẻ với ông chủ nợ Mỹ.
Năm 1993 Tống thống Clinton của Mỹ cho phép IMF và Wold Bank cho CSVN vay
để xóa đói giảm nghèo và vay để phát triển kinh tế. Dĩ nhiên con nợ phải
cho ông chủ nợ biết tình hình công nợ của họ như thế nào, kể cả dự án điều
hành ngân sách quốc gia. Từ đó CSVN cũng phải chia sẻ bí mật ngân sách với
các ông chủ nợ quốc tế, nghĩa là công khai công nợ với quốc tế. Đây là
việc bình thường đối với các quốc gia khác trên thế giới, chẳng những công
khai với giới tài chánh quốc tế, mà còn công khai với quốc dân của mình.
Nhưng đối với 4 nước Cọng sản còn lại trên thế giới thì không có chuyện
công khai công nợ của nhà nước bởi vì theo nguyên tắc Mác-Lênin thì việc
điều hành quốc gia là việc của “Bộ chính trị” mà người dân không được quyền
nhòm ngó tới. Vì vậy khi Lưu Thị Quyên đòi công khai hóa dự thảo ngân sách
nhà nước thì có nghĩa là đòi *phá bỏ Mác- Lênin*, tức là xóa bỏ hai chữ
“Cọng sản”.
Mặc dầu CSVN đã âm thầm phá rào Mác- Lênin từ năm 1986, trước khi chủ nghĩa
Mác- Lênin sụp đổ. Nhưng họ vẫn giữ kho bạc của quốc gia trong tay họ, và
họ không muốn cho dân biết họ đã tiêu xài tiền của quốc gia như thế nào.
Sở dĩ họ không muốn cho dân biết là vì họ đã tuồn tiền trong kho bạc về nhà
riêng của họ mà dân không thể nào hay biết.
Tuy nhiên CSVN đã mắc sai lầm trầm trọng khi họ lấy tiền vay của Mỹ để đầu
tư kiếm lời tại Venezuela, là quốc gia thù nghịch với Mỹ. Năm 2008 Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm viếng Venezuela. Năm
2009 trang mạng Tuyên Giáo Việt Nam khẳng định “Việt Nam và Venezuela cùng
tiến lên Xã hội chủ nghĩa”(sic).
Việc này không thể nào thoát khỏi con mắt của các thầy phù thủy Mỹ, cho nên
tháng 9 năm 2016 nhà báo Huy Đức tung ra tài liệu cho thấy CSVN đã “đầu tư”
2,1 tỉ USD cho Venezuela và rồi bị lừa mất trắng. Số tiền bị lừa này không
khi nào được đưa ra Quốc hội bởi vì đó là một vụ *mượn tiền nhà nước để
kinh doanh kiếm lời riêng*, mà trong đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
cũng có liên can. Chính ông đã ký giấy thông qua mà không trao đổi với
Quốc hội.
Người Mỹ thừa biết mánh lới kiếm tiền của lãnh đạo CSVN cho nên ngay lúc đó
họ đã gài cho nhà nước CSVN sa lầy với món tiền đầu tư tại Venezuela. Và
tiếp đó là nhà nước Venezuela sa lầy với thị trường dầu hỏa thế giới. Và
tới tháng 9 năm 2016 thì nội vụ mới được Huy Đức đưa ra ánh sáng. Lãnh đạo
CSVN quy trách nhiệm cho một mình ông Đinh La Thăng.
Theo dõi những vụ bê bối như thế này, cô nhỏ Lưu Thị Quyên thấy ngay sự vô
lý của việc tùy tiện tiêu tiền nhà nước để làm giàu riêng, cô nói :
*“Dự án của cháu bắt đầu bằng một cái hiểu lầm rất phổ biến ở giới trẻ, đó
là các bạn thường nghĩ rằng ngân sách nhà nước là từ nhà nước ban phát cho
mình, nghĩa là mình phải biết ơn nhà nước khi nhà nước cung cấp đường sá,
công viên, bệnh viện…”*
Đó không phải là hiểu lầm, mà là bị lừa phỉnh. Từ thời 1954 người ta đã
phải luôn mồm “cám ơn Bác”, “cám ơn Đảng”; từ thế hệ này qua thế hệ kia cứ
in rằng những gì mình nhận được là của Bác, của Đảng. Thét rồi dân chúng
không còn thói quen tư duy bởi vì Đảng quản lý luôn suy nghĩ của người dân.
Đảng cho nghe gì mới được nghe, Đảng bảo nghĩ gì mới được nghĩ.
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm
việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
Cũng may là loài người chế ra cái máy vi tính, và rồi ông Trời sinh ra cô
Lưu Thị Quyên. Cô bé Quyên không phải “bị” nghe những gì Đảng nói. Cô bé
Quyên không “bị” suy nghĩ những gì Đảng bảo. Cô chỉ chú tâm nhìn vào
internet, và cô thấy ngay cái sự vô lý to đùng trước mắt :
*Việc gì mà phải cám ơn Đảng về việc Đảng lấy tiền của mình ban phát cho
mình ?*
Sau khi thấy ra sự vô lý khủng đó thì cô bé cảm thấy không nên tin tưởng
những người đang tiêu tiền của cô. Từ đó cô đặt vấn đề phải kiểm tra xem
người ta đã tiêu tiền của mình như thế nào? Trước tiên cô lấy chữ ký của
12.600 người để đòi Quốc hội CSVN phải công khai dự thảo ngân sách nhà nước
!!!
Tới đây thì rắc rối to cho lãnh đạo CSVN bởi vì người ta không thể bịt
miệng 12.600 người, cũng không thể thuê đầu gấu tấn công khủng bố chừng đó
người. Thôi thì đành cố đấm ăn xôi, giả ngây giả điếc, làm như không hay
không biết, chỉ mong sao cho cái con bé Quyên nó đừng có làm cái gì quá
đáng.
Thế nhưng ở bên Mỹ lão Trump lại không thông cảm cho. Nhân ngày phụ nữ
quốc tế bà vợ của lão bày ra chuyện vinh danh* Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là
“Phụ nữ can đảm” của thế giới*. Và rồi giờ đây lão Trump lại cho tìm trong
hơn 100 nước trên thế giới, lựa ra 10 nhân vật lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất,
trong đó có cô Lưu Thị Quyên của Việt Nam.
Thế rồi Tổng thống Donald Trump cho tuyên dương cô nhỏ *Lưu Thị Quyên là
“Lãnh đạo trẻ” của thế giới*…!! Mà cái cô lãnh đạo này thì bé hạt tiêu, cô
ta chẳng biết sợ trời sợ đất là gì, cô ta phát biểu trước thế giới về những
phi lý của chế độ CSVN như là chuyện… chơi game !!
Nhờ cô Quyên mà cả thế giới bật ngữa. Người ta tưởng chuyện cám ơn lãnh tụ
chỉ xảy ra ở Bắc Triều Tiên, bởi vì dân trí ở đó ngang bằng mặt đất. Nhưng
người ta đâu ngờ ở Việt Nam cũng còn tư tưởng đó, mà ngay cả trong giới
trẻ có học thức. Thật là quá thất vọng !
Trước mắt nhà lãnh đạo trẻ Lưu Thị Quyên còn có hàng loạt những vấn đề cần
phải ra tay :
*Trước tiê*n là nhà nước phải công khai hóa con số Formosa chịu bồi thường
500 triệu USD ở đâu mà ra? Tại sao không phải là 400 triệu? Tại sao không
phải là 600 triệu, 700 triệu ?
*Thứ hai* là nhà nước phải công khai lỗi của Formosa. Formosa đã gây thiệt
hại như thế nào mà phải chịu phạt 500 triệu ? Con số này có quá đáng lắm
không so với lỗi mà Formosa đã phạm phải? Hay là không đáng bao nhiêu so
với tai họa do Formosa gây ra?
*Thứ ba l*à nhà nước phải công khai xác nhận các quan chức CSVN có đồng lõa
trong vụ sai phạm của Formosa không? Đồng lõa như thế nào?
*Thứ tư* là nhà nước phải công khai xác nhận quan chức CSVN có đồng lõa
trong việc đẻ ra con số 500 triệu USD bồi thường hay không? Đồng lõa như
thế nào ? Ai là người cho phép thương lượng và ai là người chịu trách
nhiệm thượng lượng ?
*Thứ năm* là nhà nước phải công khai chuyện tại sao ngay từ đầu Formosa đã
nhận là cá chết do nhà máy thép, thế mà nhà nước lại nói không chắc ? Rồi
đùng một cái nhà nước nói đúng là Formosa làm cá chết và Formosa đã chịu
bồi thường 500 triệu USD?
*Thứ sáu* là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải công khai giải thích vì sao
Thủ tướng lại nói nếu kiện Formosa thì chưa chắc 30 năm sau đã nhận được
bồi thường?
Ngoài ra còn nhiều thứ khác nữa mà nhà lãnh đạo trẻ Lưu Thị Quyên cần phải
giải quyết; dĩ nhiên phải ưu tiên cho Formosa chứ nếu không thì sắp sửa
xảy ra đổ máu giữa dân oan Nghệ An, Hà Tĩnh với lực lượng đầu gấu của nhà
cầm quyền CSVN.
Có lẽ rồi đây cô nhỏ Lưu Thị Quyên không còn vô tư “lên tay múa ngón” trên
bàn phím như chơi game nữa, bởi vì gánh nặng trên vai của cô rất lớn so với
tuổi tác của cô….Cô đã thực sự trở thành chỗ nhờ của hằng triệu con người.
Và giờ đây không chỉ có 12.600 người đồng chí với cô, mà là 12.600 x 2,
12.600 x 3,… và đằng sau còn có cả ông Trump !!!…
Lãnh đạo Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng mạnh miệng hỏi những người như Lưu Thị
Quyên đã làm được gì cho đất nước? Thì đây, 12.600 người trẻ tuổi đã hỏi
ngược lại bà Kim Ngân rằng bà đã làm được gì cho đòi hỏi công khai hóa ngân
sách nhà nước? Đó là công việc của chính bà. Để xem bà Ngân sẽ làm được
gì trước đòi hỏi chính đáng của Lưu Thị Quyên ?
Bùi Anh Trinh
FSP4VN
*Giữa cái chốn cạnh tranh quyền lực gió tanh mưa máu, giữa cái “bức tường
lửa”đầy hắc ám, đột nhiên xuất hiện một nhà lãnh đạo 23 tuổi với cái máy vi
tính đã dẫn đầu 12.600 người đầy nhiệt huyết đứng ra tranh đấu cho lẻ phải,
cho sự thật.*
Lưu Thị Quyên không dựa hơi ai, không cần lừa bịp ai mà cũng tự nhiên trở
thành lãnh tụ nổi tiếng. Cô chỉ có duy nhất tấm lòng trong trong sáng và
một đầu óc sắc xảo. Cô đã đưa ra một đòi hỏi đơn giản là yêu cầu CSVN
*“công khai dự thảo ngân sách nhà nước”.*
Từ 1954 đến nay ngân sách của nhà nước CSVN được giấu như là bí mật của
quốc gia. Có thể nói ông Kim Jong Un giữ bí mật nguyên tử như thế nào thì
CSVN cũng giữ bí mật ngân sách nhà nước như thế ấy. Nhưng rồi đến năm 1993
thì bí mật này bắt buộc phải chia sẻ với ông chủ nợ Mỹ.
Năm 1993 Tống thống Clinton của Mỹ cho phép IMF và Wold Bank cho CSVN vay
để xóa đói giảm nghèo và vay để phát triển kinh tế. Dĩ nhiên con nợ phải
cho ông chủ nợ biết tình hình công nợ của họ như thế nào, kể cả dự án điều
hành ngân sách quốc gia. Từ đó CSVN cũng phải chia sẻ bí mật ngân sách với
các ông chủ nợ quốc tế, nghĩa là công khai công nợ với quốc tế. Đây là
việc bình thường đối với các quốc gia khác trên thế giới, chẳng những công
khai với giới tài chánh quốc tế, mà còn công khai với quốc dân của mình.
Nhưng đối với 4 nước Cọng sản còn lại trên thế giới thì không có chuyện
công khai công nợ của nhà nước bởi vì theo nguyên tắc Mác-Lênin thì việc
điều hành quốc gia là việc của “Bộ chính trị” mà người dân không được quyền
nhòm ngó tới. Vì vậy khi Lưu Thị Quyên đòi công khai hóa dự thảo ngân sách
nhà nước thì có nghĩa là đòi *phá bỏ Mác- Lênin*, tức là xóa bỏ hai chữ
“Cọng sản”.
Mặc dầu CSVN đã âm thầm phá rào Mác- Lênin từ năm 1986, trước khi chủ nghĩa
Mác- Lênin sụp đổ. Nhưng họ vẫn giữ kho bạc của quốc gia trong tay họ, và
họ không muốn cho dân biết họ đã tiêu xài tiền của quốc gia như thế nào.
Sở dĩ họ không muốn cho dân biết là vì họ đã tuồn tiền trong kho bạc về nhà
riêng của họ mà dân không thể nào hay biết.
Tuy nhiên CSVN đã mắc sai lầm trầm trọng khi họ lấy tiền vay của Mỹ để đầu
tư kiếm lời tại Venezuela, là quốc gia thù nghịch với Mỹ. Năm 2008 Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết thăm viếng Venezuela. Năm
2009 trang mạng Tuyên Giáo Việt Nam khẳng định “Việt Nam và Venezuela cùng
tiến lên Xã hội chủ nghĩa”(sic).
Việc này không thể nào thoát khỏi con mắt của các thầy phù thủy Mỹ, cho nên
tháng 9 năm 2016 nhà báo Huy Đức tung ra tài liệu cho thấy CSVN đã “đầu tư”
2,1 tỉ USD cho Venezuela và rồi bị lừa mất trắng. Số tiền bị lừa này không
khi nào được đưa ra Quốc hội bởi vì đó là một vụ *mượn tiền nhà nước để
kinh doanh kiếm lời riêng*, mà trong đó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng
cũng có liên can. Chính ông đã ký giấy thông qua mà không trao đổi với
Quốc hội.
Người Mỹ thừa biết mánh lới kiếm tiền của lãnh đạo CSVN cho nên ngay lúc đó
họ đã gài cho nhà nước CSVN sa lầy với món tiền đầu tư tại Venezuela. Và
tiếp đó là nhà nước Venezuela sa lầy với thị trường dầu hỏa thế giới. Và
tới tháng 9 năm 2016 thì nội vụ mới được Huy Đức đưa ra ánh sáng. Lãnh đạo
CSVN quy trách nhiệm cho một mình ông Đinh La Thăng.
Theo dõi những vụ bê bối như thế này, cô nhỏ Lưu Thị Quyên thấy ngay sự vô
lý của việc tùy tiện tiêu tiền nhà nước để làm giàu riêng, cô nói :
*“Dự án của cháu bắt đầu bằng một cái hiểu lầm rất phổ biến ở giới trẻ, đó
là các bạn thường nghĩ rằng ngân sách nhà nước là từ nhà nước ban phát cho
mình, nghĩa là mình phải biết ơn nhà nước khi nhà nước cung cấp đường sá,
công viên, bệnh viện…”*
Đó không phải là hiểu lầm, mà là bị lừa phỉnh. Từ thời 1954 người ta đã
phải luôn mồm “cám ơn Bác”, “cám ơn Đảng”; từ thế hệ này qua thế hệ kia cứ
in rằng những gì mình nhận được là của Bác, của Đảng. Thét rồi dân chúng
không còn thói quen tư duy bởi vì Đảng quản lý luôn suy nghĩ của người dân.
Đảng cho nghe gì mới được nghe, Đảng bảo nghĩ gì mới được nghĩ.
Đời này tới đời kia, người dân chỉ biết biết cắm cúi sống và cắm cúi làm
việc. Nghĩa là đi từ kiếp con người sang kiếp của loài vật.
Cũng may là loài người chế ra cái máy vi tính, và rồi ông Trời sinh ra cô
Lưu Thị Quyên. Cô bé Quyên không phải “bị” nghe những gì Đảng nói. Cô bé
Quyên không “bị” suy nghĩ những gì Đảng bảo. Cô chỉ chú tâm nhìn vào
internet, và cô thấy ngay cái sự vô lý to đùng trước mắt :
*Việc gì mà phải cám ơn Đảng về việc Đảng lấy tiền của mình ban phát cho
mình ?*
Sau khi thấy ra sự vô lý khủng đó thì cô bé cảm thấy không nên tin tưởng
những người đang tiêu tiền của cô. Từ đó cô đặt vấn đề phải kiểm tra xem
người ta đã tiêu tiền của mình như thế nào? Trước tiên cô lấy chữ ký của
12.600 người để đòi Quốc hội CSVN phải công khai dự thảo ngân sách nhà nước
!!!
Tới đây thì rắc rối to cho lãnh đạo CSVN bởi vì người ta không thể bịt
miệng 12.600 người, cũng không thể thuê đầu gấu tấn công khủng bố chừng đó
người. Thôi thì đành cố đấm ăn xôi, giả ngây giả điếc, làm như không hay
không biết, chỉ mong sao cho cái con bé Quyên nó đừng có làm cái gì quá
đáng.
Thế nhưng ở bên Mỹ lão Trump lại không thông cảm cho. Nhân ngày phụ nữ
quốc tế bà vợ của lão bày ra chuyện vinh danh* Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là
“Phụ nữ can đảm” của thế giới*. Và rồi giờ đây lão Trump lại cho tìm trong
hơn 100 nước trên thế giới, lựa ra 10 nhân vật lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất,
trong đó có cô Lưu Thị Quyên của Việt Nam.
Thế rồi Tổng thống Donald Trump cho tuyên dương cô nhỏ *Lưu Thị Quyên là
“Lãnh đạo trẻ” của thế giới*…!! Mà cái cô lãnh đạo này thì bé hạt tiêu, cô
ta chẳng biết sợ trời sợ đất là gì, cô ta phát biểu trước thế giới về những
phi lý của chế độ CSVN như là chuyện… chơi game !!
Nhờ cô Quyên mà cả thế giới bật ngữa. Người ta tưởng chuyện cám ơn lãnh tụ
chỉ xảy ra ở Bắc Triều Tiên, bởi vì dân trí ở đó ngang bằng mặt đất. Nhưng
người ta đâu ngờ ở Việt Nam cũng còn tư tưởng đó, mà ngay cả trong giới
trẻ có học thức. Thật là quá thất vọng !
Trước mắt nhà lãnh đạo trẻ Lưu Thị Quyên còn có hàng loạt những vấn đề cần
phải ra tay :
*Trước tiê*n là nhà nước phải công khai hóa con số Formosa chịu bồi thường
500 triệu USD ở đâu mà ra? Tại sao không phải là 400 triệu? Tại sao không
phải là 600 triệu, 700 triệu ?
*Thứ hai* là nhà nước phải công khai lỗi của Formosa. Formosa đã gây thiệt
hại như thế nào mà phải chịu phạt 500 triệu ? Con số này có quá đáng lắm
không so với lỗi mà Formosa đã phạm phải? Hay là không đáng bao nhiêu so
với tai họa do Formosa gây ra?
*Thứ ba l*à nhà nước phải công khai xác nhận các quan chức CSVN có đồng lõa
trong vụ sai phạm của Formosa không? Đồng lõa như thế nào?
*Thứ tư* là nhà nước phải công khai xác nhận quan chức CSVN có đồng lõa
trong việc đẻ ra con số 500 triệu USD bồi thường hay không? Đồng lõa như
thế nào ? Ai là người cho phép thương lượng và ai là người chịu trách
nhiệm thượng lượng ?
*Thứ năm* là nhà nước phải công khai chuyện tại sao ngay từ đầu Formosa đã
nhận là cá chết do nhà máy thép, thế mà nhà nước lại nói không chắc ? Rồi
đùng một cái nhà nước nói đúng là Formosa làm cá chết và Formosa đã chịu
bồi thường 500 triệu USD?
*Thứ sáu* là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải công khai giải thích vì sao
Thủ tướng lại nói nếu kiện Formosa thì chưa chắc 30 năm sau đã nhận được
bồi thường?
Ngoài ra còn nhiều thứ khác nữa mà nhà lãnh đạo trẻ Lưu Thị Quyên cần phải
giải quyết; dĩ nhiên phải ưu tiên cho Formosa chứ nếu không thì sắp sửa
xảy ra đổ máu giữa dân oan Nghệ An, Hà Tĩnh với lực lượng đầu gấu của nhà
cầm quyền CSVN.
Có lẽ rồi đây cô nhỏ Lưu Thị Quyên không còn vô tư “lên tay múa ngón” trên
bàn phím như chơi game nữa, bởi vì gánh nặng trên vai của cô rất lớn so với
tuổi tác của cô….Cô đã thực sự trở thành chỗ nhờ của hằng triệu con người.
Và giờ đây không chỉ có 12.600 người đồng chí với cô, mà là 12.600 x 2,
12.600 x 3,… và đằng sau còn có cả ông Trump !!!…
Lãnh đạo Nguyễn Thị Kim Ngân đã từng mạnh miệng hỏi những người như Lưu Thị
Quyên đã làm được gì cho đất nước? Thì đây, 12.600 người trẻ tuổi đã hỏi
ngược lại bà Kim Ngân rằng bà đã làm được gì cho đòi hỏi công khai hóa ngân
sách nhà nước? Đó là công việc của chính bà. Để xem bà Ngân sẽ làm được
gì trước đòi hỏi chính đáng của Lưu Thị Quyên ?
Bùi Anh Trinh
FSP4VN
Chiếc Nhẩn Ân Tình - Bùi Thượng Phong
Chiếc nhẫn ân tình.
Bùi Thượng Phong
Khoảng
cuối năm 1967 tôi nhận được sự-vụ-lệnh về cầm một Đại Đội của một Tiểu
Đoàn mới thành lập chưa được bao lâu, thuộc Sư Đoàn 25
Bộ Binh lúc đó đang đồn trú tại quận Đức-Hòa.
TĐ
này trước đó mấy tháng, được đặt dưới quyền chỉ-huy của một vị Th/T rất
nổi tiếng bên Biệt-Động-Quân mới chuyển qua. Vì công-sự phòng-thủ chưa
hoàn tất, BCH/TĐ phải tạm thời đóng trong một
ngôi
biệt thự của một nhà máy xay lúa. Lợi dụng cơ hội này, VC đã bất ngờ
dùng đặc-công và nội-tuyến, trong một đêm đen tối, chúng đã tràn ngập
vào được BCH/TĐ ngay từ những phút đầu, gây thiệt hại rất nặng cho bên
ta. Tai hại nhất, chúng đã lấy đi mạng sống
của cả hai vợ chồng vị TĐTrưởng mà ai đã từng là Biệt-Động-Quân cũng đều phải nghe danh: “Th/T Cọp-Ba-Đầu-Rằn”!
Tiếc
thương ông và người vợ nữ-lưu anh-hùng, nhưng mọi người thầm tự hỏi: Có
phải ông đã quá khinh địch? Hay ông có điều gì bất mãn khi đang trong
một binh chủng nổi tiếng, nay phải chuyển về một đơn vị bộ binh khiến ông lơ là thiếu cảnh giác? Điều này chỉ riêng mình ông biết!
Sau
trận thảm bại này, các anh em binh sĩ trong TĐ xuống tinh thần rất
nhiều! Tiểu-đoàn phải chờ bổ xung thêm quân số và cần được “hấp” lại. Và
tôi được chuyển về đây cũng trong dịp này.
Được
nương nhẹ rất nhiều, nhiệm vụ chính của TĐ lúc đó hầu như chỉ là hành
quân mở đường và làm an ninh vòng ngoài cho BTL/SĐ25BB tại Đức-Hoà. Lâu
lâu cũng có
hành quân, nhưng chỉ là những cuộc hành quân lục xoát quanh vùng, sáng đi chiều về, như công chức!
Trong
khoảng thời gian coi như nhàn hạ này, tôi đã quen biết một đứa bé gái
tên là Hân, lúc đó khoảng 8, 9 tuổi, là cháu gọi bằng dì của cô Thanh,
chủ ngôi nhà
mà tôi đã xin phép để đặt BCH/ĐĐ.
Tôi
chọn nhà cô Thanh vì không những nhà có một sân lớn, mà còn có cả một
cái nhà cầu đàng hoàng! Cô Thanh, một phụ nữ khoảng trên dưới ba mươi,
không đẹp cũng không xấu, ăn nói rất nhỏ nhẹ, dễ thương.
Tôi không thấy chồng cô. Dù cô nghỉ dậy học đã lâu để trông coi việc
ruộng nương, nhưng bà con lối xóm vẫn quen gọi cô là Cô Giáo. Dĩ nhiên
cô Thanh không hề là đối-tượng của những sỹ-quan còn rất trẻ như chúng
tôi hồi đó.
Còn
nhớ ngày đầu tiên gặp và nói chuyện với cô ở ngoài sân, về việc xin tạm
dùng căn nhà làm BCH/ĐĐ, tôi thấy có một đứa bé gái đứng dựa lưng một
gốc cau gần
chăm chú.
Thấy nó dễ thương, tôi quì một chân xuống ngang tầm nó và ngoắc nó lại.
Nó phụng phịu lắc đầu không chịu. Cô Thanh nói như hơi gắt:
đó, đang nheo mắt nhìn tôi rất
- Hân không được hỗn, lại cúi đầu chào Thiếu-úy, đi con!
Vẫn còn phụng phịu, nó tiến lại gần tôi và lí nhí nói mấy câu gì tôi cũng không nghe rõ!
Tôi
thông cảm sự thay đổi quá đột ngột đối với gia đình cô giáo, đang vắng
vẻ, neo đơn; nay bỗng dưng ồn ào náo nhiệt, ra vào toàn lính là lính!
Cô
Thanh thì còn bận rộn với ruộng vườn, công thợ... chứ bé Hân thì ngoài
giờ đi học, nó đụng độ tụi tôi suốt ngày! Mấy ngày đầu, nó có vẻ còn
tránh né, nhưng rồi sau đó quen hết anh hạ-sĩ y-tá
này đến bác thượng-sĩ thường- vụ kia. Nó trở nên vui vẻ và hòa đồng rất
nhanh với cái không khí ồn ào nhưng kỷ-luật của đời lính chúng tôi. Đặc
biệt, Hân quí tôi hơn cả, vì có mấy lần tôi
đã giúp em giải một vài bài toán khó trong lớp. Nó quấn quít bên tôi
suốt ngày, chuyện trò líu lo không ngừng nghỉ. Có những lần tôi đi hành
quân về, nó núp trong bụi, rồi chợt ùa ra ôm lấy chân tôi cười nức nở...
Mới 8, 9 tuổi, mà em đã biết dành dụm
tiền
để mua đường, nấu đãi chúng tôi những bát chè thật ngọt ngào ấm bụng!
Bù lại, những lần đi phép, không lần nào tôi không mua cho em, khi thì
đồ chơi, khi khác là sách, tập...
Hân mồ côi cả cha lẫn mẹ.
Quê em
ở mãi đâu vùng An-Hiệp, Thái-Mỹ. Em kể với tôi, nước mắt lưng tròng:
Cha em một hôm đi làm ruộng, đạp nhằm phải mìn VC, chết không kịp trăn
trối! Hơn năm sau, người mẹ cũng ra đi vì bịnh! Thế là em phải về núp bóng dì em, là cô giáo Thanh.
Tôi lúc đó chưa lập gia-đình, thực tình, tôi thương Hân như thương người em út, nó còn kém đứa em út của tôi ba, bốn tuổi!
Tuy ở
với dì ruột, tôi biết Hân đang thiếu một tình thương phụ mẫu, nhất là
hình bóng của một người cha. Và... không phải là một nhà Tâm-lý-Học, tôi
không thể biết nổi: ở tuổi nào sớm nhất, một
đứa con gái có thể biết yêu? Vì có một lần, mấy cô bạn gái của tôi từ
Sàigòn lên thăm. Khi họ ra về, bé Hân đã đối xử với tôi một cách rất
khác thường! Nó lảng tránh và ít nói hẳn, không hồn
nhiên như trước nữa! Hình như nó cũng biết hờn, ghen? Tôi nghĩ dù sao,
nó chỉ là một đứa con nít! Mà đúng thế, chỉ được hai hôm là cô nàng đã
quên hết ! Lại dở trò nghịch ngợm, chọc phá như cũ...
Hồi đó
cứ như thế, tôi lấy tình thương yêu của anh em binh sĩ dưới quyền và
luôn của bé Hân như một hơi ấm gia đình. Đang ở cái tuổi tràn đầy nhựa
sống, mấy anh chàng sỹ-quan lóc chóc như tụi tôi,
có thì giờ là la cà tán tỉnh mấy em cỡ tuổi đôi tám, chợt nở rộ như
những bông hoa đầy hương sắc miền thôn dã, chẳng hạn như em Huệ con một
ông chủ nhà máy xay, hoặc Giáng Tiên, hoa khôi tỉnh Hậu-Nghĩa!
Thế
nhưng mấy tháng nhàn hạ qua nhanh như gió thổi, khi TĐ vừa có một sinh
khí mới, thì biến cố Tết Mậu-Thân xẩy ra! TĐ hành quân mệt nghỉ, ngày
nào cũng có hành quân, ngày nào cũng có đụng độ,
mà trận lớn nhất xẩy ra vào trước Tết khoảng 2, 3 ngày. ĐĐ của thằng
bạn cùng khóa nhẩy vào giữa một TĐ VC. Chúng đang ếm quân trong khu vực
Rạch Gấu, chờ xâm nhập để đánh vào Phú-Lâm ngày mồng một Tết. Hai trực
thăng bị trúng đạn phải quay về, ĐĐ của nó
thành ĐĐ trừ! Không đủ trực-thăng, ĐĐ của tôi phải lội bộ vào tiếp cứu.
Địch áp đảo về quân số, vũ khí có thừa, nhưng mục tiêu của chúng là
vùng Chợ Lớn, ngày Tết, không phải là chúng tôi. Thế nên chúng chỉ cầm
cự, chờ đêm xuống là rút. Vậy mà mãi mờ sáng hôm
sau, tụi tôi mới thanh toán xong mục tiêu. Nhờ những phi-vụ oanh tạc và
pháo binh bắn suốt đêm, VC dù đã cố kéo theo,nhưng cũng đành để lại rất
nhiều xác chết và vũ khí. Mặc dù vậy, chúng tôi cũng không vui gì khi
phải đem ra xác thằng bạn ĐĐ Trưởng và bốn binh sĩ dưới quyền của anh! Tội nghiệp, anh quê ở HócMôn, ra trường là xin ngay về SĐ25 cho gần nhà!
Khóa
chúng tôi đã có một số nhờ tài thao lược, lòng dũng cảm, cộng thêm sự
may mắn, đã vượt qua nhiều gian khổ và nguy hiểm mang lại nhiều chiến
công vẻ vang cho quân đội, nổi bật nhất là Tr/T
BĐQ
Lê-văn-Ngôn với 510 ngày trấn thủ Tống-Lê-Chân. Đa số còn lại đều đã hy
sinh khi còn rất trẻ, trong những trận đánh tuy khốc liệt, nhưng không
một ai biết, chẳng một ai hay! Tên tuổi và thành
tích hiếm khi được xuất hiện trên trang nhất các nhật báo, mà đa phần
chỉ thấy nằm trong những khung hình chữ nhật, mầu tang đen nơi trang
bốn!
Qua hai
đợt Mậu-Thân, tôi sống sót và được thăng Trung-úy, nghĩa là sớm hơn quy
định khoảng gần nửa năm, nhưng đến cuối năm 1969 tôi bị thương nặng,
miểng mìn văng đầy người. Tệ nhất, có một miểng
chém vào động mạch bên nách phải, máu ra rất nhiều và nếu không nhờ
trực thăng tản thương về bệnh viện dã chiến của SĐ25 Hoa-Kỳ, chắc chắn
là tôi đã theo mấy thằng bạn vui vẻ về miền quá cố rồi!
Khi cơn thập tử nhất sinh đã qua, tôi được chuyển về nhà thương Cộng-Hòa.
Một
hôm tôi đang nằm cho y tá rửa vết thương và thay băng thì có mấy anh em
Ban 5 Trung và Tiểu Đoàn lên thăm. Tôi ngạc nhiên hết sức khi thấy có cả
bé Hân trong đó. Nó chạy ngay lại ôm lấy tôi, nước mắt đầm đìa... Ông Thượng-sĩ thường-vụ của tôi sau khi thăm hỏi xong, nói nhỏ vào tai tôi:
- Ngày nào nó cũng lên TĐ, xin bằng được nếu khi nào TĐ lên thăm thương bịnh binh, nhớ cho phép nó đi theo!
Tôi
nhìn xuống con bé đang rúc cái đầu bé nhỏ vào bụng tôi, tấm thân mảnh
mai của em thì rung rung theo tiếng nấc. Tôi cúi xuống hôn trên mái tóc
mềm mại của nó và cứ để như vậy một lúc lâu, bởi vì chính trong lòng tôi cũng đang ngẹn ngào, xúc động!
Lúc sau, tôi nâng cầm nó lên, trấn an nó:
- Chú không sao đâu. Chỉ một thời gian ngắn nữa là chú sẽ lành vết thương và sẽ được xuất viện.
- Rồi Trung-úy có trở lại Đại đội không? Nó ngước mặt e ngại hỏi tôi điều mà nó quan tâm nhất.
- Chú cũng không biết nữa, chắc là phải ra một hội-đồng quân-y để họ giám định. Sau đó, chú mới biết.
- Vậy khi nào xuất viện, chú xuống thăm Hân nha? Tôi mỉm cười nhìn nó:
- Chắc chắn là chú sẽ đến thăm Hân và các anh em trong đại-đội, ngay khi nào chú có thể đi được.
Lúc
này mới thấy nó nở một nụ cười, rồi cúi xuống nhấc lên một túi nhỏ và
lấy từ trong đó ra một ít trái cây để trên chiếc bàn nhỏ đầu giường. Thì
ra nó cũng biết đem qùa cho thương binh!
Phái
đoàn thăm viếng lúc này đã xin phép tôi để qua thăm các anh em thương
binh khác. Trước khi ra khỏi phòng, ông thượng-sỹ thường vụ cúi xát tai
Hân dặn dò:
- Khoảng nửa tiếng nữa con ra chỗ đậu xe để về nha. Về sớm cho an toàn.
Nó ngoan ngoãn gật đầu, rồi bắt đầu bi bô:
-
Tháng trước ai trong đại đội cũng tin là chú đã chết rồi. Tiểu-đoàn
không có tin tức gì vì chú nằm ở bệnh viện Mỹ. Mãi sau, khi họ chuyển về
Cộng-Hòa mới biết chú còn sống. Dì Thanh có dắt
Hân đi cầu nguyện trên chùa hoài. Dì con nói gởi lời thăm chú.
Đến
đây, nó bắt đầu quay qua nhìn mấy vị sỹ-quan thương binh khác nằm cùng
phòng. Chợt thấy chiếc nhẫn của tôi để trên mặt bàn lúc tháo ra cho y tá
rửa vết máu trong các ngón tay, nó cầm lên ngắm nghía rồi hỏi:
- Nhẫn này của chú? Sao bự và đẹp quá vậy?
- Ừa, nhẫn của chú. Đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của trường Võ-Bị ĐàLạt, lúc mãn khóa ai cũng có.
- Chú qúi nó lắm?
- Chú rất qúi nó, và chú đã đeo nó từ khi ra trường.
Nó nhẹ
nhàng để lại chiếc nhẫn vào chỗ cũ, rồi quay ra ôm lấy tôi, như thể
không muốn xa rời. Nó kể đủ thứ chuyện ở Đức-Hòa, đâu là đại đội đã có
ĐĐTrưởng mới, nhưng không còn đóng ở nhà nó nữa, các chú trong BCH/ĐĐ vẫn thường ghé thăm luôn...
Nửa giờ sau, ông thường-vụ đã xuất hiện ở cửa phòng, nói với vào
- Chào Trung-úy đi Hân, đến giờ về rồi.
Hân bắt đầu lúng túng, vòng tay bé nhỏ, nó cố ôm lấy tôi. Mấy phút sau, tôi phải nhẹ nhẹ gỡ nó ra:
- Thôi Hân về đi không họ chờ.
Nó nhìn tôi như muốn khóc:
- Chú hứa nha! Đừng quên đến thăm Hân nha, Hân chờ đấy!
Nói
rồi nó buông tôi, từ từ bước ra cửa, hình như nó đã khóc. Đến cửa phòng,
nó quay lại nhìn tôi, bàn tay bé nhỏ của nó đang cố chùi những giọt
lệ... Không cầm lòng được, tôi gọi nó:
- Hân lại đây với chú.
Tôi cầm chiếc nhẫn lưu-niệm của tôi, nhẹ nhàng để vào lòng bàn tay của nó:
-
Hân giữ
cho chú chiếc nhẫn này. Giữ thật kỹ và đừng cho ai biết. Hân biết là chú
qúi nó như thế nào rồi. Khi nào xuất viện chú sẽ đến thăm Hân và Hân
đưa lại cho chú, Thế có được không?
Thật
không ngờ, cái ý-kiến bất chợt đến với tôi lúc đó lại có tác dụng ngay.
Hân vui mừng ra mặt, ít nhất nó đã có một vật làm tin kèm theo lời hứa.
Lau hết nước mắt nó thủ thỉ:
- Dạ, con sẽ giữ thật kỹ, chờ khi nào Trung-úy đến con giao lại.
Tôi
xoa đầu nó rồi đẩy nhẹ nó về phía cửa. Lần này, nó quay lại mỉm cười
nhìn tôi và rồi bóng nó từ từ lẫn vào với dòng người thăm viếng bên hành
lang bịnh-viện...
Tôi
xuất viện sau đó chừng một tháng, và phục hồi mau lẹ. Tuy vậy, phải chờ
đến tháng ba năm 1973 tôi mới nhận được giấy tờ giải ngũ chính thức.
Nhìn ngó bên
ngoài, tôi may mắn không mất mát gì
cả, nhưng những ngón tay bên mặt, nhất là ngón chỏ, không co duỗi bình
thường được. Cầm tờ chứng-chỉ giải-ngũ trong tay, tôi ngậm ngùi: thế là
vĩnh viễn giã từ vũ khí!
Trong
khoảng thời gian chờ quyết-định của Hội-Đồng Quân-Y, tôi đã đi Đức-Hòa
thăm lại chốn xưa. ĐĐ của tôi gần như hoàn toàn mới, chỉ trừ một vài anh
em trong
BCH/ĐĐ nhận
ra tôi, còn lính tráng hầu hết là lính mới, nhìn tôi như nhìn một người
xa lạ! Chiến tranh đã làm thay đổi nhanh không thể ngờ được!
Tôi
lần mò đến nhà cô giáo Thanh để thăm cô và bé Hân nhưng thật không may,
người nhà cho biết hai dì cháu cô đã đi ăn đám giỗ bên Bình Thủy, có lẽ
đến chiều mới về.
Tôi buồn rầu về lại Sàigòn, tự hứa sẽ trở lại vào một dịp khác.
Chiến
tranh vẫn còn đó, chiến trận gia tăng khắp mọi nơi, nhưng Sàigòn vẫn còn
là một mảnh đất khá bình yên! Nó như một hải đảo nằm giữa một biển lửa.
Và tôi đã phải cố gắng để thích ứng với cuộc
sống hoàn toàn thay đổi. Dù sao, tôi vẫn còn trẻ. Tôi làm việc như một
cái máy, nhưng tôi không còn bị cô đơn, cái cô đơn của một người chỉ
huy, dù chỉ là một cấp nhỏ; tôi tự do, không còn bị ràng buộc vào một
trách nhiệm có liên can đến sinh mệnh của
nhiều
người khác. Tâm trạng thả lỏng này đã dẫn tôi đắm mình trong thụ hưởng,
để bù lại cho bao năm tháng tuổi xuân đã qua đi trong quân-trường và
ngoài trận địa.
Bận
rộn vì công việc lúc ban ngày, say mê trong ánh đèn mầu của các
vũ-trường vào ban đêm, tôi gần như đã quên hẳn Hân, một đứa bé đang ở
một nơi thiếu an ninh, mà chỉ một năm trước, tôi đã coi
nó như một đứa em ruột thịt. Tôi đã tự khất lần, và ngần ngại không
muốn ra khỏi Đô-thành, nơi mà lúc nào cũng có những cuộc vui đang chờ
sẵn.
Khoảng
đầu năm 1974, nhân một chuyến đi Trảng Bàng, tôi ghé vào Đức-Hòa và gặp
lại Hân. Căn nhà vắng vẻ, khu xóm cũng thiếu bóng những người lính, có
lẽ họ đang
bận rộn trong một cuộc hành-quân nào đó. Khi tôi đến, chỉ có mình Hân ở nhà, cô Thanh có lẽ đang đi coi ruộng vườn.
Hân
lúc này không còn bé nữa, em đang là một thiếu-nữ tràn đầy nhựa sống với
một vẻ đẹp tự nhiên và tuyệt mỹ mà Thượng-Đế chỉ dành cho những người
con gái đương độ thanh xuân. Em mừng đến rơi cả nước mắt khi thấy tôi. Rót nước mời, em vẫn thân mật nhưng tỏ ra hơi e thẹn, cái e thẹn dễ yêu của các cô gái đang dậy thì.
Hân
cho biết em đã trông mong tôi từng ngày, và rất ân hận vì lần trước tôi
đến, mà em không được gặp. Lấy chiếc nhẫn dấu kín trong hộc tủ, Hân đưa
nó sát mặt tôi, rồi nắm vội nó trong bàn tay và ấp lên ngực:
- Hân
biết đây là chiếc nhẫn lưu-niệm của chú, nó lưu lại những kỷ-niệm của
chú với quân-trường ĐàLạt; nhưng bây giờ, nó cũng đã trở thành một vật
lưu-niệm của Hân. Nó đã lưu lại những kỷ-niệm giữa Hân và chú. Hân muốn được giữ nó lâu hơn nữa, như vậy có được không?
Tôi cảm động trước những lý lẽ phát ra tự con tim của em:
- Hân cứ giữ nó đi, như vậy khi nào chú đến với Hân, chú sẽ được gặp cả hai.
Quá vui mừng, quên cả e thẹn, Hân chạy lại ôm tôi, và nói trong cảm động:
-
Thực ra, khi có chiếc nhẫn bên mình, Hân có linh cảm là chú sẽ luôn
luôn quay về tìm Hân, và như vậy Hân sẽ không bao giờ mất chú.
Tôi ôm chặt Hân, và hôn nhẹ trên trán em như vài năm trước, khi em còn rất nhỏ.
Hình
như Hân muốn nhiều hơn thế, em từ từ ngước mặt lên để mong hai làn môi
chạm nhau, nhưng tôi đã tự dừng lại bằng cách buông lỏng em. Có phải tôi
đang còn
bối rối giữa Hân, một đứa bé và Hân, một cô gái đang độ xuân thì?
Chúng
tôi chia tay nhau khi ánh chiều vừa xuống. Tôi hứa với Hân sẽ lên thăm
em thường hơn. Cả hai cùng bịn rịn, không nỡ rời nhau, nhưng rồi phút
chia ly cũng phải tới, tôi lên xe về lại Sàigòn mang theo một hình ảnh của Hân, đầy nước mắt...
Những
tháng ngày sau đó, thời cuộc biến đổi không ngừng... Tất cả đều thất lợi
cho miền Nam chúng ta. Ngay cả con đường từ Sàigòn đi Đức-Hòa cũng
không còn an ninh nữa! Tiếp đến là những biến cố
dồn dập, nó đến nhanh quá, như dòng thác lũ, như cơn đại hồng thủy, nó
cuốn đi hết cả... Không kịp nữa rồi, những gì ta không làm, hoặc chưa
làm, đành phải xếp lại trong niềm hối hận khôn nguôi...
Câu
“nước mất, nhà tan” thật là thấm thía với tâm trạng của những người bỏ
nước ra đi ngày ấy! Ra đi là không bao giờ nghĩ đến ngày trở lại, ra đi
là chấp nhận cả một trời mù mịt, đau thương!
Tôi
cũng ở trong số ít những người “bất hạnh nhưng may mắn” này! Tất cả
nhân dân miền Nam coi như gẫy cánh nửa đường; có khác chăng, chỉ là mỗi
người “gẫy” một kiểu.
Riêng tôi đã gẫy một lần rồi, vừa mới bắt đầu xây dựng lại, thì nay lại gẫy thêm một lần nữa..
o O o
Vật
lộn với cuộc sống đến năm thứ 32 trên nước Mỹ, tôi quyết định nghỉ hưu
vì đã thấm mệt, cả thể xác lẫn tinh thần. Những chuyện ngày xưa khi nhớ,
khi quên.
Nhiều chuyện quên hẳn, như gió thoảng, như mây bay!
Dòng đời thay đổi, cũng chỉ là lẽ tự nhiên của cuộc sống!
Những ngày, tháng buồn tênh, tôi chợt nhớ đến một câu thơ, không biết đã đọc được ở đâu và ai là tác giả:
Khi ta ở, đất chỉ là đất,
Khi ta đi, đất đã hóa linh hồn!
Vâng,
linh hồn của đất, của những nơi ta đã từng đi qua, những nơi ta đã từng
dừng lại... Nó đã có một linh-hồn, và linh-hồn đó đã ám ảnh tim ta, như
muốn gọi ta về.
Và ... tôi đã về thăm lại Sàigòn vào năm 2007!
Vẫn biết đổi thay là lẽ tự nhiên của cuộc sống, sao tôi vẫn thấy bàng hoàng, tiếc nuối những ngày xa xưa?!
Lang
thang mãi ở Sàigòn, chán! Một hôm, tôi trở lại Đức-Hòa, tò mò muốn biết
giờ nó ra sao? và... những người muôn năm cũ...? Hơn ba mươi năm đã
trôi qua, vật đổi sao rời, bóng chim tăm cá.
Đức-Hòa
đã thay đổi theo một chiều hướng đi xuống! Ngày xưa, dù đang là thời
chiến tranh, nó vui nhộn biết là bao: hàng quán, lính tráng, người mua
kẻ bán ồn ào, tấp nập. Những con đường, tuy chỉ
nhỏ vừa cho hai xe nhà binh tránh nhau, nhưng đầy bóng mát của những
hàng cây cao... Giờ đây, có những con đường mới mở, rộng thênh thang,
thẳng tắp, nhưng trống trơn dưới ánh nắng như thiêu như đốt, không một
bóng cây; xe cộ thì lẻ loi vài chiếc! Thị-xã
giống như một cô gái quê, xấu, đang cố làm dáng với những vết son vụng về tô vội!
Đến
khu Bình Tả, nơi ngày xưa tôi đã đóng quân. Cảnh vật không thay đổi
nhiều, nhưng sao trông thật hoang sơ, buồn thảm. Tại một ngã ba, ngày ấy
có một cái quán lụp xụp, lúc nào cũng ồn ào những
lính. Chính tại nơi đây, tôi đã ăn một tô hủ tíu ngon nhất trong đời!
Đi vào sâu hơn khoảng trăm mét là ngôi biệt thự nhà máy xay. Căn nhà
hình như đang bỏ hoang. Hỏi thăm thì biết cô Huệ đã định cư bên Úc từ
lâu. Cô Giáng Tiên, hoa khôi Hậu-Nghĩa, nghe
nói
sau này lấy một sỹ-quan Biệt-động-quân đẹp trai, giờ này chắc đang ở
bên Mỹ. Đi sâu hơn nữa thì gặp tàn tích của một cái đồn, đồn này là của
tiểu-đoàn chúng tôi hồi đó. Gần đấy có cắm một cái bảng nhỏ, trên đề: Di
tích lịch-sử - Cấm đến gần!
Tự nhiên, tôi thấy lạnh toát người. Có phải anh linh của bao nhiêu chiến sĩ ngày xưa, vẫn như còn đang phảng phất đâu đây?!
Ra
thăm khu trung tâm thị-xã, ở đây có thay đổi chút ít. BTL/SĐ25 BB nay
hình như đang là một khu dành cho trẻ em, ngay trước cổng vào có một căn
nhà nhỏ, trong đó trưng bầy hình ảnh và những kỷ-vật của ông Võ văn Tần!
Chợ Đức-Hòa có xây một mặt tiền mới, quay về hướng khác, nhưng bức tường mặt tiền cũ vẫn còn nguyên.
Đang
ngơ ngáo nhìn ngó cảnh vật, tôi chợt để ý có một bà cụ cứ chăm chú nhìn
tôi. Bước đi vài bước, bà lại quay đầu nhìn lại; cuối cùng bà cụ đến gần
nhỏ nhẹ hỏi tôi:
- Nếu không phải, xin ông thứ lỗi. Phải ông đây là Trung-úy Phong không?
Tôi giật bắn người. Chắc chắn đây là một người quen biết với tôi, nhưng nghĩ mãi, tôi đành chịu:
- Dạ, tôi là Phong đây! Xin lỗi, trí nhớ tôi hơi kém, bà đây là...?
-
Trời đất, Mô Phật! Thiệt không ngờ cũng có ngày tôi lại gặp được
Trung-úy! Tôi là Thanh đây. Xưa Trung-úy có đóng quân nhà tôi, Trung-úy
còn nhớ không?
Lúc này thì hình ảnh của một cô giáo Thanh ngày xưa đã lờ mờ lẫn vào khuôn mặt già nua của bà cụ, tôi mừng rỡ:
-...Cô
giáo Thanh. Tôi nhận ra rồi. Tôi nhận ra rồi. Chà, cô trông còn mạnh
lắm, đi không cần chống gậy mà. Xin mời cô vô quán nước đây ta ngồi nói
chuyện.
Đôi mắt già nua của cô Thanh đã thấy có ánh nước, cô cầm tay tôi ân cần:
-Thôi,
quán xá gì. Chắc là Trung-úy ở nước ngoài về thăm quê hương? Trung-úy
có rảnh mời ghé lại tôi uống miếng nước. Nhà cũng gần đây thôi.
-
Dạ. Tôi ra khỏi nước từ năm 75, giờ nghỉ hưu rồi mới có dịp về thăm
lại. Hồi nãy đi ngang, tôi thấy nhà cũ của cô giờ dường như là một nhà
máy gì đó?
-
Bị nhà nằm trong khu “quy-hoạch”, nghe đâu họ đã bán đất đó cho Hàn
quốc lập nhà máy may gì đó. Tôi phải mua bậy một căn nhà cũng gần chợ
đây thôi, cho nó tiện.
Mời Trung-úy đi theo tôi, chút xíu là tới à.
Lẽo đẽo theo chân bà cụ đi sâu vào một con đường nhỏ ngang hông chợ, tôi ngần ngại ngỏ ý:
Tôi giã từ quân đội lâu lắm rồi, cô Thanh cứ gọi tôi bằng tên cho tiện.
-
Không có sao đâu. Ở đây bà con cỡ tuổi tôi, ai cũng qúi những người
lính Cộng-Hoà khi xưa! Lại bởi tôi quen miệng rồi, tôi nhớ trung-úy là
trung-úy, gọi khác nghe kỳ lắm.
Đến đây, mặc dù tận đáy lòng, như có một chút gì hơi hổ thẹn vì sự thất hứa năm xưa, nhưng tôi không thể quên được Hân:
- Thế cháu Hân giờ sao rồi? Chắc cũng con cháu rầm rề cả!?
Cô Thanh bỗng như chùng xuống, cô nói rất nhỏ, giọng run run:
- Cháu... cháu nó không còn ở với tôi nữa.
Vừa lúc đó, cô dừng lại trước một căn nhà, nhà của cô. Phải qua một cái sân nhỏ trước khi vào tới phòng khách. Cô Thanh dơ tay:
- Dạ, mời ngồi. Để tôi lấy nước trà mời trung-úy.
Trong
nhà còn có hai vợ chồng người bà con của cô, tuổi khoảng ngũ tuần. Cô
Thanh sai họ châm bình nước trà, đoạn rót ra trân trọng mời tôi. Không
giữ được kiên nhẫn, tôi hỏi:
- Hồi nãy cô nói cháu Hân không còn ở với cô. Vậy giờ cháu đang ở đâu?
Sau một hơi thở thật dài, cô Thanh bỗng bật lên khóc nức nở. Hai tay bưng mặt, cô nói trong tiếng nấc:
- Cháu nó đã mất rồi! Nó bỏ tôi đã gần ba chục năm rồi trung-úy ơi!
Tôi
bàng hoàng, choáng ngợp như vừa bị dội cả một thùng nước lạnh vào
người! Qua một phút xúc động đến tột cùng, tôi lấy lại bình tĩnh:
- Cháu nó qua đời như thế nào, cô có thể cho tôi biết được không?
-
Chuyện cũng hơi dài dòng, vì vậy tôi có ý mời trung-úy tới nhà, mình có
nhiều thời gian hơn. Cô Thanh có vẻ đã lấy lại được chút bình tĩnh, cô
tiếp:
-
Tôi nhớ nó mất năm Mậu Ngọ, 1978. Lúc đó khó khăn lắm, cả nước đói! Ở
quê như chúng tôi mà cũng phải ăn độn! Cháu Hân bỏ học ngay từ năm 75.
Nó nói học hành gì mà tối ngày họp tổ, họp đoàn,
rồi
chửi bới chế độ cũ... Vậy mà cũng không thoát, nó phải nhập vào cái gì
kêu là thanh-niên xung-phong gì gì đó, đi làm thủy lợi. Nghĩa là đào
kinh, đắp mương đó, trung-úy.
Ngừng lại vài giây như thể để lấy thêm sức, cô tiếp:
- Hồi
đó nó đang tuổi con gái, mà ăn uống thì thiếu thốn. Lại thêm thi đua này
nọ, nó bị mất sức nhiều lắm, rồi bị sốt xuất huyết. Bịnh cũng không
đáng gì, nhưng thuốc men hồi đó hoàn toàn không có. Ăn còn không đủ, nói chi thuốc!... Lúc đó nó mới vừa 19 tuổi.
Đến đây, cô lại ôm mặt nức nở... Tôi lại gần cô, vỗ về an ủi:
-
Số phận đã an bài như vậy, không cho em qua được cơn khó khăn. Cô cũng
không nên rầu rĩ quá không có lợi. Tuổi cô cũng như tôi, ngày một yếu
kém...
- Tôi cũng biết vậy, và tôi cũng đã cố giữ gìn sức khỏe, để sống đến ngày hôm nay...
Nói tới đây, cô Thanh từ từ đứng dậy, hướng dẫn tôi đi về phía bàn thờ giữa căn nhà.
Phía
trên bàn thờ, tôi thấy có treo hai tấm hình lớn mà tôi đoán là song thân
của cô Thanh; đặt trên mặt bàn thờ phía bên trái, có ba tấm hình mà một
trong ba tấm đó, tôi nhận ra là em Hân.
Hình chụp có lẽ vào lúc em 17, 18 tuổi, trông xinh đẹp như một bông hoa đang nở.
Khi
tôi nhìn em thì đôi mắt của em cũng đã nhìn vào tôi từ lâu lắm rồi, có
lẽ ngay từ khi tôi bước vào căn nhà này! Thắp nén nhang, tôi biết tim
tôi đang chảy ra thành nước, và dòng nước ấm đó
đang chảy ngược lên phía đôi con mắt ... Khói nhang bốc lên không gian
và tỏa rộng. Ánh sáng yếu ớt khúc-xạ qua làn khói, làm như em đang mỉm
cười nhìn tôi. Có lúc lại không phải là cười, mà đang nhìn tôi như trách móc!?
Mắt
tôi bỗng nhiên hơi mờ đi, hình ảnh của Hân, một buổi chiều xa xưa trong
dĩ-vãng bỗng hiện về, bé nhỏ lẫn trong đám người thăm viếng ở bịnh-viện
Cộng-Hòa, em quay lại mỉm cười nhìn tôi...
Và rồi lần cuối cùng tôi gặp, cánh tay bé nhỏ dơ lên chào tạm biệt khi tôi trở về Sàigòn, mắt em đầy lệ...
Một âm thanh mơ-hồ như vọng lại từ một nơi nào xa, xa lắm:
- ...Đừng quên đến thăm Hân nha, Hân chờ đấy!...
Người tôi lúc đó như muốn rũ xuống, tôi cố gắng hết sức đứng thẳng người, nhìn tha thiết vào đôi mắt em, cầu xin một tha thứ.
Ngay
trước bức hình của em, tôi thấy có một hộp nhỏ bằng nửa bàn tay, khảm
xà cừ mầu đen rất đẹp. Thấy tôi nhìn vào chiếc hộp nhỏ, cô Thanh nói như
khuyến khích:
- Trung-úy cứ cầm lên và mở ra coi.
Tôi
nhẹ nhẹ cầm chiếc hộp lên bằng hai tay và mở nó. Một thứ ánh sáng như
lóe lên: chiếc nhẫn Võ Bị năm xưa của tôi hiện ra, sáng bóng, nằm trong
hộp trên một miếng nỉ trắng.
Cầm
chiếc nhẫn trên tay, tôi chợt rùng mình, dường như có một luồng điện
nhẹ đang chạy qua khắp châu thân! Qua bao năm tháng, chiếc nhẫn vẫn còn
đây mà người xưa đã mất. Chiếc nhẫn như nhắc
tôi
một lời hứa mà tôi không giữ trọn! Nhìn giọt nước mắt rơi, tôi mới biết
mình đang khóc. Thực lòng, tôi cũng không biết tôi đang khóc vì vui
mừng thấy lại một kỷ-vật xưa, hay đang khóc vì tràn đầy ân hận.
Rồi như một phản xạ, tôi đưa nó lên gần miệng, hà một hơi ấm vào viên hồng ngọc rồi chà sát nhẹ nhẹ vào ngực, phía trái tim.
Nhạt nhòa trong nhang khói, tôi thấy Hân như lại mỉm cười. Có phải tôi tưởng tượng không, hay đang có một thần giao cách cảm?
Cô Thanh từ nãy chỉ đứng yên lặng theo dõi, bỗng cô nói, giọng nhẹ như hơi thở:
-
Những lúc còn tỉnh, cháu nó đã kể hết cho tôi nghe vì sao nó có chiếc
nhẫn này. Trước đó, nó đã giấu cả tôi, giữ kín và âm thầm chờ mong cho
đến những ngày cuối cùng. Trước khi nhắm mắt, nó
còn dặn tôi phải để chiếc nhẫn này ngay trước hình thờ của nó, vì nó
quả quyết là sẽ có một ngày, một ngày trung-úy sẽ tìm đến.
Ngừng một phút, cô nói thật nhỏ, như nói với chính mình:
- Cũng phải mất hơn ba chục năm! Giờ thì châu đã lại về hiệp phố!
Đặt lại chiếc nhẫn vào trong hộp và trân trọng để chiếc hộp vào đúng chỗ ban đầu, tôi quay qua cô Thanh:
- Thưa
cô, chắc nó không cần về “hiệp phố” nữa đâu. Tôi giữ nó chỉ có khoảng 5
năm, thế mà chiếc nhẫn này nó đã ở bên em Hân những trên ba mươi năm,
những lúc em
còn sống và cả những lúc em đã qua đời. Tôi không thể hình dung được
rồi mai đây, bên hình của em sẽ chỉ còn là một khoảng trống. Tôi biết
khi xưa, em luôn
luôn muốn có chiếc nhẫn này ở bên cạnh. Cái chỗ đúng nhất của nó là ở
trong cái hộp này, ở tại nơi đây! Xin phép cô, cho tôi cứ để
nó bên em Hân mãi mãi... Âm dương là muôn đời cách trở, nhưng tôi muốn
mượn chiếc nhẫn này, như một vật xúc-tác giữa hai linh hồn, một linh hồn
sống tha-phương nơi đất khách quê người, và một linh hồn mãi mãi trên quê hương...
o O o
Cô
Thanh ân cần mời tôi ở lại dùng cơm chiều, nhưng tôi phải từ chối vì
không muốn trở lại Sàigòn khi quá tối. Tôi hẹn tuần sau sẽ lên để thăm
mộ và đốt cho em Hân một nén nhang
Khi tiễn tôi qua chợ, cô cười nói với tôi:
-
Trung-úy biết không, khi mua lại căn nhà gần chợ này, tôi cũng có chủ ý
là được thấy thật nhiều du khách Việt-kiều. Thấy ai có dáng Việt-kiều
là tôi ngó thiệt kỹ. Không dè cũng có ngày Trời
Phật thương.
Tôi
mỉm cười trước những ý nghĩ chân chất và đôn hậu của một người miền Nam
như cô Thanh. Từ giã cô, tôi theo tỉnh lộ 10 để về Sàigòn. Trước kia con
đường này ít khi được xử dụng vì luôn luôn bị đắp mô, mìn bẫy...
Thương
hải biến tang điền! Ngàn xưa đến ngàn sau, dù muốn hay không, đổi thay
mãi mãi vẫn là một bản chất tự nhiên của cuộc sống!
Chỉ có tình-cảm của con người, có những thứ tình-cảm mà đời đời, không bao giờ thay đổi
...Vậy mà nhiều khi tôi vẫn đinh ninh rằng: Đã mất hết cả rồi!
Bùi Thượng Phong
FSP4VN
FSP4VN
Monday, May 22, 2017
Wednesday, May 17, 2017
TUỔI TRẺ VIỆT NAM QUẬT KHỞI !!! Thiên Kim
Quê hương tôi đắm chìm bao năm lửa khói
Quê hương tôi muôn người chịu lắm bất công
Người dân tôi cuộc đời triền miên khổ nạn
Đất nước hoang tàn trong chủ nghĩa tam vô!
Máu đã đổ loang khắp mọi miền đất nước
Xương đã đầy chất thành những đống núi cao
Đời kiến, giun oằn mình vật vờ chịu đựng
Đồng bào ơi! Vùng lên để sống quyền người
Đứng dậy mau Tuổi Trẻ Việt Nam yêu nước
Chớ ngại chi Quê hương Tổ Quốc mong chờ
Cứu giang sơn bên bờ vực sâu tăm tối
Thoát nguy nàn dựng lại Việt Nam thắm tươi
Một ngày mai quê hương Việt Nam tươi sáng
Khắp thôn làng thị thành bừng tiếng hát vang
Thoát ly đời buồn đau ngục tù đen tối
Cả dân ta, nước ta thanh bình ... Hoan ca
Thiên Kim
FSP4VN
Diễn Châu, Nghệ An và cả nước hãy đứng lên !!!
Trần Thảo (Danlambao) - Tôi chưa bao giờ là người thích bạo động.
Trong suy nghĩ của tôi, đất nước Việt Nam nếu có thể nhờ những
tác động bên ngoài để chuyển hướng về dân chủ, trong hòa
bình, là điều tốt đẹp nhất, tránh cho đồng bào tôi thêm những
tan nát đau thương. Tôi mơ ước điều đó xảy đến cho đất nước tôi,
nhưng tôi không hề ôm ảo tưởng về sự hồi đầu hướng thiện của
cái đảng CSVN chết tiệt hiện đang gieo tang tóc đau thương cho dân
tộc này.
Đã 87 năm trôi qua, kể từ khi nó chính thức được thành lập, cái đảng ma quỷ đó đã nắm lấy quyền cai trị đất nước, làm nô lệ cho cộng sản quốc tế, mặc cho dân tình đau khổ, bỏ qua những cơ hội có thể khiến đất nước cất cánh, trái lại càng ngày càng dẫn dắt dân tộc đi vào ngõ cụt, thấp kém về mọi mặt.
Con người sống là nhờ bao tử được lấp đầy khi đói, nhưng con người không phải là con vật, ngoài những nhu cầu vật chất, đời sống tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng, khiến cho con người tìm được hạnh phúc, thăng hoa trong cuộc sống.
Đời sống tinh thần của người dân trong tất cả chế độ cộng sản có thể nói là như sống trong địa ngục. Sau khi chế độ cộng sản tại Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhân loại thở phào nhẹ nhõm và mừng cho các dân tộc này thoát khỏi bóng đêm của tù đày, rào cản, và hy vọng với trào lưu mới, những đảng cộng sản Á Châu còn lại cũng sẽ giải thể, trả lại đời sống tinh thần tự do, phong phú cho gần 2 tỉ nhân số của vùng đông nam Châu Á.
Nhưng những đảng cộng sản Á Châu như Trung Quốc và Việt Nam đã không giải thể, chúng chỉ hoàn toàn biến chất, chẳng còn chút gì gọi là lý tưởng cộng sản. Cộng sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam bây giờ chỉ là những tập đoàn tư bản đỏ hoang dã với bộ máy tuyên truyền xảo trá, đầy nghịch lý. Vào thời đại cách mạng tin học như ngày nay, những tuyên truyền đầy hấp dẫn của loài cộng sản vào những thập niên trước đã trở nên lố bịch, ngoài những tên não nhũn, chả ai còn tin vào chúng nữa!
Cộng Sản Việt Nam đương nhiên biết được chúng đã đánh rơi bộ mặt giả nhân giả nghĩa từng lừa bịp dân tộc VN gần một thế kỷ qua. Chúng không thuyết phục được ai nữa, ngay cả những đảng viên của chúng cũng không tin đảng, nếu còn làm việc, còn múa mép tung hô chỉ là vì còn có quyền lợi cộng hưởng, còn đảng còn mình.
Trong hoàn cảnh phải đấu tranh để sinh tồn, CSVN chắc chắn sẽ không ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để tiêu diệt những lực cản, những bất ổn của xã hội có thể khiến chế độ hoàn toàn sụp đổ.
Trước Hội Nghị Trung Ương Đảng 5, khóa 12, CSVN bận rộn sắp xếp nhân sự, bận rộn thanh toán Đinh La Thăng nên không làm lớn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, nhưng việc hơn ba chục cán bộ đảng viên bị những người dân oan, nạn nhân của âm mưu cưỡng chiếm đất đai, bắt giữ và buộc Chủ Tịch UBND Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống tận địa phương thương thuyết là một tổn thất rất lớn cho đảng cộng sản VN. Đảng CSVN hoàn toàn không muốn những tiền lệ như thế xảy ra, sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ, nếu như ảnh hưởng dây chuyền lan ra tới những địa phương khác. Rõ ràng ở những địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh hiện nay đã rục rịch có những nối tiếp với Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Bây giờ Hội Nghị Trung Ương 5 đã xong, vấn đề nhân sự của đảng đã tạm yên, cây gươm của đảng phải ra oai để triệt tiêu những mầm mống chống đối mà đảng e ngại nhất.
Sau khi đảng ủy Quỳnh Lưu, Nghệ An phát động cuộc xuống đường khá đông đảo người tham gia để đấu tố Linh Mục Đặng Hữu Nam và Linh Mục Nguyễn Đình Thục coi như thất bại vì để lộ ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy những phụ nữ, những cựu binh tham gia biểu tình chống LM Đặng Hữu Nam hoàn toàn không phải tự phát, mà được đảng ủy Quỳnh Lưu, Nghệ An trả 200 ngàn tiền công cho mỗi người. Còn học sinh từ cấp 1 cho đến cấp 3 tại địa phương Quỳnh Lưu thì bị Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thị Kim Chi cưỡng ép tham gia xuống đường, nếu không tham gia sẽ bị cấm thi tốt nghiệp, bị hạnh kiểm xấu v.v...
Thế nên việc nhà cầm quyền huyện Diễn Châu, Nghệ An hôm nay 15/5/2017 giữa ban ngày cho an ninh mang khẩu trang che kín diện mục bắt cóc anh Hoàng Đức Bình trước mặt Linh Mục Nguyễn Đình Thục cũng giống như hành động Thua Me Gỡ Bài Cào. Chúng muốn tiếp tục cảnh cáo những tiếng nói bất khuất, vẫn không buông tha vụ tập đoàn gang thép Formosa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái vùng duyên hải miền trung Việt Nam. Lũ an ninh chưa dám trực tiếp bắt Linh Mục Nguyễn Đình Thục vì hậu quả sẽ quá lớn, nhưng những người hữu ích bên cạnh hai Linh Mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục như anh Hoàng Đức Bình và anh Bạch Hồng Quyền nhất định chúng sẽ tìm mọi cách bắt giữ.
Cả mấy ngàn giáo dân đã quy tụ về cơ quan công an huyện Diễn Châu đòi hỏi trả tự do cho anh Hoàng Đức Bình, và chế độ đã huy động hằng ngàn CSCĐ để thẳng tay đàn áp, cương quyết không để chuyện như ở Đồng Tâm, Mỹ Đức xảy ra một lần nữa.
Như đã nói ở phần mở đầu, cá nhân tôi không bao giờ chọn biện pháp bạo động, bởi bạo động sẽ đem tới đau thương và đổ vỡ. Tôi mơ ước điều lành xảy đến cho đất nước tôi, đồng bào tôi. Nhưng nhìn qua tình trạng đàn áp khốc liệt mà chế độ CSVN đã không ngần ngại áp dụng lên đầu cổ của người dân, tôi biết rằng ước mơ của tôi về một thay đổi hòa bình trên đất nước này hoàn toàn là không có cơ sở. Những vụ tấn công người yêu tự do, đòi công lý như chị Lê Mỹ Hạnh, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v..., những cái chết bí ẩn, thê thàm được tuyên truyền là tự thắt cổ, tự cắt cổ, bị tù hình sự đánh chết v.v... xảy ra liên tục trong những nhà tạm giam của công an CSVN, như vụ mới nhất ở tỉnh Vĩnh Long là cái chết đầy mờ ám của anh Nguyễn Hữu Tấn, mà ai cũng rõ mười mươi là công an Vĩnh Long đã đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn rồi tạo dựng hiện trường giả với những lời biện hộ đầy lỗ hổng.
Hôm nay với hàng ngàn CSCĐ được Huyện Diễn Châu, Nghệ An huy động để đàn áp làn sóng chống đối của nhân dân vì vụ bắt giữ anh Hoàng Đức Bình một cách vô pháp luật, tôi thấy rằng người dân Việt Nam quả đã không còn chọn lựa nào khác.
Hãy cùng nhau đứng lên để thay đổi chế độ này! Một bộ phận nhỏ rời rạc sẽ dễ dàng bị chế độ tiêu diệt, nhưng nếu tất cả đồng lòng, đứng lên đều khắp thì sức mạnh áp đảo sẽ thuộc về phía chúng ta.
16/5/2017
Trần Thảo
FSP4VN
Đã 87 năm trôi qua, kể từ khi nó chính thức được thành lập, cái đảng ma quỷ đó đã nắm lấy quyền cai trị đất nước, làm nô lệ cho cộng sản quốc tế, mặc cho dân tình đau khổ, bỏ qua những cơ hội có thể khiến đất nước cất cánh, trái lại càng ngày càng dẫn dắt dân tộc đi vào ngõ cụt, thấp kém về mọi mặt.
Con người sống là nhờ bao tử được lấp đầy khi đói, nhưng con người không phải là con vật, ngoài những nhu cầu vật chất, đời sống tinh thần đóng vai trò vô cùng quan trọng, khiến cho con người tìm được hạnh phúc, thăng hoa trong cuộc sống.
Đời sống tinh thần của người dân trong tất cả chế độ cộng sản có thể nói là như sống trong địa ngục. Sau khi chế độ cộng sản tại Liên Sô và Đông Âu sụp đổ, nhân loại thở phào nhẹ nhõm và mừng cho các dân tộc này thoát khỏi bóng đêm của tù đày, rào cản, và hy vọng với trào lưu mới, những đảng cộng sản Á Châu còn lại cũng sẽ giải thể, trả lại đời sống tinh thần tự do, phong phú cho gần 2 tỉ nhân số của vùng đông nam Châu Á.
Nhưng những đảng cộng sản Á Châu như Trung Quốc và Việt Nam đã không giải thể, chúng chỉ hoàn toàn biến chất, chẳng còn chút gì gọi là lý tưởng cộng sản. Cộng sản Trung Quốc và Cộng Sản Việt Nam bây giờ chỉ là những tập đoàn tư bản đỏ hoang dã với bộ máy tuyên truyền xảo trá, đầy nghịch lý. Vào thời đại cách mạng tin học như ngày nay, những tuyên truyền đầy hấp dẫn của loài cộng sản vào những thập niên trước đã trở nên lố bịch, ngoài những tên não nhũn, chả ai còn tin vào chúng nữa!
Cộng Sản Việt Nam đương nhiên biết được chúng đã đánh rơi bộ mặt giả nhân giả nghĩa từng lừa bịp dân tộc VN gần một thế kỷ qua. Chúng không thuyết phục được ai nữa, ngay cả những đảng viên của chúng cũng không tin đảng, nếu còn làm việc, còn múa mép tung hô chỉ là vì còn có quyền lợi cộng hưởng, còn đảng còn mình.
Trong hoàn cảnh phải đấu tranh để sinh tồn, CSVN chắc chắn sẽ không ngại dùng bất cứ thủ đoạn nào để tiêu diệt những lực cản, những bất ổn của xã hội có thể khiến chế độ hoàn toàn sụp đổ.
Trước Hội Nghị Trung Ương Đảng 5, khóa 12, CSVN bận rộn sắp xếp nhân sự, bận rộn thanh toán Đinh La Thăng nên không làm lớn vụ Đồng Tâm, Mỹ Đức, nhưng việc hơn ba chục cán bộ đảng viên bị những người dân oan, nạn nhân của âm mưu cưỡng chiếm đất đai, bắt giữ và buộc Chủ Tịch UBND Thành Phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống tận địa phương thương thuyết là một tổn thất rất lớn cho đảng cộng sản VN. Đảng CSVN hoàn toàn không muốn những tiền lệ như thế xảy ra, sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn vong của chế độ, nếu như ảnh hưởng dây chuyền lan ra tới những địa phương khác. Rõ ràng ở những địa phương như Bắc Giang, Bắc Ninh hiện nay đã rục rịch có những nối tiếp với Đồng Tâm, Mỹ Đức.
Bây giờ Hội Nghị Trung Ương 5 đã xong, vấn đề nhân sự của đảng đã tạm yên, cây gươm của đảng phải ra oai để triệt tiêu những mầm mống chống đối mà đảng e ngại nhất.
Sau khi đảng ủy Quỳnh Lưu, Nghệ An phát động cuộc xuống đường khá đông đảo người tham gia để đấu tố Linh Mục Đặng Hữu Nam và Linh Mục Nguyễn Đình Thục coi như thất bại vì để lộ ra những bằng chứng rõ ràng, cho thấy những phụ nữ, những cựu binh tham gia biểu tình chống LM Đặng Hữu Nam hoàn toàn không phải tự phát, mà được đảng ủy Quỳnh Lưu, Nghệ An trả 200 ngàn tiền công cho mỗi người. Còn học sinh từ cấp 1 cho đến cấp 3 tại địa phương Quỳnh Lưu thì bị Giám Đốc Sở Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Thị Kim Chi cưỡng ép tham gia xuống đường, nếu không tham gia sẽ bị cấm thi tốt nghiệp, bị hạnh kiểm xấu v.v...
Thế nên việc nhà cầm quyền huyện Diễn Châu, Nghệ An hôm nay 15/5/2017 giữa ban ngày cho an ninh mang khẩu trang che kín diện mục bắt cóc anh Hoàng Đức Bình trước mặt Linh Mục Nguyễn Đình Thục cũng giống như hành động Thua Me Gỡ Bài Cào. Chúng muốn tiếp tục cảnh cáo những tiếng nói bất khuất, vẫn không buông tha vụ tập đoàn gang thép Formosa gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường sinh thái vùng duyên hải miền trung Việt Nam. Lũ an ninh chưa dám trực tiếp bắt Linh Mục Nguyễn Đình Thục vì hậu quả sẽ quá lớn, nhưng những người hữu ích bên cạnh hai Linh Mục Đặng Hữu Nam và Nguyễn Đình Thục như anh Hoàng Đức Bình và anh Bạch Hồng Quyền nhất định chúng sẽ tìm mọi cách bắt giữ.
Cả mấy ngàn giáo dân đã quy tụ về cơ quan công an huyện Diễn Châu đòi hỏi trả tự do cho anh Hoàng Đức Bình, và chế độ đã huy động hằng ngàn CSCĐ để thẳng tay đàn áp, cương quyết không để chuyện như ở Đồng Tâm, Mỹ Đức xảy ra một lần nữa.
Như đã nói ở phần mở đầu, cá nhân tôi không bao giờ chọn biện pháp bạo động, bởi bạo động sẽ đem tới đau thương và đổ vỡ. Tôi mơ ước điều lành xảy đến cho đất nước tôi, đồng bào tôi. Nhưng nhìn qua tình trạng đàn áp khốc liệt mà chế độ CSVN đã không ngần ngại áp dụng lên đầu cổ của người dân, tôi biết rằng ước mơ của tôi về một thay đổi hòa bình trên đất nước này hoàn toàn là không có cơ sở. Những vụ tấn công người yêu tự do, đòi công lý như chị Lê Mỹ Hạnh, Trần Thị Nga, Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh v.v..., những cái chết bí ẩn, thê thàm được tuyên truyền là tự thắt cổ, tự cắt cổ, bị tù hình sự đánh chết v.v... xảy ra liên tục trong những nhà tạm giam của công an CSVN, như vụ mới nhất ở tỉnh Vĩnh Long là cái chết đầy mờ ám của anh Nguyễn Hữu Tấn, mà ai cũng rõ mười mươi là công an Vĩnh Long đã đánh chết anh Nguyễn Hữu Tấn rồi tạo dựng hiện trường giả với những lời biện hộ đầy lỗ hổng.
Hôm nay với hàng ngàn CSCĐ được Huyện Diễn Châu, Nghệ An huy động để đàn áp làn sóng chống đối của nhân dân vì vụ bắt giữ anh Hoàng Đức Bình một cách vô pháp luật, tôi thấy rằng người dân Việt Nam quả đã không còn chọn lựa nào khác.
Hãy cùng nhau đứng lên để thay đổi chế độ này! Một bộ phận nhỏ rời rạc sẽ dễ dàng bị chế độ tiêu diệt, nhưng nếu tất cả đồng lòng, đứng lên đều khắp thì sức mạnh áp đảo sẽ thuộc về phía chúng ta.
16/5/2017
Trần Thảo
FSP4VN
Subscribe to:
Posts (Atom)