Friday, April 15, 2016

*DI TẢN VÀ VƯỢT BIÊN * KÝ ỨC VỀ NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN VN.

*S*au ngày 30-4-1975, một ký giả Tây phương đã viết là ‘Dưới chính sách
khắc nghiệt của Cộng sản, nếu cái cột đèn mà biết đi chắc nó cũng…vượt
biên’. (Ginetta Sagan). Câu nói dí dỏm của Sagan đã diễn tả được một thực
trạng rất bi hài của dân dộc Việt Nam trong khoảng thời gian hơn hai mươi
năm kể từ Tháng Tư, 1975 cho đến năm 1996.

Những người chạy trốn chế độ Cộng Sản có thể chia làm hai đợt chính: Đợt
đầu được mệnh danh là người Di Tản vì họ rời Việt Nam ngay trong khoảng
tháng Tư 1975 và đợt thứ hai thường được mệnh danh là ngưòi Vượt Biên, dù
bằng đường bộ hay đường biển.

*Di Tản*

Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam
Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có
những đợt rời Việt Nam của các nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty
ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc được các cơ
quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ. Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng
Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent
Wind” để di tản quân nhân, nhân viên dân sự Mỹ và một số người Việt đã
từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa
rời khỏi Việt Nam để tránh bị Cộng Sản trả thù.

Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản. Họ
là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông
bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều
hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát
được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao
nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản. Ðó là lý
do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc
nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã
phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ,
Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam,
Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho
đến cuối năm 1975.

Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày
29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người
lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO
(Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho
phá nổ. Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đổ ra biển Thái Bình
Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ, việc
cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó. Hạm đội số 7 của
Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và nhiều tàu
chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào
chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic,
Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như
Canada, Uc, Pháp, Anh, vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt
biên không có sư gián đoạn. Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính
phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi
của người Việt vần tiếp tục không ngừng.

Những hình ảnh sau đây ghi nhận cảnh hãi hùng của một cuộc di tản chưa từng
có trong lich sử Việt Nam và thế giới.

 Cuộc Di Tản tháng tư năm 1975 đã có nhiều cảnh đẫm máu và nước mắt
nhưng tình nhân loai cũng đã được biểu lộ rõ rệt từ những quân nhân và các
cơ quan từ thiện. Sau khi đã đến đựợc Mỹ hay các nước mở vòng tay đón
nhân, dân Di Tản còn phải trải qua nhiều khó khăn như sự khác biệt ngôn
ngữ, văn hóa, vân vân để tạo lại cuộc sống.



*Vượt Biên*



Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại
dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì
về những khó khăn khác đang chờ đợi họ. Ðó là lý do mà có lúc người ta đã
nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một
người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt
lại và đi tù”.

The State of the World’s Refugees 2000:

50 Years of Humanitarian Action

Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?

Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ
còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng
suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời
chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một
Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình. Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than
tôi mọi cho những người Cộng Sản vô lương. Họ đã mất hết tài sản, tự do và
cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản. Họ có
thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn. Nhưng tương lai
chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin
Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con
cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi
lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’. Tương lai họ còn gì đâu
ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên. Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do
thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không,
đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết. Bới vậy Họ đã quyết chí liều
mình Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay Vượt Biển qua Mã Lai,
Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt
Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố
hãi hùng ngoài biển Đông.

Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về tỵ nạn:

“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh
sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế
độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều
người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương. Số người
tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được. Người
ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay
bị hải tặc bắt giết.

Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể
từ ngày lập quốc. Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt,
Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới. Trước đó, không một ai có thể tiên đoán
được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế. Phong trào
vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ
1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với
những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số
dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ
1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).



 Những đợt vượt biên ào ạt, bất chấp mạng sống đã làm rúng động lương tâm
nhân loại, và đã phơi trần bản chất độc ác của chế độ Cộng Sản Việt Nam
(CSVN) trước công luận thế giới. Sự kiện nầy là tiếng chuông cảnh tỉnh đối
với nhân loại về “Thiên Đường Cộng Sản” và trở thành động cơ thúc đẩy các
nước Ðông Âu ly khai chủ nghĩa cộng sản, và dẫn đến sự sụp đổ của khối
cộng sản năm 1990-1991?

* Phỏng theoTrần
Gia Phụng *



‘‘Bước vào đầu thế kỷ 21, Việt Nam vẫn là một trong các nước chậm tiến trên
thế giới, mặc dầu có sẵn tiềm năng, nhưng vì sai lầm nghiêm trọng của đường
lối Xã Hội Chủ Nghĩa. Những thảm trạng xẩy ra trong hơn nửa thế kỷ vừa qua
cần phải được ghi nhớ, trong đó có hai sự kiện gần nhất là việc nhà cầm
quyền cộng sản giam cầm công dân vô tội trong tù cải tạo và việc người
dân trốn ra ngoại quốc trong những điều kiện bất trắc đầy nguy hiểm. Giam
giữ người vô tội trong các trại tập trung cải tạo, chế độ cộng sản đã một
mặt vi phạm tội ác, một mặt phung phí năng lực quốc gia để phục vụ mục tiêu
đảng phái. Đảng Cộng Sản không chịu thú nhận rằng chính tàn bạo của họ là
nguyên nhân khiến người dân phải bỏ nước ra đi, mà họ còn lợi dụng cơ hội
ra đi đó để cướp đoạt tài sản, thu vàng bán bãi, mặc cho tài năng quốc gia
thất thoát ra ngoài và biết bao người dân lương thiện đã bị chết kinh hoàng
trên biển cả.
*Phạm Hữu Trác – Vàng Máu và Nước Mắt*

Trong 2 năm qua, nhất là từ tháng 9 năm 1978, làn sóng người tị nạn từ nước
Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang tràn ngập các trại tị nạn ở Ðông
Nam Á. Ngoài ra, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã bị chính quyền Hà Nội
bắt buộc ra đi trên những con tàu không thể đi biển được, và đã biến mất
trên Biển Ðông đầy bất trắc. Ở một số bờ biển Thái Lan, các ngư dân đã
phải quay tàu về đất liền khi chứng kiến cảnh hãi hùng như một phần thi thể
của người vượt biển vướng vào lưới, vân vân.
  

Vì sao quá nhiều người liều mạng bỏ trốn khỏi Việt Nam? Ta có thể tìm thấy
câu trả lời khá dễ dàng trong các chính sách hậu chiến đã được công khai
thực hiện: “tiêu diệt các thế lực thù nghịch: trừng trị những kẻ bù nhìn,
đánh bại giới tư bản, đánh đuổi người Trung Hoa.”



 Hiện tượng thuyền nhân đã phản ảnh được cái đau khổ của người phải rời bỏ
quê hương. Họ không phải chỉ kín đáo đi từ bên này sang bên kia biên giới,
chờ đợi cơ hội quay về khi mọi chuyện đã trở lại bình thường hay theo ý họ
mong muốn. Họ ra đi, không hề biết trước mình sẽ đến đâu, không có viễn
ảnh hồi hương, và cam chịu mọi hiểm nguy. Họ phải đang tâm cắt bỏ những
ràng buộc với quê hương và dân tộc.

 Thuyền nhân là những người không chịu đựng được chính sách hà khắc của
chính quyền cộng sản Họ là những người mà trước năm 1975, không bao giờ
muốn rời bỏ quê hương. Trớ trêu thay, lịch sử đã đảo lộn, đã thay đổi cuộc
đời ho vượt xa sức họ tưởng tượng, đến mức họ phải quyết định bỏ lại sau
lưng tất cả những người và những gì yêu quý, liều mạng sống của mình cũng
như chấp nhận mọi nỗi kinh hoàng của một tương lai bất định, để rời khỏi
Việt Nam.


Những ‘thuyền nhân’, danh từ thế giới gán cho họ, thường phải chịu nhiều
rủi ro lớn lao, từ rất lâu trước khi đặt được chân xuống tàu. Trong khi cố
gắng tìm cách để thoát được công an và lính biên phòng, họ đã chấp nhận rủi
ro bị bắn, hoặc nhẹ nhất là, bị bắt lại và bỏ tù. Những ai may mắn xuống
được tàu phải ra đi trên các thuyền đánh cá mỏng manh đầy ắp người không
thích hợp để đi vượt đại dương. Thường thường, họ nhắm hướng đi đến Thái
Lan hoặc Mã Lai, nhưng lại cập bến ở đâu đó giữa Hồng Kông và Úc Ðại
Lợi. Biển cả cũng cướp đi một số người mà không ai biết được là bao nhiêu.

 *Bùi Trọng Cường & Nguyễn Phục Hưng*

 Freespeech4vietnam
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận
2127 Cliff Road, suite H
Saint Paul, MN.55122
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
website: www.freespeech4vietnam.org
Email: freespeech4vietnam@gmail.com

No comments:

Post a Comment