Ngày Mười Ba Thứ Sáu, ông Nguyễn Bá Thanh nhắm mắt từ trần, rời bỏ giấc mộng Thị Trưởng Đà nẵng một thuở, và giấc mộng kinh ban tế thế trên đất Hà Nội cũng tan theo mây khói. Cái chết của ông, sự ra đi của ông để lại sự thương tiếc không ít trong lòng nhiều người dân Đà Nẵng, Quảng Nam và cả nước. Đương nhiên có không ít người oán hận ông. Nhưng hầu như họ ít lên tiếng và có vẻ như họ không nói gì về ông nữa kể từ khi ông lâm bệnh nặng. Cái chết của ông đã hóa giải nhiều mối cừu thù với ông mà trong đó, nguyên nhân có một phần không nhỏ do ông gây ra.
Có thể nói, một cái chết đắt địa nhất trong vấn đề khai sáng cho người Việt vào thời điểm này. Ông đã chết không uổng phí cho dù có bị đầu độc hay bị gì đi nữa. Cái chết đầy ẩn số của ông đã giúp cho người nông dân, kẻ có học, anh phu xe và nhiều thành phần vốn dĩ ngủ quên trong đau khổ, cam chịu, toan tính cơm áo gạo tiền bỗng giật mình đặt câu hỏi: Vì sao ông chết? Có phải là ông bị đầu độc? Nếu còn sống, ông sẽ thăng tiến đến đâu? Chúng ta đang sống trong chế độ nào?
Thứ Sáu ngày 13 – giấc mộng Thị trưởng tan theo mây khói
Lúc còn làm Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, nhiều lần ông Thanh bày tỏ nguyện vọng thay đổi chức danh Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố thành chức Thị Trưởng nhưng cấp trên không chấp nhận. Và lúc ông Thanh đương chức ở Đà Nẵng, hai con đường Trường Sa, Hoàng Sa được ông cho người Trung Quốc thuê để xây dựng các biệt thự, khu nghỉ mát, sòng bạc hàng loạt. Khách Trung Quốc sang thăm, ông cũng dắt họ về khách sạn trên đường Hoàng Sa, Trường Sa để nghỉ lại… Ông cũng từng tuyên bố đã cải trang hàng trăm tàu quân sự thành tàu đánh cá ra biển Đông xua Trung Quốc chạy mất dép. Nhiều trí thức Đà Nẵng cho rằng đó là hành động yêu nước của ông (?!).
Có lẽ bây giờ, câu hỏi ông có bị đầu độc hay không và ai đã đầu độc ông vẫn chưa cũ. Bởi nó là nguyên nhân, đầu mối của mọi vấn đề, bởi nó đã đóng chặt một giấc mơ chính trị, một số phận cũng như khép lại hàng loạt cừu thù đáng tiếc của một đảng viên Cộng sản thuộc hàng cao cấp ở Đà Nẵng và cũng là người có nhiều công trình còn dở dang… Cũng như nó lại giải mã cho câu trăn trối (qua miệng giáo sư Phạm Gia Khải) rằng “gia đình tôi sẽ tự lo mọi chi phí bệnh viện”.
Tại sao một người nằm viện suốt hơn nửa năm trời, một người luôn chịu đựng mọi cơn đau, cố gắng vượt qua cái chết để tiếp tục thực hiện công nghiệp còn dang dở của mình lại chỉ trăn trối một vấn đề hết sức nhỏ, không đáng quan tâm như vậy? Mặc dù khi truyền đạt lại câu nói này, giáo sư Phạm Gia Khải nói với lòng ngưỡng mộ và yêu quí ông Thanh nhưng dường như trong sự ngưỡng mộ, yêu quí ấy có chút gì đó không bình thường!
Nó không bình thường bởi điều mà ông truyền đạt không nhất thiết, không đáng phải công khai trên báo giới, thông tin của nó không có sức nặng cần thiết cho lúc này. Nhưng tại sao ông Phạm Gia Khải lại đưa ra thông tin này?
Có một ẩn số và hai khả năng: Ẩn số về viện phí, nói là nhà nước lo một phần, trung ương đảng lo một phần và gia đình lo một phần viện phí nhưng không nói cái “một phần “ ấy thuộc gói nào, là gói ở bệnh viện đa khoa Đà Nẵng hay là gồm cả gói chữa bệnh ở Mỹ, Singapore. Thông tin về vấn đề này chưa được tường minh. Và hai khả năng là: Lời công bố vô tình của một người có nếp nghĩ không thấu đáo, chỉ trả lời để mà trả lời (khả năng này khó xuất hiện ở giáo sư Khải). Khả năng thứ hai nhằm đấu tố, một bước nối của Chân Dung Quyền Lực.
Vì đến thời điểm hiện tại, chức năng và sứ mệnh đấu tố của Chân Dung Quyền Lực đã hết, nó có tồn tại hay không tồn tại cũng không thể đưa ra ác chủ bài cần thiết mà người ta đặt định. Nhưng cuộc đấu tố quyền lực thì chưa bao giờ chấm dứt. Người ta vẫn chưa buông tha cho ông Nguyễn Bá Thanh. Nên nhớ Chân Dung Quyền Lực là một trang blog phanh phui tham nhũng. Câu nói của giáo sư Phạm Gia Khải là câu nói của một người mến mộ ông Thanh, xét về nội dung, hình thức thì khác nhau, thậm chí khác nhau về bản chất. Nhưng mục tiêu của nó thì phải xem lại!
Bởi lẽ, với mức chi phí mỗi ngày điều trị lên đến hàng chục ngàn đô la, thậm chí có ngày lên đến vài chục ngàn đô la tại bệnh viện Mỹ và bệnh viện Singapore, sau đó về Đà Nẵng, chi phí bệnh viện cũng lên đến hàng chục triệu đồng mỗi ngày. Nếu cộng tổng số tiền điều trị bệnh cho ông Thanh, có thể là vài chục tỉ đồng, thậm chí hàng trăm tỉ đồng gồm chi phí điều trị bệnh, người chăm sóc ăn ở và đi theo qua Singapore, qua Mỹ, rồi chi phí máy bay chuyên dụng để đưa ông về… Chắc chắc con số có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Nếu là một cán bộ thanh liêm, thì cả một đời làm việc, ăn lương của ông Nguyễn Bá Thanh không bao giờ chi trả đủ 30% số tiền viện phí. Trong khi đó, nhà cửa của ông Thanh vẫn chưa phải thế chấp hay bán đi để chữa bệnh, xe cộ của ông và con ông vẫn còn nguyên mà lúc sắp ra đi ông lại mạnh miệng tuyên bố gia đình sẽ lo toàn bộ viện phí. Như vậy, bản thân câu nói này đã tự đấu tố Nguyễn Bá Thanh là một quan tham cộm cán! Liệu có thật sự ông Thanh đã nói câu này? Hay là một trò đấu tố khác đang diễn ra?
Và tại sao với một cán bộ cao cấp như Nguyễn Bá Thanh, khi nằm viện lại không có bảo hiểm y tế? Lại phải nhờ đến tổ chức, nhà nước và gia đình? Rõ ràng, câu nói cuối cùng của Nguyễn Bá Thanh rất có vấn đề dù ông có thật sự nói hay là ông Phạm Gia Khải đã nhét vào miệng ông!
Ai đã đầu độc ông Thanh?
Và đến đây, dường như bệnh tật và cái chết của ông Thanh không bình thường nữa. Bởi nó được đưa tin một cách không bình thường; Điều trị một cách bí mật, không bình thường và khi chết, lời trăn trối cũng không bình thường. Một cái chết bất thường trong lòng một chế độ không bình thường. Vậy ai đã đầu độc ông Thanh?
Có hai luồng dư luận, đương nhiên là luồng dư luận do Chân Dung Quyền Lực đưa ra, nói rằng Nguyễn Xuân Phúc đầu độc Nguyễn Bá Thanh đã bị loại bỏ, nó hoàn toàn thiếu căn cứ, thậm chí hồ đồ. Bởi lẽ, Nguyễn Xuân Phúc từ đầu lấy yếu tố vùng miền để đấu đá và thăng tiến. Có thêm một nhân vật miền Trung chống lưng, dù sao cũng vững hơn phải đấu đá lẻ loi với hàng chục đối thủ nói giọng Nam giọng Bắc và luôn chờ thọc hông giữa đất Hà Nội.
Hiện tại, một luồng dư luận cho rằng phe Nguyễn Tấn Dũng đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh, luồng khác lại cho rằng chính tay chân bộ hạ của Nguyễn Phú Trọng đã đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vậy đúng sai ra sao?
Ở luồng dư luận thứ nhất, có thể nói rằng nếu Chân Dung Quyền Lực là của phe Nguyễn Tấn Dũng thật sự thì Nguyễn Tấn Dũng khó có thể là kẻ đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vì lẽ, mục tiêu cuối cùng để Chân Dung Quyền Lực đánh là Nguyễn Bá Thanh, đánh một quan chống tham nhũng đang truy kích đàn em của mình, lật tẩy ông ta trước thiên hạ là xem như đắc lợi, chẳng cần nói thêm chuyện gì cho nhiều. Nhưng nếu biết trước Nguyễn Bá Thanh sẽ chết và sẽ không còn cơ hội điều tra đến tài sản gia đình mình, Nguyễn Tấn Dũng chẳng thừa hơi để lập trang Chân Dung Quyền Lực để phanh phui, đấu tố mà kết quả của nó là 50/50. Thành công cũng đó mà nguy hiểm, thân bại danh liệt cũng chính nó nếu như phe đối phương thiết lập một blog khác theo kiểu Gương Mặt Quyền Thế để đấu tố lại chẳng hạn!
Nhưng ở khía cạnh khác, thâm độc hơn, hiểm hóc hơn (mà Nguyễn Tấn Dũng từng làm là mượn tay Nguyễn Phú Trọng để loại Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Bộ Chính Trị trong Hội nghị trung ương 7 – 2012), ông Dũng lại một lần nữa mượn tay Nguyễn Phú Trọng để đầu độc Nguyễn Bá Thanh. Vì làm như thế ông được lợi cả hai mặt, vừa không trực tiếp vấy máu lại vừa tung ra cú đòn Chân Dung Quyền Lực để giằng mặt đối thủ và củng cố uy lực. Vậy nếu là phe Nguyễn Phú Trọng đầu độc Nguyễn Bá Thanh thì vì sao lại đầu độc và đầu độc Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Phú Trọng được gì?
Có lẽ phải nhắc lại mối quan Hệ Việt – Trung cũng như thế chân vạt Mỹ – Trung – Việt giữa ba con người gồm Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn tấn Dũng và Nguyễn Bá Thanh. Xét trên góc độ thân Trung Cộng, tương quan của ba nhân vật này ngang nhau. Nếu nhìn bên ngoài, Nguyễn Phú Trọng thân Trung Quốc hơn Nguyễn Tấn Dũng và Nguyễn Tấn Dũng có công cho Trung Quốc thuê rừng, đất Tây Nguyên, thuê cảng Vũng Áng lâu dài… so với Nguyễn Bá Thanh, Nguyễn Tấn Dũng là bậc thầy thân Trung, hơn nữa, Trọng và Dũng chức quyền cũng hơn Thanh.
Nhưng trên thực tế thì hoàn toàn khác. Phải nhớ là sau khi Nguyễn Bá Thanh tuyên bố từng cho cả hàng trăm tàu đánh cá do quân đội cải trang ra xua tàu Trung Quốc chạy tán loạn thì sau đó không bao lâu, hàng loạt vụ gây hấn trên biển Đông, rơi vào tọa độ Đà Nẵng đã diễn ra rất nặng nề. Và ở trên đất Đà Nẵng, người Trung Quốc được biệt đãi, họ không xây dựng những khu công nghiệp như Vũng Áng, Hà Tĩnh nhưng họ lại xây biệt thự, xây nhà vip, khu nghỉ mát và sòng bài. Tất cả bờ biển Đà Nẳng hầu như dành cho người Trung Quốc ở và sinh hoạt. Nơi họ ở là một biệt khu, ngoại trừ Nguyễn Bá Thanh, ít có quan chức nào được bước vào bên trong.
Và cái mộng biến Đà Nẵng thành một đặc khu kinh tế không dừng ở đó, ông Thanh cũng không mộng ở cái chức Thị Trưởng. Bởi một khi Đà Nẵng thành đặc khu kinh tế với Thị trưởng Nguyễn Bá Thanh hoặc một Thị Trưởng đàn em của ông, mối quan hệ chính trị dây mơ rễ má với các quan chức cấp cao Trung Quốc mà Nguyễn Bá Thanh đã ngầm thiết lập sẽ giúp ông được rất nhiều. Hơn nữa, với tài năng, cá tính cũng như uy tín được xây dựng từ trước, tiếng nói Nguyễn Bá Thanh tại miền Trung có thể làm ảnh hưởng đến cục diện chính trị cả nước, có thể làm đảo lộn mọi thứ vốn ổn định của Bộ Chính Trị.
Chính vì nhìn ra được điều này mà Nguyễn Phú Trong mặc dù rất tin tưởng vào tài năng Nguyễn Bá Thanh nhưng lại là người loại Nguyễn Bá Thanh ra khỏi Bộ Chính Trị trong Hội nghị trung ương 7. Và trước Hội nghị trung ương 10, Nguyễn Phú Trọng đã sử dụng ác chủ bài, đã cử Nguyễn Bá Thanh sang Trung Quốc công tác. Thực ra là ông thừa biết cử Nguyễn Bá Thanh sang Tàu, cũng đồng nghĩa với chuyện thả cọp về rừng.
Ông ta cũng thừa biết trong con mắt lãnh đạo cấp cao Trung Cộng, chỉ có Nguyễn Bá Thanh mới xứng tầm thái thú cho họ trong bối cảnh hiện tại. Tiếng nói của Nguyễn Phú Trọng, nếu bỏ cái chức Tổng Bí Thư ra, ông ta chỉ là miếng giấy lộn. Trong khi đó, nếu dán cái chức Tổng Bí Thư lên Nguyễn Bá Thanh, có thể làm đảo lộn thời cuộc bởi tiếng nói, sự chi phối của ông đối với nhân dân còn cao hơn rất nhiều so với Nguyễn Tấn Dũng. Trong khi đó, chuyến đi Trung Quốc của Thanh là chuyến đi ủy nhiệm nhằm tìm một sự chỉ đạo, sắp xếp nào đó có lợi cho phe Trọng và có hại cho phe Dũng từ các quan thầy Trung Cộng.
Và chuyến đi có thể nói là rất thành công, Nguyễn Bá Thanh tìm được tiếng nói chung với các quan thầy Trung Cộng. Bởi các lãnh đạo cấp cao Trung Cộng ngay từ đầu cũng nhận thấy miền Trung là yết hầu của Việt Nam về mặt quân sự, nếu thao túng miền Trung thì xem như lấy được Việt Nam, vấn đề là lấy làm sao thật êm mà người ta phải cám ơn sự xâm lược của mình. Nguyễn Bá Thanh nghiễm nhiên trở thành ứng cử viên nặng ký trong chức năng thái thú Trung Cộng tương lai. Và đây là điều Nguyễn Phú Trọng hoài nghi, lo sợ ngay từ đầu. Nó đã thành hiện thực.
Phe Nguyễn Tấn Dũng nhìn thấy sự việc nên đã bài binh bố trận từ Chân Dung Quyền Lực cho đến nhiều việc khác, kể cả phát biểu của Phạm Gia Khải sau này. Và đòn đầu tiên mà Dũng đánh vào Nguyễn Phú Trọng chính là phát biểu có tính chống Trung Cộng của ông. Điều này làm vỡ trận, quan thầy Trung Cộng bẽ bàng nhận ra Nguyễn Phú Trọng không có khả năng quán xuyến Bộ Chính Trị Cộng sản Việt Nam, ông đã không điều khiển được đảng viên đàn em để tạo mối quan hệ thuận lợi cho công cuộc Hậu Thành Đô.
Và Nguyễn Phú Trọng cũng ngỡ ngàng nhận ra mình đã nuôi ong tay áo bấy lâu nay, nuôi một người từng chơi thế chân vạc, vừa đi với Trung Cộng lại vừa mở cửa, mời tàu hải quân Mỹ vào Đà Nẵng và có thể trở thành một lãnh chúa vùng miền, một lãnh đạo quốc gia nếu Trung Quốc chịu chống lưng và cất nhắc. Bây giờ, thay vì phải đánh nhau với Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng lại phải đánh nhau với Nguyễn Bá Thanh. Chuyến đi Trung Quốc của Nguyễn Bá Thanh là một thất bại, mất điểm của Nguyễn Phú Trọng.
Và chuyện gì đến cũng đã đến, Trọng Lú quyết bước ra khỏi vùng lú, phải diệt cho được con ong trong tay áo, diệt ứng cử viên miền Trung – kẻ đã từng nhiều lần biến Đà Nẵng thành đặc khu nhưng chưa được. Bây giờ Trọng mới thấy tham vọng của Thanh, Trọng không còn lú nữa, phải cho Thanh chết! Và khi Thanh chết đi, uy tín của Trọng với đám quan thầy Trung Cộng sẽ lấy lại được. Bởi với họ, nội bộ Cộng sản Việt Nam cứ thoải mái đấu đá, giết nhau, càng giết, càng đấu đá thì càng phải dựa vào đàn anh, họ càng dễ xoa đầu và chỉ định, chỉ đạo.
Nhưng Nguyễn Phú Trọng quên mất một điều, Nguyễn tấn Dũng có một cái chân vạc còn ghê gớm hơn và hình như là mọi sự nóng giận hay thủ đoạn của Trọng đều không qua mặt được Dũng. Cuối cùng, Dũng đã nhổ được cái gai trong mắt mà không tốn viên đạn nào. Trọng càng lúc càng lụn bại.
Đương nhiên đây chỉ là những luồng dư luận được đặt thành giả thiết. Và vấn đề buồn nhất vẫn là cái chết thảm thương và tức tưởi của ông Thanh, đất nước mất một lãnh đạo có tâm. Nhưng cái chết của ông cũng rất đúng lúc, nó làm rõ hơn một thứ chân dung quyền lực khác – những chân dung quyền lực chân vạc, vừa dựa Mỹ nhưng lại trông đợi vào sự cất nhắc của quan thầy Trung Cộng để tiến thân.
Và hình như Nguyễn Bá Thanh đã cay đắng và hốt hoảng nhận ra mình đã nhầm đường cho đến phút lâm trọng bệnh, ông đã chọn đất Mỹ để chữa bệnh. Điều này, nếu bàn luận ra thêm, có khi phải ứa nước mắt cho thân phận chính trị Việt Nam bởi phần lớn nhân dân mãi là đám đông kêu gào, khóc lóc, đại bộ phận quan chức thăng tiến chỉ biết dựa vào sự chống lưng của Trung Cộng.
Yểm Trợ Liên Lạc
Freespeech4vietnam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota. 55122
email: freespeech4vietnam@gmail.com
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
Freespeech4vietnam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota. 55122
email: freespeech4vietnam@gmail.com
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
No comments:
Post a Comment