Trước ngày khai mạc Hội Nghị Trung Ương 10, ông Nguyễn Tấn Dũng cho báo chí biết nỗi trăn trở như sau:
“Sao lại cứ phải đứng sau 6 nước ASEAN? Chúng ta có đuổi kịp được ASEAN-6 không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng ASEAN-6?"
Ông cho biết để theo kịp nước người cần “…đổi mới thể chế và phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của Nhân dân”.
Đáp lại ông Nguyễn Phú Trọng tuyên bố trong Hội nghị 10 đã có các đề nghị liên quan đến việc "đổi mới đồng bộ hơn giữa chính trị và kinh tế", nhưng “…Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng ta, Nhà nước ta,…”
Xét sự khác biệt giữa thể chế tại Việt nam và tại 6 nước ASEAN, sẽ thấy rõ Việt Nam có thể đuổi kịp các quốc gia trong vùng hay không?
Khác biệt về định hướng
Khi cả 6 nước ASEAN đều theo chính thể dân chủ lấy hiến pháp làm nền tảng, ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp đều độc lập. Đất nước được điều hành dựa trên 4 cột trụ chính là: kinh tế thị trường, chính trị tự do, xã hội dân sự và văn hóa nhân bản tôn trọng nhân quyền.
Việt Nam là quốc gia duy nhất theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa, một định hướng mà ngay cả những người đang cầm quyền như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh từng tuyên bố: “Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm”.
Bài “Góp phần tìm hiểu lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” đăng trên Tạp Chí Cộng Sản Online, ngày 28-11-2014, đã giải thích lý do đảng Cộng sản chọn mô hình Trung Quốc, đồng thời cho biết đảng Cộng sản đang xem xét mô hình đó có thực sự đưa Trung Quốc (và Việt Nam) lên chủ nghĩa xã hội hay không? (xin xem bài VIỆT NAM ĐANG XÉT LẠI CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MANG BẢN SẮC TRUNG QUỐC?)
Kinh tế thị trường
Nguyên tắc chính của kinh tế thị trường là nhà nước không cạnh tranh với tư nhân, nhà nước chỉ tập trung thực hiện chính sách nhằm:
1. giải quyết những trường hợp thất bại thị trường, như cạnh tranh bất bình đẳng, độc quyền, bảo vệ môi sinh, bảo vệ người làm công, bảo vệ người tiêu thụ;
2. phát triển kinh tế quốc gia, như xây dựng hạ tầng cơ sở, khuyến khích phát triển thương mãi trong và ngòai nước;
3. phát triển xã hội, như phát triển giáo dục và y tế, xây dựng nguồn vốn nhân dụng, gia tăng sức cạnh tranh quốc tế; và
4. thực hiện bình đẳng xã hội.
Tại Việt Nam, kinh tế nhà nước vẫn giữ “chủ đạo”, quân đội thay vì bảo vệ đất nước nay tập trung vào kinh doanh thương mãi, nhà nước gia tăng can thiệp hành chính, tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh và lũng đọan nền kinh tế quốc gia.
Doanh nghiệp nhà nước càng ngày càng mở rộng, họat động kinh tế càng thiếu hiệu quả, công chức càng gia tăng, tham nhũng càng lộng hành, phân bố tài nguyên và tài lực càng sai lệch,... nền kinh tế Việt Nam càng tụt hậu so với các quốc gia trong vùng.
Chính trị tự do
Tại 6 quốc gia ASIAN, các đảng chính trị theo các khuynh hướng khác nhau, đại diện cho các tầng lớp khác nhau, sử dụng nghị trường Quốc Hội, truyền thông tự do và hệ thống chính trị tranh luận, tìm ủng hộ cho chiến lược và chính sách trong từng thời điểm.
Đảng thắng cử sẽ có cơ hội để thực hiện các chính sách thính hợp với hòan cảnh đất nước trong từng thời kỳ.
Các đảng chính trị đều hướng đến phục vụ xã hội, hướng đến sự phát triển hài hòa giữa kinh tế và xã hội, sự tái phân phối lợi ích quốc gia tạo công bằng cho mọi thành viên trong xã hội.
Nhờ thế xã hội càng ngày càng trở nên tiến bộ, đời sống dân chúng được cải thiện và đất nước của họ mỗi ngày một trở nên tốt đẹp hơn.
Trong khi đó tại Việt Nam, việc thay đổi chính sách thường rất chậm do sự thỏa hiệp của một số người trong Bộ Chính Trị và phải đợi đưa ra Hội Nghị hay Đại Hội Đảng để thông qua.
Ở các quốc gia ASIAN, nhờ cạnh tranh từ bên trong mỗi đảng chính trị và cạnh tranh giữa các đảng chính trị, nên mọi việc đều được thông tin khá đầy đủ, rõ ràng và rộng rãi.
Còn sinh họat chính trị tại Việt Nam thì vẫn khép kín, vì vậy mới xảy ra những tranh giành đấu đá như hiện tượng Quan Làm Báo hay hiện tượng Chân Dung Quyền Lực.
Mặc dù các phe phái có chia năm có xẻ bẩy, nhưng thực tế cho thấy nếu có chuyển biến thì các cánh trong đảng Cộng sản vẫn còn thế, còn lực để tiếp tục chủ động cầm quyền.
Xã hội dân sự
Khi đảng chính trị có mục đích cạnh tranh quyền lực thì các tổ chức dân sự mang vai trò quần chúng làm nền tảng xây dựng ý thức dân chủ cho tòan xã hội.
Các tổ chức dân sự vận động xã hội tham gia các sinh họat chính trị, bầu cử, ứng cử, đấu tranh cho quyền lợi, đấu tranh cho môi trường, vận động hành lang ảnh hưởng chính sách quốc gia.
Trước đây đảng Cộng sản nắm tòan bộ các tổ chức, nhưng ngày nay một số các tổ chức dân sự độc lập đã thành hình và đang phát triểVì tình cảnh chính trị các tổ chức dân sự nói trên vẫn chỉ giữ vai trò khiêm nhượng là đấu tranh để giành lại những quyền tự do, như tự do tín ngưỡng, tự do báo chí, tự do nghiệp đoàn, tự do chính trị… những quyền cơ bản được Quốc Tế công nhận.
Văn hóa nhân bản
Văn hóa là cách suy nghĩ, cách sinh họat, cách giải quyết các mâu thuẫn của những thành viên trong một tập thể. Văn hóa nhân bản đã trở thành nền tảng xây dựng các xã hội dân chủ.
Văn hóa nhân bản chủ trương lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người làm căn bản, không xem con người như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng hay tổ chức nào.
Văn hóa nhân bản chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng khác biệt đó để đánh giá con người, cũng không chấp nhận kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc, chính kiến.
Trong xã hội mọi người đều có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội bình đẳng về mọi mặt.
Với những phương tiện truyền thông hiện đại như mạng Internet, Facebook, ngay tại Việt Nam văn hóa nhân bản đang từng bước thay thế những văn hóa không còn thích hợp với thời đại như văn hóa đấu tranh giai cấp hay văn hóa khổng học.
Thể Chế Dân Chủ
Bên trên là mô hình của thể chế dân chủ, ở thượng tầng có hiến pháp, với tam quyền phân lập, 4 cột trụ (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa) và môi trường sinh họat dân chủ đưa đến đồng thuận xã hội.
Mô hình này đã được hình thành qua Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền được Hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10 tháng 12 năm 1948. Sau đó đã được hòan chỉnh qua các Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Kết Luận
Tóm lại, 6 quốc gia trong vùng các quyết định xuất phát từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, đảng chính trị… Còn nhà nước và những người được xã hội chọn đứng ra đại diện chỉ đưa ra chính sách nhằm điều hợp và điều chỉnh các quyết định từ dưới đưa lên. Nhờ đó xã hội đồng tiến một cách ổn định và bền vững.
Hơn 20 năm nay qua, Việt Nam cũng đã có nhiều thay đổi. Các thành viên trong xã hội cũng phải tự quyết định cho cuộc sống.
Nhưng các quyết định quan trọng đều xuất phát chủ quan từ một nhóm người, được gọi là Bộ Chính Trị. Dẫn đến tình trạng trên bảo dưới không nghe, tranh giành quyền lực quyền lợi, mạnh được yếu thua, … xã hội đâm ra suy thóai về mọi mặt.
Do đó cần có thay đổi để có một thể chế chính trị phù hợp với thời đại. Trong thời gian qua nhiều tranh luận về thay đổi thể chế đã xảy ra. Hội Nghị 10 lần này, và từ đây đến Đại Hội Đảng sẽ còn nhiều tranh luận liên quan đến thay đổi thể chế chính trị.
Nếu không thay đổi thì “nỗi trăn trở của Thủ Tướng”không thể đuổi kịp 6 quốc gia ASIAN, sẽ trở thành nỗi trăn trở phải đuổi theo Cam Bốt và Miến Điện hai quốc gia đang từng bước thay đổi.
Thay đổi thể chế, một cách hòa bình không đổ máu, không phải là một việc dễ thực hiện, nhưng không phải vì thế mà Việt Nam sẽ mãi mãi chịu tụt hậu với nguy cơ mất nước.
Thay đổi thể chế cũng là con đường để thóat khỏi lệ thuộc Trung Quốc từ tư tưởng, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa.
Việt Nam không còn con đường khác hơn là phải thay đổi và phải thay đổi một cách triệt để. Cụ thể là Việt Nam phải triệt để tuân thủ các công ước Quốc tế đã ký như Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa, và Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị.
Bài học từ Đông Âu và Liên Sô cho thấy muốn thay đổi thể chế cần có những quyết tâm và hành động cụ thể từ tầng lớp cầm quyền ra đến người dân.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
16-1-2015
Yểm Trợ Liên Lạc
Freespeech4vietnam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota. 55122
email: freespeech4vietnam@gmail.com
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
Freespeech4vietnam
2127 Cliff Road, Suite H
Eagan, Minnesota. 55122
email: freespeech4vietnam@gmail.com
612-986-4914 cell
612-567-1719 voice mail
408-634-9703 cell
No comments:
Post a Comment