Sunday, October 26, 2014

TẠI SAO DÂN ÚC TỪ CHỐI NỀN CỘNG HÒA?

Thứ hai ngày 20-10-2014 vừa qua, Cựu Thủ Tướng Lao Động Gough Whitlam (1972-75) qua đời tại Sydney. Nhớ đến ông Whitlam là nhớ đến vị thủ tướng đã bị Tổng Toàn quyền John Kerr sử dụng quyền lực Hiến Pháp truất phế ngày 11-11-1975.
Sự kiện dẫn đến nhiều tranh luận về chính thể quân chủ hay cộng hòa cho nước Úc. Nhưng khi cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 được tiến hành thì kết quả lại có tới 55 phần trăm cử tri bác bỏ việc Úc trở thành một nước cộng hòa.
Kết quả gây ngạc nhiên không ít vì khi ấy đa số dân Úc đã tin rằng đến lúc nước Úc phải được hòan tòan độc lập. Bài viết xin vắn tắt trình bày sự kiện để rút ra bài học cho tương lai Việt Nam.
 
Cuộc Truất Phế Thủ Tướng Gough Whitlam
Câu chuyện bắt đầu từ một thỏa thuận vay tiền từ các quốc gia Trung Đông lên đến 4 tỷ Mỹ Kim. Thỏa thuận đã bị các giới chức chính phủ và Quốc Hội phản đối.
Nhưng Tổng trưởng Ngân khố Jim Cairns và Bộ trưởng khoáng sản và năng lượng Rex Connor vẫn tiếp tục bí mật thương lượng. Sự kiện bị đổ bể, Thủ Tướng Whitlam đã sa thải cả hai ông.
Thừa cơ hội Lãnh tụ đối lập Malcolm Fraser dùng quyền lực chính trị tại Thượng viện không cho thông qua ngân sách, gây bế tắc chính trị, rồi làm áp lực buộc ông Whitlam tổ chức bầu cử. Nhưng ông Whitlam không đồng ý.
Bất ngờ Tổng Toàn quyền John Kerr cho triệu hồi hai ông Whitlam và Fraser, rồi ra quyết định dùng quyền hiến pháp truất phế ông Whitlam, đưa ông Fraser lên thay.
Quyết định của ông Tổng Toàn quyền John Kerr bị cho là không đúng vì sự việc có thể được giải quyết thông qua đàm phán chính trị.
Ngay sau đó ông Fraser cho tổ chức bầu cử kết quả Liên đảng Tự do và Quốc Gia thắng và ông Malcolm Fraser lên làm thủ tướng. Từ đó bắt đầu có những đòi hỏi cần thay đổi chính thể quân chủ lập hiến bằng một chính thể Cộng Hòa.
 
Hiến Pháp Úc
Từ ngày 1-1-1901, Úc đã trở thành một nước trong Khối Thịnh vượng chung có Hiến Pháp riêng. Nhưng mãi đến năm 1986, Úc mới thực sự chấm dứt hoàn toàn vai trò của Anh Quốc trong chính phủ của các tiểu bang và chấm dứt quyền chống án lên Cơ Mật Viện Anh.
Khi đảng Lao Động cầm quyền trở lại và nhất là trong những năm đầu 1990tranh luận về một nền cộng hòa trở thành một đề tài chính trị luôn được quan tâm.
Năm 1993, Thủ tướng Lao động Paul Keatingtái đắc cử ông tuyên bố muốn có một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1999. Thủ lãnh đối lập Dân Biểu Alexander Downer hứa sẽ triệu tập một Hội Nghị Lập Hiến để thảo luận vềvấn đề này.
Khi đảng Tự Do lên cầm quyền, Thủ TướngJohn Howard quyết định vào năm 1998 sẽtriệu tập Hội nghị Lập hiến Úc thảo luận ba mô hình cộng hòa Úc: (1) Tổng Thống trực tiếp do dân bầu (Tổng Thống Chế) , (2) Tổng Thống do các dân biểu nghị sĩ bầu (Đại Nghị Chế), hay (3) bổ nhiệm bởi một hội đồng do Thủ Tướng đề cử (Thủ Tướng Chế).
Trong Hội Nghị, phái bảo hòang lập luận vịTổng Tòan Quyền là trọng tài cho quá trìnhđàm phán chính trị vì thế chính thể quân chủ lập hiến  cơ sở vững chắc cho nền dân chủtại Úc. Họ tin rằng "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".
Những người cổ vũ cộng hòa thì cho rằng đã đến lúc Úc phải hòan tòan độc lập với Nữ Hòang Anh và Anh Quốc.
Phái cộng hòa cấp tiến cho rằng Hiến Pháp không còn hợp thời và muốn sửa đổi toàn diệnhệ thống Westminster và thực hiện một chính thể Cộng Hòa Tổng Thống Chế.
Sau nhiều tranh luận cuối cùng Hội Nghị Lập Hiến đã quyết định chọn mô hình Đại Nghị Chế, tổng thống được bầu với ít nhất 2 phần 3 số phiếu tại cả Thượng viện lẫn Hạ viện, để đưa ra trưng cầu dân ý.
Phái cộng hòa cấp tiến đã bỏ phiếu trắng trong Hội Nghị và trong trưng cầu dân ý đã vận động chống lại mô hình này.
Phái này tin rằng mô hình sẽ bị đánh bại tạicuộc trưng cầu 1999  cuộc trưng cầu lầnthứ hai sẽ là mô hình bầu trực tiếp Tổng Thống.
 
Khuynh hướng các đảng chính trị
Vào năm 1999, Úc có 5 đảng chính trị chính mỗi đảng có khuynh hướng như sau:
Đảng Lao Động đựơc nhiều người công giáo, giới lao động và ngừơi mới định cư ủng hộ. Chủ trương khá rõ ràng là muốn một nước Úc cộng hòa.
Đảng Tự Do được nhiều người Anh Giáo, giới tiểu thương và doanh nhân ủng hộ. Quan điểm của đảng Tự Do không rõ rệt.
Thủ tướng Tự Do John Howard được xem là bảo hòang. Nhưng người đứng thứ hai trong chính phủ là Tổng trưởng Ngân khố Peter Costello thì lại ủng hộ cộng hòa. Chủ tịchPhong trào Cộng hòa là ông Malcolm Turnbull,sau này trở thành một dân biểu đảng tự do.
Đảng Dân Chủ và đảng Xanh được giới trẻ ủng hộ nên theo khuynh hướng cộng hòa. Chỉ có Đảng Quốc Gia được người ở miền quê ủng hộ là theo khuynh hướng bảo hòang.
Như vậy nhìn chung các đảng chính Trị khuynh hướng cộng hòa có phần thắng thế.
 
Chiến dịch vận động
Chiến dịch YES (Ủng Hộ Chính Thể Cộng Hòa) đưa ra những điểm cần thay đổi và chỉ có nền cộng hòa mới có thể đáp ứng được.
Chiến dịch này được những người uy tín nhất nước Úc như Cựu Thủ tướng Chính phủ Lao động Gough Whitlam (vừa qua đời) và đối thủ của ông là Thủ tướng Chính phủ Tự doMalcolm Fraser công khai ủng hộ.
Một yếu tố quan trọng khác là khuynh hướng cộng hòa YES được giới truyền thông tích cực ủng hộ.
Để vận động NO (từ chối chính thể cộng hòa) các nhóm bảo hòang tập trung đề cao thành quả nước Úc đã gặt hái được. Đồng thời tạo nỗi lo âu về sự bất ổn khi phải thay đổi thể chế chính trị. Khẩu hiệu của họ là "Nếu hệ thống hiện tại không vỡ, không cần phải sửa".
Người Úc vốn không thích thay đổi. Cho đến nay chỉ có 8 trong số 44 đề xuất đưa vào một cuộc trưng cầu đã được đồng thuận thông qua. Nên chiến dịch vận động thành công ở chỗ giữ được các cử tri thuộc phái “bảo thủ”.
Thành phần cộng hòa cấp tiến vận động không đồng thuận mô hình trưng cầu dân ý kêu gọi cử tri chọn NO (từ chối chính thể cộng hòa) họ đưa ra một số lập luận:
Thứ nhất, muốn quyền lực chính trị thực sự thuộc về tòan dân thì mọi công dân đều phải bình đẳng về chính trị và phải được bầu trực tiếp vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Thứ hai, mô hình trưng cầu dân ý là một mô hình phi dân chủ và sẽ dẫn đến một "nền cộng hòa của các chính trị gia". Vì chỉ có họ mới có quyền bầu vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Thứ ba, thay vì chỉ thay đổi chính thể cần viết lại một Hiến Pháp hòan mới cho nước Úc cộng hòa vì hiến pháp hiện nay không còn thích hợp; và
Thứ tư, chỉ có mô hình Cộng Hòa Tổng Thống chế mới lợi ích thực sự cho nước Úc vì thế cần từ chối mô hình lần này để sửa sọan trưng cầu dân ý lần tới.
Phái cộng hòa cấp tiến tin rằng mô hình bầu qua lưỡng viện (Đại Nghị Chế) sẽ bị đánh bạivà lần tới sẽ trưng cầu mô hình bầu trực tiếp(Tổng Thống Chế).
Với sự tích cực vận động của cánh bảo hòang và cánh cộng hòa cấp tiến, cuối cùng dân Úc đã từ chối mô hình cộng hòa đại nghị chế.
 
Bài Học Cho Việt Nam
Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Cuộc Trưng cầu dân ý tại Úc cho thấy mặc dù chính thể cộng hòa là cần thiết, nhưng muốn có dân chủ thực sự thì mọi công dân phải được quyền chọn và trực tiếp bầu cho vị Nguyên Thủ Quốc Gia.
Không thể sửa đổi lặt vặt mà cần có một hiến pháp hòan tòan mới thì nước Úc mới tiếp tục là một quốc gia dân chủ trong thời đại hiện nay.
Vì thế lên đến 55 phần trăm cử tri bác bỏ việc Úc trở thành một nước cộng hòa và nhiều cử tri đã sẵn sàng tạm thời hy sinh lý tưởng của họ để sửa sọan cho một tương lai hòan chỉnh hơn.
Trở lại trường hợp Việt Nam bài viết tuần trước đã phân tích rõ các điều kể trên. Xin mời các bạn đọc lại bài “Viễn Tưởng Về Một Chính Thể Cộng Hòa Cho Việt Nam” để rõ hơn về trường hợp Việt Nam.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
26-10-2014
VIỄN TƯỞNG VỀ CHÍNH THỂ CỘNG HÒA CHO VIỆT NAM.
Nguyễn Quang Duy
 
Các bạn trẻ quan tâm đến tình trạng đất nước thường phân vân giữa chính thể cộng hòa và thể chế dân chủ. Có bạn còn chưa rõ các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
 
Cộng hòa - Cộng sản
Cộng hòa nghĩa là mọi công dân đều bình đẳng về chính trị. Có như vậy quyền lực chính trị mới thực sự thuộc về tòan dân. Công dân có quyền và có bổn phận bầu ra người đại diện quốc gia.
Nhờ bình đẳng về chính trị, nền cộng hòa khuyến khích sự phát triển của đa nguyên, đa đảng tạo nền tảng xây dựng xã hội dân chủ.
Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (1946-76) và Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (1976-) là quốc gia theo thể chế cộng sản. Đảng trên cả Tổ Quốc. Ngay trong đảng Cộng sản các đảng viên đã bị đối xử bất bình đẳng về chính trị.
Ngòai xã hội người dân đã mất hẳn quyền tự do chính trị. Hiến Pháp chỉ là hình thức. Phương thức “Đảng cử dân bầu” cũng là dân chủ hình thức nên không thể xem là nước cộng hòa.
Việt Nam Cộng Hòa là một quốc gia Cộng Hòa trong thời chiến và đã trải hai qua hai nền Cộng Hòa - Tổng Thống chế.
Đệ Nhất Cộng hòa (1956-63) do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo qua 2 nhiệm kỳ và đã chấm dứt sau cuộc đảo chánh 1-11-1963.
Đệ Nhị Cộng hòa (1967-75) trải qua 3 đời Tổng thống.
  1. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đắc cử 2 nhiệm kỳ và ông Thiệu đã từ chức ngày 21-4-1975.
  2. Tổng thống Trần Văn Hương chỉ được 7 ngày (21-4 đến 28-4-1975).
  3. Tổng thống Dương Văn Minh chỉ được 3 ngày 30-4-1975 thì đầu hàng quân đội Bắc Việt, chấm dứt nền Đệ Nhị Cộng Hòa.
Hai nền Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-63) và Đệ Nhị Cộng Hòa (1967-75) đã đi vào lịch sử. Mỗi nền Cộng Hòa có nhiều điểm khác nhau, việc đánh giá và viết lại trang sử là việc làm của những nhà viết sử.
Trong giới hạn bài viết chỉ xin đưa ra một số ưu điểm chung của cả hai nền Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam.
 
Giá Trị Của Nền Cộng Hòa tại Miền Nam
Việt Nam Cộng Hòa là một nước cộng hòa non trẻ trong thời chiến nhưng đã xây dựng dựa trên một nền tảng dân chủ: (1) công dân bầu Quốc Hội Lập Hiến (2) Quốc Hội Lập Hiến sọan Hiếp Pháp (3) công dân bầu Quốc Hội Lập Pháp và bầu Tổng Thống.
Quốc Hội Lập Hiến và Lập Pháp đều có sự tham gia của đa đảng chính trị. Các đảng chính trị đóng một vai trò vô cùng quan trong trong việc xây dựng nền dân chủ và pháp trị tại miền Nam. Cả Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa đều đã có đối lập chính trị họat động trong nghị trường.
So với các quốc gia trong vùng Đông Nam Châu Á cùng thời, Hiến pháp 1967 chỉ rõ sự tiến bộ vượt bực của Việt Nam. Hiến pháp vừa ngắn gọn, rõ ràng, vừa nêu rõ chính phủ phải bảo đảm những quyền tự do căn bản, kể cả quyền đối lập chính trị. Hệ thống tam quyền phân lập cũng đã được đưa vào Hiến Pháp 1967.
Cũng so sánh với các quốc gia trong vùng, Việt Nam Cộng Hòa có một số đặc điểm nổi bật:
  1. Các quyền tự do căn bản đã được chính phủ bảo đảm, đặt biệt là quyền tư hữu;
  2. Xây dựng được một nền dân chủ tam quyền phân lập;
  3. xây dựng thành công một nền giáo dục, lấy dân tộc, nhân bản và khai phóng làm căn bản
  4. theo kinh tế thị trường tự do;
  5. nhưng vẫn đảm bảo được vấn đề dân sinh như y tế hay thực hiện luật Người Cày Có Ruộng.
Kinh nghiệm thế giới cho thấy các yếu tố trên là căn bản trong việc phát triển quốc gia. Nghĩa là nếu miền Nam không rơi vào tay cộng sản thì Việt Nam Cộng Hòa sẽ không thể kém xa các quốc gia Đông Nam Châu Á như hiện nay. Nếu không nói là sẽ vượt trội hơn người.
Sau 40 năm, đảng Cộng sản đã hủy họai tất cả những gía trị nền cộng hoà đạt được. Tuy nhiên giá trị tinh thần vẫn còn đó và sẽ đựơc phục hồi.
 
Tinh Thần Cộng Hòa vẫn tồn tại
Mặc dù Việt Nam Cộng Hòa không còn tồn tại nhưng sinh họat và tinh thần cộng hòa đã ăn sâu vào cách suy nghĩ của người miền Nam.
Tinh thần này đã được truyền cho thế hệ tiếp nối và lan tỏa khắp nơi. Trong nước tại miền Nam các thế hệ đi trước đã kể cho con em họ về lịch sử của họ và của Việt Nam Cộng Hòa.
Ở hải ngọai tinh thần được những người tị nạn mang theo và gìn giữ. Biểu hiện rõ ràng nhất là các sinh họat cộng đồng tại Hoa Kỳ, Tây Âu và Úc châu vẫn tiếp tục sử dụng Quốc Kỳ, Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa và luôn gắn bó với cuộc đấu tranh giành lại tự do tại Việt Nam.
Ngày nay nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại tinh thần cộng hòa đang từng bước hồi phục tại Việt Nam.
Nhiều người sống ở miền Bắc hay trước đây theo cộng sản dần dần cũng nhận ra những ưu điểm mà thể chế cộng hòa mang lại cho dân, cho nước.
Việc công nhận Việt Nam Cộng Hòa cũng được ghi nhận trên những cơ quan truyền thông chính thức tại Việt Nam.
Ngày nay, ở hải ngọai có hằng triệu người thuộc thế hệ tiếp nối Việt Nam Cộng Hòa. Nhờ học hỏi, sống và làm việc tại các cường quốc trên thế giới họ đã tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm sẽ là nền tảng xây dựng lại Việt Nam. Một yếu tố mà Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa không hề có.
Một khi Việt Nam có tự do, những công dân gốc Việt cũng sẽ dùng lá phiếu, sẽ nỗ lực vận động các cường quốc giúp đỡ xây dựng lại Việt Nam.
 
Viễn Tưởng Về Nền Đệ Tam Cộng Hòa.
Tình hình thế giới đang biến chuyển không ngừng, càng ngày càng nhiều quốc gia trở thành các quốc gia Cộng Hòa. Úc trong 10 năm tới có lẽ cũng sẽ trở thành một quốc gia cộng hòa.
Tình hình Việt Nam cũng thế: (1) bên trên Bộ Chính trị càng ngày càng phân hóa, (2) bên trong đảng Cộng sản diễn biến hòa bình càng ngày càng khốc liệt, (3) bên ngòai xã hội thì đòi hỏi thay đổi chính trị mỗi ngày một tăng thêm.
Các tổ chức tôn giáo, tổ chức đấu tranh chính trị, tổ chức xã hội dân sự đã và đang liên kết tìm một hướng đi mới cho Việt Nam.
Khi chế độ sụp đổ, các quốc gia Đông Âu và Liên Xô đều đã theo chính thể cộng hòa và tương tự Việt Nam sẽ thế.
Muốn có một nền tảng vững chắc cho tương lai, cần hướng đến một Quốc hội Lập hiến sọan một hiến pháp mới cho Việt Nam. Tên nước, cờ, thủ đô, mô hình thể chế dân chủ sẽ được tòan dân quyết định.
Cho đến nay lá cờ vàng vẫn là biểu tượng của những người theo khuynh hướng cộng hòa. Vì thế họ luôn tìm mọi cách vinh danh và hợp thức hóa lá cờ.
Quan điểm cho rằng phải bỏ màu cờ để có thể bàn chuyện dân chủ là một quan niệm thiếu dân chủ. Trước đây ở miền Nam và sau này ở Hải Ngọai cũng đã từng tranh luận công khai về việc thay đổi màu cờ.
Quan điểm dân chủ sẵn sàng chấp nhận phương cách đấu tranh dân chủ qua một cuộc trưng cầu dân ý để có một màu cờ chung cho tòan dân tộc.
 
Kết Luận
Việt Nam đã từ bỏ chế độ Quân Chủ, đang từ bỏ chế độ độc tài cộng sản, chính chế cộng hòa sẽ là thể chế tương lai Việt Nam. Các quyền tự do cơ bản và giá trị cộng hòa sẽ được phục hồi.
Nền Đệ Tam Cộng Hòa sẽ tiếp tục sứ mệnh xây dựng, giữ gìn đất nước và đưa đất nước đi lên hội nhập vào thế giới văn minh.
Các bạn trẻ dấn thân đấu tranh cho dân chủ khi nắm được điều đơn giản bên trên sẽ định được hướng đấu tranh một cách rõ ràng hơn.
Xây dựng lại đất nước là một việc rất khó, cần biết rõ phải làm gì để có thể làm nhanh hơn với kết quả tốt hơn.
Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
17-10-2014

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

No comments:

Post a Comment