Thursday, June 23, 2016
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt kể chuyện Vũng Áng
GNsP (19.06.2016) – “Một cảnh chết chóc”, là nhận định của Đức Tổng
Giuse Ngô Quang Kiệt khi Ngài đến thăm Bà con Giáo dân Giáo xứ Đông Yên
thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, một trong những nơi chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất của vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vào tháng
04.2016 vừa qua.Đức Tổng Giuse đến thăm Bà con Giáo dân và Ngài trao
tặng quà cho bà con những món quà Ngài đã được tặng trong dịp mừng 25
năm Linh mục của Ngài.Sau đây xin mời quý vị lắng nghe những tâm tư,
trăn trở của Đức Tổng Giuse sau chuyến viếng thăm Bà con ngư dân vùng
Vũng Áng, Hà Tĩnh.Huyền Trang, GNsP: Con kính chào Đức Tổng Giuse Ngô
Quang Kiệt. Kính thưa Đức Tổng, sức khỏe của Ngài dạo này thế nào ạ? Và,
công việc chính của Đức Tổng ở Đan viện là gì ạ?Đức Tổng
Giuse Ngô Quang Kiệt: Chúa ban cho sức khỏe dạo này cũng khá. Công việc
chính là nghỉ (Ngài cười), những giờ khác có thể đi làm vườn, giảng tĩnh
tâm.HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, con được tin vào ngày
16.06.2016, phái đoàn của Đức Tổng đến thăm bà con ngư dân ở Vũng Áng,
xin Đức Tổng có thể kể lại cho chúng con nghe về chuyến viếng thăm này
ạ?Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Từ lâu, tôi đã được tiếp xúc với bà con
Giáo dân thuộc Giáo xứ Đông Yên ở Vũng Áng. Bà con bị giải tỏa đất để
xây dựng công ty Formosa thì Giáo dân rất đau khổ và bức xúc, họ đã đi
khiếu kiện ở các cấp lãnh đạo kể cả trung ương nhưng chưa có cấp thẩm
quyền nào giải quyết thỏa đáng cho họ. Tôi rất là thương họ và không
biết làm sao để giúp đỡ.Tuy nhiên, trong vụ biển
bị ô nhiễm, cá chết, tôi càng đau xót hơn, cho nên trong ngày Ngân khánh
vừa qua có người tặng quà cho tôi thì tôi để dành tất cả những quà tặng
đó cho người Vũng Áng. Hôm chuyến đi đến Vũng Áng, tôi đã đến thăm họ
vì họ đã đến viếng thăm tôi nhiều lần. Tôi cũng đến tận nơi để nhìn thấy
những cảnh đau khổ của những người bị ảnh hưởng trực tiếp của Formosa
và cũng gửi cho họ ít quà như là dịp Lễ mừng 25 năm Linh mục của
tôi.HuyềnTrang, GNsP: Kính thưa Đức Tổng Giuse, khi Ngài đến Giáo xứ
Đông Yên thì Ngài nhận xét như thế nào về tình cảnh của bà con Giáo dân
ạ? Và, Đức Tổng nhận định như thế nào về thảm họa môi trường biển lần
này ạ?Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tình cảnh của bà con Giáo dân quá
đau khổ, xót quê hương, kể như họ rất cô
đơn trên lối tối tăm thì họ bày tỏ một cảm xúc rất mãnh liệt cũng là một
tình cảm quý mến. Đồng thời nói lên được một tình cảm họ được an ủi khi
có người đến thăm bởi vì họ cảm thấy tủi, bị bỏ rơi, bị hắt hủi. Cho
nên họ đã dành cho tôi một sự đón tiếp cảm động nhưng rất chân tình và
tôi cũng hết sức cảm động khi gặp gỡ bà con Giáo dân.Khi chứng kiến tất
cả đời sống của họ cũng như đi thăm tất cả các bờ biển, tôi cảm thấy đau
xót, có thể nói là một cảnh chết chóc. Tôi vào một nhà nghỉ khá lớn của
Hà Tĩnh thấy khách vắng hoe, chả thấy khách đâu cả. Rồi đi ra bãi biển
thấy thuyền nằm chất đống ở đó, có những con thuyền chỉ còn đậy những
tấm vải y hệt như những thân thể bị liệt thì đúng là một cảnh chết chóc.
Ở bờ
biển không có một sinh vật nào cả, trên bãi cát không có một con dã
tràng nào. Tôi thấy ở các bãi biển đều có những con vật nhỏ li ti như
con dã tràng, con cua, con ốc thì bãi biển này hoàn toàn chết hết rồi,
không còn một tí gì là sự sống nữa. Khi chúng tôi xuống biển, tất cả mọi
người đều hết sức đề phòng để cho nước biển không được dính vào chân.
Họ kéo thuyền thật cao trên bãi cát, xong rồi thì có thể bước lên bờ để
chân mình khó có thể dính nước biển… Cả một sự chết chóc như vậy.Trong
làng trong xóm sự chết chóc đang dần mòn đi tại vì những người dân đánh
cá đã ba tháng nay không ra biển thì chả còn thu nhập gì cả. Thành ra
chúng tôi thấy sự chết dần mòn. Người ngư dân chết trực tiếp, cá chết
thì người đánh cá cũng chết, những người làm
nghề liên quan đến nghề cá như người bán xăng cho những tàu đánh cá cũng
chết, những người làm chài lưới cũng chết, những người buôn bán hải sản
cũng chết, những người chế biến hải sản cũng chết, ngành du lịch cũng
chết, bao nhiêu sự chết kéo theo. Người ta đoán là có ít nhất là 5 triệu
người bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết này. Hết sức là đau xót, xung quanh
đó hết sức là hoang tàn, không còn sức sống, người ta ai cũng mệt mỏi,
rã rời và buồn chán.Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt đến thăm bà con giáo
dân giáo xứ Đông Yên, Vũng Áng, Hà Tĩnh – một trong những nơi chịu sự
thảm họa ô nhiễm môi trường biển nặng nề nhất vào tháng 4.2016 vừa
qua.Bà con giáo dân Đông Yên bật khóc khi được Đức tổng Giuse đến thăm
sau những ngày tháng bị bỏ rơi, bị hắt hủi.
Giáo xứ Đông Yên hoang tàn, đổ nát và chết chóc.Thảm cảnh ngư dân mất nghiệp.HuyềnTrang, GNsP: Dạ vâng, kính thưa Đức Tổng Giuse, Ngài có lời khuyên nào cho những người có trách nhiệm cũng như đồng bào VN đặc biệt là bà con ngư dân ạ?Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này. Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này. Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được.Huyền Trang, GNsP: Dạ thưa con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giuse. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Đức Tổng và xin Đức Tổng thêm lời cầu nguyện cho người dân chúng con ạ.Huyền Trang, GNsPnguồn: http://www. tinmungchonguoingheo.com/
Vũ Thất
Giáo xứ Đông Yên hoang tàn, đổ nát và chết chóc.Thảm cảnh ngư dân mất nghiệp.HuyềnTrang, GNsP: Dạ vâng, kính thưa Đức Tổng Giuse, Ngài có lời khuyên nào cho những người có trách nhiệm cũng như đồng bào VN đặc biệt là bà con ngư dân ạ?Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt: Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất có bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý, cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu, khi làm điều tốt thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa, không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức, không còn quy tắc đạo lý nữa.Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần”. Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này. Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới có thể cứu được dân tộc, đất nước này. Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được.Huyền Trang, GNsP: Dạ thưa con xin chân thành cám ơn Đức Tổng Giuse. Chúng con xin kính chúc sức khỏe Đức Tổng và xin Đức Tổng thêm lời cầu nguyện cho người dân chúng con ạ.Huyền Trang, GNsPnguồn: http://www.
Vũ Thất
Chiến tranh Biển Đông đã bắt đầu?- Bùi Quang Vơm
“Không thể để mất đảo, mất biển, vì nếu mất đảo, mất biển vào
tay Trung Quốc, đảng cộng sản sẽ không gánh nổi trách nhiệm. Dân
sẽ nổi dậy, chế độ cộng sản sẽ biến mất. Một Chính phủ mới
lâm thời sẽ được lập ra ngay tức khắc, ký Hiệp định yêu cầu Mỹ,
Nhật, Liên Hiệp Quốc, thậm chí cả NATO can thiệp. Đây là thông
điệp mà chúng ta muốn chuyển tới những kẻ đang cầm quyền tại Hà
Nội”.
_____
Trung Quốc không còn lựa chọn
Phán quyết của Trung tâm trọng tài quốc tế La Haye PCA, dự kiến
sẽ công bố vào ngày 7/7/2016. Khả năng Toà sẽ bác bỏ chủ quyền
đường lưỡi bò do Trung Quốc tự ý đặt ra. Âm mưu độc chiếm biển
Đông của Trung Quốc đối mặt với nguy cơ phá sản. Sau phán xét,
nếu tiếp tục gây hấn, chiếm đọat các hòn đảo đá còn lại, Trung
Quốc sẽ rơi vào tình trạng cố tình vi phạm luật pháp quốc tế.
Không chỉ thể diện, hình ảnh của Trung Quốc bị tổn thương, uy tín
quốc tế về mặt ngọai giao bị giảm sút, mà có khả năng Trung
Quốc đối diện với một lệnh cấm vận quốc tế toàn diện.
Cuộc cấm vận do nhóm G7 và Liên hiệp châu Âu trừng phạt việc sáp
nhập phi pháp bán đảo Crimé, đã làm cho nền kinh tế của Nga điêu
đứng. “Các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm 7 nước có nền công nghiệp phát triển
(G7) hôm 7/6/2016 tiếp tục duy trì trừng phạt đến khi nào Tổng thống Nga
Vladimir Putin và phe ly khai tuân thủ hoàn toàn thỏa thuận hòa bình
Minsk”. Đây là ý chí duy trì luật pháp quốc tế của nhóm quốc gia
đại diện cho Hành tinh. Cũng là một quyết tâm ngăn chặn một tiền
lệ sử dụng sức mạnh cho tham vọng chủ quyền. Trừng phạt Nga,
nhưng trên thực tế là một cảnh báo trực diện đối với các toan
tính của Trung Quốc.
Với một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu hàng hoá, sản
lượng công nghiệp chiếm 42,6% tổng GDP và 24 triệu lao động, trong
khi 70% nguyên liệu nhập từ nước ngoài, nếu chịu một cuộc cấm
vận toàn diện, Trung Quốc khó tránh khỏi sụp đổ. Chỉ cần giảm
50% sản xuất công nghiệp, 12 triệu người rơi vào thất nghiệp sẽ
là một đe dọa bạo loạn xã hội.
Vì vậy, trước khi Trọng tài Quốc tế PCA phán xét, Trung Quốc
buộc phải tìm mọi cách để thực hiện xong chương trình chiếm đọat
hoàn toàn biển Đông để tạo thành thế đã rồi. Bất kể PCA phán
xét như thế nào, khi Trung Quốc đã chiếm được Trường Sa, thì việc
lật lại tình thế là không thể. Kinh nghiệm đã cho thấy như vậy
cho đến thời điểm hiện tại. Phản ứng của Mỹ và thế giới dù gay
gắt, quá trình bành trướng của Trung Quốc chỉ dừng, rồi tiếp
tục, chứ chưa bao giờ lùi lại.
Mục tiêu chiếm đoạt sẽ là Scarborough của Philippines và toàn bộ
các hòn đảo, đá của Trường Sa đang trong tay Việt Nam.Trường Sa và
Scarborough chiếm được, sẽ cùng Hoàng Sa tạo ra tam giác lõi của
biển Đông, kiểm soát trên thực tế hoàn toàn vùng biển bên trong
đường lưỡi bò, biến phán quyết của Toà trọng tài PCA thành vô
hiệu. Mỹ chưa sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trực tiếp với TQ,
trong khi Việt Nam, dù đang nỗ lực sáp gần Mỹ, vẫn còn đơn độc,
chưa liên kết được với Nhật và với Mỹ bằng một Hiệp định phòng
thủ chung, vì vậy, Trường Sa của Việt Nam phải được chiếm trước
khi việc này trở thành phi pháp sau phán xét của Trọng tài và
trước khi một liên minh phòng thủ với Mỹ Nhật được hình thành.
Từ sau Shangri-la 15, và sau hội nghị đặc biệt các bộ trưởng
ngoại giao ASEAN Trung Quốc tại Côn Minh, dù có sự phản bội công
khai của Cămpuchia,Trung Quốc thấy rõ tình thế bất lơị. Trung Quốc
đang bị cô lập. ASEAN đa số đứng về phe Mỹ và Nhật, bảo vệ luật
pháp quốc tế.
Bất kể bà Hillary hay ông Trump trúng cử, sau bầu cử tổng thống
tháng 11/2016, chính sách của Mỹ chống lại mưu toan bành trướng
của Trung Quốc sẽ cương quyết và gay gắt hơn rất nhiều. Bà cũng
không hề giấu diếm thái độ không nhân nhượng, trong khi Trump không
ngại dùng vũ lực.
Cơ hội rõ ràng đang mất dần. Thời gian không ủng hộ Trung Quốc.
Tham vọng chiếm đọat biển Đông hoặc phá sản, hoặc phải trả giá
rất đắt.
Trung Quốc cần một lý do để phát động một cuộc chiến trừng
phạt, giống như từng “dạy cho Việt Nam một bài học”năm 1979. Và
như mọi cuộc chiến tranh, Trung Quốc cần một sự kiện, giống sự
kiện vịnh Bắc bộ năm 1964.
Thủ phạm là Trung Quốc?
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin, “ngày 13/6 một biên đội
chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn thật 4 ngày đêm
liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn công tàu
ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật”. Cùng một lúc với lệnh huy
động tái ngũ các quân nhân hải quân có kinh nghiệm và tinh thông
kỹ thuật.
Ngày 15/06, có vẻ như thấy được điều gì đó, Mỹ lập tức điều 4
máy bay tấn công điện tử cùng với 120 sĩ quan tới Philippines.
Scarborough của Philippines đã được đề phòng.
Sáng ngày 14/06/2016, chiếc máy bay SU-30KM2 cất cánh lúc 6h30 và
đến 7H29 thì mất liên lạc, bị rơi sau “một tiếng nổ lớn trong
khoang lái” theo lời kể của thiếu tá Cường, khi chỉ còn cách mục
tiêu tập luyện 15 km, và cách bờ chỉ khoảng 20 km. Cả hai phi công
đều kịp bung dù và rơi xuống biển. Sau đó thông tin xác minh
SU-30KM2 bị vỡ thành nhiều mảng vụn.
3h30’ sáng ngày 15/06, thiếu tá Nguyễn Hữu Cường được một ngư dân
Lê Văn Cương phát hiện và đưa vào bờ. Nguyễn Hữu Cường sức khoẻ
tốt, chỉ xước tay do dây dù.
9h30’ ngày 16/06 chiếc máy bay thứ hai CASA 212 cất cánh từ Gia Lâm
bay ra đảo Bạch Long Vĩ, tìm kiếm thượng tá Trần Quang Khải, khi
“phát hiện một vật giống phao bơi, xin phép hạ độ cao, bay vòng
xuống thì mất liên lạc, rơi xuống biển vào lúc 12h30’”.
Trên máy bay có 9 người, do Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ
đoàn 918 điều khiển. Sau đó, trong hai ngày tiếp theo, người ta tìm
thấy rất nhiều mảnh vụn của CASA 212.
“Theo nguồn tin của Thanh Niên, trong tối qua 16.6, các tàu tham gia tìm
kiếm cứu nạn đã phát hiện một số mảnh vỡ nghi là của máy bay CASA 212 gặp
sự cố mất liên lạc với sở chỉ huy lúc 12 giờ 30 phút cùng ngày, khi đang
làm nhiệm vụ bay tìm kiếm phi công của máy bay Su-30MK2. Máy bay CASA 212
được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu
khoảng 58 m về phía đông đường phân định Vịnh bắc bộ. Trong đêm ngày
15.6, Bộ Quốc phòng đã giao cho Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, Cục Cứu
hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) và Quân chủng Hải quân lập kế hoạch và lên
phương án chi tiết để trục vớt máy bay CASA 212. Trong đêm qua, khoảng hơn
10 tàu của các lực lượng tìm kiếm túc trực xung quanh vùng biển nói trên để
bảo vệ và phong toả hiện trường. Các nguồn tin từ chối bình luận các thông
tin liên quan đến tính mạng của 9 cán bộ, chiến sĩ trên CASA 212 khi máy
bay này gặp sự cố và rơi xuống biển”.
Báo Thanh niên ngày 17/06/2016: “Đã xác định chính xác vị trí Su-30MK2
rơi – Chuẩn bị phương án trục vớt.
Cho đến sáng nay, lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã xác định tương đối chính
xác vị trí máy bay Su-30MK2 trên vùng biển Nghệ An”.
Nhưng ngày 20/069, cũng báo Thanh niên lại đưa tin:“Lúc 8 giờ 15 sáng
qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện
nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Ngay từ đầu, người ta đã nghi vấn hai chiếc máy bay này đều cùng
bị bắn, nhưng đuổi theo thông tin chính thống thì mật hướng.
Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, trước hết ông Nguyễn Thành Trung, nguyên
Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 ‘chắc chắn đã bị
một va đập rất mạnh’ khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết
được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ
của Cảnh sát biển Việt Nam.
Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, «có thể
khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra».
“Nếu chủ động được thì đã có thể hạ cánh trên biển, và tôi nghĩ là phi cơ
đã không vỡ như thế. Còn với các mảnh vỡ như thế thì chắc chắn đã có những
va chạm rất mạnh của máy bay với mặt nước,”(?!), không loại trừ nguyên
nhân ‘thời tiết thay đổi đột ngột’, tuy rằng ông nói “khu vực Bạch Long Vĩ
là một khu vực bay ‘bình thường’ như nhiều địa điểm khác dọc bờ biển Việt
Nam”.
Không do thời tiết, máy bay đang hoạt động bình thường, ở độ cao
thấp, “Cùng tham gia tìm kiếm với tổ bay Casa-212, còn có 5 tổ bay khác
gồm hai chiếc DHC-6 của Không quân Hải quân, một chiếc Mi171 của Sư đoàn
Không quân 371 và hai chiếc AN-26 của Lữ đoàn 918. Trong khi DHC-6 bay ở độ
cao 500m thì Casa-212 bay ở độ cao 150m để quan sát mục tiêu” phát hiện
vật giống phao bơi và đang quay vòng hạ độ cao, thì rơi xuống và
“vỡ do va đập mạnh với nước”?!“Cụ thể, vị trí máy bay được xác định ở
phía Đông đường phân định giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nghĩa là thuộc
lãnh hải và không phận của Trung Quốc.
Tại sao ngay tối 16/06 đã xác định điạ điểm CASA 212 rơi và nằm ở
độ sâu 58 m, bộ chỉ huy đã họp để bàn kế hoạch trục vớt, và bố
trí hàng chục tầu phong toả bảo vệ, sau đó lại tiếp tục tìm
kiếm và vẫn chưa tìm thấy? Theo báo Thanh niên, “Lúc 8 giờ 15 sáng
qua (19.6), tàu CSB-4039 thuộc Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 phát hiện
nhiều dấu hiệu nghi là của máy bay CASA212 số hiệu 8983”.
Tại sao khi đã biết Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ngoài biển
Đông mà còn cho máy bay chiến đấu tập trên biển, thậm chí vi phạm
vùng trời thuộc không phận Trung Quốc? Lệnh xuất kích bay tập vào
thời điểm như vậy, có mục đích gì?
Vị trí rơi đã xác định được ngay từ đầu “Ngày14/06/2016, Bộ chỉ
huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay
Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất
liền khoảng hơn 26 hải lý.
Theo báo Thanh Niên, “Ngư dân Lê Văn Cương đang đánh bắt cá trên biển cho
biết, lúc 8 giờ 30 phút cùng ngày, ngư dân phát hiện 1 máy bay rơi tại vùng
biển khoảng 18-19 độ vĩ bắc, 106,4 độ kinh đông, cách đảo Mắt (thị xã Cửa
Lò, Nghệ An) về phía đông khoảng 4-6 hải lý“. Nhưng mặc dù huy động mọi
phương tiện, đến “ngày hôm nay 20/06, vẫn chưa xác định được vị
trí rơi của SU-30KM2”?!
Tại sao thiếu tá Nguyễn Huy Cường, “tôi sức khoẻ tốt chỉ bị xước
tay do cọ sát dây dù” mà phải nhập viện quân y 108, với lý do để
kiểm tra sức khoẻ, nhưng đến nay vẫn chưa được về nhà, phải chịu
bỏ lễ tang đại tá Trần Quang Khải và không được tiếp xúc với
giới truyền thông? Chỉ cần gặp hỏi Nguyễn Hưũ Cường có thể xác
định ngay nguyên nhân SU-30 KM2 bị nạn, nhưng Trung tướng Phan Văn Giang
nói “nguyên nhân tai nạn phải tìm được máy bay mới xác định
được”. Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường có khả năng sẽ điều trị lâu
dài, và có nguy cơ bị mất trí nhớ. Trong nhiều giờ trên thuyền
cùng ngư dân Lê Văn Cương, chắc chắn đã vô tình tiết lộ. Chắc chắn
ông Lê Văn Cương sẽ bị chính quyền thẩm vấn, và nếu ông này biết
được điều gì, thì nhất định ông này cũng sẽ bị đưa đi biệt tăm,
hoặc bị bệnh cấm khẩu.
Sẽ có người nói, người viết theo thuyết âm nưu. Đúng, chúng ta
rất khó để tránh được một ngộ nhận về thuyết âm mưu, vì diễn
biến chính trường Việt Nam thực chất là diễn biến của những âm
mưu, âm mưu chiếm đoạt của Trung quốc, và âm mưu kéo dài sự tồn
tại của chế độ cộng sản, được xếp đặt, chế biến thông tin
truyền thông bằng những âm mưu của ban tuyên giáo. Không có cách
nào khác là phải mò mẫm đoán nhận sự thật sau những chồng chéo
âm mưu đó. Nguyên tắc của chúng ta là lợi ích dân tộc trên hết,
cho dù có thể đúng, có t̉hể sai.
Thái độ của Việt Nam
Tối ngày 16/06/2016, lúc 17h30′, tại bộ Trụ sở bộ Quốc phòng, Bộ
trưởng Ngô Xuân Lịch triệu tập họp thường vụ Quân uỷ Trung ương,
yêu cầu tập
Bùi Quang Vơm
Wednesday, June 15, 2016
Độc ở không gian và độc ở tâm hồn - TưSàigòn
Suốt chiều dài đất nước này, dường như không có chỗ nào là không có độc. Từ
chất độc Dioxin để khai hoang trong cuộc chiến tranh cách đây ngót nghét
nửa thế kỉ cho đến độc tố trong thực phẩm ngấm dần vào cơ thể, bào mòn từng
tế bào trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và
gần đây nhất là tứ bề độc trùng vây, độc tố trên biển, độc tố trong ao hồ…
Có vẻ như đất nước này đang đối mặt với độc tố và nguy cơ diệt vong không
phải là không có. Nhưng, đáng sợ nhất chính là độc tố trong tâm hồn con
người.
Bởi độc ngoài tự nhiên, trong không gian, người ta có thể nắm tay nhau, tựa
lưng nhau để loại bỏ nó, một ngày không xong thì mười ngày, một năm không
xong thì mười năm, trăm năm, còn con người thì sự sống vẫn có chỗ để vươn
dậy dưới ánh mặt trời.
Nhưng một khi tâm hồn con người trở thành cái túi chứa độc tố để giết hại
đồng loại và giết hại chính mình thì e rằng sẽ khó có ông trời nào cứu
được. Cho dù Đức Chúa hay Thượng Đế có hiện ra để xắn tay cứu vớt thì không
chừng chính Thượng Đế hay Đức Chúa bị chết vì độc đầu tiên. Rất tiếc là đất
nước nhỏ bé, nghèo khổ và kinh qua nhiều thăng trầm dâu bể như quê hương
Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng độc tố tâm hồn đã phát tác, đã ám hại
tha nhân và ám hại chính mình.
Giả sử trong cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam, nếu quân nằm vùng của phía Bắc
không dựa vào rừng núi, dựa vào dân để thỉnh thoảng lại đột kích thành phố,
khủng bố và ám sát (rồi gọi đó là đánh du kích, nghĩa là đánh chơi, chỉ
riêng hai chữ ‘đánh chơi’ cũng đủ nói lên bản chất man rợ của các cuộc ám
sát, khủng bố này) thì cũng chẳng có thùng thuốc Dioxin nào rải vào núi
rừng Trường Sơn và cũng chẳng có những nạn nhân “chất độc màu da cam”. Và
hổ ngươi nhất là cũng sẽ chẳng có những cuộc kiện tụng, đòi Mỹ phải đền bù
cho nạn nhân chất độc màu da cam.
Chỉ riêng chuyện đền bù cho nạn nhân chất độc da cam không thôi cũng có đến
một ngàn lẻ một chuyện tệ hại để nói. Nào là đền và nuôi không đúng người,
nhiều người mẹ sinh ba bốn đứa con lành mạnh, có một đứa thần kinh không
bình thường, ông cha chạy vạy để đứa con được hưởng chế độ chất độc da cam.
Rồi nhiều gia đình có con nhiễm chất độc da cam, ba đứa chứ không phải một,
về mặt thủ tục thì các nạn nhân này có chế độ nhưng thực ra thì họ tồn tại
héo mòn cho đến lúc chết đi, gia đình nó lại nhờ xóm làng chôn cất và không
nhận được một đồng lẻ nào của chế độ này.
Rồi chuyện khai tăng số lượng nạn nhân. Nói một cách nghiêm túc, nếu phía
Mỹ có một cuộc điều tra về độ chính xác số nạn nhân chất độc da cam cũng
như chế độ đền bù, họ chỉ cần bỏ chưa đến một phần ba số tiền đền bù suốt
bao nhiêu năm nay cũng đã quá đủ. Bởi tiền đền bù cho nạn nhân chất độc da
cam đã vào nhà quan chức, người ta đã lấy số lớn và vứt vài đồng lẻ qua cửa
sổ cho nạn nhân.
Trong khi đó, câu chuyện gần đây nhất, biển bị nhiễm độc, nguy cơ lâu dài
cho dân tộc, quốc gia hiện ra trước mắt và mối nguy diệt vong đang đến rất
gần, nó đến từ nhiều hướng, từ thực phẩm Trung Quốc cho đến hành tung của
Trung Quốc trên biển Đông thì nhà nước lại ngậm câm như hến và còn có những
hành tung, thủ đoạn nhằm bịt miệng dân. Vì sao lại có chuyện trái ngược,
mâu thuẫn như vậy?
Nói cho cùng thì nguyên nhân của tất cả những vấn đề tệ hại như ngày hôm
nay của Việt Nam là do độc tố trong tâm hồn con người đã phát tác, thứ độc
tố của lòng ích kỉ, tính vụ lợi và lòng thù hận. Trong suốt bốn mươi mốt
năm gọi là “thống nhất hai miền đất nước”, các thế hệ trẻ Việt Nam đã học
được gì trong các bài học xã hội chủ nghĩa ngoài lòng thù hận đối với Mỹ,
Ngụy?
Và tại sao người ta vẫn tiếp tục kiện tụng một cách dai dẳng vụ chất độc
Dioxin? Bởi vì đó là một phi vụ kiện tụng có thể mang lại mối lợi lớn cho
những ai bỏ công theo đuổi.
Nếu như Trung Quốc không có những tác động và ràng buộc về chính trị, kinh
tế, về chuyện thâm cung bí sử bán nước của các ông lãnh đạo chóp bu Cộng
sản Việt Nam, hoặc giả nếu như nhà nước Trung Quốc là một nhà nước sòng
phẵng, có cách hành xử giống như nhà nước Mỹ, sẵn sàng chung đủ, đền bù đủ
những gì họ gây ra khi mọi việc đã được phán quyết bởi tòa án thì chắc chắn
vụ cá chết ở bờ biển miền Trung không im hơi lặng tiếng như đang thấy. Hoặc
ngược lại, nếu nhà nước và doanh nhân Trung Quốc cũng không có thứ văn hóa
hối lộ, đút lót và sẵn sang minh bạch mọi vấn đề thông qua tòa án như nhà
nước, doanh nhân Mỹ thì câu chuyện cá chết dọc bờ biển miền Trung đã được
làm sáng tỏ.
Bởi vì sự im lặng đầy tính phản động của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
diễn ra suốt hai tháng nay là có lý do của nó. Hoặc là nó sẽ không mang lại
lợi lộc gì cho giới cán bộ chóp bu cũng như giới cán bộ địa phương nếu
phanh phui nó ra. Hoặc là đã có sự thông đồng, đút lót, hối lộ giữa doanh
nhân Trung Quốc (mà bên trên nó là sự chỉ định của nhà nước Trung Quốc) với
giới cán bộ từ trung ương xuống địa phương Việt Nam.
Vì hối lộ, đút lót để qua chuyện và nhận hối lộ, nhận đút lót để làm ngơ
mọi chuyện, đẩy vào trạng thái chìm xuồng vốn là thứ văn hóa cốt lõi của
giới cán bộ Cộng sản. Vì sao lại có chuyện thối nát này?
Vì lẽ, nền tảng hình thành và tồn tại của chủ nghĩa Cộng sản không phải là
lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho tự do nhân dân mà hoàn
toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của
lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản
đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển,
có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân.
Ngay cả nhân dân miền Bắc vào sinh ra tử với họ cũng bị nghi kị và luôn
sống trong bóng tối của nghi kị, giả dối và thù hận.
Đến khi có được quyền lực trên tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù
hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận lưu
cửu trong lòng chế độ và nảy nở trong nhân dân thông qua giáo dục đã cô cặn
thành chất độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi
đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ chất độc trong tâm hồn lại hoành hành
dân tộc Việt Nam như bây giờ. Chất độc tâm hồn chảy từ hệ thống cầm quyền
trung ương đến hệ thống cầm quyền địa phương, từ người dân chân lấm tay bùn
không có hiểu biết cho đến những trí thức phục vụ nhà nước.
Và một khi chất độc tâm hồn đã phát tác, thì mọi thứ độc tố khác chỉ mang
tính phụ họa để nhanh chóng giết chết dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam.
Công trạng lớn lao trong việc tiêu hủy dân tộc Việt Nam, có lẽ phải dành
cho người Cộng sản!
chất độc Dioxin để khai hoang trong cuộc chiến tranh cách đây ngót nghét
nửa thế kỉ cho đến độc tố trong thực phẩm ngấm dần vào cơ thể, bào mòn từng
tế bào trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Và
gần đây nhất là tứ bề độc trùng vây, độc tố trên biển, độc tố trong ao hồ…
Có vẻ như đất nước này đang đối mặt với độc tố và nguy cơ diệt vong không
phải là không có. Nhưng, đáng sợ nhất chính là độc tố trong tâm hồn con
người.
Bởi độc ngoài tự nhiên, trong không gian, người ta có thể nắm tay nhau, tựa
lưng nhau để loại bỏ nó, một ngày không xong thì mười ngày, một năm không
xong thì mười năm, trăm năm, còn con người thì sự sống vẫn có chỗ để vươn
dậy dưới ánh mặt trời.
Nhưng một khi tâm hồn con người trở thành cái túi chứa độc tố để giết hại
đồng loại và giết hại chính mình thì e rằng sẽ khó có ông trời nào cứu
được. Cho dù Đức Chúa hay Thượng Đế có hiện ra để xắn tay cứu vớt thì không
chừng chính Thượng Đế hay Đức Chúa bị chết vì độc đầu tiên. Rất tiếc là đất
nước nhỏ bé, nghèo khổ và kinh qua nhiều thăng trầm dâu bể như quê hương
Việt Nam lại đang rơi vào tình trạng độc tố tâm hồn đã phát tác, đã ám hại
tha nhân và ám hại chính mình.
Giả sử trong cuộc chiến Nam – Bắc Việt Nam, nếu quân nằm vùng của phía Bắc
không dựa vào rừng núi, dựa vào dân để thỉnh thoảng lại đột kích thành phố,
khủng bố và ám sát (rồi gọi đó là đánh du kích, nghĩa là đánh chơi, chỉ
riêng hai chữ ‘đánh chơi’ cũng đủ nói lên bản chất man rợ của các cuộc ám
sát, khủng bố này) thì cũng chẳng có thùng thuốc Dioxin nào rải vào núi
rừng Trường Sơn và cũng chẳng có những nạn nhân “chất độc màu da cam”. Và
hổ ngươi nhất là cũng sẽ chẳng có những cuộc kiện tụng, đòi Mỹ phải đền bù
cho nạn nhân chất độc màu da cam.
Chỉ riêng chuyện đền bù cho nạn nhân chất độc da cam không thôi cũng có đến
một ngàn lẻ một chuyện tệ hại để nói. Nào là đền và nuôi không đúng người,
nhiều người mẹ sinh ba bốn đứa con lành mạnh, có một đứa thần kinh không
bình thường, ông cha chạy vạy để đứa con được hưởng chế độ chất độc da cam.
Rồi nhiều gia đình có con nhiễm chất độc da cam, ba đứa chứ không phải một,
về mặt thủ tục thì các nạn nhân này có chế độ nhưng thực ra thì họ tồn tại
héo mòn cho đến lúc chết đi, gia đình nó lại nhờ xóm làng chôn cất và không
nhận được một đồng lẻ nào của chế độ này.
Rồi chuyện khai tăng số lượng nạn nhân. Nói một cách nghiêm túc, nếu phía
Mỹ có một cuộc điều tra về độ chính xác số nạn nhân chất độc da cam cũng
như chế độ đền bù, họ chỉ cần bỏ chưa đến một phần ba số tiền đền bù suốt
bao nhiêu năm nay cũng đã quá đủ. Bởi tiền đền bù cho nạn nhân chất độc da
cam đã vào nhà quan chức, người ta đã lấy số lớn và vứt vài đồng lẻ qua cửa
sổ cho nạn nhân.
Trong khi đó, câu chuyện gần đây nhất, biển bị nhiễm độc, nguy cơ lâu dài
cho dân tộc, quốc gia hiện ra trước mắt và mối nguy diệt vong đang đến rất
gần, nó đến từ nhiều hướng, từ thực phẩm Trung Quốc cho đến hành tung của
Trung Quốc trên biển Đông thì nhà nước lại ngậm câm như hến và còn có những
hành tung, thủ đoạn nhằm bịt miệng dân. Vì sao lại có chuyện trái ngược,
mâu thuẫn như vậy?
Nói cho cùng thì nguyên nhân của tất cả những vấn đề tệ hại như ngày hôm
nay của Việt Nam là do độc tố trong tâm hồn con người đã phát tác, thứ độc
tố của lòng ích kỉ, tính vụ lợi và lòng thù hận. Trong suốt bốn mươi mốt
năm gọi là “thống nhất hai miền đất nước”, các thế hệ trẻ Việt Nam đã học
được gì trong các bài học xã hội chủ nghĩa ngoài lòng thù hận đối với Mỹ,
Ngụy?
Và tại sao người ta vẫn tiếp tục kiện tụng một cách dai dẳng vụ chất độc
Dioxin? Bởi vì đó là một phi vụ kiện tụng có thể mang lại mối lợi lớn cho
những ai bỏ công theo đuổi.
Nếu như Trung Quốc không có những tác động và ràng buộc về chính trị, kinh
tế, về chuyện thâm cung bí sử bán nước của các ông lãnh đạo chóp bu Cộng
sản Việt Nam, hoặc giả nếu như nhà nước Trung Quốc là một nhà nước sòng
phẵng, có cách hành xử giống như nhà nước Mỹ, sẵn sàng chung đủ, đền bù đủ
những gì họ gây ra khi mọi việc đã được phán quyết bởi tòa án thì chắc chắn
vụ cá chết ở bờ biển miền Trung không im hơi lặng tiếng như đang thấy. Hoặc
ngược lại, nếu nhà nước và doanh nhân Trung Quốc cũng không có thứ văn hóa
hối lộ, đút lót và sẵn sang minh bạch mọi vấn đề thông qua tòa án như nhà
nước, doanh nhân Mỹ thì câu chuyện cá chết dọc bờ biển miền Trung đã được
làm sáng tỏ.
Bởi vì sự im lặng đầy tính phản động của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam
diễn ra suốt hai tháng nay là có lý do của nó. Hoặc là nó sẽ không mang lại
lợi lộc gì cho giới cán bộ chóp bu cũng như giới cán bộ địa phương nếu
phanh phui nó ra. Hoặc là đã có sự thông đồng, đút lót, hối lộ giữa doanh
nhân Trung Quốc (mà bên trên nó là sự chỉ định của nhà nước Trung Quốc) với
giới cán bộ từ trung ương xuống địa phương Việt Nam.
Vì hối lộ, đút lót để qua chuyện và nhận hối lộ, nhận đút lót để làm ngơ
mọi chuyện, đẩy vào trạng thái chìm xuồng vốn là thứ văn hóa cốt lõi của
giới cán bộ Cộng sản. Vì sao lại có chuyện thối nát này?
Vì lẽ, nền tảng hình thành và tồn tại của chủ nghĩa Cộng sản không phải là
lòng yêu thương, tình đồng loại hay sự dấn thân cho tự do nhân dân mà hoàn
toàn ngược lại. Sức mạnh của người Cộng sản hình thành trên nền tảng của
lòng ích kỉ, tính thù hận và óc vụ lợi. Lúc mới hình thành, người Cộng sản
đã dựa vào hạt gạo tình thương của nhân dân để mà sống, đến khi phát triển,
có chỗ dựa thì họ quay sang đề phòng nhân dân và hoàn toàn xa rời nhân dân.
Ngay cả nhân dân miền Bắc vào sinh ra tử với họ cũng bị nghi kị và luôn
sống trong bóng tối của nghi kị, giả dối và thù hận.
Đến khi có được quyền lực trên tay, họ tồn tại bằng cách duy trì lòng thù
hận, giáo dục về lòng thù hận và phát triển lòng thù hận. Lòng thù hận lưu
cửu trong lòng chế độ và nảy nở trong nhân dân thông qua giáo dục đã cô cặn
thành chất độc, nó kích thích tính ích kỉ, sự dửng dưng và vô cảm trước nỗi
đau đồng loại. Và chưa bao giờ mà thứ chất độc trong tâm hồn lại hoành hành
dân tộc Việt Nam như bây giờ. Chất độc tâm hồn chảy từ hệ thống cầm quyền
trung ương đến hệ thống cầm quyền địa phương, từ người dân chân lấm tay bùn
không có hiểu biết cho đến những trí thức phục vụ nhà nước.
Và một khi chất độc tâm hồn đã phát tác, thì mọi thứ độc tố khác chỉ mang
tính phụ họa để nhanh chóng giết chết dân tộc Việt Nam, quốc gia Việt Nam.
Công trạng lớn lao trong việc tiêu hủy dân tộc Việt Nam, có lẽ phải dành
cho người Cộng sản!
Tìm Người Thân !!!! Nguyễn Dzoãn Thân Ty Cảnh Sát Quốc Gia Biên Hòa
Tìm Người Thân,,
Tên Nguyễn Dzoãn Thân Ty Cảnh Sát Quốc Gia Biên Hòa, trước 30/04/1975 cư ngụ Cây Chàm tại Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Làng Phát Triển, Xã Bình Trước,Quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa, sau chuyển về Trại Trung Tâm Huấn Luyện Rạch Dừa Vũng Tàu cũng với gia đình,,,có con trai đầu lòng tên Quang, kế là Mai,Trọng,Tuấn,Anh và nhiều người con nhỏ không nhớ tên,,,sau ngày 30/04/75 bị csvn bắt đi tù & gia đình vợ các con bị đuổi ra khỏi trại, đưa lên vùng kinh tế mới Xuyên Mộc Bà Tô,,,không nhà không cửa mấy người con bị bịnh sốt rét chết,,,nay biết được sang Hoa Kỳ theo diện HO, đến nay đã 50 năm không liên lạc được,,, mong các anh chị SHARE thông tin nầy, nếu ai có tin tức nầy xin vui lòng liên lạc Đức Hùng 612-986-4914 cell 24/07, hoặc email: mcduchung1@gmail.com xin thành thật chân thành cám ơn quý ân nhân rất nhiều.
FSP4VN
Tên Nguyễn Dzoãn Thân Ty Cảnh Sát Quốc Gia Biên Hòa, trước 30/04/1975 cư ngụ Cây Chàm tại Đường Nguyễn Hữu Cảnh, Làng Phát Triển, Xã Bình Trước,Quận Đức Tu, Tỉnh Biên Hòa, sau chuyển về Trại Trung Tâm Huấn Luyện Rạch Dừa Vũng Tàu cũng với gia đình,,,có con trai đầu lòng tên Quang, kế là Mai,Trọng,Tuấn,Anh và nhiều người con nhỏ không nhớ tên,,,sau ngày 30/04/75 bị csvn bắt đi tù & gia đình vợ các con bị đuổi ra khỏi trại, đưa lên vùng kinh tế mới Xuyên Mộc Bà Tô,,,không nhà không cửa mấy người con bị bịnh sốt rét chết,,,nay biết được sang Hoa Kỳ theo diện HO, đến nay đã 50 năm không liên lạc được,,, mong các anh chị SHARE thông tin nầy, nếu ai có tin tức nầy xin vui lòng liên lạc Đức Hùng 612-986-4914 cell 24/07, hoặc email: mcduchung1@gmail.com xin thành thật chân thành cám ơn quý ân nhân rất nhiều.
FSP4VN
Tuesday, June 14, 2016
LỜI NÀNG ÂU CƠ - Cô Giáo Lam 11.6.2016
Lạc Long Quân chàng hỡi có hay
Biển nổi sóng và lòng em quặn thắt
Trèo lên đỉnh non cao để thu vào tầm mắt
Những sông núi biển bờ từng ghi dấu đôi ta.
Chàng đã đi biền biệt phía khơi xa
Lời ước hẹn "khó khăn hãy gọi ta", chàng còn có nhớ
Thiếp phận nữ nhi yếu mềm như cỏ
Con dại cái mang muôn sự cậy nhờ chàng.
Đất Phong Châu xưa kia mờ mịt khói Cam Tuyền
Khi vận nước gian nan mà lòng người li tán
Nhìn con cháu hôm nay lòng thiếp buồn vô hạn
Dám mong chàng nhờ cậy bóng tùng quân.
Nếu bão nổi lên từ phía biển Đông
Tiếng trống Đống Đa có vang lên trong lòng hậu thế
Ai buồn khổ với mưa nguồn chớp bể
Ai vun vén riêng tư ôm giấc mộng kê vàng.
Lạc Long Quân chàng ơi, thiếp ngóng trông chàng...
Trần Thị Lam
Ảnh: Cô giáo Lam cùng học trò (Internet)
#đừngimlặng
#đừnglàmngơ
Ném đá - Nguyễn Văn Hoàng
Những
lời hạch tội nối tiếp trút lên đầu tên “tội phạm chiến tranh” Bob
Kerrey làm tôi nghĩ đến câu chuyện trong sách Phúc Âm: “Chỉ những ai
trong các ngươi là người trắng tội mới được phép ném viên đá đầu tiên.”[1]
Đó
là câu chuyện về cách xử trí sáng suốt và cao cả của Jesus Christ khi
ngài bị những giáo sĩ Pharisee bắt bí trước đám đông, ép phải áp dụng
hình phạt tàn khốc với một phụ nữ phạm tội ngoại tình.[2] Năm
mười mấy tuổi, lần đầu đọc câu chuyện đó, tôi thấm thía đến mức bần
thần cả người để rồi, suốt mấy chục năm sau đó, lại e dè kiêng kỵ, không
muốn chạm đến câu chuyện đó. “Ném đá”, trong từng ấy thời gian, luôn
hiện diện trong danh sách những ngôn từ sáo rỗng cần tránh né của tôi
bởi nó đã bị lạm dụng quá nhiều, lạm dụng đến mức nhảm nhí, bầy hầy. Bất
cứ lúc nào, từ một người mẫu hạng A đến một tài tử hạng B hay ca sĩ
hạng C, D, X, Y, Z, những kẻ hành nghề trình diễn luôn sợ đời quên lãng
này cũng có thể mượn câu chuyện ấy để kịch tính hoá những va chạm tủn
mủn trong đời tư hay nghề nghiệp của mình. Những ý nghĩa cao cả trong
lời Chúa, vô hình trung, đã bị những nạn nhân tự phong mang ra trây như
một thủ đoạn ăn vạ, cho phép họ đặt mình vào vị trí phải được Chúa bảo
vệ và, do đó, phải được đối xử như là kẻ đứng ở phía của lẽ phải.
Nhưng
thủ đoạn bắt vạ này lại là điều thấp thoáng ẩn hiện trong câu chuyện
liên quan đến ông Kerrey. Lên tiếng như là những công tố viên, những đấu
tố viên kia đã chiếm luôn vị thế của một thứ nạn nhân độc quyền. Chỉ
những kẻ hèn, ác và phi nghĩa mới sát hại ông già, phụ nữ và trẻ em. Mà
cựu đối thủ của họ từng tàn nhẫn ra tay với ông già, phụ nữ và trẻ em.
Họ là bản sao ngược của kẻ thù và, do đó, lẽ phải phải thuộc về họ. Vừa
có tư thế nạn nhân, vừa có lẽ phải trong tay, họ phải có quyền ngã giá
và đặt để điều kiện.
Tôi
không có ý bênh vực ông Kerrry. Tôi cũng không tranh luận với những
“công tố viên”. Nhưng tôi đòi hỏi một sự sòng phẳng và công bằng – sòng
phẳng và công bằng với chính những ông già, phụ nữ và trẻ em bị sát hại
ấy. Đành rằng những nạn nhân đáng thương ấy đã bị toán quân của ông
Kerrey bắn chết, nhưng ai mới là kẻ đã đẩy họ vào vị trí phải hứng chịu
lằn đạn?
Hãy
tưởng tượng cảnh Lê Văn Tám lao vào kho xăng. Bây giờ thì chỉ có bọn
đui và bọn điếc – đui điếc tận trong óc trong tim – mới không biết rằng
chú bé ấy là một sản phẩm tuyên truyền, nhưng thôi, để tiện, cứ tạm thời
tưởng tượng. Hãy tưởng tượng tình thế của người lính gác kho, anh ta sẽ
phản ứng như thế nào nếu thấy Tám ôm mồi lửa xông vào? Không bắn, anh
ta và những đồng đội khác sẽ bị thiêu huỷ trong biển lửa. Mà bắn, anh ta
sẽ bị nguyền rủa như là một tội phạm đốn mạt. Thật là khó cho anh ta
quá. Mà cũng khó cho những người lính khác, vốn được huấn luyện bài bản
theo chiến tranh quy ước nhưng bị sa lầy trong một cuộc chiến hoàn toàn
phi quy ước. Thật là khó bởi nếu Lê Văn Tám chỉ là một nhân vật không
thật thì còn có muôn vàn em bé có thật khác sẵn sàng noi gương Lê Văn
Tám, như những Kpa Klơng hay “Cu Theo Nguyễn Văn Hoà”, chẳng hạn. Kpa
Klơng, theo tài liệu tuyên truyền, mới 13 tuổi đã dùng tên tẩm thuốc độc
hạ sát ba địch quân và, hai năm sau, chỉ mới 15 tuổi, đã lập công với
88 mạng người.[3] “Cu Theo”,
cũng theo sách vở tuyên truyền, chỉ mới 12 tuổi đã bắn chết ba lính Mỹ
và, gớm thay, sau khi đối phương gục ngã, cảm thấy chưa chắc ăn, cậu bé
lẽ ra còn ở tuổi chỉ biết nhảy lò cò và bắt chuồn chuồn này đã phóng ra
chĩa súng bắn bồi, liền mấy phát đạn.[4] Nếu
Kpa Klơng hay “Cu Theo” là những “Lê Văn Tám” thành công thì còn có bao
nhiêu em bé “không thành công” khác, đã vùi thây đâu đó như những cái
chết không tên trong những nấm mồ hoang lạnh.
Chiến
tranh là một cuộc đấu khốc liệt và dứt khoát, ở đó chỉ có một trong hai
chọn lựa là phải sống, bằng không thì sẽ chết. Đó là nơi mà lằn ranh
mong manh giữa sinh và tử phải được định đoạt ngay từ những sát na đầu
tiên. Lao vào một cuộc chiến nghĩa là chấp nhận một xác suất thật cao
của việc bị bắn chết và như thế vấn đề ở đây là những kẻ đã nhẫn tâm đẩy
những trẻ em ở lứa tuổi đi học vào cuộc chơi khốc liệt này.
Giết
chết một đứa trẻ còn đang tuổi đi học là một tội ác. Nhưng dựng lên một
hình tượng giả tạo như Lê Văn Tám để xúi giục những đứa trẻ khác lao
vào chỗ chết để được tâng bốc là anh hùng cũng là một tội ác. Khi một
người lính bắn chết một đứa bé thì đó, chủ yếu, là tội ác của cá nhân
anh ta. Nhưng khi một bộ máy quyền lực sử dụng cả một lớp lang tuyên
truyền để xúi giục hàng hàng lớp lớp trẻ em lao vào chỗ chết thì đó lại
là một tội ác tập thể, thứ tội ác có hệ thống, tội ác có chủ trương,
đường lối.
Ông
Kerrey đã phạm tội giết trẻ em và phụ nữ tại Bến Tre. Nhưng Bến Tre,
ngoài danh hiệu là đất “đồng khởi”, còn lừng danh là đất của “đội quân
tóc dài”, quê hương của phó tư lệnh Nguyễn Thị Định và bao nhiêu “nữ anh
hùng” khác. Chỉ cần mở trang web chính thức của chính quyền tỉnh Bến
Tre sẽ nhận ra những khuôn mặt “nữ anh hùng” như thế, thậm chí những “nữ
anh hùng” từ tuổi 13 như Phan Thị Hồng Châu, bằng ấy tuổi đã là một
“chiến sĩ trinh sát vũ trang trực tiếp chiến đấu” và, đến năm 21 tuổi,
sau 17 trận đánh, đã là “anh hùng lực lượng vũ trang” sau khi “tiêu diệt
và làm bị thương 174 tên địch”. Rồi những “anh hùng” như Đoàn Thị E,
như Tạ Thị Kiều và biết bao nhiêu bé gái cùng phụ nữ cầm súng với thành
tích thấp hơn? Quả là không gì mỉa mai bằng. Một mặt thì tự hào rằng Bến
Tre là đất của những nữ anh hùng, nữ anh hùng giết giặc từ tuổi 13,
giết như ngoé, giết không hề gớm tay. Một mặt thì lại đau đớn vật vã với
một thảm cảnh chiến tranh ở đó “giặc” đã nhẫn tâm hạ sát cả trẻ em, phụ
nữ và ông già.[5]
Nếu
phải kiểm toán sòng phẳng tội ác của một người lính chuyên nghiệp như
Bob Kerrey thì phải kiểm toán cho sòng phẳng cái môi trường xung đột
mệnh danh là “thế trận của nhân dân” hay “chiến tranh nhân dân” ấy. Tiến
hành một cuộc chiến nhân dân có nghĩa là bắt toàn bộ nhân dân – từ
những trẻ em, phụ nữ đến người già – phải lăn xả vào cuộc chiến. Nếu ông
Kerrey phạm tội giết trẻ em thì cái hệ thống chính trị đã chấp nhận
những cô bé chỉ mới 13 tuổi làm “trinh sát vũ trang trực tiếp chiến đấu”
có thể nào phủi tay như kẻ vô can? Ông Kerrey là một quân nhân Mỹ, ông
ta đến chiến trường Việt Nam, lúng túng trong cái ranh giới cực kỳ mỏng
manh giữa một “địch quân” với một đứa trẻ, một phụ nữ hay một ông già,
ông ta đã bắn chết hàng loạt người Việt Nam. Còn cái hệ thống chính trị
ấy? Cái hệ thống đã sử dụng chính nhân dân của mình như là cái lá chắn
hay cái bẫy với những ranh giới mù mịt ấy thì sao?
Giết
một đứa trẻ là một tội ác đáng tởm. Nhưng, cũng như những tên khủng bố
ISIS đang làm tại Fallujah trong những ngày qua, việc nấp sau lưng những
đứa trẻ hay bà mẹ để theo đuổi chiến tranh cũng đáng tởm không kém.[6] Nói như nhà văn Nguyên Ngọc khi bàn về câu chuyện của ông Kerrey và lý do phải tha thứ ông Kerrey: “Còn
riêng đối với chúng tôi thì sao, chúng tôi, những người từng là lính
Việt Cộng thời thảm khốc ấy, khi chúng tôi vẫn từng “nấp” trong nhân dân
vô tội, để họ có thể cùng chết với chúng tôi? Kể cả, ngày ấy, như chính
tôi từng được trải nghiệm, có bao bà mẹ, và cả các em bé nữa, sẵn sàng
chết để che cho chúng tôi? Hoá ra tự chúng tôi cũng còn một câu hỏi...” [7]
Nhưng
cuộc chiến ấy đâu chỉ đơn giản như thế, đâu chỉ có những em bé và bà mẹ
sẵn sàng chết? Phải tính đến những ông già, phụ nữ và trẻ em không hề
sẵn sàng nhưng đã bị đẩy vào chỗ chết nữa chứ?
Bấy giờ có tôi trong ngôi trường cũ
Viên phấn trên tay kẻ đậm đề bài
Chẳng cần gọi tên từng người trong sổ
Lớp học từ nay không vắng một ai
(“Bấy giờ”, Trần Đình Quân)
Tôi
nhớ rất rõ lời hát ấy, vì ước mơ hoà bình của người thầy-nhạc sĩ ấy
cũng chính là trải nghiệm chiến tranh của tôi, ngay từ trong lớp học,
như một học sinh tiểu học, khi lớp học ấy ngày một vắng dần. Hoả tiễn
hay đại pháo 130 ly từ đâu đó trên núi vu vơ bắn về, lớp học vắng dần.
Quả mìn phát nổ đâu đó bên con đường ngoại ô, chiếc xe đò bị xé toang
ra, lật ngửa, tanh banh, lớp học cũng vắng dần. Những lớp học vắng dần
và từ những cái tang nhỏ nhỏ như thế cho đến những cái tang lớn hơn, như
cái tang của Huế trong Tết Mậu Thân. Nhiều người đã lên tiếng về cái
tang của Huế và sự lên tiếng chỉ xuất phát từ một phía, còn lại chỉ là
sự ngậm miệng đến lỳ lợm của một phía. Nhưng cuộc “Tổng tấn công và nổi
dậy” năm đó vẫn còn có rất nhiều thân phận nạn nhân khác chưa hề nhận
được một lời tiếng nào từ cả hai phía. Tôi có không ít thân nhân từng
“bám trụ” trong vùng “giải phóng” thời chiến, những nông dân chất phác
đã hăm hở tham gia “tổng nổi dậy” theo lời tuyên truyền hấp dẫn và chắc
nịch rằng “giải phóng trong tầm tay”, rằng bộ đội chính quy đã làm tất
cả, chỉ có chiến thắng, chiến thắng và chiến thắng, cái chiến thắng đầy
hứa hẹn tại các vùng thị tứ ê hề chiến lợi phẩm. Nhưng tuyên truyền là
tuyên truyền, chiến thắng và chiến lợi phẩm đâu không thấy, chỉ thấy
chớp lửa loé lên từ những ụ trung liên và đại liên phòng ngự, chỉ thấy
những thân người đổ gục, những cánh tay cánh chân đứt lìa ngổn ngang,
trộn lẫn với những đòn bánh tét và xâu bánh ú mang theo làm thực phẩm đi
đường. Những kẻ đang chì chiết về tội ác của ông Kerrey với con số nạn
nhân đếm được có dành một góc nhỏ nào trong tim cho những nạn nhân không
thể đếm hết này?
Những
lời hạch tội ấy bùng nổ sau tuyên bố về Đại học Fullbright trong chuyến
đi của ông Barrack Obama tại Việt Nam. Ông Obama đến như một cuộc đầu
tư chiến lược mà người Việt Nam thì chào đón y như ngày hội. Trường
Fullbright ra mắt, hứa hẹn bao nhiêu là cơ hội nhưng cũng tiềm tàng bao
nhiêu là thách thức với viễn ảnh của một đại học tự trị có quyền tự do
học thuật tuyệt đối, hoàn toàn bất khả xâm phạm. Thách thức thì tất phải
dẫn đến những lo xa và sợ hãi. Nhưng vận hội mà Fullbright sẽ mở cùng
không khí hội hè thấp thoáng sự sùng bái cá nhân với ông Obama lại khiến
những bóng mờ bên lề chạnh lòng, bực bội.
Bực mình chẳng muốn nói ra / Muốn đi ăn giỗ, chẳng ma nào mời.
Khó mà kết luận rằng những công tố viên trong “vụ án Kerrey” này đều là
những kẻ “bực mình”, nhưng khi một người như bà Tôn Nữ Thị Ninh, một
trong những kẻ hạch tội chì chiết nhất, đay nghiến nhất, tuyên bố sẵn
sàng gặp ông Kerrey để “trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ
Mỹ-Việt vì lợi ích nhân dân hai nước”, bà ta đã, vô hình trung, bộc lộ
cái tâm lý tự xem mình là một nhân vật quan trọng, phải nằm trong trung
tâm sự chú ý, phải được tham vấn, phải có ý kiến trong những chuyển biến
quan trọng, nghĩa là phải được mời mọc.[8]
Có
thể bà cựu Phó Ban Đối Ngoại Quốc Hội này lỡ miệng, không tầm thường
đến độ phẫn nộ chỉ vì không được mời mọc, thế nhưng, khó mà tin rằng,
xuyên suốt những gì đã làm, bà ta đã thể hiện một tấm lòng cao cả, vì
dân, vì nước. Quan hệ Việt-Mỹ đã đạt tới mức cao nhất như có thể thẩy
trong chuyến đi của ông Obama, đâu phải phiền đến một viên chức đã về
hưu và sắp bị đời quên lãng như bà ta “góp phần thúc đẩy”? Mà đâu chỉ có
mỗi một cái làng biển ở Thạnh Phong của 47 năm trước? Tại sao, tại sao
trong suốt những năm qua, bà ta hoàn toàn dửng dưng, câm như hến trước
những tội ác vẫn dồn dập đổ lên đầu ngư dân tại bao nhiêu là làng chài
dọc theo bờ biển miền Trung?
Bây
giờ thì nguồn sống tại đó đã bị cắt đứt và những lớp học tại các vùng
biển ấy sẽ vắng dần, đội quân bán vé số và đánh giày hay thậm chí ăn xin
tại Sài Gòn hay Hà Nội rồi sẽ tăng dần còn bà ta thì, lại, cũng câm như
hến. Ai có thể tin vào tấm lòng của kẻ hoàn toàn dửng dưng, hoàn toàn
câm miệng trước thảm hoạ đang đổ ập lên đầu 85 triệu người nhưng lại
chăm chăm soi mói cái chết của 21 người gần nửa thế kỷ trước? Giết 21
người già, phụ nữ và trẻ em trong một cuộc hành quân ban đêm là một tội
ác nhưng những gì hiện đang diễn ra ngay giữa ban ngày trên đường phố Hà
Nội và Sài Gòn cũng là một tội ác. Ai có thể tin được vào “lẽ phải” của
kẻ hoàn toàn vô cảm, không biểu lộ chút cảm xúc nào trước ánh mắt thất
thần của cháu bé bên dưới khuôn mặt rướm máu của mẹ khi những ngọn dùi
cui trên tay kẻ cầm quyền giáng xuống?
Trước
khi kiểm toán quá khứ của ông Kerrey thì phải tự kiểm toán chính mình,
trước nhân dân của mình, một cách sòng phẳng. Sòng phẳng với quá khứ,
sòng phẳng với hiện tại và sòng phẳng với cả tương lai. Nếu thế hệ tương
lai cần một sự sòng phẳng với những món nợ và hệ lụy lâu dài sẽ đổ dập
lên đầu mình thì hiện tại đòi hỏi sự sòng phẳng với những tai ương đang
đối mặt. Thiếu sòng phẳng với quá khứ đã đành nhưng lẽ nào lại tiếp tục
phụ hoạ cho những trò điếm nhục đang banh nát hiện tại và tương lai của
đất nước trong đó có chính mình và con cháu của mình?
Hãy
tỉnh lại, hỡi những “công tố viên” đang chì chiết và đay nghiến về
những tội ác của ông Bob Kerrey. Đất nước đang đứng trước những chọn lựa
sinh tử và xã hội cần có một cuộc tranh luận nghiêm túc về những giải
pháp thực sự hiệu nghiệm cho sự sống còn của dân tộc. Bên cạnh những trò
bầy hầy của đám dư luận viên bắt buộc phải hành nghề vì thiếu ăn và
thiếu học, chẳng lẽ cuộc tranh luận này còn bị trây ra với một đám dư
luận viên thừa ăn và thừa học? Vô tình hay cố ý, thèm đi ăn giỗ hay
không thèm, cái trò nấp vào tội ác trong quá khứ của một cựu chiến binh
Mỹ đang cố gắng chứng tỏ thiện chí, để gây lên một cuộc tranh luận giả
tạo, nhằm bắt vạ hay, tệ hơn, nhằm pha loãng và đánh lạc hướng sự chú ý
của công chúng trước những mối nguy cực kỳ to lớn của đất nước thì không
chỉ là hèn mà còn tệ hơn là phản động.
Tệ
hơn, vì nếu “hèn” chỉ là nhân cách của từng cá nhân, thì “phản động”
lại là sự thụt lùi trong chọn lựa, sự chọn lựa không chỉ riêng cho họ mà
ảnh hưởng đến cả mấy chục triệu đồng bào của họ, trong đó có chính cha
mẹ, anh em, con cháu và chắt chít của họ!
Nguyễn Hoàng Văn
9.6.2016
Tuesday, June 7, 2016
Thư Cảm Ơn - Mã Tiểu Linh
Thư cảm ơn..!
Mấy ngày vừa qua Mã đã về đến nhà bình an, tuy nhiên Mã quá bận rộn với trả lời điện thoại, tin nhắn, emails cũng như mọi người đến nhà viếng thăm, hỏi han lo lắng, chúc mừng. Mã phải giải quyết bớt công việc ở chỗ làm, thời gian ít ỏi còn lại là dành gãi lưng cho các con.
Để trả lời chung một câu hỏi mà bất cứ người nào gặp Mã cũng thắc mắc quan tâm hỏi ngay và luôn, đó là :"Mã có bị côn an đánh không?"
Câu trả lời: "Dạ thưa không có ạh!"
Ngoài việc 16 anh côn an ập vào phòng khách sạn dùng vũ lực cưỡng ép lôi Mã ra xe như con cá voi mắc cạn thì về đến đồn họ không có đánh, chỉ hành hung 3 người bạn kia của Mã dã man thôi. Chi tiết sẽ được kể lại rất rõ ở một phần khác.
Nay tạm ổn định, Mã xin chân thành cảm ơn các tổ chức, đảng phái đã hết lòng lên tiếng giúp đỡ Mã trong những ngày qua. Xin cảm ơn tổ chức VOICE (CS luôn theo sát "quan tâm" đến Trịnh Hội), tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và các ACE trong BPSOS, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cảm ơn đại sứ Ted Osius, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, cảm ơn Mr. Thắng Jacky Ly, ông James Jay nguời lo về hồ sơ của Mã, đặc biệt cảm ơn anh đại tá Tôn Thất Tuấn, tuỳ viên cao cấp quân sự Hoa Kỳ và Trung Tá Anh Tuấn Nguyễn ở VA, đã nhanh chóng liên lạc trấn an gia đình em và tiến hành thủ tục "đòi nguời", cảm ơn Senator Timothy Kaine đã gởi thư đến nhà, chủ tịch cộng đồng VA ông Dũng Nguyễn, Em trai Trung Tá bộ binh Trần Bá Phuớc Nguyện, các hiệu truởng và thầy cô ở trường học của các con, bạn đồng nghiệp tại WFG, EVC Linh Truơng, những người bạn trong court system, hội CCC ở Richmond, VA, đài truyền hình Channel 3, đài truyền hình RFA, SBTN, Đáp Lời Sông Núi, Báo VOA, Báo BBC, báo Người Việt, đảng Việt Tân, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đảng Tân Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc), đảng Phục Hưng, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ACE Câu Lạc Bộ Tự Do, giáo xứ Tân Hội, giáo xứ Lâm Bích, v.v nhiều quá kể không hết. :-'(
Cảm ơn các cá nhân FB Jeanne Tran Le FB Dung Nguyen Fb Nguyen Thai Hoc FB Ngoc Bui FB Luật Sư Đôn An Võ FB Trang Khánh, FB Jacqueline Quyen Thu Hale các tù nhân lương tâm, các ACE đấu tranh trong và ngoài nước, tất cả mọi người cá nhân trên Facebook đã hết lòng lo lắng quan tâm, Mã thật sự rất là xúc động và hạnh phúc, khi gặp nạn mới thấy kẻ chân tình.
Cảm ơn Mẹ, Anh Quang, các Anh Chị Em và các con của Mã...
Cảm ơn các người bạn đã đi cùng Mã hỗ trợ hết đoạn đường từ thiện, FB Maria Hoang Thu, đặt biệt là FB Việt Thường FB Đen Giòn FB Khanh Tran đã vì việc thiện mà đến giờ no đòn phải còn thoa thuốc. Nhận ở Mã lời xin lỗi chân tình nhé.
PS: Nhân đây Mã mượn tấm hình mà mấy anh Côn An ghét nhất của Mã treo theo lời cảm ơn để khỏi bị trách là câu like.
Tấm hình này CA bắt Mã phải giải thích tại sao lại viết câu đó và viết trong trường hợp nào? Ở đâu?
Mã nói: "Tấm hình đó Tôi viết lúc Tôi ở bệnh viện có việc, và Tôi có ý định đi VN, các bạn nói Mã đừng đi coi chừng bị "hốt", và cuối cùng Tôi đã bị hốt thiệt" ha ha ha ha
Nói dông dài hay ngắn gọn là Mã xin chân thành cảm ơn, xin các bạn share rộng để chia sẻ đến với những người bạn đã lo lắng cho Mã 1 cách âm thầm mà Mã không được biết tên.
Xin tri ân tấm lòng quý mến của cả nhà dành cho Mã.
Mã Tiểu Linh!
Mấy ngày vừa qua Mã đã về đến nhà bình an, tuy nhiên Mã quá bận rộn với trả lời điện thoại, tin nhắn, emails cũng như mọi người đến nhà viếng thăm, hỏi han lo lắng, chúc mừng. Mã phải giải quyết bớt công việc ở chỗ làm, thời gian ít ỏi còn lại là dành gãi lưng cho các con.
Để trả lời chung một câu hỏi mà bất cứ người nào gặp Mã cũng thắc mắc quan tâm hỏi ngay và luôn, đó là :"Mã có bị côn an đánh không?"
Câu trả lời: "Dạ thưa không có ạh!"
Ngoài việc 16 anh côn an ập vào phòng khách sạn dùng vũ lực cưỡng ép lôi Mã ra xe như con cá voi mắc cạn thì về đến đồn họ không có đánh, chỉ hành hung 3 người bạn kia của Mã dã man thôi. Chi tiết sẽ được kể lại rất rõ ở một phần khác.
Nay tạm ổn định, Mã xin chân thành cảm ơn các tổ chức, đảng phái đã hết lòng lên tiếng giúp đỡ Mã trong những ngày qua. Xin cảm ơn tổ chức VOICE (CS luôn theo sát "quan tâm" đến Trịnh Hội), tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng và các ACE trong BPSOS, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, cảm ơn đại sứ Ted Osius, Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, cảm ơn Mr. Thắng Jacky Ly, ông James Jay nguời lo về hồ sơ của Mã, đặc biệt cảm ơn anh đại tá Tôn Thất Tuấn, tuỳ viên cao cấp quân sự Hoa Kỳ và Trung Tá Anh Tuấn Nguyễn ở VA, đã nhanh chóng liên lạc trấn an gia đình em và tiến hành thủ tục "đòi nguời", cảm ơn Senator Timothy Kaine đã gởi thư đến nhà, chủ tịch cộng đồng VA ông Dũng Nguyễn, Em trai Trung Tá bộ binh Trần Bá Phuớc Nguyện, các hiệu truởng và thầy cô ở trường học của các con, bạn đồng nghiệp tại WFG, EVC Linh Truơng, những người bạn trong court system, hội CCC ở Richmond, VA, đài truyền hình Channel 3, đài truyền hình RFA, SBTN, Đáp Lời Sông Núi, Báo VOA, Báo BBC, báo Người Việt, đảng Việt Tân, Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đảng Tân Đại Việt, Việt Nam Quốc Dân đảng (Việt Quốc), đảng Phục Hưng, tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, ACE Câu Lạc Bộ Tự Do, giáo xứ Tân Hội, giáo xứ Lâm Bích, v.v nhiều quá kể không hết. :-'(
Cảm ơn các cá nhân FB Jeanne Tran Le FB Dung Nguyen Fb Nguyen Thai Hoc FB Ngoc Bui FB Luật Sư Đôn An Võ FB Trang Khánh, FB Jacqueline Quyen Thu Hale các tù nhân lương tâm, các ACE đấu tranh trong và ngoài nước, tất cả mọi người cá nhân trên Facebook đã hết lòng lo lắng quan tâm, Mã thật sự rất là xúc động và hạnh phúc, khi gặp nạn mới thấy kẻ chân tình.
Cảm ơn Mẹ, Anh Quang, các Anh Chị Em và các con của Mã...
Cảm ơn các người bạn đã đi cùng Mã hỗ trợ hết đoạn đường từ thiện, FB Maria Hoang Thu, đặt biệt là FB Việt Thường FB Đen Giòn FB Khanh Tran đã vì việc thiện mà đến giờ no đòn phải còn thoa thuốc. Nhận ở Mã lời xin lỗi chân tình nhé.
PS: Nhân đây Mã mượn tấm hình mà mấy anh Côn An ghét nhất của Mã treo theo lời cảm ơn để khỏi bị trách là câu like.
Tấm hình này CA bắt Mã phải giải thích tại sao lại viết câu đó và viết trong trường hợp nào? Ở đâu?
Mã nói: "Tấm hình đó Tôi viết lúc Tôi ở bệnh viện có việc, và Tôi có ý định đi VN, các bạn nói Mã đừng đi coi chừng bị "hốt", và cuối cùng Tôi đã bị hốt thiệt" ha ha ha ha
Nói dông dài hay ngắn gọn là Mã xin chân thành cảm ơn, xin các bạn share rộng để chia sẻ đến với những người bạn đã lo lắng cho Mã 1 cách âm thầm mà Mã không được biết tên.
Xin tri ân tấm lòng quý mến của cả nhà dành cho Mã.
Mã Tiểu Linh!
Sunday, June 5, 2016
Thông Báo Tài Chánh 31 Tháng 05 Năm 2016
Kính thưa quý Ân Nhân, ban điều hành cập nhật Tài Chánh hàng
tháng, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua phone
612-986-4914 hoặc email: freespeech4vietnam@gmail.com , để
ban điều hành kiểm lại, nếu có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm
của quý vị,,, Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận xin thánh thật cám ơn.
Bản Thông Báo Tài Chánh
FSP4VN
|
||
Còn Lại Của Tháng April/2016
|
$1,371.85
|
|
Nhận Của Tháng May/2016
|
$1,127.02
|
|
Tổng Cộng Tháng May/2016
|
$2,498.87
|
|
Trừ Ra Chí Phí Tháng
May/2016
|
($730.53)
|
|
Tổng Cộng Số Tiền Hiện Tại
|
$1,768.34
|
Thông Báo Tài Chánh 30 Tháng 04 Năm 2016
Kính thưa quý Ân Nhân, ban điều hành cập nhật Tài Chánh hàng
tháng, xin vui lòng liên lạc với chúng tôi qua phone
612-986-4914 hoặc email: freespeech4vietnam@gmail.com , để
ban điều hành kiểm lại, nếu có điều gì thiếu sót mong được sự thông cảm
của quý vị,,, Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận xin thánh thật cám ơn.
Bản Thông Báo Tài Chánh
FSP4VN
|
||
Còn Lại Của Tháng Mar/2016
|
$1,036.79
|
|
Nhận Của Tháng April/2016
|
$600.00
|
|
Tổng Cộng Tháng April/2016
|
$1,636.79
|
|
Trừ Ra Chí Phí Tháng
April/2016
|
($264.94)
|
|
Tổng Cộng Số Tiền Hiện Tại
|
$1,371.85
|
Subscribe to:
Posts (Atom)