Sunday, November 23, 2014

Đặng Chí Hùng-lời tâm sự đanh thép.18-10-2014



Đầu voi phất ngọn cờ vàng,
Sơn thôn mấy cõi chiến trường xông pha
Chông gai một cuộc quan hà,
Dù khi chiến tử còn là hiển linh.
Muốn có dân chủ tự do không còn cách nào khác là vứt bỏ đi lá cờ đỏ csVN,cờ đỏ Phúc Kiến ô nhục,cờ đỏ bán nước,tay sai cho Trung Cộng. Cần thiết có một lá cờ làm lá cờ đấu tranh thì đó chính là lá cờ vàng, vì cờ vàng chính là biểu trưng của dân tộc chứ không phải của đảng phái, chính quyền nào. Và với ý nghĩa đầy đủ về dân tộc Việt, con người Việt thì lá cờ vàng sẽ là lựa chọn cho tương lai như lịch sử Việt Nam đã từng lựa chọn.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Phỏng Vấn Đặc Biệt Với Nhà Báo Phạm Trần và Blogger Điếu Cày Phần 2



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Phỏng Vấn Đặc Biệt Với Nhà Báo Phạm Trần và Blogger Điếu Cày Phần 1



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Friday, November 21, 2014

Đánh Đuổi Cộng Nô - Việt Oan - Tuổi Trẻ Yêu Nước





Kính gửi đến quý cô chú bác nhạc phẩm Đánh Đuổi Cộng Nô - nhạc & lời Việt Oan, nội dung bài nhạc xin tất cả mọi người trong và ngoài nước hãy đoàn kết Đánh Đuổi Bọn Ác Bá Cộng Nô và Lũ Tham Ô ra khỏi bờ cỏi Việt Nam, nói lên nổi đau hiểm họa mất nước do csVN nhu nhược chúng dân hiến cho giặc phương Bắc, làm tay sai Thái Thú cho Tàu Cộng. Xin hãy Đoàn Kết gây tạo sức mạnh cho ngày Việt Nam tương sáng - Nhân Quyền - Tự Do cho toàn thể 90 triệu Đồng Bào thân thương tại Quê Nhà.


Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Từ sợ hãi tới hành động - Radio DLSN -17112014



Chương Trình Phát Thanh 
ÐÁP LỜI SÔNG NÚI
Thứ Hai ngày 17 tháng 11 năm 2014
Vân Hà xin kính chào quý thính giả, buổi phát thanh hôm nay, Thứ Hai ngày 17 tháng 11 năm 2014, là buổi phát thanh lần thứ 1283 của đài ĐLSN. Trong phần Tin Tức, chúng tôi có những tin chính sau đây: 

1) TIN CẬP NHẬT VỀ CUỘC BIỂU TÌNH Ở HONG KONG
2) DÂN HÀ TĨNH PHONG TỎA QUỐC LỘ 1A ĐỂ PHẢN ĐỐI VIỆC XÂY DỰNG BỪA BÃI
Chi tiết các bản tin trên sẽ được Mỹ Linh & Bá Cơ gửi đến quý thính giả để mở đầu chương trình. Sau đó, trong tiết mục Thời Sự, chúng tôi có buổi tiếp xúc với chị Phạm Thiên Thanh, vừa đắc cử chức Hội trưởng của Hội Phụ Nữ Âu Cơ, một tổ chức hải ngọai tranh đấu cho nhân quyền và phụ nữ quyền tại Việt Nam. Giữa chương trình, qua chuyên mục Chuyện Nước Non Mình, Phương Bích với bài: “Độc lập và Giải phóng cho cả dân tộc này hay chỉ cho một nhóm người?” nói về bản chất cướp đất, cướp của trắng trợn của CSVN. Và sau cùng, chương trình sẽ được kết thúc với phần Bình Luận của Mục sư Nguyễn Trung Tôn với tựa đề: “Từ sợ hãi tới hành động”. 
Đặc biệt, chương trình hôm nay được sự bảo trợ của Hãng QEMS tại Monroe, North Carolina – Hoa Kỳ. 
Đồng thời để vinh danh anh Bùi Văn Thâm - một người Việt yêu nước đang bị giam cầm trong ngục tù CS. 
Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần TinTức với Mỹ Linh & Bá Cơ.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Kính Gởi: Các cơ quan truyền thông trong, ngoài nước.

Nhà báo tự do Trương Minh Đức gởi đơn tố cáo & yêu cầu Công An Bình Dương và Bộ Công an sớm điều tra, trả lời vụ truy sát và cướp tài sản
Kính Gởi: Các cơ quan truyền thông trong, ngoài nước.
Các Tổ chức Nhân Quyền và tổ chức phóng Viên không biên giới
Tôi Trương Minh Đức là một nhà báo Tự Do đã 3 lần bị bách hại, truy sát và cướp tài sản chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng.
Lần tôi bị truy sát và bị cướp tài sản gần nhất vào ngày 02-11-2014, vào lúc 20 giờ 30 tối tại ngã ba Suối Giữa, phường Hiệp An, Tp Thủ Dầu Một, Bình Dương, có đến 8 người mặc thường phục theo dõi tôi từ nhà của tôi ở Phường Mỹ Phước - huyện Bến Cát - Bình Dương.
Khi đến còn cách trạm thu phí Suối Giữa khoảng 3 km thì họ tiến hành tấn công, đánh đập tôi rất dã man! Sau đó họ cướp hết tài sản của tôi mang theo (như trong đơn đã trình bày). Nhóm người này do trung tá có tên là Hòa trực tiếp chỉ huy vụ truy sát và cướp mà tôi đã nhìn được tận mặt, bởi tên trung tá Hòa này là người đã đánh tôi tại đồn công an phường Mỹ Phước - huyện Bến Cát vào lúc nửa đêm 11 rạng sáng 12-09-2014. Lý do mà ông Hòa đánh tôi vào đêm 12-09-2014, ông Hòa bắt tôi ký vào những bài báo copy từ trên mạng internet, tôi không đồng ý ký nên ông Hòa đã đánh tôi 3 cái vào be sườn làm tôi rất đau đớn! Trước đó vào ngày 08-09-2014 tôi đã bị nhóm "côn an" tại Hà Nội đánh bị thương, vết thương chưa lành còn rất đau.
Lần truy sát sau cùng là hôm 02-11-2014, sau đó là 6 ngày nằm trong bệnh viện và 8 ngày dưỡng thương tại Sài Gòn tôi cũng chưa lành hẳn vì vết thương quá nặng! Đến ngày 14-11-2014 tôi có nhận được điện thoại của công an hình sự tỉnh Bình Dương mời lên làm việc và làm các thủ tục lấy chiếc xe Honda của tôi còn để lại ở quán cafe Hoa Lá (nơi đã xảy ra vụ cướp), Người làm việc trực tiếp với tôi là thiếu úy công an hình sự Thủ Dầu Một tên là Cương.
Trong buổi làm việc này tôi có trình bày vụ việc xảy ra trong đêm 02-11-2014 là tôi bị một nhóm cướp 08 người (như trong đơn đã tố cáo), tôi khẳng định người chỉ huy trong vụ cướp và truy sát tôi là trung tá công an tên Hòa (hình trái - lúc cướp mặc đồ thường phục) chỉ huy, tôi có yêu cầu công an tỉnh Bình Dương sớm làm sáng tỏ để ông Hòa đối chất với tôi.
Nhưng nay đã trải qua thời gian là hơn 07 ngày (14.11.2014 - 21.11.2014) mà công an hình sự tỉnh Bình Dương vẫn chưa triệu tập hay bắt giữ ông Hòa.
Tôi kính mong các cơ quan truyền thông và các tổ chức Nhân Quyền trong, ngoài nước lên tiếng giúp đỡ bảo vệ quyền lợi cho tôi, đồng thời yêu cầu bộ công an của Việt Nam phải trả lời sớm nhất hành vi truy sát và cuớp tài sản do ông trung tá Hòa công an huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương. là ngừơi cầm đầu.
Trương Minh Đức

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Ngày Mai Tới - Việt Thơ & Việt Oan - Tuổi Trẻ Yêu Nước



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

ĐÚNG, ĐỒNG CHÍ NÓI - VIỆT OAN - Tuổi Trẻ Yêu Nước



Kính gửi đến quý Cô Chú Bác, Anh Chị Em một nhạc phẩm mới Đúng, Đồng Chí Nói do nhạc sỹ Việt Oan sáng tác và trình bày.
Nhạc và Lời chính Nhạc Sỹ Việt Oan viết lên với những hiện trạng mà Đất Nước Việt Nam ngày hôm nay đã đang bị những kẻ cầm quyền bán từng phần máu thịt của Tổ Tiên cho ngoại bang phương bắc là Tàu Cộng.
Kính mời Cô Chú Bác, Anh Chị Em cùng thưởng thức và chia sẻ.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Không Cúi Đầu - Việt Oan - Tuổi Trẻ Yêu Nước



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Quan điểm của Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Wednesday, November 19, 2014

TRUNG CỘNG XÂY KHU DÂN CƯ TẠI ĐẢO VĨNH AN THUỘC HOÀNG SA - Radio DLSN -...



Chương Trình Phát Thanh 
ÐÁP LỜI SÔNG NÚI
Thứ Tư ngày 19 tháng 11 năm 2014 
Hải Sơn xin kính chào quý thính giả, trong buổi phát thanh hôm nay, Thứ Tư ngày 19 tháng 11 năm 2014 và đây buổi phát thanh lần thứ 1285 của đài ĐLSN. Trong phần Tin Tức, chúng tôi có những tin chính sau đây.

1. TRUNG CỘNG XÂY KHU DÂN CƯ TẠI ĐẢO VĨNH AN THUỘC HOÀNG SA
2. HƠN 99% CÔNG CHỨC VIỆT NAM LÀM VIỆC TẬN TỤY VÀ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ
3. GIỚI TIỂU THƯƠNG QUẢNG NAM XUỐNG ĐƯỜNG CHỐNG VIỆC GIAO CHỢ CHO TƯ NHÂN
4. THẢM SÁT TẠI MỘT GIÁO ĐƯỜNG DO THÁI Ở JERUSALEM
5. LHQ RA NGHỊ QUYẾT LÊN ÁN CÁC TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN BẮC HÀN
6. QUÂN ĐỘI MIẾN ĐIỆN CHỐNG ĐỐI VIỆC TU CHỈNH HIẾN PHÁP.
Chi tiết các bản tin nêu trên sẽ được Hoàng Ân&Miên Dương gởi đến quý thính giả để mở đầu chương trình.
Sau đó, trong tiết mục Đất Nước Đứng Lên, Ls. Nguyễn Văn Đài chia sẻ một số kinh nghiệm cho những người hoạt động nhân quyền. Giữa chương trình, là chuyên mục Con Người Việt Nam, do Nguyên Hồng phụ trách, tuần này nói về “phương cách phòng chống tham nhũng cho Việt Nam”. Và sau cùng, chương trình sẽ được kết thúc với phần Bình Luận của Ngọc Huy.

Đặc biệt chương trình phát thanh hôm nay được sự bảo trợ của Hội Cao Niên tại Charlotte N. Carolina – Hoa Kỳ trong danh sách “Lịch Vàng 365 Ngày”.

Đồng thời để vinh danh ông Trương Duy nhất - một người Việt yêu nước đang bị giam cầm trong ngục tù cộng sản.
Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Hoàng Ân&Miên Dương trình bày sau đây.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

11 14 2014 Bản Tin Việt Nam Người Việt Hải Ngoại Oakland Little Saigon News



Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên.

Nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên.
Báo International New York Times trong số ra ngày hôm nay 19/11 có đăng một bài viết của nhà báo Nguyễn Công Khế, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên viết về vấn đề tự do báo chí tại Việt Nam.
Bài báo này xuất hiện vào lúc Quốc hội Việt Nam chất vấn Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và các bộ trưởng mở ra một góc tối của tự do báo chí tại Việt Nam cần phải được Quốc hội và người đứng đầu chính phủ có thái độ dứt khoát vì tính chất quan trọng khó chối cãi của nó.
Biên tập viên Mặc Lâm của Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn tác giả bài báo, nguyên Tổng biên tập báo
Mặc Lâm: Thưa ông, là một nhà truyền thông có bề dày và kinh nghiệm trong bối cảnh xã hội Việt Nam chưa quen thuôc với tự do báo chí, ông đã mang kinh nghiệm khó khăn ấy để viết lên bài báo với tựa đề “Một nền Tự do báo chí cho Việt Nam” nói về sự cấm đoán trong làng báo Việt Nam và đăng trên một tờ báo lớn có lịch sử trong ngành báo chí thế giới là tờ International New York Times. Xin ông cho biết đây có phải là thời điểm thích hợp cho bài báo này hay không?
Nguyễn Công Khế: Cách đây không lâu, khi trả lời chính thức trên báo Thanh Niên và báo Một Thế Giới, tôi đã nói rõ việc này. Chính vì sự cấm đoán và mở rộng các vụ nhạy cảm của các nhà lãnh đạo, nó đã để báo chí đi vào ngõ cụt. Những thông tin cần thiết nhất thì lại không được đến từ những tờ báo chính thống.
Bây giờ với thời đại thông tin này, người ta phải đọc trên mạng, hàng nghìn trang xuất hiện. Hồi trước chúng ta làm báo nhật trình, tức là báo ngày.
Bây giờ không phải là báo ngày nữa mà là báo phút. Do vậy, nếu chúng ta không để cho những tờ báo chính thống do chính phủ kiểm soát ở Việt Nam nói những điều cần thiết và những sự thật thì dứt khoát người ta sẽ đọc các trang mạng và tin đó là sự thật.
NguyenCongKhe-NewYorkTimes-300.jpg
Bài viết của ông Nguyễn Công Khế trên báo New York Times số đề ngày 19/11/2014.
Ví dụ như cuốn Đèn Cù của ông Trần Đĩnh chẳng hạn, rồi một số cuốn sách người ta in ra trên mạng ở nước ngoài thì anh đâu có kiểm soát được. Cả một bộ máy chính thống không hề nói lại một câu từ “cải cách ruộng đất” cho đến “bệnh tình của các nhà lãnh đạo” tức là làm cho cả một nền báo chí thụ động. Và từ đó làm cho mất niềm tin của nhân dân đối với chính sách thông tin này.
Nhà báo e ngại, lãnh đạo sợ mất ghế
Mặc Lâm: Với kinh nghiệm của Tổng biên tập một tờ báo lớn khi ông quyết định cho đăng các bài báo có tính đối diện với thời cuộc, đối diện với những vấn đề bị cho là nhạy cảm trong kinh tế xã hội hay chính trị…sau khi bài báo ấy xuất hiện ông có quan sát những hiệu quả mà nó mang tới hay không?
Nguyễn Công Khế: Thời của tụi tôi thì cách đây không lâu đâu –như tôi, Tô Hòa, Võ Như Lanh, Kim Hạnh.... một số Tổng biên tập trước đó. Khi đăng một bản tin chúng tôi nghĩ đến công chúng, đến đất nước mình nhiều hơn là nghĩ đến cá nhân của Tổng biên tập.
Bây giờ, từ các cán bộ nhà nước cho đến các cơ quan báo chí, người ta sợ bị “mất ghế” cho nên người ta không dám dũng cảm để nói lên sự thật mặc dù sự thật đó rất có lợi cho đất nước.
Nghị quyết của đảng, của chính phủ, quốc hội đang đặt vấn đề tham nhũng lên hàng đầu. Thế nhưng khi đặt bút viết chống tham nhũng của các vụ lớn thì các nhà báo rất e ngại, rất sợ, chùn tay. Điều đó làm cho tham nhũng hoành hành và dẫn đến nhiều hệ quả của đất nước.
Vấn đề nợ công, nợ xấu, những vấn đề mà cả đất nước và rất nhiều người dân quan tâm thì không làm được. Tôi nghĩ không phải là các nhà báo kém, thiếu chuyên nghiệp nhưng mà người ta ngại. Lãnh đạo các tờ báo thì sợ “mất ghế. Còn phóng viên thì ngại từ kiểm duyệt.
Tôi nghĩ nền báo chí như thế nó rất có hại, tai hại cho một đất nước đang phát triển. Sự công khai minh bạch của báo chí giúp cho sự phát triển của đất nước rất nhiều.
Lãnh đạo các tờ báo thì sợ “mất ghế. Còn phóng viên thì ngại từ kiểm duyệt. Tôi nghĩ nền báo chí như thế nó rất có hại, tai hại cho một đất nước đang phát triển.
Nguyễn Công Khế
Mặc Lâm: Theo nhận xét chung của chúng tôi thì ngày nay nhiều tờ báo dám xâm nhập vùng cấm, vùng nhạy cảm hơn mặc dù chấp nhận sau đó bài báo có thể bị gỡ xuống và Tổng biên tập có thể bị mất chức. Tuy nhiên các hiện tượng đó không nhiều. Theo ông những hoạt động ngoài lề này phải chăng là chủ trương của nhà nước mở một chút cửa để không khí tràn vào xóa bớt sư ngộp thở của tự do báo chí nhưng vẫn chưa đủ không khí cho một lá phổi lành mạnh. Theo ông nếu nhà nước mở hẳn cánh cửa này thì sự lợi hại ra sao?
Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ nhà nước mở ra chỉ có lợi hơn chứ không có hại. Bây giờ như VTV đang bàn đến vấn đề Công Phượng, nói về lý lịch của Công Phượng. Đó chỉ là một việc rất nhỏ thôi. Công Phượng với các hồ sơ của Tư pháp ở xã, phường vùng nông thôn Việt Nam rất lơ mơ. Vấn đề tuổi Công Phượng 19 hay 21 thì có gì thiết yếu đâu mà người ta lại ầm ầm trên đài. Những vụ lớn, những vụ tham nhũng, những vấn đề nhức nhối của đất nước thì không.
Việt Nam chúng ta sống phụ thuộc vào cái gì? Lao động rẻ, công nhân rẻ, tài nguyên thô và chúng ta sử dụng vốn ODA rất không hiệu quả. Tất cả những vấn đề nhức nhối thì báo chí ít đề cập đến.
Còn không thì báo chí sẽ phạn ra hai con đường. Một là các trang lá cải sẽ đăng cô đào này, bữa nay mặc cái áo này, bữa nay hở cái vòng một, vòng hai; Rồi người ta đi quá đà để khai thác, để câu view, tìm bạn đọc. Còn những vấn đề chính thì lại không đề cập. Đó là cái tai hại chứ.
Tôi nghĩ một chính quyền mạnh, một chính phủ mạnh thì cần một nền báo chí minh bạch, một nền thông tin minh bạch.
Mặc Lâm: Và ông nghĩ chính phủ hiện nay đã đủ mạnh chưa đề tiếp cận các nguồn thông tin minh bạch ấy?
Nguyễn Công Khế: Tôi thấy họ vẫn chưa dám để cho có thông tin nhiều chiều, có các phản biện thuyết phục. Một chính quyền mạnh, tôi nói trước đây-thời của chúng tôi cách đây không lâu như tôi đã nói ở trên- những phản ảnh của chúng tôi về tình hình thực trạng của kinh tế, chính trị, xã hội khi được đưa ra mà hơi gay gắt và nó gần với sự thật thì tôi nghĩ điều đó thúc đẩy cho xã hội lành mạnh. Nó chả có hại gì cả. Khi mà thông tin minh bạch thì người dân đặt lòng tin vào đất nước họ, vào xã hội nhiều hơn.
Con đường, chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác.
Nguyễn Công Khế
Thời của Minh bạch, Tự do sẽ đến
Mặc Lâm: Phải nói đây là một chủ đề rất gay gắt trong chính trường Việt Nam hiện nay. Ông là một đảng viên kỳ cựu, đã có những cống hiến nhất định cho đất nước, cho Đảng Cộng sản Việt Nam và hơn nữa cho ngành báo chí với tư cách một Tổng biên tập…khi ông đưa những nhận xét này trên một tờ báo lớn của thế giới ông có lo ngại sẽ có những động thái nào đó từ chính quyền gây khó khăn cho ông hay không?
Nguyễn Công Khế: Tôi trả lời báo trong nước còn mạnh hơn báo này nhiều. Anh phải đọc lại bài “Tôi đã bị trả giá nhiều lần” và “Dân thường không có quyền tham nhũng”. Trong các bài đó tôi nói mạnh hơn bài này rất nhiều. Tôi nói chủ yếu về chính sách thông tin của nhà nước hiện nay.
Mặc Lâm: Nhưng đó là những bài báo trong nước nhưng bây giờ thì ông công khai trên diễn đàn báo chí quốc tế và do đó nhà nước sẽ để ý hơn và có biện pháp khác hơn? Nó có thể phát sinh hai vấn đề, một là phản ứng tích cực có nghĩa là họ sẽ thay đổi theo đề nghị của ông hai là họ tiêu cực trong thái độ phủ nhận và chống đối. Giữa hai thái độ đó ông hy vọng nó diễn ra theo chiều hướng nào?
Nguyễn Công Khế: Tôi nghĩ nó sẽ diễn ra chiều hướng tích cực. Tôi đặt vấn đề trong nước rồi. Tôi có cảm giác là người ta đồng tình với tôi nhiều hơn. Tuy người ta chưa sửa được nhưng tôi nghĩ phần đồng tình nhiều, rất nhiều.
Tôi nghĩ con đường, chính sách minh bạch thông tin và tự do báo chí trước sau gì nó cũng đến và dứt khoát mình phải làm thôi. Không có cách nào khác, không có lựa chọn nào khác.
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Lá Cờ Vàng Nhìn Từ Hướng Con Tim !!!


Nền cờ vàng là dải giang sơn
Ba sọc đỏ nối ba miền chung thủy
Là Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Thất Sơn hùng vĩ
Là sông Hồng, sông Cửu, sông Hương
Hãy cầm chặt nghe em, như cha giữ biên cương
Như thuở mẹ ôm em giữa lòng biển cả ...
Tôi viết bài thơ Người Con Gái Trên Đường Bolsa trong những ngày mấy chục ngàn đồng hương Việt Nam, trong đó có hàng ngàn tuổi trẻ, cùng xuống đường phản đối việc ông Trần Trường treo hình Hồ Chí Minh ở khu Bolsa, tiểu bang California, Hoa Kỳ, đầu năm 2000. Tôi gởi bài thơ lên Internet. Một bạn trẻ in bài thơ ra và dán trước tiệm của ông Trần Trường. Một bạn khác chép lại bài thơ trước cửa tiệm và đem tặng nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng phổ thành ca khúc và sau đó cùng với nhạc sĩ Nhật Ngân và Mây Production làm thành CD Lửa Bolsa. Kể lễ như vậy không phải để quảng cáo cho bài thơ hay cho CD vì chuyện đã qua khá lâu rồi. Điều quan trọng tôi muốn nói, dù chúng tôi thuộc nhiều thế hệ khác nhau, chưa hề quen biết nhau trước và định cư trên những vùng đất khác nhau, nhưng lá cờ vàng, biểu tượng của niềm tin tự do dân chủ, và những trăn trở về đất nước đã mang chúng tôi đến với nhau.
Câu chuyện về lá cờ cũng gợi lại trong tôi một kỷ niệm khó quên khác trong những ngày đầu ở trại tỵ nạn Manila. Rất tình cờ, cũng trong tháng Sáu này, 22 năm trước tôi và 81 bà con khác được đưa lên xe bus, rời chiến hạm USS White Plains ở cảng Subic Bay để về trại tỵ nạn Puerta Princesa ở ngoại ô Manila. Sau khi làm xong các thủ tục với đại diện Cao Ủy Liên Hiệp Quốc, tôi chính thức trở thành người Việt Nam tỵ nạn và được đặt cho một cái tên mới, bắt đầu bằng chữ P, viết tắt của Philippine, theo sau bằng một dãy số dài. Một người Việt Nam làm việc ở văn phòng Cao Ủy, dặn tôi nhớ học thuộc con số này vì đó sẽ coi như là tên mới của tôi trong hồ sơ tỵ nạn. Trại Puerta Princesa là một trạm chuyển tiếp nhỏ dành cho những người mới đến và là trạm dừng chân của bà con chờ lên máy bay đi định cư ở nước thứ ba, hơn là một trại tỵ nạn dài hạn với các phương tiện cần thiết. Tôi ngủ đêm đầu tiên trên nền xi-măng, cuộn tròn trong chiếc mền mới vừa được cấp. Khoảng 8 giờ sáng, một người nào đó bước vào phòng và la lớn : "Bà con thức dậy chuẩn bị làm lễ chào cờ đầu tuần." Như một cái máy, tôi thức dậy rửa mặt và chạy ra sân sắp hàng. Sau một tuần trên biển với quá nhiều thay đổi, trí óc tôi chưa hoàn toàn tỉnh táo để phân định một cách chính xác mình đang ở nơi đâu trên trái đất nầy.
Tôi bàng hoàng và xúc động khi lần đầu tiên sau 6 năm, thấy lại lá cờ vàng ba sọc đỏ được từ từ kéo lên trên cột cờ giữa sân trại. Không phải chỉ mình tôi, chung quanh tôi ai cũng khóc vì xúc động ngay khi câu đầu tiên của bản quốc ca được hát lên "Nầy công dân ơi đứng lên đáp lời sông núi." Tôi rưng rưng nước mắt. Nhiều anh cựu quân nhân càng khóc lớn hơn. Các anh khóc là phải. Bởi vì đó là một trong những giây phút linh thiêng nhất trong đời các anh. Trong khoảnh khắc kỳ diệu đó, bạn bè, anh em, đồng đội của các anh đã trở về. Chiếc quan tài phủ quốc kỳ, tiếng kèn truy điệu, tiếng súng chào vĩnh biệt, những vầng tang trắng xót xa. Đó cũng là phút giây kiêu hãnh của một đời trai với những chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị, Thượng Đức, Bình Long, Chương Thiện, An lộc, Bình Long, Bồng Sơn, Mộ Đức, v.v.. Tất cả nay còn đâu. Có chăng chỉ còn trong ký ức.
Thành thật mà nói, sáng hôm đó, tôi không tự mình hát hết bản quốc gia mà không vấp váp đôi lời nhưng nhờ cùng hát với nhau nên không trở ngại gì nhiều. Tôi hát bản quốc gia bằng tất cả tâm hồn và xúc động. Thời còn ở trung học, tôi chỉ hát mỗi sáng thứ Hai, và cũng chỉ hát như bổn phận học trò. Một người bạn học vói tay cầm lấy tay tôi. Tôi vói nắm tay người bên cạnh. Và cứ thế, không hẹn, gần trăm người cùng chuyến ghe nắm lấy tay nhau. Chúng tôi không nói với nhau lời nào nhưng ánh mắt mọi người đều sáng lên niềm vui khi biết mình đã sống sót sau chuyến hải hành nguy hiểm và đang thật sự đứng trên vùng đất tự do.
Sau buổi chào cờ, một thành viên trong ban đại diện trại hạ lá cờ xuống, xếp lại đem cất. Hỏi ra tôi mới biết, chính quyền người Phi chỉ cho phép ban đại diện trại người Việt mượn cột cờ để chào cờ Việt Nam Cộng Hòa vào mỗi sáng thứ Hai, chứ không được phép treo cờ thường xuyên trên đó. Câu trả lời của người kéo cờ, lần nữa xác định một sự thật đau xót, rằng tự do mà tôi đang có không những chỉ là tự do của cá nhân tôi mà còn là tự do trên đất khách. Bên kia bờ đại dương là một quê hương đang quặn quại trong nhà tù có diện tích 329,560 cây số vuông với chiều dài bằng chiều dài đất nước. Giấc mơ của ngày về để được hát quốc ca, để chào cờ chỉ còn là một dấu than dài đọng lại trong bài thơ "Giấc Mơ Nhỏ Của Tôi" tôi viết trong những ngày sau đó :
Ôi quê hương, bao giờ tôi trở lại
Đi giữa ngày không sợ bóng đêm đen
Trong giấc ngủ không xích xiềng réo gọi
Câu thơ tình chỉ viết để yêu em.
Trong Giấc Mơ Nhỏ Của Tôi, tôi thấy trời Sài Gòn, Đà Nẵng rực rỡ cờ vàng. Tôi cũng thấy mình đang sắp hàng chào cờ sáng thứ Hai trong sân trường Trần Quý Cáp, Hội An và hát bài quốc ca không vấp một lời nào. Tôi sinh ra ở miền Nam sau khi hiệp định Geneve được ký kết. Màn một của vở bi kịch Việt Nam đẫm máu vừa chấm dứt và màn hai đẫm máu hơn đang chuẩn bị bắt đầu. Những chiếc tàu há mồm cập bến miền Nam, mang theo hàng triệu đồng bào từ miền Bắc chọn lựa một đời sống mới tự do. Và tương tự, hàng ngàn cán bộ Việt Minh gốc miền Nam cũng lên đường tập kết ra Bắc, được hứa hẹn một ngày trở về đoàn tụ với gia đình trong một quê hương hòa bình thống nhất. Đất nước đang trong buổi giao thời. Không khí tạm thanh bình, yên lặng, dù chỉ là sự thanh bình yên lặng trước khi một cơn bão lớn hơn sẽ thổi qua đây. Tuổi thơ tôi lớn lên trên những cồn cát xinh xinh, dưới những hàng tre nghiêng soi bóng trên dòng nước Thu Bồn thơ mộng. Số phận của đời tôi, giống như số phận của quê hương, đang chuẩn bị cho những thách thức sắp sửa phải đương đầu, nên từ tuổi mới biết suy tư, cũng là khi tôi bắt đầu mơ mộng. Mơ về một chân trời.
Bài thơ đầu đời của tôi là bài thơ tả ngôi làng nhỏ Mã Châu tơ lụa. Bài hát đầu tiên thầy Việt Văn Phùng Ngọc Nhựt dạy tôi hát ở lớp đệ thất trường trung học đệ nhất cấp quận Duy Xuyên là bài Những Nẻo Đường Việt Nam. Thầy Nhựt hát không hay lắm nhưng ông diễn tả nội dung bài hát rất cảm động. Trong nhân cách, trong lời nói của thầy bao giờ cũng toát ra một lòng yêu nước chân thành. Tôi nhớ dáng thầy Nhựt trịnh trọng. Thầy bước chầm chậm giữa hai hàng ghế, ánh mắt nhìn vào mỗi chúng tôi và hát như đang dặn dò thân thiết : "Những nẻo đường Việt Nam, suốt từ Cà Mau thẳng tới Nam Quan, ôi những nẻo đường Việt Nam. Những nẻo đường về đâu. Ánh chiều chậm rơi bờ lúa nương dâu, ôi những nẻo đường về đâu." Tôi cũng hát khá hay nên thường được thầy Nhựt chọn hát lại cho cả lớp cùng nghe. Trong mỗi buổi chiều về trên con đường làng rợp lá tre tôi vẫn thường một mình cất cao tiếng hát : "Ta đắp đường làng ta, nhắc ai đi chớ quên quê nhà, con đường về thôn vui quá ..." Dù còn đang sống giữa quê hương với hàng tre, bờ ao, thửa ruộng, nhưng lời nhạc cũng làm tôi nôn nao, xúc động như cảm thấy chính mình đang trở về sau một chuyến đi xa.
Thế nhưng, phía bên kia rặng tre già làng Mã Châu vắng lặng, đất nước tôi về mặt chính trị không còn giống như trong bài hát nữa. Việt Nam đã thay hình biến dạng. Thân thể Việt Nam vừa thoát ra khỏi ách Thực Dân, đã bị choàng lên hai chiếc áo lệ thuộc khác nhau. Lãnh thổ Việt Nam đã bị chia thành hai quốc gia riêng biệt : Việt Nam Cộng Hòa và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Câu hát "Cà Mau thẳng tới Nam Quan" mà tôi thường hát chỉ còn trong những bài học về lịch sử mà thôi. Con cháu của Hùng Vương hậu bán thế kỷ 20 đã không còn giữ được nguyên vẹn mảnh đất đã nhuộm bằng máu xương của tổ tiên như trước nữa. Những cụm từ đậm màu son phấn và nặng tính tuyên truyền chính trị đã ra đời. "Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa Anh Hùng" là tên gọi mới của vùng đất từ vĩ tuyến 17 trở ra. Tương tự, "Tiền Đồn Chống Cộng Sản Quốc Tế", được dùng để ám chỉ miền Nam không Cộng Sản. Những người chơi trong cuộc cờ về số phận Việt Nam, ngồi trong những phòng lạnh ở điện Kremlin, tòa Bạch -c, khu Trung Nam Hải đang dò tìm một nước đi mới có lợi nhất cho phe họ mà không cần biết sẽ phải trị giá bằng bao nhiêu mạng sống người Việt Nam vô tội. Giòng sông Bến Hải thân yêu không còn là dòng nước mát ngọt ngào chảy từ thượng nguồn Quảng Trị nhưng là vết dao chém ngang chiếc lưng vốn bao đời còm cõi của mẹ Việt Nam. Chiếc cầu Hiền Lương không mang ý nghĩa của hiền hòa, lương thiện nhưng đã là chiếc cầu biên giới, biểu tượng của tủi nhục, hận thù và chia cách trong lòng những người con cùng một mẹ Âu Cơ.
Như một điều không tránh khỏi, những ngày tháng thanh bình không được bao lâu, tiếng súng lại nổ vang. Bộ chính trị đảng Lao Động Viêt Nam, tên đối ngoại của đảng Cộng Sản Việt Nam, quyết định Cộng Sản hóa miền Nam bằng con đường vũ lực. Từng đoàn thanh niên miền Bắc lại phải từ giã mái trường, từ giã gia đình thân thuộc, băng rừng vượt suối vào Nam để hoàn thành giấc mơ nhuộm đỏ toàn cõi Việt Nam của Hồ Chí Minh và quốc tế Cộng Sản. Thêm vào đó, khi cuộc tranh chấp bức tường Đông Đức lắng dịu, nội chiến Triều Tiên đã tạm ngừng tiếng súng, lò lửa Trung Đông chỉ mới bắt đầu, Việt Nam là một thí điểm lý tưởng và hội đủ điều kiện địa lý chính trị để làm một điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa các tập đoàn đế quốc. Chim rừng Trường Sơn bặt tiếng hót. Màu hỏa châu thay thế ánh trăng vàng. Tiếng đại bác đêm đêm đã thay cho tiếng ru ngọt ngào của mẹ. Những chiếc bánh vẻ độc lập, tự do, hạnh phúc lần nữa được trưng bày giữa căn nhà đổ nát và nghèo đói Việt Nam.
Và ở đó, ở miền Nam tự do nhưng ngút ngàn bão lửa, tôi đã lớn lên. Tôi lớn lên với nhiều câu hỏi. Quốc Gia là gì ? Cộng Sản là gì ? Quốc Gia là ai ? Cộng Sản là ai ? Tại sao là Việt Nam mà không phải là Thái Lan, Singapor, Mã Lai ? Trước 1975, tại miền Nam không bao nhiêu người giúp tôi trả lời một cách thông suốt những câu hỏi đó. Một số tác phẩm về chủ nghĩa Mác đầy thuật ngữ triết học của giáo sư Trần Văn Toàn, về chế độ thực dân của giáo sư Nguyễn Văn Trung, về đảng phái quốc gia của giáo sư Nghiêm Xuân Hồng,v.v.. không đủ để thỏa mãn sự khao khát, tìm tòi của một thanh niên mới lớn. Những bài giảng của thầy Trần Văn Tuyên trong trường đại học tập trung vào kinh nghiệm tranh đấu của thầy, tuy quý giá nhưng không phải là một hệ ý thức chính trị quốc gia hoàn chỉnh. Các cấp lãnh đạo miền Nam không có đủ khả năng hay vì những lý do cá nhân đã không làm cho người dân hiểu được sự khác biệt giữa cuộc cách mạng chống Pháp để giải phóng dân tộc đầy chính nghĩa trước đây và cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa phi dân tộc, phi nhân bản thực hiện tại miền Bắc và đang âm mưu nhuộm đỏ miền Nam.
Thực dân Pháp sau gần một thế kỷ bóc lộc, nô lệ dân tộc ta đã thất bại và đã rút đi. Trên đường phố Đà Nẵng quê tôi đã nghe bước chân người lính Mỹ. Người Mỹ đến. Họ đến với để chận đứng sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng Sản, nhưng tiếc thay, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ đã đánh giá quá thấp hay ngay cả không hiểu được những điểm đặc thù trong truyền thống và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong lúc người dân Việt Nam có khuynh hướng dè dặt, nghi ngờ và ngay cả chống lại sự có mặt, dù là với lòng tốt, của nước ngoài, thì chính phủ Hoa Kỳ, chưa nỗ lực đủ để chứng tỏ họ là bạn, không tách biệt được họ ra khỏi thực dân Pháp. Những toán người Mỹ đầu tiên đến Việt Nam là những chuyên viên phế lập tổng thống, những cố vấn quân sự, tình báo chứ không phải là các giáo sư đại học, các nhà giáo dục, kinh tế, xã hội. Chính nghĩa quốc gia là lý tưởng tự do, độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam, bắt đầu từ thời lập quốc hơn 4800 năm trước chứ không phải là món hàng được trao trả từ tay người Pháp hay được viện trợ bởi người Mỹ. Dòng phát triển tự do dân chủ là quy luật của văn minh và tiến hóa của loài người. Sức mạnh văn hóa lịch sử của dân tộc Việt Nam là sức mạnh vô địch đã được chứng minh nhiều lần trong lịch sử. Trong lúc Cộng Sản lợi dụng từng chữ, từng lời nói, từng câu thơ, từng nhân vật lịch sử, thì các nhà lãnh đạo miền Nam trước đây lại không vận động được sức mạnh truyền thống và tinh thần yêu nước của nhân dân miền Nam vào cuộc đấu tranh mất còn với Cộng Sản. Trong lúc Cộng Sản biến cờ đào khởi nghĩa của vua Quang Trung thành cờ đỏ của giai cấp nông dân vô sản, giải thích ba cuộc chiến kháng chiến chống quân Nguyên trong cùng ý nghĩa với ba cuộc chiến chống "ba tên đế quốc đầu sỏ Pháp, Nhật, Mỹ" thời hiện đại, thì các nhà lãnh đạo văn hóa tư tưởng miền Nam không có một phương pháp phản tuyên truyền nào hữu hiệu. Sau bao nhiêu năm vẫn một cuốn phim truyện đen trắng "Tôi Muốn Sống" được chiếu đi chiếu lại đến cũ mòn tội nghiệp. Tiếng hờn căm u uất của mấy nghìn người dân Huế bị giết thảm thương trong dịp Tết Mậu Thân không vọng qua khỏi đèo Hải Vân đừng nói chi là tòa án quốc tế The Hague.
Khi viết ra những điều tôi không đồng ý với các bậc cha anh, không có nghĩa tôi muốn sửa sai, trách cứ các thế hệ đã đổ máu để tôi được có tự do ăn học và cũng không có ý ám chỉ tất cả những vị lãnh đạo tại miền Nam trước đây đều sai cả. Phê bình hay trách móc không phải mục đích của bài viết này. Tôi chỉ muốn thưa một điều rằng, mặc dù không ai có thể thay đổi hoàn cảnh, thay đổi quá khứ mà chúng ta đã sống nhưng vẫn có thể thay đổi góc độ nhìn của chúng ta về quá khứ, và từ đó can đảm thay đổi góc độ nhìn của chúng ta về tương lai.
Cuộc chiến bảo vệ miền Nam tự do là một chiến đầy chính nghĩa. Giữa một hoàn cảnh bất lợi và môi trường chính trị khắc nghiệt, hạt mầm dân chủ vẫn cố gắng để vươn lên, cây tự do, dù chỉ mới có cơ hội được sinh ra vẫn cố gắng sống. Bao nhiêu thế hệ người Việt Quốc Gia đã lên đường đi bảo vệ mảnh đất tự do còn lại. Những tên tuổi, những địa danh An Lộc, Bình Long, Đông Hà, Thượng Đức, Chương Thiện, Rừng Sát... đã ghi sâu vào lịch sử. Máu của hàng trăm ngàn thanh niên miền Nam đã nhuộm thắm lá cờ vàng ba sọc đỏ thân yêu. Những người con trai, con gái ưu tú của mẹ Việt Nam đã sống và chiến đấu ngay cả khi xích sắt T54 đang nghiền nát đường phố Sài Gòn. Mười giờ sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 vẫn còn những anh lính Biệt Động Quân, những anh lính bộ binh đứng bên này cầu Tân Thuận, Lăng Cha Cả với những viên đạn cuối cùng. Trong cùng thời điểm đó, các cấp chỉ huy cao cấp của họ đang hạ cánh an toàn xuống hạm đội Mỹ, đang kiểm kê hành lý ở phi trường Đài Bắc hay đang chờ "anh em bên kia" vào để "bàn giao chánh phủ" ở dinh Độc Lập.
Các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Trung Tá Phạm Đức Lợi (Phạm Việt Châu), Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn và hàng trăm sĩ quan và binh sĩ các cấp đã đi vào lịch sử dân tộc bằng những cái chết vô cùng dũng liêt. Họ là những Trần Bình Trọng, Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu của Việt Nam thế kỷ 20. Hình ảnh bất khuất của Trung Tá Cảnh Sát Long dưới chân tượng đài Thủy Quân Lục Chiến sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, mãi mười năm sau, ở hải ngoại vẫn chưa bao nhiêu người biết tên họ đúng của anh ngoài tấm bảng tên Long trên ngực áo từ tấm hình được in trong các tờ báo Mỹ. Trong giờ phút kinh hoàng đó, một người dân Sài Gòn vẫn dừng lại, kính cẫn đặt chiếc mũ sĩ quan Cảnh Sát lên ngực anh, xếp hai tay anh thẳng trong tư thế ngủ yên. Vâng, anh đã ngủ một giấc ngủ bình yên trong lòng mẹ Việt Nam :
Trung Tá Long !
Họ của anh là gì vẫn chưa ai biết
Có phải là Ngô, Đinh, Lý, Trần hay Lê, Nguyễn...Văn Long ?
Không, tên của anh đã bắt đầu
Từ ở núi, ở rừng, ở biển, ở sông
Ở những câu chuyện thần tiên mẹthườnghay kể
Từ thuở Cha Lạc Long dắt năm mươi con xuống bể
Mẹ Âu Cơ dắt một nửa lên ngàn
Từ thuở bầy chim Lạc chắp cánh bay về vùng nắng ấm phương Nam
Xây tổ bên sông Hồng, sông Cửu
Tên của anh đã bắt đầu khi con rồng Việt Nam phun lửa đốt rừng dựng nên
bờ cõi
Truyền vào lồng ngực anh hơi thở vào đời
Hơi thở Việt Nam hòa trong anh suốt thuở làm người
Sáng ba mươi anh trở về với mẹ
Hồn anh bay giữa trời quê hương một màu tang quạnh quẽ
Tổ quốc nghiêng mình tiễn biệt một người con
Anh ngã xuống giữa Sài Gòn không để lại đủ họ tên
Nhưng lịch sử nghìn năm sau vẫn nhớ.
Trung Tá Long !
Mây vẫn bay trên đầu anh mỗi chiều, mỗi sớm
Mặt trời mọc mỗi ngày làm lóng lánh giọt sương mai
Như nước mắt mẹ già nhỏ xuống xác con trai
Như ánh mắt chị nhìn chồng trong giờ vĩnh biệt
Đất vẫn một màu nâu đậm đà như tình người dân Việt
Nơi anh nằm hoa cỏ vẫn xanh tươi
Máu anh rơi để làm đẹp cuộc đời
Tô thắm đường các em sẽ đến
Các em là thuyền nhờ có anh là bến
Trong cuộc hải hành này anh là ngọn hải đăng soi
Đường tự do dù còn lắm chông gai
Nhưng đã có anh mang niềm tin đi trước
Cám ơn anh, người con yêu đất nước
Đã truyền lại cho muôn đời hơi thở Việt Nam
. (Hơi Thở Việt Nam, Thơ Trần Trung Đạo)
Sau ngày Cộng Sản, bằng T54 và đại pháo, cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam cuối tháng 4 năm 1975, lực lượng người Việt Quốc Gia tại miền Nam tuy đã bị tước đoạt vũ khí nhưng vẫn tiếp tục chiến đấu. Mặt trận mới không diễn ra bằng súng đạn nhưng bằng sự chịu đựng, bằng khí tiết. Mặt trận mới không diễn ra ở Dakto, Bình Long, Quảng Trị nhưng ở Hoàng Liên Sơn, Thanh Phong, Thanh Hóa, Hàm Tân, Tiên Lãnh, Suối Máu... và hàng trăm nhà tù dã man khác đã được chế độ dựng lên khắp nơi trên đất nước. Sau 28 năm, ngoại trừ một số rất nhỏ bị khuất phục, đại đa số người Việt Quốc Gia, dù bị đày ải, vẫn giữ được nhân cách, khí tiết và niềm tin vào chân lý tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam.
Cách đây 22 năm, trên sân cờ trại tỵ nạn Puerta Pricesa, tôi mơ một ngày được thấy lá cờ vàng ba sọc đỏ tung bay trên trời thủ đô Sài Gòn thân yêu. Sau 22 năm, ước mơ nhỏ của tôi ngày xưa khi đặt chân lên đảo Manila, không phai đi, không khác đi nhưng đã lớn cao hơn, trọn vẹn, sáng rõ hơn và mang một ý nghĩa quốc gia dân tộc rộng lớn hơn so với ước mơ của những ngày tôi mới rời khỏi nước.
Tôi hiểu lá cờ vàng, không phải chỉ từ nguồn gốc nhưng còn từ máu xương, từ mồ hôi nước mắt, từ hơi thở của những người đã gìn giữ và bảo vệ vùng trời, vùng biển tự do của đất nước. Một tài sản dù đồ sộ bao nhiêu cũng không có giá trị lớn về mặt tinh thần, nếu tài sản đó không được đánh đổi bằng mồ hôi ước mắt của những người đã tạo ra nó. Lá cờ vàng đã đắp lên bao nhiêu ngôi mộ, bao nhiêu quan tài, bao nhiêu khuôn mặt tuổi thanh niên đã chết vì lý tưởng tự do của dân tộc trong cuộc chiến tự vệ đầy gian khổ suốt hai mươi mốt năm từ ngày đất nước bị chia đôi. Trong lúc đó, các nhà lãnh đạo Cộng Sản miền Bắc không thể chứng minh cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Hãy đọc con số thống kê : Ba triệu người chết. Ba trăm ngàn người còn ghi nhận là mất tích. Một xứ sở 28 năm sau chiến tranh, vẫn còn bị xếp vào một trong những nước chậm tiến nhất thế giới. Một chế độ độc tài đảng trị bị loài người khinh rẻ. Một nền kinh tế khoa học kỹ thuật đi sau nhân loại hàng thế kỷ. Nhãn hiệu độc lập, tự do, hạnh phúc sau bao năm đánh bóng cũng chỉ hiện nguyên hình là những con cá gỗ. Tất cả những hậu quả đó là cái giá dân tộc Việt Nam phải trả cho cuộc chiến tranh được gọi là "giải phóng dân tộc" của ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam. Đó không phải là chính nghĩa, không phải là giải phóng nhưng là tội ác diệt chủng.
Trong bài thơ Người Con Gái Trên Đường Bolsa, mặc dù viết về lá cờ vàng, tôi không chỉ nhắc đến Trường Sơn, Thất Sơn mà còn nhắc đến cả Hoàng Liên Sơn, ngọn núi mà tôi chỉ biết qua những bài học địa lý. Tôi không chỉ nhắc đến sông Hương của miền Trung nghèo khó, sông Cửu Long của miềm Nam màu mở nhưng cũng không quên được dòng sông Hồng của miền Bắc chở đầy lịch sử. Nói rõ hơn, tôi không dừng lại ở vĩ tuyến 17, tôi không dừng lại ở những hiệp định Geneve, Paris, và ngay cả cũng không dừng lại ở Việt Nam Cộng Hòa bởi vì lá cờ vàng không đơn giản chỉ tượng trưng cho một chế độ nhưng là biểu tượng của chân lý tự do, của chính nghĩa dân chủ, của hy vọng vào một tương lai tươi sáng Việt Nam.
Và sau những tháng năm học hỏi, tôi cũng hiểu ra rằng những cụm từ "Cộng Sản Bắc Việt" hay "Quốc Gia Miền Nam" mà tôi nghe cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu hay nhắc tới trong các thông điệp của ông, là không đúng hẳn. Cộng Sản là một ý thức hệ độc hại, có thể gây nhiễm trùng cho bất cứ ai, cho bất cứ một người nào không nhất định phải là người miền Bắc, không nhất thiết phải là những người sống bên kia cầu Hiền Lương, và quan trọng hơn, đảng viên đảng Cộng Sản không có nhiều đến mấy chục triệu người. Trong biên bản của đại hội đảng Lao Động (tên đối ngoại của đảng Cộng Sản) lần thứ 3 ngày 5 tháng 9 năm 1960 cũng chỉ ghi rõ "số lượng đảng viên cả nước : 500 ngàn". Mười chín triệu năm trăm ngàn đồng bào miền Bắc còn lại phải sống trong xích xiềng Cộng Sản vì họ không có một chọn lựa nào khác, không còn một nơi nào để sống chứ không phải tất cả đều là Cộng Sản. Phong trào Nhân Văn Giai Phẩm là một bằng chứng điển hình của sự đối kháng giữa tự do nhân bản và độc tài nô lệ. Bao nhiêu phong trào phản kháng của giới trí thức, công nông và đòi hỏi tự do tôn giáo tại miền Bắc có thể đã bị dập tắt thô bạo mà chúng ta chưa biết hết.
Sau 28 năm, Cộng Sản ngày nay, số lượng tuy tăng cao hơn nhưng phẩm chất còn ít hơn con số 500 ngàn của bốn mươi năm trước. Họ chỉ còn là một nhóm nhỏ những người đang cố bám vào mảnh ván quyền lực bằng phương tiện của nhà tù và sân bắn. Và ngay giữa lúc đang cười say trong canh bạc lận, ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam cũng biết ngày tàn của chế độ chỉ còn là một vấn đề thời gian mà thôi.
Trong một phân tích tương tự, nếu định nghĩa người quốc gia là những người yêu nước, dâng hiến đời mình để mưu cầu hạnh phúc, độc lập, tự do cho dân tộc, thì người quốc gia cũng ở bất cứ nơi nào trên đất nước Việt Nam, không nhất định phải miền Nam. Xương máu mà nhân dân Việt Nam trong nhiều thế hệ đã đổ xuống trong cuộc chiến tranh chống Thực Dân Pháp đầy chính nghĩa, không phải vì họ tin vào chủ nghĩa duy vật biện chứng hay xã hội đại đồng Cộng Sản, nhưng đơn giản, chỉ là những người yêu nước Việt Nam. Tình yêu họ dành cho nơi chôn nhau cắt rốn là một tình yêu thuần khiết và vô cùng trong sáng. Họ chỉ là những người đã chết cho Độc Lập, Tự Do đúng nghĩa. Họ ngã xuống cho thanh bình sớm được vãn hồi trên mảnh quê hương khổ đau và bất hạnh Việt Nam. Họ ngã xuống trong nụ cười bởi vì ngay cả khi khi nhắm mắt lìa đời họ vẫn tin rằng họ đang chết cho tổ quốc, đang chết cho tương lai dân tộc như tổ tiên họ đã chết trên sông Bạch Đằng, trên bến Chương Dương, trong đầm Dạ Trạch, giữa núi rừng Yên Thế. Họ chết đi trong giấc mơ tuyệt đẹp về một đất nước tương lai, một đất nước của Hùng Vương, của thương yêu và giàu mạnh. Và trong ý nghĩa đó, họ cũng là người Việt Quốc Gia.
Ngạn ngữ tây phương có câu "Ai giải thích được lịch sử người đó thắng". Những cường hào ác bá đang sống trong các biệt thự nguy nga ở Hà Nội, Sài Gòn ngày nay không phải là những người làm nên lịch sử nhưng chỉ là những kẻ, trước đây, làm công việc giải thích, bóp méo lịch sử cho phù hợp với tham vọng xích hóa Việt Nam của Đệ Tam Quốc Tế, và ngày nay, để tiếp tục sống huy hoàng trên những thống khổ triền miên của dân tộc Việt Nam. Những phản ứng tức tối của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trước việc các thành phố lớn nhỏ ở Mỹ nối tiếp nhau công nhận lá cờ vàng cho thấy sự sợ hãi của họ trước một sự thật lịch sử mà họ không còn có thể che đậy, dấu diếm, lừa gạt được ai hay giải thích cách nào khác hơn nữa. Lịch sử cuối cùng sẽ thuộc về những người đã làm nên lịch sử.
Ngày nay, đối lực giữa sức mạnh tổng hợp của dân tộc Việt Nam và thiểu số đặc quyền đặc lợi Cộng Sản đã hoàn toàn chênh lệch. Niềm tin dân tộc chưa bao giờ sáng hơn lúc này. Sức mạnh dân tộc chưa bao giờ mạnh hơn lúc này. Không giống như những năm đầu thập niên 90, khi những lực lượng, tuy chống đối nhà nước Cộng Sản nhưng vẫn còn đậm màu quá khứ và nặng tính địa phương như "Sĩ phu Bắc Hà", "Kháng chiến Nam Bộ", thì ngày nay, đoàn kết dân tộc là mẫu số chung, là điểm tựa, là vũ khí và sức mạnh trong cuộc cánh mạng dân tộc và dân chủ tại Việt Nam. Trận tuyến ngày nay là trận tuyến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa dân chủ và phản dân chủ, giữa bảo vệ tổ quốc và bán đứng đất đai tổ quốc. Người Việt trong nước và hải ngoại không còn ai bận tâm việc bác sĩ Phạm Hồng Sơn là người tỉnh nào, luật sư Lê Chí Quang là người miền nào. Điều làm mọi người cảm thấy hy vọng và an ủi là hầu hết các khuôn mặt đấu tranh trong nước hiện nay thuộc thế hệ trẻ và trung niên như Phạm Hồng Sơn 34 tuổi, Lê Chí Quang 32 tuổi, Nguyễn Khắc Toàn 47 tuổi, Nguyễn Vũ Bình 35 tuổi. Lớp tuổi của họ là lớp tuổi để làm một chiếc cầu cảm thông giữa các thế hệ, là lớp tuổi trưởng thành trong kinh nghiệm, đầy đủ hiểu biết và nhất là, không phải mang trên vai hành lý nặng nề.
Mẫu số chung tinh thần dân tộc mà tôi vừa thưa ở trên không những chỉ giá trị đối với những người đã từng hy sinh, từng đổ máu dưới bóng cờ vàng, mà còn mở ra cánh cửa của chính nghĩa tự do và bao dung dân tộc cho cả những người chưa hề thấy lá cờ vàng. Cái chung tinh thần đó vượt lên trên mọi hiệp định, mọi vĩ tuyến, mọi chia cách, mọi tôn giáo, thế hệ, trong hay ngoài nước. Cái chung tinh thần đó, có thể đang sôi sục trong lòng tôi hay tạm ngủ quên trong lòng anh chị nhưng chắc chắn đã và đang hiện hữu trong mỗi người Việt Nam quan tâm đến vận mệnh đất nước. Nếu chúng ta biết đánh thức cái chung tinh thần đó dậy, sống trọn vẹn với cái chung đó, tôi tin rằng đại gia đình dân tộc Việt Nam sẽ sớm một ngày đoàn viên trong hạnh phúc. Dân tộc Việt Nam không hề đặt bút ký thỏa ước Patenotre, hiệp định Geneve hay hiệp định Paris. Tất cả chỉ là sự áp đặt của các đế quốc đã diễn ra dưới nhiều hình thức trong những thời điểm khó khăn của vận mệnh đất nước. Trong suốt hai thế kỷ qua, dân tộc Việt Nam liên tục là nạn nhân đáng thương, bị xâm lược bởi các ý thức hệ ngoại lai vong bản. Không một người Việt Nam yêu nước nào muốn thấy quê hương chìm đắm và tiếp tục chìm đắm trong lạc hậu, độc tài triền miên như thế này.
Khi còn nhỏ, tôi chỉ nhìn thấy lá cờ vàng từ góc độ của một sân trường trung học. Khi lớn lên, học hỏi thêm, tôi nhìn lá cờ vàng từ góc độ của chế độ mà tôi đã sống, từ miền Nam tự do mà tôi đã ra đi, từ đất nước của Hùng Vương mà tôi yêu quý. Và hôm nay, tôi nhìn lá cờ vàng từ hướng trái tim của một em bé Việt Nam vừa mới sinh ra, đang đập theo nhịp đập của tương lai dân tộc. Bởi vì cuối cùng, chỉ có người Việt Nam mới thấm thía được nổi đau Việt Nam và chỉ có người Việt Nam mới ôm ấp và đeo đuổi giấc mơ tự do dân chủ cho chính mình và tương lai của con cháu mình. Nếu tất cả chúng ta cùng biết đau một nổi đau chung và cùng biết đeo đuổi một giấc mơ Việt Nam chung như thế, tôi tin tưởng rằng lá cờ vàng chính nghĩa chắc chắn sẽ có một vị trí xứng đáng trong lịch sử và mãi mãi phất phới bay giữa lòng dân tộc Việt Nam.
Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Tuesday, November 18, 2014

Thơ Bút Tre

Thơ Bút Tre
Tin đâu như sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống chuyển sang từ trần
Tin đâu như sét đánh gần
Bác Hồ đang sống từ trần chuyển sang
Vào thăm lăng bác âm u
Các chị bộ đội ngã mu ra chào!
Ngoài quần chúng ngỡ là ma
Cô đi dắt mối ngó ra bác Hồ
Ðảo kinh là cái đỉnh cao
Trí tuệ nên đảng hô hào văn minh
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Ðiện Biên lẫy lừng
Anh đi công tác Pờ Plây
Cu dài dằn dặc biết ngày nào ra
Thương thay thủ tướng Võ Văn
Kiệt sức kiệt lực chết lăn giữa giường!
Chị em du kích giỏi thay
Bắn máy bay Mỹ rớt ngay cửa mình
Tin buồn noan báo trên đài
Xe tăng bác nái nật hai ba nần
Chị Bình đón bác dưới mưa
Chị thấy bác ướt bền đưa cái nòn!
Khôn hồn thả cải tạo ra
Kẻo Ngụy trở lại chết cha Ðỗ Mười
Tổ cha cái bọn đười ươi
Ðỗ Tám, Ðỗ Chín, Ðỗ Mười ăn “biu”
Trạch Dân có đứa Giang Mai
Này dân Trung Quốc đói dài vì ông
Ðỗ Mười sang lạy Trung Hoa
Kính dâng quần đảo Trương sa cho Tàu
Nghe tin đồng chí Võ Văn
Kiệt quệ cổ võ xin ăn láng giềng
Giỏi a! đồng chí Ðỗ Mười
Lớp ba chưa đỗ đã ngồi bí thư
Bác Hồ sống rất thanh đàm
Heo gà dâng đến bác làm sạch trơn!
Bác khiêm tốn nhất trần gian
Nếu không cứ hỏi Trần Dân Tiên còi
Ðỗ Mười đấm ngực kêu trời
Lênin ngã xuống không lời trối trăn
Ðảng thờ Lê, Mác quang vinh
Ðẩy cho Tổ Quốc xuống sình cũng vui
Liên Bang Sô Viết vỡ rồi
Văng Linh, văng Kiệt... Ðỗ Mười văng luôn
Lãnh tụ học hết lớp ba
Ðỉnh cao trí tuệ đảng ta thiệt giòi
Cái tình hữu nghị Việt Trung
Bền chặt như sợi giây thung cột quần
Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Ðẻ con rắn mắt tên là Sinh Cung
Bác Hồ thuở nhỏ chăn trâu
Lớn lên chơi dại bị Tầu bắt giam
Bác Hồ thuở nhỏ bồi Tây
Ðến già bác lại đu giây Nga Tàu
Cuộc đời cách mạng bác Hồ
Nâng bi cụ Mác bưng bô cụ Mào
Bác Hồ lấy vợ của đồng
Chí Lê Hồng Phòng là chị Minh Khai
Bác Hồ nằm giữa hòm kinh
Nguyệt soi chằng thầy tức mình chui ra
Bác Hố khoe bác có kinh
Nghiệm trong sử sách có mình bác thôi!
Tổ sư là bác Lênin
Cũng là sư tổ linh tinh hại đời
Trách ai sinh thứ họ Hồ
Ðể cho cả nước như đồ vất đi
Nước ta bầu cử tự do
Lọc qua, lừa lại toàn lò Mác Lê
Ðảng ta chọn tướng họ Lê
Ðức Anh thất đức nên bê lên ngồi
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Cúi đầu dâng đảo Trường Sa cho Tàu
Hẩu lớ! Ðồng chí Phạm Văn
Ðồng lòng cùng bác bán phăng cõi bờ
Bác đi công tác Ban Mê
Thuột xong một cái lại về hang ngay
Thơ Bút Tre là một loạt thơ lục bát gồm có hai câu đã được loan truyền rộng rãi khắp nơi vì tính chất ngô nghê, ngớ ngẩn khiến người đọc muốn hiểu sao thì hiểu.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

Trần Huỳnh Duy Thức - Bình dị một nhân cách



Sài Gòn hai mùa mưa nắng. Tôi yêu thương nó, dù từ lâu rồi, Sài Gòn xấu xí, lem luốc và bạc thếch lòng nhân ái...
Ngày thơ dại và tinh nghịch của những thằng nhóc đầu trần khét nắng, bắn bi và tạt lon giữa trưa, tôi hay lân la và thèm hòa mình vào trò chơi dân dã. Sau những lần bị xa lánh, vì cái tội... "con nhà giàu", cuối cùng những thằng nhóc hàng xóm cũng xiêu lòng, khi tôi năn nỉ: "Cho tao chơi với". Chán những trò chơi, chúng tôi rủ nhau trèo vào sân nhà người khác để hái trộm ổi, chia nhau ăn.
Vài năm sau...
Khi ba và anh tôi đi tù, phản xạ tự nhiên của "tuổi biết buồn", tôi tự lánh xa tụi nó, chỉ chui rúc trong nhà, ngoại trừ những lúc cắp cặp đến trường. Giữa đời sống vật chất đủ đầy, nó bỗng trở nên vô nghĩa, khi gia đình gặp bất hạnh. Tôi thu mình lại...
Có lẽ từ đó, tôi không còn vô tư như chúng bạn. Lâu lắm, tình cờ gặp ngoài đường, tụi nó hỏi: Sao mày già quá vậy?! Tôi gượng cười, gật nhẹ đầu và lặng lẽ...
Thế hệ chúng tôi được nuôi dạy trong cách sống chan hòa, không tách biệt và không chọn chỗ đứng trên người khác.
Trong cuốn sách "Trần Huỳnh Duy Thức và con đường nào cho Việt Nam", tôi gặp lại [1] những lời dạy dỗ ngày xưa (trang 24/325):
"...Có một lần, Thức bỏ nhà đi bụi suốt mấy tháng hè hồi lớp tám. Chính nhờ lời cha dạy, phải học để làm người có ích đã kéo Thức ra khỏi những tháng ngày hư hỏng, trở lại mái trường với một quyết tâm học cho giỏi để gia đình không phải lo lắng vì mình. Ba Thức nói rằng ông cũng không dạy anh yêu nước. Ông chỉ hướng cho con mình sống có nhân cách và có ích, đừng vì mình mà làm tổn thương người khác, thì tự nhiên trẻ con lớn lên sẽ sống có trách nhiệm với mình và đất nước...".
Giữa những mừng vui, khi tù nhân lương tâm được trả tự do - dù không tin "thiện tâm" của người CS - tôi nhớ về Trần Huỳnh Duy Thức với mức án tàn khốc: 16 năm tù giam và 5 năm quản chế! Từng choáng váng với mức án đó, tôi cứ ngồi suy nghĩ mãi về anh, như một tai ương định trước.
Trong các tù nhân lương tâm 10 năm trở lại đây, Trần Huỳnh Duy Thức được biết đến với tư cách doanh nhân trẻ thành đạt và giàu có một cách chân chính. Đó là điều vô cùng hiếm hoi trong cuộc sống ngày nay, gọi là "thành công", nhưng hầu hết được đo bằng kim tiền đi liền thủ đoạn.
Dư luận vẫn không quên, Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt với lý do ban đầu "trộm cước viễn thông". Sau khi quần nát sổ sách, theo thành ngữ "vạch lá tìm sâu", CSVN không tìm ra một chút sơ hở nào để làm bằng cớ. Rồi vụ án chuyển qua tội "kinh doanh trái phép". Manh mối để cố gán anh theo tội danh này, cũng không tìm ra nổi. Cuối cùng, người CS dùng điều 79 Hình luật kết tội anh.
Lúc bấy giờ, tôi kinh ngạc và thầm thán phục Thức, chỉ vì lý do đầu tiên duy nhất: Giữa trùng điệp văn bản gọi là "pháp lý" và chúng luôn sẵn sàng thay đổi - với bạo quyền, với guồng máy khổng lồ cùng chân rết dày đặc - để người CS dễ dàng ghép tội cho bất kỳ ai, nhưng họ đã thất bại trước anh.
Tôi nhìn Trần Huỳnh Duy Thức với tư cách một nhà quản trị giỏi, khi anh ung dung vượt thoát các loại bẫy rập, bởi không một hóa đơn nào - loại chứng từ dễ dàng vu khống nhất - bị bươi móc, coi như là tội phạm. Đó có thể xem là một kỳ tích ở xứ sở chuyên xài luật rừng, không phải ai cũng đủ khả năng đương đầu trước những lý lẽ ngược ngạo, sẵn sàng phủ chụp để đạt mục đích triệt tiêu những người mà giới cầm quyền CSVN coi là "nguy hiểm". Cũng từ thán phục đó, tôi quan tâm đến anh nhiều hơn.
Trong "định hướng dư luận" khác, nhóm "Nghiên Cứu Chấn" gồm Thức - Định - Long, bị lái sang cách nhìn: Những người "rủng rỉnh tiền", giờ chuyển sang ham hố và rắp tâm tranh giành "công danh - quyền lực" (?!).
Tôi tự hỏi, nếu thật vậy, có gì sai? Tại sao người tài (cứ cho rằng họ tự huyễn hoặc đi chăng nữa) không được phép thi thố và khẳng định bản thân? Điều quan trọng, quần chúng có công nhận những giá trị họ trình bày hay không? Thêm vào đó, sự ham muốn như vậy (cứ coi như viễn vông, quá lố) có làm hại xã hội không? Có kích thích các tài năng khác cùng bước ra đua chen, như trong một vườn hoa với hàng trăm hương sắc? Đó là một xã hội đa nguyên, chính người CS cố tình chối bỏ bằng mọi lý lẽ ác ý xuất phát từ ác tâm.
Ông Trần Quốc Hải - 44 tuổi, chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên ở Việt Nam - ở tuổi 54, vừa được Campuchia phong tặng danh hiệu "Đại Tướng Quân" là minh chứng tàn nhẫn nhất cho bản chất hẹp hòi của người CS với ca dao [2]:
Khôn ngoan đối đáp người ngoài
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau
Cũng may (!), lĩnh vực ông Hải và con trai có năng khiếu, hứng thú, say mê là khoa học kỹ thuật, nếu thay bằng khoa học chính trị, hẳn danh sách hơn 600 tù nhân lương tâm Việt Nam [3] được bổ sung thêm hai người?!.
Danh tiếng Đại Tướng Quân Trần Quốc Hải bắt đầu lan xa, có chuẩn bị cho hình ảnh một vết cuốc thẳng tay cắm phập - trước mũi giày tiến lên sáng tạo của hai cha con người nông dân bình dị - xuất phát từ bản chất ti tiện và đố kỵ của người CS? Tai họa và thảm họa cho mảnh đất hình chữ S là như thế!
Đó cũng là câu trả lời cho hơn bảy năm về trước, khi nhóm "Nghiên Cứu Chấn" bị xem là "tổ chức phản động" thay vì là chất men tạo cảm hứng cho Việt Nam phát triển trong ôn hòa. Mẹ Việt Nam quả thật đớn đau!
Đại Tướng Quân Trần Quốc Hải đã bán chiếc máy bay đầu tay [4] cho viện bảo tàng Moma tại Mỹ. Toàn bộ số tiền bán được, ông dồn hết cho công việc nghiên cứu các công trình khác.
Số tiền ông Hải - ở tuổi tứ tuần - cầm trong tay, có lẽ ít hơn nhiều so với hàng trăm tỉ đồng - lúc Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt - có được ở tuổi 43.
Gần sáu năm trôi qua, nếu tính chỉ số lạm phát và khả năng chèo chống của Thức trong nền kinh tế ngập tràn tuyệt vọng, biết đâu con số đó đã hơn ngàn tỉ?! Nỗi chua chát đó, nếu có, nó không bao giờ hằn lên trên nếp trán người CS đang vật vã với "nguồn thu ngân sách" trong tình hình "vay chỉ để ăn tiêu" (!).
Ôi! Nhân tài Việt Nam! Sao khốn đốn đến vậy?!
Cả danh dự, sự nghiệp, tài sản của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức bị nhà cầm quyền CSVN đang tâm đánh sập vào ngày 24/5/2009.
Tuy vậy, Trần Huỳnh Duy Thức bình thản thưa với cha mình: "...Nếu muốn sống ở nước ngoài, như ba cũng biết, thì con đã có quốc tịch khác từ lâu rồi [...] mong ba hiểu cho con và ủng hộ con đến cùng để đòi lại công lý cho con, chứ không chỉ là tự do thân thể. Con tin rằng chúng ta sẽ làm được, sẽ rất đau xót nếu tổ quốc từ chối mình để mình phải nghĩ đến việc tị nạn, phải không ba?".
"Sao Thái Bạch phá sạch cùm gông" - đang ánh xạ lên con người bình dị Trần Huỳnh Duy Thức [5]. Tôi tin như thế!
(Viết nhân sinh nhật của doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức 29/11)
Nguyễn Ngọc Già
[2] Do chính từ điển của nước CHXHCNVN giải nghĩa: Những người cùng quan hệ huyết thống, những người dân cùng một nước, phải biết đấu tranh vì mục đích chung của cộng đồng, đồng thời phải biết thương yêu, đùm bọc lấy nhau, đừng gây mâu thuẩn, xung đột vì những mục đích cá nhân, ti tiện.http://www.bachkhoatrithuc.vn/…/Khon-ngoan-doi-dap-nguoi-ng…
[5] Trần Huỳnh Duy Thức, 49 tuổi - Bính Ngọ - mạng Thiên Hà Thủy. Năm nay là Giáp Ngọ ứng với sao hạn Thái Bạch. Sao Thái Bạch không hẳn là một sao xấu, với mối tương quan phức hợp trong "tứ trụ" của lá Tử Bình, bởi nó còn phụ thuộc vào giờ sanh và phúc ấm của từng người trong từng gia đình.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý
Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam

CSVN GIAO ĐẤT Ở ĐÈO HẢI VÂN CHO TRUNG CỘNG - Radio DLSN -18112014



ÐÁP LỜI SÔNG NÚI
Thứ Ba ngày 18 tháng 11 năm 2014
Đồng Tâm xin kính chào quý thính giả, trong buổi phát thanh hôm nay, Thứ Ba ngày 18 tháng 11 năm 2014, và là buổi phát thanh lần thứ 1284 của đài ĐLSN. Trong phần Tin Tức, chúng tôi có những tin chính sau đây:
1) MỘT TƯỚNG LÃNH PHẢN ĐỐI VIỆC GIAO ĐẤT Ở ĐÈO HẢI VÂN CHO TRUNG CỘNG
2) VN CHÍNH THỨC THỪA NHẬN HỆ THỐNG LUẬT PHÁP LÀ MỘT TRÒ HỀ
3) THÊM MỘT BẰNG CHỨNG VỀ SỰ BẤT LỰC TRONG CUỘC CHIẾN DIỆT THAM NHŨNG
4) VN ĐỨNG ĐẦU ĐÔNG NAM Á VỀ TỶ LỆ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG 
5) TRUNG CỘNG CAM KẾT KHÔNG DÙNG VÕ LỰC TRONG TRANH CHẤP LÃNH HẢI
Chi tiết các bản tin nêu trên sẽ được Vân Hà & Bá Cơ gởi đến quý thính giả để mở đầu chương trình. Kế đến, trong phần Chuyện Nước Non Mình Phạm Bá Hải với bài viết "Nhận Diện Chủ Trương Bạo Hành" , phơi bày tình trạng đàn áp các tù nhân lương tâm ngày càng gia tăng của Cộng Sản Việt Nam . Giữa chương trình, qua chuyên mục Đất Nước Đứng Lên, bác sĩ Hồ Hải phân tách "Vì Sao Có Những Chế Độ Độc Tài" . Sau cùng, chương trình sẽ được kết thúc với phần Bình Luận của Mưa Nguồn với bài viết "Thăm Dân Cho Biết Sự Tình" .
Đặc biệt chương trình phát thanh hôm nay được sự bảo trợ lần thứ 10 của Ông bà Nguyễn Thanh Trang tại San Diego, California, Hoa Kỳ, trong Lịch Vàng 365 ngày. Đồng thời, để vinh danh LS Lê Quốc Quân - một người Việt yêu nước đang bị giam cầm trong ngục tù cộng sản.

Mở đầu chương trình, mời quý thính giả theo dõi phần Tin Tức sẽ được Vân Hà & Bá Cơ trình bày sau đây.

Post by Nick Lý Đức Hùng & HậnCộngSảnVìCôngLý

Nhóm Yểm Trợ Tự Do Ngôn Luận - Freespeech4vietnam